study forever
New member
- Xu
- 0
Con đường Hồ Chí Minh trên biển - Con đường huyền thoại mang tên Bác
Câu hỏi 1:
Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Bộ Tổng Tư lệnh ra Quyết định số 97/Qpdo Thứ trưởng Hoàng Văn Thái ký thành lập Đoàn 759 vận tải thủy, đồng chí Đoàn Hồng Phước làm đoàn trưởng; Cơ quan của Đoàn gồm có Ban Tham mưu, Ban Chính trị. Ban Hậu cần; lực lượng của Đoàn ban đầu có 38 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 20 đồng chí thuộc các thuyền của Bến Tre, Trà Vinh và liền khu V vừa điều ra. Đoàn có niện vụ mua sắm phương tiện, vận chuyển tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Đoàn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng Tư lệnh, lấy nhà số 83 Lý Nam Đế (Hà Nội) làm trụ sở. Cuối năm 1961, đề án công tác của Đoàn đã được Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh thông qua; ngày 12 tháng 2 năm 1962, Tổng cục Chính trị có Quếy định số 09/QĐ thầnh lập Đảng uỷ Đoàn 759 do đồn chí Phạm Thái Hoà làm bí thư. Quyết định thành lập Đoàn 759 thể hiện tầm nhìn chiến lược và sáng tạo của Bộ Chính trị mà trực tiếp là Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, sự ra đời của Đoàn 759 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra bước phát triển mớ của tuyến đường vận tải chiến lược trên biển. Ngày 23 tháng 10 trở thành ngày truyền thống của Đoàn 759 trước đây, Lữ doần 125 Hải quân ngày nay, đồng thời là Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển.
Những bến, bãi của đường Hồ CHí Minh mà lịch sử đã ghi nhận: bến Hà Tĩnh, bến Thanh Hoá, bến Đồ Sơn (Hải Phòng), bến Vàm Lũng, bến Cà Mau, bến Bạc Liêu (Cà Mau), Bến Tre, Trà Vinh, Bà Rịa, Phú Yên, Vũng Rô (Phú Yên), và các bến Lộ Diêu (Bình Định), Đạm Thuỷ (Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam) …
Câu hỏi 2: Ý nghĩa, tầm quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứư nước:
Cùng với đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển là một nét độc đáo, đặc sắc, sáng tạo của đường lối chiến tranh nhân dân, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; trở thành biểu tượng tự hào của cả dân tộc Việt Nam, hiện thân của ý chí khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc; là trí tuệ, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứư nước. Ra đời và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng vận tải quân sự từ chỗ ngày đầu chỉ có 4 tàu gỗ thô sơ gắn máy từ miền Nam đưa ra và 38 cán bộ, chiến sĩ làm nòng cốt, sau một thời gian đã trở thành lữ đoàn vận tải, đảm đương hướng chiến lược trên biển, với những trang bị từng bước hiện đại. Từ chỗ chỉ có tàu gỗ, hoạt dộng ven bờ đã phát triển lên những đội tàu vỏ sắt, hoạt động xa bờ, dài ngày, lợi dụng đường hàng hải quốc tế, biển dông và cả vùng biển nước bạn, đi bằng hàng hải thiên văn như những con tàu viễn dương hiện đại, rồi trà trộn vào những tàu thuyền của ngư dân hoạt động ở ven biển để cập bến an toàn, đưa vũ khí đạn dược và đưa đón cán bộ, chiến sĩ vào các chiến trường ven biển và Nam bộ đúng lúc, đúng thời cơ; góp phần duy trì phát triển chiến tranh cách mạng, làm nên thắng lợi cảu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu hỏi 3: Những thành tích cơ bản của Đoàn tàu không có số trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước?
1. Táo bạo - bí mật - bất ngờ, vận chuyển chi viện trên 90 chuyến, vận chuyển trên 5 ngàn tấn vũ khí, bao gồm súng đạn, thuốc chữa bệnh và các trang bị quân sự cho chiến trường giai đoạn 1 (1962 – 1965), góp phần đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
2. Vượt qua thử thách ác liệt, khắc phục khó khăn, tiếp tục vận chuyển chi viện cho chiến trường giai đoạn II, tổ chức gần 600 chuyến tàu, vận chuyển gần 33.000 tấn hàng hoá, vũ khí các loại, kịp thời chi viện cho chiến trường góp phần đánh thằng chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1965 – 1972)
3. Tham gia chiến dich Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975). Hàng trăm lượt tàu đã ra khơi, hàng ngàn tấn vũ khí, hàng hoá, thuốc chữa bệnh và hàng chục ngàn lượt người đã từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn, trực tiếp góp phần cùng toàn dân đưa cuộc kháng chiến chông Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
- Đánh chìm 1 tàu PCF, đánh hỏng nặng 3 tàu khác, gọi hàng 1 tàu, bắt sống 42 tù binh.
- Tham gia giải phóng quần đảo Trường Sa, gồm Sông Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa.
- Tham gia giải phóng Cù Lao Thu.
- Tham gia giải phóng 1 số đảo ở vùng biển Tây Nam: Phú Quốc,Thổ Chu, Pô-lô-vai.
- Chở hơn 1.000 chiến sỹ cách mạng ở nhà tù Côn Đảo trở về.
- Tham gia tiếp quản một số quân cảng.
Câu hỏi 4: Người thuyền trưởng của Đoàn tàu không số đã được đặt tên cho một hòn đảo của nước ta hiện nay? Hãy nêu một trong những chiến công của thuyền trưởng đó?
Đó là Nguyễn Phan Vinh, thuyền trưởng tàu C325 huyền thoại, được đặt làm tên một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa. Đảo Phan Vinh.
Trong cuộc tiến công chiến lược Tết Mậu Thân năm 1968, Quân chủng Hải quân được giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là tiếp tế vũ khí cho quân dân miền Nam. Đơn vị nhận nhiệm vụ này là Đoàn 125-“đoàn tàu không số” của đường Hồ Chí Minh trên biển.
Trước tình hình nóng bỏng của chiến trường, lãn đạo Đoàn khi đó đã táo bạo cho 4 tàu cùng xuất phát vào một thời điểm tới 4 vùng biển khác nhau để đánh lạc hướng địch. Tàu C235 do Trung uý Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng hướng vào bến Hòn Neo (Khánh Hoà) mang theo 14 tấn vũ khí, đạn dược chi viện cho Khánh Hoà. Quân số trên tàu gồm 20 người.
18h ngày 29/2/1968, tàu C235 cách Nha Trang khoảng 10 hải lý, phát hiện một máy bay trinh sát lượn vòng quanh tàu rồi bay về đất liền. Xác định tàu đã bị lộ nên các thành viên tranh thủ thời cơ đưa nhanh tài vào bến vì cự ly không xa, nếu lùi thì không còn cơ hội. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cho tàu nhằm thằng hướng Hòn Hèo, cả tàu chuẩn bị thả hàng sẵn sàng chiến đấu.
23h cùng ngày, tàu cách Hòn Hèo khoảng 6 hải lý thì gặp 5 tàu tuần tiễu của hải quân Ngụy dàn hàng cùng 3 chiếc tàu lớn của Hạm đội Hải quân Nguỵ (tàu tuần dương và tàu khu trục HQ12, HQ617, Ngọc Hồi), tất cả triển khai đội hình bao vây. Nguyễn Phan Vinh đã mưu trí thả khó mù, cho tàu đến đúng vị trí bến quy định là một địa điểm thuộc xã Ninh Phước, Ninh Hoà, Khánh Hoà, ông cho tàu thả hàng xuống biển và nhanh chóng cho tàu sang vùng biển xã Ninh Vân nhằm không để bị lộ vị trí thả hàng để sau này anh em ra vớt.
Tàu địch khép chặt vòng vây lại có máy bay lên thẳng vũ trang yểm trợ. Cuộc chiến không cân sức diễn ra ác liệt. Máy chính của tàu bị bỏng, tàu không thể cơ động được. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh hội ý với anh em trên tàu, quyết định huỷ tàu để không lọt vào tay địch, anh cho các dồng chí bơi vào bờ trước, còn bản thân mình và kỹ thuật điện Ngô Văn Thứ ở lại trực tiếp điểm hoả khối thuốc nổ rồi mới rời tàu.
Một tiếng nổ kinh hoàng cắt vụn tài C235, một nửa thân tàu hất văng lên triền núi Bà Nam gần đấy. Cuộc chiến đấu tiếp diễn và sáng hôm sau, hai anh Vinh và Thũ sau khi chiến đấu hết đạn đã dành quả lựu đạn cuối cùng cho mình, không thể xa vào lầy địch. 14 cán bộ, chiến sỹ của tàu C235 đã vĩnh viễn nằm lại trên biển Hòn Hèo.
Trận chiến đấu của tàu C235 trở thành một điểm son trong lịch sử non trẻ của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ngày 25/8/1970, Nguyễn Phan Vinh được chủ tịch nước Việt Nam DCCH truy tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng LLVTND”. Trong dịp kỉ niệm 15 năm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa, tên ông đã được đặt cho một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa - đảo Phan Vinh.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: