Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Con đường giải quyết vấn đề ruộng đất theo kiểu Anh “ rào đất cướp ruộng” xác lập quyền tư hữu lớn về ruộng đất cho tư sản và quý tộc mới.
Trước cách mạng, Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế với đặc trưng cơ bản là sự tồn tại của quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
Trong khi đó, những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang dần hình thành và ngày càng lớn mạnh, khiến cho mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất cũ với lực lượng sản xuất mới nảy sinh và phát triển gay gắt. Trong đó, vấn đề ruộng đất nổi lên hàng đầu. Vì muốn phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa quy mô lớn, giai cấp tư sản và một bộ phận trong giới quý tộc đã ngày càng mở rộng việc chiếm đoạt đất đai của nông dân, nhất là trong những năm cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, khi phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra thì tình hình sở hữu ruộng đất ở Anh đã có những biến đổi căn bản so với trước kia, trong đó sự phân hóa về quyền sở hữu ruộng đất ngày càng lớn.
Đối với nông dân: số ruộng đất mà họ được sở hữu ngày càng bị hạn chế, bởi các chính sách của vương triều Tiuđơ và ảnh hưởng của cuộc cách mạng ruộng đất.
Vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, do thương nghiệp và sản xuất len dạ ở nước Anh phát triển nhanh chóng, nhu cầu về lông cừu ngày càng lớn, giá tăng vọt. Để thu được nhiều lợi, các lãnh chúa phong kiến chiếm đoạt đất đai của công xã, đuổi tá điền ra khỏi ruộng đất của họ đang canh tác để lập các đồng cỏ . Hàng vạn gia đình nông dân mất ruộng đất trở thành những người không có nhà cửa, không có tài sản, phiêu bạt khắp nơi.
Với điều kiện cơ sở như vậy, Anh đã xác lập quyền tư hữu ruộng đất được thực hiện thông qua quá trình “rào đất cướp ruộng”. Đây là đặc trưng của nước Anh: trước cách mạng, chủ nghĩa tư bản xâm nhập phát triển mạnh mẽ nhất trong nông nghiệp với việc “rào đất cướp ruộng”.
Và quá trình này sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với thành quả cũng như hạn chế của cuộc cách mạng này. Quá trình này được tiến hành trước và cả song song với quá trình của cuộc cách mạng tư sản : nó xác lập chế độ sở hữu lớn về ruộng đất để trồng cỏ nuôi cừu. Nếu xét dưới góc độ giải quyết nhu cầu ruộng đất cho số đông người thì cuộc cách mạng này có thể xem là không triệt để. Nông dân theo tư sản làm cách mạng nhưng họ không hề được đáp ứng nguyện vọng ruộng đất. Sở dĩ có điều đó vì quý tộc mới là thành phần quan trọng trong giới lãnh đạo cách mạng gắn chặt với ruộng đất nên họ không chịu chia ruộng đất cho nông dân. Mặt khác, chính người nông dân Anh cũng lại khụng kiên trì đấu tranh đến cùng đòi giai cấp lãnh đạo phải thoả mãn quyền lợi ruộng đất của mình. Nông dân Anh không kiên trì đấu tranh là có lý do riêng. Nếu như quý tộc phong kiến Pháp tỏ ra quý tộc, không chịu theo nghề kinh doanh làm giàu mà coi thường nên họ sống chủ yếu bằng bóc lột nông dân. Do vậy, nông dân Pháp khổ hơn nông dân Anh nhiều. Hơn thế nữa, nông dân Pháp bị dồn đến chân tường, họ không còn con đường nào được nữa ngoài đấu tranh quyết liệt đến cùng đòi ruộng đất. Còn nông dân Anh họ không nhất thiết và cố cùng vì họ còn một con đường khác thoát khỏi hoàn cảnh là chạy trốn sang Bắc Mỹ - khi đó đang là thuộc địa của Anh. Vì vậy, Mỹ với ý nghĩa là “miền đất hứa”, hay cái gọi là “ước mơ Mỹ”, thực tế đó có từ thời cách mạng Anh.
Với cách giải quyết như vậy cách mạng Anh được đánh giá là không triệt để vì đã không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân nhưng nó lại triệt để khi nó mở được ra sự phát triển cho chủ nghĩa tư bản một cách thuận lợi nhất.
Vì vậy, nước Anh xác lập chế độ sở hữu lớn tư liệu sản xuất đã thực sự dọn đường tốt nhất cho sự phát triển của tư bản Anh. Nhờ chế độ này, nông nghiệp Anh rất phát triển với nền sản xuất quy mô lớn (những trang trại nuôi cừu), có sử dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất. Chính nhờ chế độ sở hữu ruộng đất ấy mà Anh trở thành nước xuất khẩu chủ yếu nông nghiệp cho châu Âu trước khi nông nghiệp trang trại của Mỹ tràn ngập Âu châu. Ấy là một nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa thực sự phát triển, đó chính là kết quả tất yếu của việc xác lập quyền tư hữu lớn về ruộng đất mà cuộc cách mạng tư sản đã tạo ra.
Việc giải quyết vấn đề ruộng đất kiểu Anh đã tạo ra hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp với ba cấp độ: chủ đất là đại địa chủ (quý tộc mới), có người quản lý thuê nhân công và những người công nhân nông nghiệp.
Một tác động quan trọng nhất của việc giải quyết vấn đề ruộng đất trong cách mạng Anh: tạo nên một cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Cuộc cách mạng dó lại là tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp nước này.
Chúng ta thường băn khoăn tại sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh mà không phải một nước nào khác? Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là bởi Anh là nước làm cách mạng tư sản sớm. Đúng là cách mạng tư sản có tác dụng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mọi mặt trong đó có kinh tế. Có thể nói cách mạng tư sản đã có vai trò vô cùng to lớn với cuộc cách mạng công nghiệp này. Bởi vì chính quyền tư sản trong khi không hề cản trở phát triển kinh tế tư bản mà còn tạo điều kiện cho nó phát triển thông qua các đạo luật chính sách của nó. Điều đó không ai có thể phủ nhận. Nhưng nếu nói ngược lại, cách mạng tư sản diễn ra thì mới có cách mạng công nghiệp thì không chính xác. Vì nếu như vậy thì Hà Lan phải là nước đầu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng thực tế lịch sử không phải như vậy. Lịch sử nước Đức cũng cho phép ta khẳng định nhận định của mình: giữa thế kỉ XIX cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở Đức làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nước này rất phát triển, nhưng khi đó cách mạng tư sản chưa hề diễn ra ở Đức. Như vậy điều kiện cách mạng tư sản chỉ có thể là điều kiện cần cho cách mạng công nghiệp mà thôi. Điều kiện cần và đủ cho cách mạng công nghiệp có 3 yếu tố: vốn lớn (có được qua tích luỹ nguyên thuỷ tư bản), nhân công tự do (công nhân không có tư liệu sản xuất), nguyên liệu - thị trường; và cuối cùng là kĩ thuật hiện đại phát triển. Có thể khẳng định hai yếu tố trên thuộc về tiền đề vật chất đều được do một nền nông nghiệp lớn nước Anh tạo ra.
Cuộc cách mạng trong nông nghiệp (“rào đất cướp ruộng”) đã tạo ra nguồn nhân công tự do lớn cho sản xuất công nghiệp. Nền nông nghiệp quy mô lớn có kĩ thuật, lại là nông nghiệp nuôi cừu nên cần rất ít nhân công đã tạo ra một lớp người thiếu việc làm rất lớn. Mặt khác, rào đất nuôi cừu làm cho nhiều nông dân bị mất đất đai, nhà cửa, không còn gì ngoài sức lao động của mình: bán ra để sống. Đội ngũ đó trở thành lực lượng công nhân công nghiệp cho một nền công nghiệp hiện đại: đó là tiền đề cực kì cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp.
Về thị trường:
Nền nông nghiệp sản xuất nhỏ tan vỡ nên nông dân không thể tiếp tục tự cấp tự túc cho cuộc sống của mình nữa. Chính nông nghiệp cũng trở thành một nền kinh tế hàng hoỏ nên nó mất đi khả năng tự cấp tự túc. Còn những người công nhân, họ không thể làm ra sản phẩm để tự túc được, họ càng không tạo ra lương thực thực phẩm nờn cú nhu cầu tiêu trao đổi hàng hoá. Họ được trả lương nên có tiền để mua các hàng hoá, do vậy, một nền kinh tế hàng hoỏ đó được tạo ra vô cùng có ý nghĩa với công nghiệp được hiện đại hoá. Đây chính một thị trường nội địa khá rộng lớn cho một nền công nghiệp tiên tiến, sản xuất lớn, năng suất cao.
Nông nghiệp còn cung cấp cho công nghiệp nguồn vốn lớn, và nguyên liệu cần thiết. Nghề nuôi cừu vô cùng thịnh đạt đã tạo ra lông cừu cho công nghiệp len dạ - ưu thế của Anh. Chính vì vậy, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh mà lại đầu tiên trong ngành công nghiệp len dạ. Thực tế ấy khẳng định vai trò của cuộc cách mạng nông nghiệp đối với cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng trực tiếp nhất phải nói tới đó là chế độ sở hữu ruộng đất tư bản theo kiểu rất Anh mà cách mạng tư sản Anh đã xác lập nên.
Như vậy xét vế mặt tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa Phát triển thì con đường giải quyết theo kiểu Anh là rất tích cực, nó đóng góp rất lớn cho sự phồn thịnh của giới tư bản trong giai đoạn kế tiếp.
nguồn : diendankienthuc.net*