Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai .
Vào cuối những năm 30 quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phức tạp và căng thẳng. Sự chuyển hoá mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới sự hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: một là, khối Trục phát xít do Đức, Italia, Nhật Bản cầm đầu ; hai là, khối đế quốc do Anh, Pháp, Mĩ cầm đầu.
Trong khi khối Trục phát xít đã ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch chiến tranh từ đầu những năm 30 thì khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ bắt đầu quá trình này vào những năm cuối của thập ni ên 30. Hai khối đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thị trường và quyền lợi nhưng đều thống nhất với nhau trong mục đích chống Liên Xô, tiêu diệt Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Điều đó được thể hiện trong chính sách thoả hiệp, dung túng của các cường quốc tư bản với chủ nghĩa phát xít nhằm chống Liên Xô và đè bẹp phong trào cách mạng thế giới.
Như vậy trong quan hệ quốc tế đã diễn ra cuộc đấu tranh ngày càng căng thẳng và chằng chéo giữa ba lực lượng: Liên Xô, Khối Trục phát xít và Khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lan tràn khắp từ Âu sang Á, từ Thượng Hải đến Gibranta. Chiến tranh thế giới ngày càng trở nên khó tránh khỏi.
a) Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha
Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, bùng nổ ngày 17 - 7 - 1936, về hình thức là cuộc nội chiến giữa Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha với lực lượng phát xít Phrancô, nhưng về thực chất là một cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế. Vấn đề không chỉ giới hạn trong nội bộ nền chính trị Tây Ban Nha. Đức và Italia đã trực tiếp can thiệp, đứng về phía phát xít Phrancô chống lại Chính phủ Cộng hoà với mưu đồ biến Tây Ban Nha thành một bàn đạp chiến lược cho kế hoạch bành trướng của mình ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Đại Tây Dương. Trong bối cảnh đó, các chính phủ Anh, Pháp đã thi hành chính sách “không can thiệp” tuyên bố cấm xuất khẩu vũ khí và vật liệu chiến tranh sang Tây Ban Nha. Ngày 9 - 9 - 1936, “Uỷ ban về vấn đề không can thiệp” được thành lập. Mĩ không chính thức tham gia vào Uỷ ban này nhưng trên thực tế cũng duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Tây Ban Nha. Trong khi không áp dụng một biện pháp cần thiết nào để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của Đức và Italia ở Tây Ban Nha, chính sách “không can thiệp” của Anh, Pháp, Mĩ về thực chất là hành động thoả hiệp với các lực lượng phát xít chống nước Cộng hoà Tây Ban Nha. Hơn nữa, các công ti độc quyền của Anh, Pháp, Mĩ vẫn tiếp tục có quan hệ thương mại và tài chính với lực lượng phát xít Phrancô. Cuối cùng, các chính phủ Anh, Pháp đã công khai ủng hộ quân phiến loạn Phrancô, lực lượng đã chiếm ưu thế rõ rệt ở Tây Ban Nha vào năm 1939.
Ngày 10 - 2 - 1939, hải quân Anh đã hỗ trợ cho lực lượng phiến loạn chiếm đảo Minôca (Minorca) nằm trong quần đảo Balêric (Balearic). Ngay sau đó, chính phủ Pháp đã gửi tối hậu thư cho Chính phủ Cộng hoà Tây Ban Nha với yêu cầu giao nộp Mađrít và các vùng lãnh thổ khác cho lực lượng Phrancô. Ngày 27 - 2 - 1939, Anh và Pháp đồng thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha và tuyên bố công nhận chính quyền Phrancô. Liên Xô là nước đứng về phía nước Cộng hoà Tây Ban Nha trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Mặc dù lúc đầu Liên Xô đã tham gia Uỷ ban về các vấn đề không can thiệp, nhưng sự can thiệp quân sự của Đức và Italia đã khiến Liên Xô phải hành động. Cả đất nước Xô viết tham gia phong trào ủng hộ nước Cộng hoà Tây Ban Nha: số tiền quyên góp đã lên tới 47 triệu rúp. Đồng thời, Liên Xô còn tham gia trong lực lượng tình nguyện quốc tế chiến đấu bảo vệ nước Cộng hoà đến từ 53 nước trên thế giới. Tuy vậy, do so s ánh lực lượng quá chênh lệch, cuộc chiến tranh Tây Ban Nha kết thúc với thất bại của Chính phủ Cộng hoà. Ngày 28 - 3 - 1939, lực lượng Phrancô với sự hỗ trợ của quân đội Italia đã chiếm thủ đô Mađrít. Sự sụp đổ của nền Cộng hoà Tây Ban Nha cho thấy mối đe doạ đối với nền hoà bình ở châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
b) Hội nghị Muyních (9 - 1938)
Đến năm 1938 nước Đức phát xít về căn bản đã hoàn tất việc chuẩn bị chiến tranh. Lúc này nước Đức không chỉ phục hồi mà đã trở thành một cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, đồng thời còn là một cường quốc quân sự. Tháng 3-1938, Đức tiến hành thôn tính Áo và thông qua đạo luật sáp nhập Áo vào Đức, vi phạm trắng trợn Hệ thống Hoà ước Vecxai. Hành động ngang ngược của Hitle đã không gặp phải trở ngại nào đáng kể từ phía các cường quốc tư bản phương Tây. Chính phủ Anh chỉ thị kh ông được khuyến khích Áo kháng cự, trong khi Pháp chỉ có những phản ứng yếu ớt. Sau khi chiếm Áo, Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc, một vị trí đặc biệt quan trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị lục địa châu Âu. Để thôn tính Tiệp Khắc, Hitle đưa ra “vấn đề người Đức ở vùng Xuyđét” (Sudete) - vùng đất ở Tây Bắc Tiệp Khắc, có khoảng 3,2 triệu người Đức cư trú. Sau những diễn biến phức tạp và căng thẳng, Hitle đưa ra yêu sách về việc cắt vùng Xuyđét ra khỏi Tiệp Khắc và khẳng định đây là yêu sách cuối cùng về lãnh thổ của y ở châu Âu. Tiếp tục chính sách thoả hiệp, các cường quốc tư bản phương Tây đã gây áp lực thúc ép Tiệp Khắc chấp nhận những yêu sách của Hítle. Điều này đã gây nên một làn sóng phản đối trong dư luận quốc tế, kể cả ở Anh, Pháp, Tiệp Khắc và Liên Xô. Liên Xô đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng giúp đỡ Tiệp Khắc và đưa ra những biện pháp cụ thể trong Hội nghị liên tịch giữa Bộ tổng tham mưu Liên Xô, Pháp và Tiệp Khắc. Đồng thời, Liên Xô đã tập trung quân ở biên giới phía Tây và đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Liên Xô cũng đề nghị Hội Quốc Liên th ảo luận những biện pháp để bảo vệ Tiệp Khắc, nhưng tất cả những đề nghị đó đều bị các chính phủ Anh, Pháp gạt bỏ.
Ngày 29 - 9 - 1938, những người đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức và Italia đã tham dự Hội nghị Muyních (Đức) để quyết định số phận của Tiệp Khắc. Đại biểu Tiệp Khắc không được mời tham dự, chỉ được triệu tập đến để nghe kết quả. Hiệp ước Muyních qui định Tiệp Khắc phải cắt toàn bộ vùng Xuyđét (trong vòng 10 ngày) cho Đức và phải cắt cho Ba Lan, Hunggari những vùng lãnh thổ đã được xác định trước đó (trong thời hạn 3 tháng). Trước áp lực của Anh và Pháp, chính phủ Tiệp Khắc chấp nhận Hiệp ước Muyních, theo đó, Tiệp Khắc mất đi khoảng 1/4 dân số, 1/5 lãnh thổ với nhiều công trình quân sự quan trọng. Để đổi lại, Hítle đã kí với Anh bản Tuyên bố không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Anh. Sau đó, ngày 6 - 12 - 1938, Hiệp định không xâm lược Pháp - Đức cũng được kí kết tại Pari. Hiệp ước Muyních là đỉnh cao nhất của chính sách thoả hiệp mà các cường quốc tư bản phương Tây thi hành trong nhiều năm nhằm tránh một cuộc chiến tranh với nước Đức phát xít và chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. “Chính sách Muyních” đã dẫn đến những hậu quả rất nặng nề đối với chính bản thân hai nước Anh và Pháp. Sự thoả hiệp đầu hàng của các nước này chỉ càng làm cho nước Đức phát xít đi xa hơn nữa trong chính sách mở rộng chiến tranh. Ngày 15 - 3 - 1939, Hítle công khai xé bỏ Hiệp ước Muyních chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc. Sau đó một tuần, ngày 21 - 3 Hítle đưa ra yêu sách đòi Ba Lan phải trao thành phố cảng Đăng dích cho Đức. Một ngày sau quân đội Đức tràn vào chiếm vùng lãnh thổ Mêmen của Litva. Đồng thời, kế hoạch xâm lược Ba Lan cũng được chuẩn bị ráo riết.
Trong lúc này phát xít Italia cũng tăng cường hành động. Tháng 4 - 1939 Mutxôlini cho quân xâm lược Anbani. Liên minh phát xít Đức - Italia được mở rộng tới mức tối đa với việc kí kết hiệp ước mới Đức - Italia (thường được gọi là Hiệp ước Thép) theo đó nếu một bên có chiến tranh với một nước hoặc một nhóm nước khác thì bên kia sẽ tiến hành giúp đỡ ngay lập tức bằng các lực lượng hải, lục và không quân. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới chỉ còn là gang tấc, tuy nhiên các cường quốc phương Tây vẫn tìm mọi cách để hướng cuộc chiến tranh về phía Liên Xô.
Vào cuối những năm 30 quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phức tạp và căng thẳng. Sự chuyển hoá mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới sự hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: một là, khối Trục phát xít do Đức, Italia, Nhật Bản cầm đầu ; hai là, khối đế quốc do Anh, Pháp, Mĩ cầm đầu.
Trong khi khối Trục phát xít đã ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch chiến tranh từ đầu những năm 30 thì khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ bắt đầu quá trình này vào những năm cuối của thập ni ên 30. Hai khối đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thị trường và quyền lợi nhưng đều thống nhất với nhau trong mục đích chống Liên Xô, tiêu diệt Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Điều đó được thể hiện trong chính sách thoả hiệp, dung túng của các cường quốc tư bản với chủ nghĩa phát xít nhằm chống Liên Xô và đè bẹp phong trào cách mạng thế giới.
Như vậy trong quan hệ quốc tế đã diễn ra cuộc đấu tranh ngày càng căng thẳng và chằng chéo giữa ba lực lượng: Liên Xô, Khối Trục phát xít và Khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lan tràn khắp từ Âu sang Á, từ Thượng Hải đến Gibranta. Chiến tranh thế giới ngày càng trở nên khó tránh khỏi.
a) Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha
Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, bùng nổ ngày 17 - 7 - 1936, về hình thức là cuộc nội chiến giữa Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha với lực lượng phát xít Phrancô, nhưng về thực chất là một cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế. Vấn đề không chỉ giới hạn trong nội bộ nền chính trị Tây Ban Nha. Đức và Italia đã trực tiếp can thiệp, đứng về phía phát xít Phrancô chống lại Chính phủ Cộng hoà với mưu đồ biến Tây Ban Nha thành một bàn đạp chiến lược cho kế hoạch bành trướng của mình ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Đại Tây Dương. Trong bối cảnh đó, các chính phủ Anh, Pháp đã thi hành chính sách “không can thiệp” tuyên bố cấm xuất khẩu vũ khí và vật liệu chiến tranh sang Tây Ban Nha. Ngày 9 - 9 - 1936, “Uỷ ban về vấn đề không can thiệp” được thành lập. Mĩ không chính thức tham gia vào Uỷ ban này nhưng trên thực tế cũng duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Tây Ban Nha. Trong khi không áp dụng một biện pháp cần thiết nào để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của Đức và Italia ở Tây Ban Nha, chính sách “không can thiệp” của Anh, Pháp, Mĩ về thực chất là hành động thoả hiệp với các lực lượng phát xít chống nước Cộng hoà Tây Ban Nha. Hơn nữa, các công ti độc quyền của Anh, Pháp, Mĩ vẫn tiếp tục có quan hệ thương mại và tài chính với lực lượng phát xít Phrancô. Cuối cùng, các chính phủ Anh, Pháp đã công khai ủng hộ quân phiến loạn Phrancô, lực lượng đã chiếm ưu thế rõ rệt ở Tây Ban Nha vào năm 1939.
Ngày 10 - 2 - 1939, hải quân Anh đã hỗ trợ cho lực lượng phiến loạn chiếm đảo Minôca (Minorca) nằm trong quần đảo Balêric (Balearic). Ngay sau đó, chính phủ Pháp đã gửi tối hậu thư cho Chính phủ Cộng hoà Tây Ban Nha với yêu cầu giao nộp Mađrít và các vùng lãnh thổ khác cho lực lượng Phrancô. Ngày 27 - 2 - 1939, Anh và Pháp đồng thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha và tuyên bố công nhận chính quyền Phrancô. Liên Xô là nước đứng về phía nước Cộng hoà Tây Ban Nha trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Mặc dù lúc đầu Liên Xô đã tham gia Uỷ ban về các vấn đề không can thiệp, nhưng sự can thiệp quân sự của Đức và Italia đã khiến Liên Xô phải hành động. Cả đất nước Xô viết tham gia phong trào ủng hộ nước Cộng hoà Tây Ban Nha: số tiền quyên góp đã lên tới 47 triệu rúp. Đồng thời, Liên Xô còn tham gia trong lực lượng tình nguyện quốc tế chiến đấu bảo vệ nước Cộng hoà đến từ 53 nước trên thế giới. Tuy vậy, do so s ánh lực lượng quá chênh lệch, cuộc chiến tranh Tây Ban Nha kết thúc với thất bại của Chính phủ Cộng hoà. Ngày 28 - 3 - 1939, lực lượng Phrancô với sự hỗ trợ của quân đội Italia đã chiếm thủ đô Mađrít. Sự sụp đổ của nền Cộng hoà Tây Ban Nha cho thấy mối đe doạ đối với nền hoà bình ở châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
b) Hội nghị Muyních (9 - 1938)
Đến năm 1938 nước Đức phát xít về căn bản đã hoàn tất việc chuẩn bị chiến tranh. Lúc này nước Đức không chỉ phục hồi mà đã trở thành một cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, đồng thời còn là một cường quốc quân sự. Tháng 3-1938, Đức tiến hành thôn tính Áo và thông qua đạo luật sáp nhập Áo vào Đức, vi phạm trắng trợn Hệ thống Hoà ước Vecxai. Hành động ngang ngược của Hitle đã không gặp phải trở ngại nào đáng kể từ phía các cường quốc tư bản phương Tây. Chính phủ Anh chỉ thị kh ông được khuyến khích Áo kháng cự, trong khi Pháp chỉ có những phản ứng yếu ớt. Sau khi chiếm Áo, Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc, một vị trí đặc biệt quan trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị lục địa châu Âu. Để thôn tính Tiệp Khắc, Hitle đưa ra “vấn đề người Đức ở vùng Xuyđét” (Sudete) - vùng đất ở Tây Bắc Tiệp Khắc, có khoảng 3,2 triệu người Đức cư trú. Sau những diễn biến phức tạp và căng thẳng, Hitle đưa ra yêu sách về việc cắt vùng Xuyđét ra khỏi Tiệp Khắc và khẳng định đây là yêu sách cuối cùng về lãnh thổ của y ở châu Âu. Tiếp tục chính sách thoả hiệp, các cường quốc tư bản phương Tây đã gây áp lực thúc ép Tiệp Khắc chấp nhận những yêu sách của Hítle. Điều này đã gây nên một làn sóng phản đối trong dư luận quốc tế, kể cả ở Anh, Pháp, Tiệp Khắc và Liên Xô. Liên Xô đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng giúp đỡ Tiệp Khắc và đưa ra những biện pháp cụ thể trong Hội nghị liên tịch giữa Bộ tổng tham mưu Liên Xô, Pháp và Tiệp Khắc. Đồng thời, Liên Xô đã tập trung quân ở biên giới phía Tây và đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Liên Xô cũng đề nghị Hội Quốc Liên th ảo luận những biện pháp để bảo vệ Tiệp Khắc, nhưng tất cả những đề nghị đó đều bị các chính phủ Anh, Pháp gạt bỏ.
Ngày 29 - 9 - 1938, những người đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức và Italia đã tham dự Hội nghị Muyních (Đức) để quyết định số phận của Tiệp Khắc. Đại biểu Tiệp Khắc không được mời tham dự, chỉ được triệu tập đến để nghe kết quả. Hiệp ước Muyních qui định Tiệp Khắc phải cắt toàn bộ vùng Xuyđét (trong vòng 10 ngày) cho Đức và phải cắt cho Ba Lan, Hunggari những vùng lãnh thổ đã được xác định trước đó (trong thời hạn 3 tháng). Trước áp lực của Anh và Pháp, chính phủ Tiệp Khắc chấp nhận Hiệp ước Muyních, theo đó, Tiệp Khắc mất đi khoảng 1/4 dân số, 1/5 lãnh thổ với nhiều công trình quân sự quan trọng. Để đổi lại, Hítle đã kí với Anh bản Tuyên bố không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Anh. Sau đó, ngày 6 - 12 - 1938, Hiệp định không xâm lược Pháp - Đức cũng được kí kết tại Pari. Hiệp ước Muyních là đỉnh cao nhất của chính sách thoả hiệp mà các cường quốc tư bản phương Tây thi hành trong nhiều năm nhằm tránh một cuộc chiến tranh với nước Đức phát xít và chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. “Chính sách Muyních” đã dẫn đến những hậu quả rất nặng nề đối với chính bản thân hai nước Anh và Pháp. Sự thoả hiệp đầu hàng của các nước này chỉ càng làm cho nước Đức phát xít đi xa hơn nữa trong chính sách mở rộng chiến tranh. Ngày 15 - 3 - 1939, Hítle công khai xé bỏ Hiệp ước Muyních chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc. Sau đó một tuần, ngày 21 - 3 Hítle đưa ra yêu sách đòi Ba Lan phải trao thành phố cảng Đăng dích cho Đức. Một ngày sau quân đội Đức tràn vào chiếm vùng lãnh thổ Mêmen của Litva. Đồng thời, kế hoạch xâm lược Ba Lan cũng được chuẩn bị ráo riết.
Trong lúc này phát xít Italia cũng tăng cường hành động. Tháng 4 - 1939 Mutxôlini cho quân xâm lược Anbani. Liên minh phát xít Đức - Italia được mở rộng tới mức tối đa với việc kí kết hiệp ước mới Đức - Italia (thường được gọi là Hiệp ước Thép) theo đó nếu một bên có chiến tranh với một nước hoặc một nhóm nước khác thì bên kia sẽ tiến hành giúp đỡ ngay lập tức bằng các lực lượng hải, lục và không quân. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới chỉ còn là gang tấc, tuy nhiên các cường quốc phương Tây vẫn tìm mọi cách để hướng cuộc chiến tranh về phía Liên Xô.