• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Con đường giải quyết kiểu Pháp- nông dân có quyền sở hữu ruộng đất .

Trang Dimple

New member
Xu
38
Con đường giải quyết kiểu Pháp- nông dân có quyền sở hữu ruộng đất .

Đặc điểm nổi bật của chế độ sở hữu ruộng đất ở Pháp thời kỳ trước cách mạng là sự tồn tại dai dẳng của chế độ phong kiến ăn sâu bám rễ ở nông thôn, là sự tồn tại của chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Ở đó “chế độ sở hữu ruộng đất lớn cùng với sự cưỡng bức siêu kinh tế - là đặc điểm quan trọng nhất của những quan hệ sản xuất phong kiến, của phương thức sản xuất phong kiến”.

Pháp, người ta vẫn công nhận nguyên tắc “không đất nào không có chúa” “chế độ sở hữu của bọn phong kiến là chế độ là chế độ sở hữu vô điều kiện, không có giới hạn, hoàn toàn tự do” và độc quyền của quý tộc đối với đất đai hầu như không hề bị lay chuyển.

Đối với Quý tộc: Chế độ kinh tế của chế độ phong kiến đã dần tan rã nhưng tầng lớp quý tộc vẫn cố bám lấy những đặc quyền xã hội của chúng. Trước cách mạng, 80% đồng cỏ và rừng là thuộc về quý tộc, phần đất cày chủ yếu cũng nằm trong tay chúng. Trong lúc đó thì chính bọn quý tộc lại không kinh doanh đất đai, và không quan tâm đến vận mệnh của nó. Bọn quý tộc chỉ dùng những độc quyền ruộng đất và các đặc quyền xã hội, để cướp bóc và sách nhiễu nông dân.

Giai cấp địa chủ Pháp luôn tìm đủ mánh khóe gian xảo để thông qua địa tô nặng nề để áp bức bóc lột nông dân, mà không muốn có sự đầu tư tư bản để khai thác lâu dài những đất đai mà họ có trong tay.

Lãnh chúa phong kiến làm chủ ruộng đất do nông dân khai khẩn. Thông qua các đặc quyền phong kiến “ Lãnh chúa kẹp chặt nông dân trong mạng lưới vô số quyền và đặc quyền phong kiến, để hút hết sinh lực của họ. Bản thân những quyền pháp phong kiến ấy là một thứ gì rất rối ren, phức tạp và mâu thuẫn, đến nỗi không những người nông dân vô học mà đến cả những người nghiên cứu luật pháp phong kiến, chuyên tìm những nguồn thu nhập mới cho chủ vẫn không lần ra”

Chúng bắt đầu chiếm ruộng đất của công xã. Mức độ cướp đoạt phổ biến nhất là chiếm 1/3 ruộng đất công xã, nhưng cũng có khi chúng chiếm tới 1/2, 2/3 và chiếm luôn toàn bộ công điền. Kết quả là trước cách mạng nền kinh tế nông nghiệp bị suy sụp, nông dân bị phá sản, đói kém, nợ nần và cuộc sống hết sức cơ cực .

Nhà thờ cũng là lực lượng sở hữu lớn, gần 1/5 đất đai

Nông dân là những người sản xuất của cải vật chất căn bản. Nhưng tình cảnh của họ thật không còn chịu nổi. Khoảng 17% nông dân, có nơi đến 50% không có đất . Họ phải cày cấy ruộng đất của lãnh chúa, phải hoàn thành những nghĩa vụ rất nặng nề. Cái gọi là đất chịu tô, là hình thức điển hình của hệ thống sử dụng đất phong kiến. Chỉ có một bộ phận nông dân không đáng kể (như M.Covalepxki nêu ra) là có ruộng đất riêng, nhưng chỉ có quyền sở hữu “có ích”, còn quyền sở hữu “trực tiếp” vẫn thuộc về lãnh chúa, họ không phải đóng địa tô phong kiến nhưng phải đóng nghĩa vụ phong kiến, nghĩa là không có quyền sở hữu trọn vẹn trên đất đai của mình

Nông dân có thể truyền lại đất đai cho người thừa kế, song người này phải nộp một khoản thuế cho lãnh chúa, và như vậy họ phải mua lại phần đất của người cha. Nông dân có thể chuyển đất lĩnh canh này cho người láng giềng, song muốn thế phải được lãnh chúa thỏa thuận, và người giữ đất mới bắt buộc phải gánh những nghĩa vụ của người lĩnh canh.

Ở nước Pháp, tiểu nông có trong tay khoảng 1/3 đến 1/4 ruộng đất. Xét về góc độ kinh tế, hiện tượng đó vừa có lợi mà vừa có hại, vì quyền sở hữu ruộng đất manh mún đã làm cho việc canh tác đại quy mô và khoa học gặp rất nhiều khó khăn, chỉ có một số nông dân dựa vào ruộng đất của họ tìm được sự ấm no còn hầu hết không đủ vốn liếng và tri thức để khai thác tài nguyên mà họ nắm trong tay. Nhưng dù sao, quyền sở hữu ruộng đất đã tạo cho họ một trình độ tự chủ nhất định.

Ở Pháp trước cách mạng có hai hình thức sử dụng đất đai

Một là hình thức phát canh thu tô: theo hình thức này, lãnh chúa chia đất của mình ra thành mảnh nhỏ phát canh cho nông dân cày cấy để thu tô theo chế độ phân đôi sản phẩm hay thu một số tô cố định. Những bản khế ước lĩnh canh thường quy định thời hạn mà người tá điền sử dụng từ một đến ba năm, có khi chín năm hoặc dài hơn. Sau khi hết thời hạn sử dụng đất được trả về cho lãnh chúa.

Hai là chế độ vĩnh điền nông - hình thức điển hình của hệ thống sử dụng đất phong kiến ở Pháp. Ở thế kỷ XVII-XVIII gần một nửa ruộng đất được giao cho nông dân theo kiểu này. Người nông dân được quyền lao động trên mảnh đất đó nhưng không có quyền sở hữu, họ phải nộp cho lãnh chúa một thứ thuế “Cens” nhất định. Khác với người tá điền, những người nông dân vĩnh điền này không phải trả lại đất cho lãnh chúa. Nếu hằng năm họ vẫn đóng thuế đều thì chắc chắn mảnh đất đó sẽ vĩnh viễn ở trong tay họ và con cháu họ. Nông dân có thể truyền đất lại cho người thừa kế (con), song người này phải nộp một khoản thuế riêng cho lãnh chúa và như vậy họ phải mua lại phần đất của cha mình.

Khác với nước Anh, nơi mà ngay từ thế kỷ XVI, XVII, chủ nghĩa tư bản đã xâm nhập khá mạnh vào nông nghiệp, nơi mà các tầng lớp phong kiến đã chuyển hướng kinh doanh ruộng đất theo phương thức tư bản chủ nghĩa và tầng lớp quý tộc mới xuất hiện ngày càng đông, thì ở Pháp trước cách mạng, yếu tố tư bản chủ nghĩa trong nông thôn còn rất nhỏ bé. Trong nhiều vùng, đặc biệt là các tỉnh ở miền đông bắc, một số địa chủ lớn đã thử chuyển sang cách bóc lột tư bản chủ nghĩa, nhưng thường không thành công. Họ đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất, tập trung đất đai thành các trang trại lớn rồi áp dụng lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Trong nhiều tỉnh, một phần đất đai chuyển sang tay tư sản. Trong nông dân cũng xảy ra hiện tượng phân hóa, do ảnh hưởng của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, tầng lớp nông dân giàu có hình thành, nhưng hiện tượng đó còn rất hiếm

Như vậy, cho đến thế kỷ XVII, XVIII, ở Pháp vẫn duy trì cái gọi là “Trật tự cũ”. Đó là sự thống trị của các quan hệ ruộng đất dựa trên sự lệ thuộc về ruộng đất của nông dân, dựa trên sự bóc lột địa tô và chiếm hữu ruộng đất lớn của quý tộc, sự bền vững của các đặc quyền xã hội của quý tộc và sự thống trị về chính trị của chúng.

Sau cách mạng nước Pháp đã đạt đến đỉnh cao mà người ta gọi đó là sự triệt để trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Sắc lệnh ruộng đất ngày 3/6; 10/6; 17/7/1793 đã chia hẳn ruộng đất cho nông dân và đảm bảo cho những mảnh ruộng ấy là bằng nhau.

Nhưng thực tế sự triệt để ấy có mang lại sự phát triển thuận lợi cho nước Pháp hay không? Sắc lệnh này có ý nghĩa lớn về mặt dân chủ, nó đó phá hoại tận gốc rễ chế độ phong kiến, đánh nó từ cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của nó. Theo đó, sở hữu lớn về ruộng đất của quý tộc phong kiến không còn cơ sở nào để tồn tại cũng như không còn cơ sở để khôi phục được nữa. Chính vì vậy, sau này các triều đình phong kiến tiếp tục được dựng lên ở Pháp nhưng cái kiến trúc thượng tầng ấy chỉ như chiếc diều đứt dây. Bởi lẽ nó không còn cơ sở xã hội của nó cho nó tồn tại, cái gốc không còn thì ngọn không sớm thì muộn cũng héo rũ. Vì vậy các triều đình phong kiến được châu Âu phong kiến dựng lên nhanh chóng lại bị đổ gục trước sức mạnh của cách mạng.

Cũng nhờ đó, nông dân đã trở thành tiểu tư hữu tự do. Họ thành những tư sản loại nhỏ nhất, chính là cơ sở xã hội, thành trì vững chắc cho chủ nghĩa tư bản, họ thành sức mạnh để bảo vệ đất nước trước sự can thiệp của nhiều cường quốc châu Âu trong những năm 1793 – 1794. Cũng chính nhờ họ mà chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở Pháp một lần thì không bao giờ có thể mất đi dù cho thế lực bên trong, bên ngoài có cấu kết chống phá đến đâu.

Do cách chia ruộng đất ấy mà cách mạng tư sản quang hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được thâm nhập sâu rộng vào trong nông nghiệp Pháp (như nước Anh trước cách mạng), trong xã hội Pháp để nó không thể nào có thể bị phong kiến xáo bỏ được. Chính nhờ đó mà ở một nước phong kiến nặng nề, cố hữu, mạnh mẽ nhất châu Âu mà chủ nghĩa tư bản cũng thắng lợi được mà còn thắng lợi khá sớm dù rằng phải qua quá trình đấu tranh bảo vệ thành quả lâu dài.

Còn về kinh tế: thực sự việc giải quyết vấn đề ruộng đất như vậy đã là trở lực cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì như chúng ta hiểu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hoá với nền sản xuất quy mô lớn, năng suất cao. Nhưng việc xé nhỏ ruộng đất chia cho nông dân đã khiến nông nghiệp nước này phát triển rất khó khăn. Đó là một nền kinh tế tiểu nông. Một khi nông nghiệp kém phát triển thì công nghiệp cũng không dễ phát triển được. Một nền nông nghiệp manh mún không chủ yếu tự túc, kinh tế hàng hóa ít phát triển thì nguồn nguyên liệu cho nông nghiệp cũng không thể có số lượng lớn được. Bên cạnh đó, nhân công phân tán cho nền nông nghiệp manh mún khó áp dụng kĩ thuật nên năng suất thấp lại cần nhiều nhân lực nên lao động công nghiệp không nhiều. Mà khi người nông dân là tư hữu nhỏ, họ có nền kinh tế riêng có thể tự lo cho cuộc sống của mình. Vì vậy, nông dân thường có tâm lí tự thoả mãn, không muốn phấn đấu cải tiến kĩ thuật, lao động vất vả kiếm sống như công nhân Anh, thêm vào đó là truyền thống quý tộc coi danh dự trên hết, tiền tài vật chất là “phàm tục” như nước Pháp. Tất cả đã gây khó khăn rất lớn cho nền kinh tế công nghiệp của nước Pháp.

NGUON : DIENDANKIENTHUC.NET*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top