Trải qua gần 3 thế kỉ xâm chiếm đất đai (tính từ 1596), bằng vũ lực hay “thương lượng”, với sức ép quân sự, chính trị và kinh tế thực dân Hà Lan đã hoàn thành việc thiết lập chế độ thuộc địa của mình ở Inđônêxia. Sự thống trị và đàn áp dã man cũng như chính sách bọc lột và khai thác toàn bộ của người Hà Lan suốt từ thời Công ty Đông Ấn tới đầu thế kỉ XX đã làm cho đại đa số nhân dân Inđônêxia bất bình ngày càng gay gắt với thực dân Hà Lan. Mâu thuẫn nảy lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa một bên là toàn thể dân tộc Inđônêxia và bên kia là thực dân châu Âu, trước hết và chủ yếu là thực dân Hà Lan. Để giải quyết mâu thuẫn đó, đòi hỏi cả dân tộc Inđônêxia đứng lên đánh đổ thực dân Hà Lan giành độc lập cho dân tộc. Đó chính là yêu cầu lịch sử của Inđônêxia những năm cuỗi thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Trong quá trình xâm lược và thống trị Inđônêxia, thực dân Hà Lan đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân đất nước nghìn đảo này. Năm 1633, có phong tròa nổi dậy của Cakiali ở Ambon, năm 1741 ở Cáctasura có phong trào “vì chiến tranh thần thánh”; những năm 40-50 của thế kỉ XVIII, có những cuộc khởi nghĩa do các nhà tu lãnh đạo, sang thực dân Hà Lanế kỉ XIX, nổi bật nhất là cuộc nổi dậy của Đíppônêgôrô (1825-1830), chiến đấu của nhân dân Ache…
Những cuộc nổi dậy điều anh dũng nhưng cuối cùng đều không đi đến thành công. Phải chăng nhân dân Inđônêxia đang thiếu một con đường cứu nước đúng đán, đang thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến khả dĩ dẫn dắt của cuộc đấu tranh giành độc lập này đi tới thắng lợi cuối cùng. Vào đầu XX, nhân dân Inđônêxia, trước hết là các giai cấp tiên tiến mới ra đời, trăn trở tìm cho Inđônêxia một hướng đi mới, một con đường đúng đắn dẫn tới độc lập tự do.
Bài viết này, em xin giải quyết …………
Chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản-con đường dẫn tới độc lập của Inđônêxia
Phong trào dân tộc tư sản Inđônêxia trước khi xuất hiện Đảng dân tộc.
Bước vào đầu XX, ở Inđônêxia phong trào dân tộc theo xu hướng tư sản đã vùng lên dưới những hình thức khác nhau. Những cuộc tranh luận diễn ra giữa các nhóm trong phái tầng lớp tri thức về việc hiện đại hóa nền văn hóa Inđônêxia truyền thống. Những ngưiowif có tư tưởng truyền thống thấy được sức mạnh vĩ đại bát nguồn từ quá khứ của nền văn hóa dân tộc, muốn khơi dậy và sử dụng sức mạnh của nền văn hóa dân tộc để giành lại độc lập đã mất.
Dù các nhóm phái tronmg tầng lớp tri thức Inđônêxia còn đang tranh luận trong những bước đi hứu hiệu để dẫn dắt dân tộc Inđônêxia ra khỏi lầm than, những trăn trở của họ đã hé mở những tia sáng cho độc lập, tự do, chiếu rọi vào đất nước nghìn đảo này.
Một điểm đáng lưu ý trong phong trào cứu nước của nhân dân Inđônêxia là sự xuất hện vào năm 1900, người phụ nữ Giava tài ba Raden Adgieng Cáctini. Bà và BS. Waidin Sudira Usada đều coi việc mở mang nền giáo dục phương Tây là một biện pháp cứu nước. Năm 1908, Usada và các tri thức Inđônêxia lập ra tổ chức dân tộc đầu tiên “Budi Utomo”. Từ những hoạt độngban đầu thuần túy mang tính chất phát triển văn hóa giáo dục, đến những năm 1915-1917, tổ chức đã nêu ra những yêu cầu về chính trị, như đòi quyền bình đẳng giữa người Inđônêxia và người Hà Lan. Năm 1912, Đảng Ấn Độ-Đảng chính trị được thành lập ở Inđônêxia. Đảng hoạt động đòi quyền cho người Inđônêxia, và cao hơn là đưa ra yêu cầu quyền độc lập cho Inđônêxia. “Chủ nghĩa dân tộc toàn Inđônêxia” là tư tưởng của những người lãnh đạo Đảng. Sớm hơn, vảo 1917, Đảng Sarekat Islam (Liên minh Hồi giáo) là Đảng chính trị đầu tiên đã ra đời. Ngay từ khi trơpr thành đảng chính trị thì đảng này tập trung vào những vấn đề chính trị, tôn giáo và nhanh chóng trở thành phong trào nhân dân. Như vậy, giai cấp tư sản Inđônêxia mà trước hết là tầng lớp tri thức tư sản là những người đi tiên phong trong phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc. Những năm đầu XX, chính họ chứ không phải giai cấp phong kiến hoặc nông dân, nhận thấy đất nước nghìn đảo lại nhiều dân tộc, tộc người, có nhiều tôn giáo, lại bị một tên thực dân tàn bạo đô hộ thì con đường giải phóng dân tộc không phải là con đường bạo động, nhất là khởi nghĩa đơn lẻ. Các tri thức tư sản nhận thấy tình trạng thấp kém của dân tộc trong hoàn cảnh thuộc địa, sự phân tán trong ý thức dân tộc…Do đó, họ đã cổ súy tinh thần dân tộc, chủ nghĩa dân tộc, nâng cao trình độ hiểu biết của dân chúng tập hợp dân tộc Inđônêxia thành một khối để hướng mục tiêu đòi độc lập dân tộc từ thấp đến cao. Đó là bước đầu của sự lựa chọn con đường đi tới độc lập hoàn toàn của giai cấp tư sản Inđônêxia.
Tư tưởng Marhaenism và con đường đi tới độc lập Inđônêxia.
Vào những năm 20 của thế kỉ XX, cách mạng Inđônêxia có những chuyển biến mới. Bên cạnh phong trào cách mạng theo xu hướng tư sản ngày càng khởi sắc thì phong trào cách mạng theo xu hướng vô sản cũng xuất hiện. Sự kiện tiêu biểu là sự ra đời của ĐCS Inđênôxia (5-1920) và những cuộc đấu tranh do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên do đường lối sai lầm cảu Đảng, trong điều kiện bấy giờ ở Inđônêxia mà con đường vô sản do Đảng lãnh đạo, về cơ bản đã chấm dứt, để rồi phong trào cách mạng GPDT Inđônêxia đã lựa chọn co đường cứu nước theo xu hướn tư sản do Đảng dân tộc khởi xướng.
Năm 1927, một nhóm những người dân tộc chủ nghĩa cấp tiến, do Xucacno và Kusama lãnh đạo lập ra Đảng dân tộc Inđônêxia (PNI), Đảng này nổ lực tập hợp những tổ chức dân tộc chủ nghĩa hiện có để tiến hành một phong trào bất hợp tác theo mô hình của Găngđi đòi độc lập cho Inđônêxia. Cơ sở tư tưởng cương lĩnh của Đảng dân tộc là Marhaenism của Xucacno.
Marhaenism là học thuyết do Xucacno soạn thảo trong những năm 1926-1933. Hoc thuyết đó có những điểm chính sau:
- Xu hướng chống đế quốc, thực dân rõ rệt.
- Con đường đi tới độc lập dân tộc chính là chính sách bất hợp tác với thức dân, đêw quốc trong tấ cả các lĩnh vực kinh tế-chính trị xã hội.
- Nhiệm vụ của con đường “bất hợp tác” là giáo dục cho dân chúng vào khả năng, sức mạnh của chính mình và đoàn kết tất cả các lực lượng chống thực dan, đế quốc trong một mặt trận chung thống nhất.
Sau này, Xucacno đã mô hình hóa tư tưởng Marhaenism dưới dạng 5 nguyên tắc trong bài phát biểu của mình vào ngày 6-1-1945 và được gọi là sự ra đời của “Pancha Sila”:
- Chủ nghĩa dân tộc thống nhất trên toàn lãnh thổ Inđônêxia.
- Chủ nghĩa quốc tế hay chủ nghĩa nhân văn, tức là từ bỏ chủ nghĩa sô vanh để đoàn kết hữu nghị với tất cả dân tộc.
- Mufakat hay nền dân chủ phù hợp với những truyền thống xã hội Inđônêxia.
- Xã hội thịnh vượng.
- Niểm tin vào thượng đế, nghĩa là mỗi người có quyền tôn thờ vị thần của riêng mình.
Năm nguyên tắc này cũng chính là cơ sở tư tưởng cho nền độc lập tương lai Inđônêxia.
Đảng dân tộc ra đời, nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc có uy tín trong quần chúng, đã tổ chức cuộc đấu tranh gianhf độc lập dân tộc dựa trên phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân, ngày càng giành nhiều thắng lợi. Thế nhưng, ở Inđônêxia giai cấp tư sản, chủ trương bất hợp tác không phải là biện pháp duy nhất, mà còn có một bộ phận nhỏ giai cấp tư sản lãnh đạo, đã thành lập Đảng Inđônêxia vĩ đại (Parindra) vào tháng 12-1935. Còn nữa năm 1937, Đảng Inđônêxia (Partinddo) giải thể, một số người chủ trương bất hợp tác lập ra phong trào nhân dân Inđônêxia (Gerindo) do Xucacno và Ami Xariphudin khởi xướng. Họ chủ trương giành độc lập cho Inđônêxia nhưng có thể hợp tác với chính phủ Hà Lan ở Inđônêxia trong một phạm vi nhất định. Vào năm 1936, họ đã dự thảo “kiến nghị Xutacgiơ” trình bày ước muốn hợp tác với Chính phủ Hà Lan để từng bước trong vòng 10 năm giải quyết vấn đề độc lập cho Inđônêxia, chính quyền Hà lan bác bỏ kiến nghị này. Sự kiện này đã thức đẩy những người chủ trương hợp tác và những người chủ trương bất hợp tác trong cuộc đấu tranh đòi độc lập gắn bó với nhau. Sự thất bại của nhóm hợp tác ở Inđônêxia, xuất hiện các Đảng Dân tộc (Gapi) gồm Gerido, Paridra, Đảng Liên minh Hồi giáo và nhều đảng phái khác. Đến dây sự thống nhất dân tộc và hành động được đẩy lên cao hơn và cũng là sự chuẩn bị cho việc đón nhận độc lập sắp tới. Vào tháng 12-1939, Liên đoàn các Đảng Dân tộc, đứng đầu là Xucacno, đã tổ chức Đại hội nhân dân Inđônêxia bao gồm 90 đảng phái, biểu thị sự thống nhất dân tộc. Đại hội tuyên bố là cơ quan thường trực của mặt trận dân tộc thống nhất. Bằng các hoạt động của mình, các đảng phái và nhân dân Inđônêxia công khai bày tỏ ý nguyện của mình cùng với chính quyền Hà Lan chống nguy cơ xâm lược của quân phiệt Nhật và Inđônêxia sã dần dần được nhận nền độc lập từ người Hà Lan, nhưng Hà Lan đã khước từ. Sự thất vọng của người Inđônêxia trước thái độ của chính quyền Hà Lan đã dẫn người Inđônêxia hy vọng một điều gì đó đến người Nhật.
Tháng 9-1940, người Nhật đánh chiếm Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng, mở đầu cho cuộc xâm lược Đông Nam Á. Sự tiến quân của người Nhật quád nhanh khiến cho người Inđônêxia tin rằng kẻ chiến thắng cuối cùng sẽ là người Nhật. Đối với Inđônêxia, việc Nhật hứa hẹn sẽ trao trả nền độc lập và đối với vài nới ở Đông Nam Á thì Nhật đã “diễn trò trao trả độc lập”. Tình hình đó làm cho người Inđônêxia càng hi vọng vào Nhật. Truwf một số kẻ cam tâm làm tay sai cho Nhật còn nhiều người Inđônêxia cũng chỉ coi Nhật nư một phương tiện giúp họ đánh đuổi thực dân phương Tây. Xucacno, Hatta và các đồng chí của ông đã tiến hànhcuoocj vận động yêu cầu Nhật trao trả độc lập trong khi hoạt động chống Nhật của các lực lượng dân tộc ngày càng phát triển. Trong điều kiện đó, người Nhật buộc phải chấp nhận những yêu cầu độc lập của Inđônêxia là hứa trao trả độc lập cho Inđônêxia vào 1-1-1946.
Nhưng tình hình của chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mau lẹ, từ đó những người lãnh đạo của các nhóm đấu tranh bí mật (sinh viên, tri thức trẻ..) lại muốn chóng tuyên bố độc lập bằng chính sức mạnh của nhân dân Inđônêxia, chứ không phải nhận độc lập như một thứ “quà ban phát’ từ tay người Nhật. Họ đã dựa vào uy tín của Xucacno, Hatta để thực hiện chủ trương đó. Ngày 17-8-1945, Xucacno đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập của I trước các đại biểu sinh viên, công nhâ, viên chức, các nhà buôn, các tầng lớp nhân dân khác.
Sau khi nước cộng hòa Inđônêxia ra đời, thực dân Hà Lan quay trở lại đặt ách đô hộ, nhân dân Inđônêxia tiếp tiucj cuộc đấu tranh chống Hà Lan trong điêu kiện mới. Tuy nhiên, con đường bảo vệ độc lập vẫn còn là con đường của chủ nghĩa dân tộc với hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, có kết hợp với hình thức đấu tranh vũ trang.
Đảng cộng sản Inđônêxia và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Như trên đã nêu, ĐCS Inđênôxia đã ra đời sớm ở Đông Nam Á có uy tín đối với nhân dân Inđônêxia và đã nhanh chóng đứng ra lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở đất nước này. Lẽ ra, Đảng phải tận dụng những thuận lợi lúc đó ở Inđônêxia, vạch ra con đường đứng đắn phù hợp với dân tộc, với hoàn cảnh của đất nước để dẫn dắt cách mạng Inđônêxia đi tới thành công. Thế nhưng, Đảng lại mắc những sai lầm nghiêm trọng và triền miên để rồi làm mất đi lòng tin vào quần chúng, mất đi vai trò đã có ngay từ đầu khi vừa ra đời trong việc đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở đất nước nghìn đảo này. Sai lầm của Đảng tập trung mất điểm sau:
- Không củng cố được mối tình cảm rộng lớm của quần chúng đông đảo đối với Đảng.
- Không làm được nhiệm vụ đoàn kết dân tộc.
- Mắc bệnh “cộng sản tả khuynh”.
- Không chú ý đúng mức công tác xây dựng Đảng trong quá trình cách mạng.
- Không tận dụng và kết hợp các hình thức đấu tranh, chỉ chú ý nhấn mạnh đấu tranh vũ trang.
Trong một nước thuộc địa kẻ thù không trừ một thủ đoạn nào để duy trì ách thống trị, đất nước lại bị phân tán về mặt địa lý, đa dân tộc, nhiều tôn giáo như Inđônêxia, muốn ginàh độc lập dân tộc, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải tập hợp các lực lượng dân tộc để tạo nên sức mạnh. ĐCS Inđênôxia không làm được nhiệm vụ này, họ rơi vào chủ nghĩa “tả khuynh” không nắm được thực tiễn ở Inđônêxia. Đảng “muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề bằng một đòn: Tiêu diệt phong kiến, giải phóng đất nước khỏi bọn Hà Lan, đập tan bọn đế quốc, lật đổ chính ohur phản động, thanh toán phú nông, thanh toán tư sản dân tộc”.
Trong một nước thuộc địa, tư sản dân tộc có những nhược điểm của họ, nhưng về căn bản họ có mâu thuẫn với đế quốc thực dân, cũng muốn đánh đuổi thực dân để giành độc lập cho dân tộc. Ở Inđônêxia lực lượng này cũng sớm trănm trở tìm đường cuuws nước, thế nhưng ĐCS đã “bỏ qua” họ, thậm chí đòi tiêu diệt họ, thực hiện nay “chuyên chính vô sản”.
Ở Inđônêxia sớm tồn tại các tôn giáo, trước hết là Đạo Hồi, đạo này không những thâm nhập vào đông đảo quần chúng mà còn là lực lượng đáng kể chống đế quốc từ sớm, lẽ ra phải đoàn kết với các tôn giáo, tranh thủ họ, thì ĐCS lại nóng vội “quyết định rằng chủ nghĩa cộng sản đối lập với cả chủ nghía Đại Hồi Giáo”. Kết quả là ĐCS đã đẩy lực lượng dân tộc đối lập với Đảng, chống lại Đảng.
Sai lầm của ĐCS trong đường lối thể hiện ở tư tưởng nóng vội để đi tới đích cuối cùng (“xây dựng ngay chủ nghĩa xã hội”), không thiết lập mặt trận đoàn kết rộng rãi các giai cấp mà lại “chống tất cả mọi thứ chủ nghĩa tư bản”, thậm chí “không thể tin nông dân trong bất cứ việc gì”, tất cả “các tầng lớp trung gian và tri thức đã trở thành công cụ của chủ nghĩa tư bản”… như sau này Ai Đích đã chỉ ra.
Sai lầm tả khuynh này đã dẫn đến sự tổn thất nặng nề của Đảng (như các sự kiện 1926-1927, 1948, 1965), gần như chấm dứt vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào giải phóng dân tộc và đã làm cho uy tín, vai trò của Đảng Dân tộc ngày càng lên cao. Từ đó, ĐCS bỏ lỡ cả những cơ hội cực kì hiếm có để giành độc lập cho dân tộc, như thời kì tháng 8-1945.
Nhận xét chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
D.N. Ai Đích (1958): sự thành lập và phát triển của ĐCS Nam Dương, NXB Sự Thật, H.
D.N. Ai Đích (1959): xã hội Inđônêxia và cách mạng Inđônêxia, nxb. Sự Thật, H.
D.N. Ai Đích (1964): Cách mạng Inđônêxia và nhiệm vụ cấp bách của ĐCS in, nxb Sự Thật, H.
Đỗ Thanh Bình (1999): Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước chấu Á, NXB. Đhqg, h.
Ngô Văn Doanh (1995): Inđônêxia những chặng đường lịch sử, nxb. CTQG, H.
D.G.E. Hall (1997): Lịch sử Đông Nam Á, nxb.CTQG, H.
Điểm khác nhau trong con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của IN -ĐÔ- NÊ- XI -A VÀ VIỆT NAM
Thứ nhất: Ở Inđônêxia khuynh hướng vô sản ban đầu thắng thế tuy nhiên đảng cộng sản đã mắc phải sai lầm nên đã phải chuyển quyền lãnh đạo vào tay tư sản dân tộc do xucácnô đứng đầu. Còn ở Việt Nam là sự thắng thế tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đại diện cho giai cấp công nhân và những người dân lao khổ Việt Nam, thể hiện cụ thể như sau:
Ở Inđônêxia:
Đảng cộng sản Inđônêxia ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á, có uy tín với nhân dân và nhanh chóng đứng ra lãnh đạo phong trào, giải phóng dân tộc ở nước này. lẽ ra đảng phải tận dụng những thuận lợi đó để phát huy sức mạnh của giai cấp, phát huy sức mạnh của dân téc, vạch ra đường lối đúng phù hợp với dân tộc, phù với đất nước để dẫn cách mạng đến thành công. Nhưng Đảng lại mắc sai lầm nghiêm trọng triền miên để mất đi lòng tin của giai cấp, mất đi vai trò đã có ngay từ khi ra đời trong việc đảm nhiệm sứ mệnh giải phóng dân téc ở Inđônêxia sai lầm đó thể hiện.
- Không củng cố được mới tình rộng lớn của quần chúng đối với Đảng.
- Không làm được nhiệm vụ đoàn kết dân tộc.
- Mắc bệnh cộng sản tư khuynh.
- Không chú ý đứng mực đến công tác xây dựng Đảng trong quá trình cách mạng.
- Không tận dụng và kết hợp các hình thức đấu tranh chỉ chú ý và nhấn mạnh đến đấu tranh vò trang.
Trong khi kẻ thù không từ một thủ đoạn nào, mà đất nước Inđônêxia lại phân tán về mặt địa lý, đa dân téc, nhiều tôn giáo như đất nước này, mà Đảng muốn giành độc lập thì nhiệm vụ trước mắt là phải tập hợp giai cấp quần chúng, Đảng phải có xu hướng chống thực dân để tạo ra sức mạnh của Đảng thì Đảng cộng sản không làm được nhiệm vụ này, không nắm được thực tiễn của Inđônêxia.
Đảng cộng sản đưa ra chủ chương “một đòn đánh cả” tiêu diệt phương tây, giải phóng đất nước, lật đổ chính quyền phản động. Thanh toán phú nông, thanh toán tư sản dân tộc thì đó là sai lầm, là chủ trương tư khuynh của Đảng cộng sản.
Với Inđônêxia tồn tại nhiều tôn giáo mà trước hết là đạo hồi, không những thâm nhập quần chúng mà còn là lực lượng chống đế quốc từ rất sớm. Lẽ ra phải đoàn kết tôn giáo thì Đảng cộng sản lại nóng vội quyết định đối lập với chủ nghĩa hồi giáo làm cho lịch sử dân téc chống lại Đảng…Tư tưởng nóng vội của Đảng là muốn sớm đi đến đích cuối cùng, do đó Đảng chống lại mọi thứ, thậm chí không tin vào nhân dân, tất cả các tầng líp trung gian. Những sai lầm này đã dẫn đến tổn thất nặng nề của Đảng, làm cho Đảng cộng sản bị dân áp đặt ngoài vòng pháp luật, và gần như chấm dứt vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào giải phóng dân téc, làm cho uy tín và vai trò của Đảng dân téc của xucácnô lên cao.
Nh vậy, vào những năm 20 của thế kỉ XX, cách mạng Inđônêxia có những chuyển biến mới. Thì do đường lối sai lầm của Đảng cộng sản. Trong điều kiện Inđônêxia lúc bấy giê mà con đường vô sản do Đảng cộng sản lãnh đạo chất dứt. Và cách mạng giải phóng dân téc Inđônêxia lùa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản do Đảng dân téc chủ xướng.
Năm 1924 một nhóm người dân téc chủ nghĩa cấp tiến do xucácnô và xusamo lãnh đạo đã lập ra Đảng dân téc Inđônêxia (PNI), Đảng này lỗ lưck tập hợp tất cả các tổ chức dân tộc chủ nghĩa theo mô hình cuả Găngđi để đòi độc lập cho dân tộc. Tư tưởng Mahacnism (xuất xứ từ tên gọi của người dân ở tây Giara hay dùng để đặt tên cho con cái: Marhacn (Unar Hucn) Xucácnô dùng cái tên bình dân đó đặt cho học thuyết của mình với ý muốn là học thuyết của ông phù hợp với quyền lợi của người lao động. Trong những năm 1926 – 1933 học thuyết đó có những điểm chính sau:
- Xu hướng chống đế quốc – Tự do rõ rệt.
- Con đường đi đến độc lập dân tộc là cơ sở bất hợp tác với thực dân đế quốc trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội.
- Nhiệm vụ của con đường bất hợp tác là giái dục cho dân chúng tin vào khả năng sức mạnh của chính mình và đoàn kết các lực lượng chống thực dân trong một mặt trận chung thống nhất. Sau này xucácnô đã mô hình hoá tư tưởng Mahacnism này dưới dạng 5 nguyên tắc trong bài phát biểu của mình vào ngày 1.6.1945 được gọi là sự ra đời của Panchasila, chủ nghĩa dân tộc thống nhất trên toàn lãnh thổ Inđônêxia.
+ Chủ nghĩa quốc tế hay chủ nghĩa nhân văn tức là từ bỏ chủ nghĩa Xovanh để đoàn kết hữu nghị với tất cả các dân tộc.
+ Nền dân chủ phù hợp có những truyền thống của xã hội Inđônêxia.
+ Xã hội thịnh vượng, niềm tin vào thượng đế (mỗi người đều có quyền thờ một vị thần riêng của mình).
Là cơ sở cho nền độc lập tương lai của Inđônêxia. Đảng dân téc ra đời nắm gọn cơ giải phóng dân téc có uy tín trong quần chúng, đã tổ chức cuộc đấu tranh giành độc lập dùa trên phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân.
Ở Việt Nam
Đầu thế kỉ XX những điều kiện cứu nước và những tác động của tình hình quốc tế ở với xuất hiện một trào lưu mới trong việc xác định con đường cứu nước. Lúc này các sỹ phu yêu nước không gương cao ngọn cờ quân chủ dù là quân chủ lập hiến (phong trào cần vương) mà hướng về cao trào dân chủ: Vũ Quang phục hồi – thể hiện tư tưởng con đường cứu nước mới trong tôn chỉ của mình đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước cộng hoà dân quốc Việt Nam, giặc Pháp, đầu thế kỉ 20 con đường cứu nước do tư sản đang dần thay thế con đường dân chủ phong kiến tuy có nhiều màu sắc, khuynh hướng khác nhau.
* Con đường cứu nước của Phan Bội Châu.
Đầu tiên ông lấy phương thức bạo động vũ trang để giành độc lập, tuy nhiên ông cũng coi cuộc vận động Duy Tân, cải cách chính trị, kinh tế, xã hội để tự cường, hỗ trợ cho nhau, từ bỏ phong kiến chuyển sang cách mạng tư sản và giữa hai giai đoạn này của mình là cách mạng dân téc, cách mạng chính trị, cách mạng xã hội nhằm đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền, thi hành tự do dân chủ. Tuy nhiên Đảng đã phạm phải sai lầm trong tổ chức. Nhìn chung đầu thế kỷ XX – ngọn cờ phong kiến chấm dứt và cuộc đấu tranh giải phóng dân téc của nhân dân ta chuyển sang con đường dân chủ tư sản xong giai cấp tư sản dân téc không đủ mạnh trong xu hướng cách mạng thế giới cho nên con đường cứu nước do tư sản trong phong trào giải phóng dân téc Việt Nam không thể đi đến thắng lợi và đo đó cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước Việt Nam trầm trọng – bối cảnh đó sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và sự kết hợp nó với phong trào yêu nước đã dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản. Con đường cứu nước mới do Nguyễn Ái Quốc lùa chọn, Đảng khẳng định, nhân dân tin theo mở ra mét trang sử mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
* Hồ Chí Minh và việc xác định con đường cứu nước:
Khác với các bậc tiền bối Hồ Chí Minh sớm nhận thức được tính chất, yêu cầu của đất nước. Tuy rất khâm phục các bậc tiền bối nhưng người nhận thấy không thể đi theo con đường cứu nước phong kiến và tư sản. Người đã từ chối con đường Đông Du của Phan Bội Châu mà quyết định sang Pháp, sang Phương Tây để tìm con đường cứu nước và trải qua hơn 10 năm bôn ba ở phương Tây thậm chí ở các nước thuộc địa Nguyễn Ái Quốc nhận thấy ở đâu nhân dân cũng khổ cực. Từ đó Nguyễn Ái Quốc hình thành ý thức đoàn kết các dân téc dù da vàng, trắng hay đen – là cơ sở để người tiếp nhận luận cương về vấn đề dân téc và thuộc địa của Lênin.
Và có thể thấy hai sự kiện lớn có tác động đến lùa chọn con đường cứu nước của Hồ Chí Minh sau khi đã thâm nhập vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân lao động thế giới – đó là tiếng vang và ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga mở ra con đường giải phóng. Từ những nhận thức cảm tình tự nhiên ban đầu về cách mạng tháng 10 Nga dần dần Hồ Chí Minh đã hiểu sâu sắc về cuộc cách mạng này và xem đó là con đường giải phóng cách mạng triệt để nhất, cần thiết nhất cho các dân tộc bị áp bức tựa như người đi đường đang khát nước mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn” luận cương về vấn đề dân téc và thuộc địa của Lênin và người đã khẳng định “luận cương về vấn đề dân téc và thuộc địa của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, tin tưởng, sáng tỏ biết bảo”. “ Tôi vui mừng đến phát khóc lên, ngồi một mình trong buồng mà nói to lên như nói trước đông đảo quần chúng”. Vì luận cương đã chỉ rõ cho phương hướng – cách thức giải quyết các vấn đề cấp bách của thời đại sau cách mạng tháng 10 đó là sự cần thiết kết hợp phong trào cách mạng chính quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa để đấu tranh chống tư bản thực dân và phong kiến.
Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Bỏ phiếu tán thành thành lập và lập gia sáng lập đảng cộng sản và người đã trở thành người đảng viên đảng cơ sở đầu tiên của Việt Nam. Như vậy quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành. Con đường đó chính là con đường cách mạng cộng sản và đấu tranh giải phóng dân tộc được nhân dân Việt Nam đón nhận vì nó hoàn toàn phù hợp với điều kiện lịch sử trong nước cũng như thế giới lúc bấy giờ.
Thứ hai: Cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Inđônêxia dưới sự lãnh đạo của Đảng dân tộc diễn ra theo con đường hoà bình. Còn Việt Nam cuộc đấu tranh diễn ra theo con đường bạo lực cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng của giai cấp công nhân và quần chúng lao khổ Việt Nam) thể hiện như sau:
Ở Inđônêxia:
Ngay từ buổi đầu phương pháp hoà bình trang tư tưởng của tư sản Inđônêxia, cuộc đấu tranh đó bắt đầu từ phục hưng văn hoá. Tư tưởng nhân văn đã tràn vào Inđônêxia và tác động đến các tầng líp nhân dân mà trước hết là tầng líp tri thức. Những cuộc tranh luận diễn ra giữa các nhóm phải trong truyền thống những người có tư tưởng truyền thống thấy được sức mạnh vĩ đại bắt nguồn từ qúa khứ của nền văn hoá dân tộc, muốn khởi động và sử dụng sức mạnh của nền văn hoá dân tộc để giành độc lập. Nhóm những người theo xu hướng đổi mới lại nhấn mạnh đến việc hiện đại hoá nền văn hoá dân téc theo xu hướng phương tây, nhưng chỉ xem việc hiện đại hoá như một công cụ đấu tranh chống Hà Lan để giành lại nền độc lập đã mất họ cho rằng, để chống lại người phương tây, giành thắng lợi thì phải sử dụng chính vũ khí của người phương tây. khác với hai nhóm cực đoan nói trên, nhóm thứ ba lại muốn kết hợp cả phương tây hiện tại và văn hoá Inđônêxia truyền thống để thúc đẩy nền văn hoá mới của Inđônêxia. Thế nhưng nhóm này không để lại dấu Ên sâu sắc trong lịch sử giải phóng dân téc Inđônêxia, bởi vì chưa lúc nào họ có một quan điểm dứt khoát, rõ ràng và sắc bén.
Một điểm đáng lưu ý trong phong trào đấu tranh cứu nước của nhân dân Inđônêxia là sự xuất hiện vào năm 1900 người phụ nữ Giava tài giỏi Raden Adgiang Cardini. Bà chủ trương phát triển giáo dục cho phụ nữ. Các bức thư của bà xuất bản năm 1911, đã khơi dậy tinh thần và nghị lực của người dân Inđônêxia, và điều đó đã dẫn đến việc mở rộng các ngôi trường mang tân Cáctini dành cho các nữ sinh cả bù và bác sĩ Wardim Sudira Usada đều xem việc mở mang nền giáo dục phương tây là một biện pháp cứu nước.
Đảng Ấn Độ và Đảng sare kat Iskim ra đời với mục tiêu chính trị dần được nâng lên từ nước độ thấp lên mức độ cao. Tại đại hội ở Surahaya (1.1913), Omar Said Tjokro Aminoto – thủ lĩnh của Đảng đã bày tỏ rằng, phong trào này không nhằm chống lại sự thống trị của Hà Lan và sẽ theo đuổi mục đích của mình một cách hợp hiếm
Nhưng đến Đại hội năm 1916, mục tiêu này không còn dừng ở đó. Đại hội đã thông qua một nghị quyết đòi quyền tự trị trên cơ sở liên hiệp với Hà Lan. Tư tưởng của Sareket Islam là chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo, do đó, xu hướng cải cách Hồi giáo liên kết với xu hướng giải phóng dân téc ngày càng biểu hiện rõ. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa xã hội bắt đầu ảnh hưởng tới Inđônêxia, trong đó có Sareket Islam. Đảng này chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nhóm cộng sản trong Hội Dân chủ xã hội Ấn Độ, do người cộng sản Hà Lan – Sneevliet lập ra năm 1914. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản, Đảng Sacerat Islam tiến hành Đại hội vào 10.1917 đã lên án chủ nghĩa tư bản, thông qua những nghị quyết đòi quyền tự trị cho Inđônêxia, đòi quyền bầu cử cho nhân dân.
Trước cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị và bình đẳng ngày càng phát triển của nhân dân và các đảng phái chính trị, tháng 12.1916, nghị viện Hà Lan đã phải ban hành đạo luật thành lập Hội đồng nhân dân ở Inđônêxia. Hội đồng này được thành lập với gần một nửa số đại biểu dành cho người Inđônêxia tăng lên đến 30, nhưng Hà Lan đặt ra quy định mới khiến cho người Inđônêxia không bao giê quá bán trong Hội đồng.
Từ sự trình bày ở trên, cho thấy giai cấp tư sản Inđônêxia mà trước hết là tầng líp trí thức tư sản là những người đi tiên phong trong phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc, những năm đầu thế kỷ XX. Chính họ, chứ không phải giai cấp phong kiến, hoặc nông dân, nhận thấy trong hoàn cảnh đất nước nghìn đảo, lại nhiều dân téc, tộc người, có nhiều tôn giáo, lại bị một tên thực dân tàn bạo,… thì con đường giải phóng dân tộc, cứu người dân ra khỏi lầm than không phải là con đường bạo động khởi nghĩa, nhất là khởi nghĩa đơn lẻ. Những phong trào khởi nghĩa trước đó đã chứng minh điều đó. Các trí thức tư sản đã nhận thấy tình trạng thấp kém của dân tộc trong hoàn cảnh thuộc địa, sự phân tán trong ý thức dân tộc… do đó, họ đã cổ suý tinh thần dân tộc, chủ nghĩa dân téc, nâng cao trình độ hiểu biết của dân chúng, tập hợp dân tộc Inđônêxia thành một khối để hướng tới mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân téc từ thấp đến cao. Đó là bước khởi đầu trong việc lùa chọn con đường đi tới độc lập hoàn toàn của giai cấp tư sản Inđônêxia. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chủ nghĩa dân téc còn đóng khung trong “chủ nghĩa dân téc Hồi giáo”.
Cho đến chủ nghĩa của Xucacnô cũng dùa trên tư tưởng hòa bình và học thuyết của Xucacnô đã nhấn mạnh đến chính sách bất hợp tác với thực dân Hà Lan. Chóng ta rất dễ nhận thấy rằng người Inđônêxia chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng hay chủ nghĩa Găng đi của Ấn Độ. Trong nửa đầu thế kỉ XX thì chủ nghĩa Găng đi tử nên nổi tiếng, trong khi ấy đất nước Inđônêxia có nét giống về xã hội, dân tộc, tôn giáo hao hao như Ấn Độ, và hơn nữa là cuộc đấu tranh vũ trang trong thế kỉ trước không thành công nên mô hình của Gan đi được người dân Inđônêxia chấp nhận.
Ở Việt Nam: có thể nói con đường cách mạng giải phóng của nhân dân Việt Nam kiên định đi theo chủ tịch Hồ Chí Minh và phải thực hiện bạo lực cách mạng để giành độc lập dân téc. Điều này thể hiện rõ trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo với nội dung cơ bản như sau:
Cương lĩnh của Đảng nêu rõ “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Trong giai đoạn đầu làm cách mạng tư sản dân quyền cách mạng thực hiện nhiệm vụ đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng đem chi cho dânh cày nghèo, tiến hành “ cách mạng ruộng đất”. Thực hiện khẩu hiệu “ dân cày nghèo có ruộng”.
Các nhiệm vụ và mục tiêu cách mạng nêu trên bao hàm cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, mục tiêu giành độc lập dân téc và giành dân chủ, nhưng nổi bật là chống đế quốc và tay sai phản cách mạng, giành độc lập tự do cho toàn thể dân téc.
Lực lượng cách mạng đánh đổi đế quốc và vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng là công nhân và nông dân, “ công nông là gốc cách mệnh”. Cách mạng đồng thời “ phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam và chưa lé rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, it ra cũng làm cho họ trung lập”.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phân của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân téc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân trên thế giới.
Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng – là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải có trách nhiệm thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dùa vững chắc vào hàng dân cày nghèo và tầng líp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc và tay sai phản cách mạng.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam tuy còn sơ lược, nhưng đã nêu được những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng tư sản dân quyền Việt Nam thể hiện sự đúng đắn, có bước phát triển sáng tạo trong việc vận dụng lí luận Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề dân téc và vấn đề giai cấp, và về cách mạng giải phóng dân téc thuộc địa, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm được tính dân téc và tính nhân văn, nêu cao tư tưởng độc lập tự do.
Và thực tế đã chứng minh qua một loạt giai đoạn lịch sử tập dượt để tiến tới sự thắng lợi trong cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh đỉnh cao là ngày 12 tháng 9 năm 1930 phong trào phát triển mạnh cuộc đấu tranh vò trang, làm cho hệ thống chính quyền của đế quốc, phong kiến bị tê liệt và tan rã ở nhiều nơi.
- Ngay cả trong thời kì đấu tranh nghị trường công khai hợp pháp (1936 – 1939) thì tinh thầnh có trong hoạt động luôn được nhân dân tu luyện. Thể hiện trong sự kiện quyết của Đảng và báo trong cuộc đấu tranh chống bọ Tơ rơtkit.
- Trong giai đoạn 1939 – 1940 thì hàng loạt các cuộc bạo động binh biến diễn ra nh: Binh biến đô lương t41, khởi nghĩa Nam Kì , khởi nghĩa Bắc Sơn …
- Và đỉnh cao là cách mạng tháng 5 – 1945 đã đánh đuổi Pháp – Nhật bằng chính những vũ khí thô sơ của người dân Việt Nam.
Thứ ba: Ở Inđônêxia có phong trào đấu tranh hợp tác rất rõ rệt còn Việt Nam thì không thể hiện:
Song song với cuộc đòi độc lập của những người bất hợp tác là cuộc đấu tranh của những người hợp tác. Hai phương pháp khác nhau, nhưng điều có mục đích chung là đòi độc lập.
Năm 1936, những người trong hội đồng nhân dân (Volksraad) thuộc nhóm chủ trương con đường hợp tác đã soạn thảo “kiến nghị Xutacgiô” trình bày ước muốn hợp tác với chính phủ Hà Lan để tiến hành những cải cách từng bước trong khoảng 10 năm giải quyết vấn đề độc lập cho Inđônêxia trong khuôn khổ Điều I của Hiến pháp Hà Lan. Điều đó có nghĩa là Inđônêxia sẽ được bình đẳng như những vùng lãnh thổ của Vương quốc Hà Lan. Tất nhiên, chính quyền Hà Lan đã bác bỏ bản kiến nghị này. Sự kiện này đã thúc đẩy những người chủ trương hợp tác và những người chủ trương bất hợp tác trong cuộc đấu tranh đòi độc lập gắn bó với nhau và hỗ trợ cho nhau.
Như vậy có thể thấy điểm khác nhau cơ bản trong hai con đường cứu nước của hai dân téc Inđônêxia và Việt Nam đó là một bên Inđônêxia với ngọn cờ dân téc độc lập thuộc về giai cấp tư sản dân téc và chủ trương đi theo con đường hoà bình, bất bạo động. Còn một bên là Việt Nam với ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp vô sản với con đường cách mạng bạo động. Dù có điểm giống và khác nhau như trên thì hai đất nước, hai dân tộc cũng đã tìm ra được hướng đi đúng đắn phù hợp với dân tộc mình, đất nước mình.
ĐIỂM GIỐNG NHAU TRONG CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA INĐÔNÊXIA VÀ VIỆT NAM.
1.Thứ nhất:Trong bối cảnh chung của một nước thuộc địa, cả Inđônêxia và Việt Nam, đến diễn ra quá trình xuất hiện của các khuynh hướng của nước khác nhau để đi đến chọn cho mình một con đường cứu nước riêng phù hợp với dân tộc và đất nước mình.
Với Inđônêxia cũng đã trải qua rất nhiều khuynh hướng cứu nước khác nhau để tìm tới chọn con đường giải phóng của Đảng dân học do Xucacnô đứng đầu sáng lập
Giữ thế kỷ XVII, khi Hà Lan đã kiểm soát được các vùng đông Inđônêxia, khi Hà Lan đã kiểm soát được các vùng đông Inđônêxia, thì nhân dân đã nổi dậy khắp nơi. Đặc bịêt là ở Mađuara, trong đó nông dân là chủ yếu, đã theo Tơrumô Giôgiơ đứng lên đấu tranh chống bạo quyền.
Trong thời kì Công ty Đông Ấn xâm lược, nhân dân Inđônêxi tiếp tục nổi dậy chống Hà Lan. Năm 1633 có phong trào nổi dậy của CaKiali ở Ambon, năm 1741 dưới danh nghĩa bảo vệ đạo hồi, chiếm đồn luỹ của Công ty Đông Ấn.
Sang thế kỷ XIX cuộc đấu tranh chống Hà Lan của nhân dân Inđônêxia càng quyết liệt hơn. Đáng chú ý nhất là cuộc khởi nghĩa
Dip pônôgơrô (1825 - 1830). Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất đầu thế kỉ của Inđônêxi.
Nh vậy, trong qúa trình xâm lược và thống trị Inđônêxi thực dân Hà Lan đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt, thậm trí với quy mô lớn của nhân dân ở đất nước nghìn đảo này, nhưng những cuộc khởi nghĩa để đều bị thất bại. Trước sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Hà Lan giành độc lập dân téc của một số vương lầu quý tộc, nông dân và nhiều tầng líp nhân dân khác trong mấy thế kỷ không thành công đã yêu cầu một con đường cứu nước khác phù hợp.
Sang đầu thế kỉ XX, phong trào công nhân ở Inđônêxi có bước phát triển mới, nhiều tổ chức công nhân ra đời. Sự kiên mở đầu là sự thành lập công đoàn hỏa xa lấy tên là S.S. Bông vào năm 1905, năm 1908, công đoàn của công nhân xe lửa (V: S.T.P) ra đời. Tháng 5 năm 1914, tại Xêmơran, nhóm I.S.D.V – Một tổ chức chính trị của những người tri thức cách mạng Inđônêxi và Hà Lan được thành lập, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào Inđônêxia. Và cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi năm 1917, ánh sáng cách mạng đã dội vào Inđônêxia qua các thuỷ thủ trên tầu…Tất cả những tình hình trên đã dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Inđônêxi (P.K.I) vào ngày 23.5.1920.
Năm 1908, Usada và các tri thức Inđônêxi đã lập ra tổ chức dân téc chủ nghĩa đầu tiên: “Buđi Utomo” (“Chí Thiện xã”hay “hương trị xã”).
Buđi Utoman chưa phải là một liên minh bao trùm toàn Inđônêxi, nhưng nó không phải là tổ chức của một nhóm. Những đại biểu của người Giava, người Mađuara, người Xunđa và các dân téc khác trên đất nước Inđônêxi đều tham gia tổ chức này.
Năm 1912, Đảng Ấn Độ được thành lập (Khi Hà Lan thống trị Inđônêxia, đất nước này có tên là “Ấn Độ thuộc Hà Lan” cho nên chữ “Ấn Độ” ở đây nghĩa là chỉ Inđônêxia). Đảng chính trị được thành lập ở Inđônêxia… Thoạt đầu đòi quyền cho người dân Inđônêxia, và cao hơn là đưa ra yêu cầu đòi quyền độc lập cho Inđônêxi. “Chủ nghĩa dân tộc toàn Inđônêxia” là tư tưởng của những người lãnh đạo Đảng.
Năm 1911, Đảng SareKat Is Lam (Liên minh hồi giáo) là Đảng chính trị đầu tiên ra đời. Số Đảng viên tham gia ngày càng đông đảo. Năm 1913 Đảng kết nạp 80.000 Đảng viên .
Nh vậy có thể thấy giai cấp tư sản Inđônêxia mà trước hết là tầng líp tri thức tư sản là những người đi tìm trong phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc, những năm đầu thế kỉ XX. Chính họ, chứ không phải giai cấp phong kiến hoặc nông dân, nhận thấy trong hoàn cảnh đất nước nghìn đảo, lại nhiều dân téc, téc người, có nhiều tôn giáo – lại bị một tên thực dân tàn bạo cai trị… thì con đường giải phóng dân téc cứu nước, cứu người dân ra khỏi lầm than không phải là con đường bạo động khởi nghĩa nhất là khởi nghĩa đơn lẻ.
® Năm 1927 một nhóm người dân téc chủ nghĩa cấp tiến do Xucácnô và Kusaman lãnh đạo đã lập ra Đảng dân téc Inđônêxia (Perseri katan National Indonesia – PNI). Đảng này nỗ lực tập hợp tất cả các tổ chức dân téc chủ nghĩa hiện có để tiến hành một phong trào bất hợp tác theo mô hình của Găng đi, đòi độc lập cho Inđônêxia.
Còn về phía Việt Nam: Thì quá trình hình thành con đường cứu nước cũng diễn ra khá phong phú và quyết liệt.
Từ năm 1858 trên mặt trận Đà Nẵng ngay khi chiến sự xảy ra, đã có nhiều đội quân nông dân kéo đến phối hợp với quân triều định đánh giặc.
Trong năm 1862, phong trào nhân dân chống pháp dân cao ở các hyện và thị trấn thuộc hai tỉnh Gia Định và Định Tường…
Tại trụ sở ngày 18 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa Vua Hàm Nghi xuống chiến cần vương, nêu lại sự biến kinh thành, vạch rõ tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân cả nước kiên quyết đứng lên đánh Pháp đến cùng. Phong trào Tây Bắc và Hạ Lưu Sông Đà từ 1883 dưới sự lãnh đạo của hai văn nhân yêu nước Nguyễn Quang Bích và Nguyễn Văn Giáp, phong trào Bãi Sậy(1883 – 1892) chủ yếu trong các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Chân, Yên Mĩ tỉnh Hưng Yên, khởi nghĩa Ba Định (1886 – 1887) là vùng đất thượng thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê thuộc Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 – 1892) thuộc huyện Vĩnh Léc Thanh Hoá, khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương, kéo dài 12 năm… chấm dứt thất bại khởi nghĩa Hương Khê. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, đồng thời cũng chấm dứt phong trào của Văn Thân, sĩ phu hưởng ứng chiếu Cần Vương.
Phong trào nhân dân tự động chống Pháp diễn ra cùng lúc với phong trào Cần Vương, nên Ýt nhiều có quan hệ và chịu ảnh hưởng của phong trào Cần Vương.
Vào cuối thể kỉ XX đầu thế kỉ XX, phong trào dân téc và cải cách dân chủ theo khuynh hướng tư sản trở thành trào lưu phổ biến và nổi bật ở nhiều nước Châu Á…trước tình hình để những sĩ phu đã tiếp nhận và gây thành phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị mới này là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Phan Bội Châu với phong trào tư sản theo khuynh hướng bạo động: Chủ trương dùng bạo động đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục độc lập dân téc đến 1904, Phan Bội Châu thành lập “Duy Tân Hội”mục đích của hội là “Cốt sao khôi phục được nước Việt Nam. Lập nên một chính phủ độc lập, ngoài ra có chủ nghĩa gì khác.
Phan Châu Trinh với phong trào tư sản theo khuynh hướng cải cách. Do sớm tiếp thu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản phương tây qua “Tân Thư” của Trung Quốc. Phan Châu Trinh là nhà yêu nước, nhà dân chủ sớm nhất tiêu biểu cho xu hướng cải cách ở nước ta. Sự nảy sinh của xu hướng cải cách theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phải dùa trên cơ sở kinh tế – xã hội có tính chất tư sản dân téc đang nảy nở, mà dùa trên cơ sở văn hoá dân téc đứng trước sự phá sản của chế độ phong kiến. Trong nước và trong lúc phương Đông đang chuyển biến từ phong kiến sang tư sản, và dùa trên cơ sở tinh thần độc lập dân téc của nhân dân ta. Nói chung, phong trào dân chủ tư sản ở Việt Nam chưa phải do động cơ kinh tế, mà là do động cơ yêu nước.
Sang đầu thế kỉ XX thì phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp tiếp tục dâng lên mạnh mẽ. Mà chụi sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của Việt Nam quang Phục Hội – thành lập vào tháng 9 năm 1914, khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên 1917 đứng đầu là Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn), phong trào hội kín ở Nam Kì, đấu tranh vò trang của đồng bào dân tộc thiểu số từ 1914 đến 1918 nổ ra hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của người Thái ở dọc biên giới Việt Lào, người Mông ở Lai Châu, tại Tây Nguyên thì đồng bào nhiều vùng cũng nổi dậy chống Pháp, đặc biệt là sự xuất hiện của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX công nhân đã đấu tranh dưới nhiều hình thức: Bỏ trèn, đập phá công cụ, giết bọ chỉ huy…
Sau chiến tranh thế giới I, phong trào cũ cũng có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, năm 1920 công nhân Sài Gòn – chợ lớn lập ra Công Hội Đỏ cho Tôn Đức Thắng đứng đầu.
Năm 1919 – 1925, giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi từ trong chiến tranh muốn vươn lên giành lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam dẫn đến lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam dẫn đến 1919, tư sản gây ra phong trào “ Chiến lương hàng nơi hoá, bãi từ hàng ngoại hoá”, ngoài ra các tầng líp tiền tư sản tri thức cũng thể hiện lòng yêu nước của mình bằng nhiều cách, tập hợp nhau lại và tiến hành đấu tranh có tổ chức dẫn đến nhiều tổ chức ra đời. Tâm tâm xã 1923 Việt Nam nghĩa 1925, hội phục Việt (1925), Đảng thanh niên (1926), Đảng An Nam độc lập (1926).
Năm 1925 Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập, chuẩn bị điều kiện cho sù ra đời của chính Đảng vô sản ở Việt Nam, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tháng 7 năm 1925 Tân Việt cách mạng Đảng thành lập hoạt động trong điều kiện Việt Nam cách mạng thanh niên đã phát triển mạnh mẽ, tháng 12 năm 1927 Việt Nam quốc dân đảng được thành lập đây là đảng mang khuynh hướng dân chủ tư sản tiêu biểu cho bộ phận tư sản dân tộc Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khác Nhu và Phó Đức Chính sáng lập.
Nửa sau 1929 thì ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời, tháng 6 năm 1929 với sự ra đời của Đông Dương Cộng Sản Đảng. Tháng 7 năm 1929 thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn.
Như vậy chỉ trong vòng không đầy 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929) ở Việt Nam ba tổ chức cộng sản đã lần lượt ra đời, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân, và hoạt động của nó đã thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước lên cao, là bước chuẩn bị tiến đến thành lập Đảng cộng sản duy nhất. Ngày 3.2.1930 thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đứng lên giành quyền độc lập, tự chủ.
2. Thứ hai: bước vào đầu thế kỉ XX, ở Inđônêxia và Việt Nam nói riêng và ở Đông Nam Á nói chung, phong trào dân tộc theo xu hướng tư sản đã bùng lên dưới nhiều hình thức khác nhau. Sở dĩ phong trào dân téc bùng lên ở Inđônêxia – Việt Nam và các nước trong khu vực chính là do những yếu tố nội tại ngày càng chín muồi (sự bóc lột tàn khốc của chế độ thực dân, sự ra đời và trưởng thành của những giai cấp mới…) và do những nhân tố từ bên ngoài tác động vào đó là:
- Cuộc Duy Tân mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc do Khang Hữu vi và Lương Khải Siêu khởi xướng.
- Cuộc cách mạng Tân Hội (1911) ở Trung Quốc mà cái cốt lõi của tư tưởng cách mạng là chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Văn.
- Cuộc vận động Duy Tân của minh trị ở Nhật Bản năm 1868.
- Phong trào tư sản chống Tây Ban Nha ở Philippin những năm cuối thế kỷ XX.
- Cao trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1905 – 1908) dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại.
Các phong trào nêu trên hình thức khác nhau nhưng có điểm chung là đều truyền đến nhân dân Inđônêxia – Việt Nam tinh thần dân chủ và khơi dậy ở họ ý thức dân tộc.