Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Con đường đấu tranh giành độc lập của Philippin
Năm 1902 Philippin trở thành thuộc địa của Mỹ. Để đấu tranh chống lại ác thống trị của Mỹ Philipin giành độc lập dân tộc Philippin đã đi theo con đường nào? Thực tế lịch sử đã cho thấy Philippin thành công với con đường đấu tranh ôn hòa . Tại sao Philippin lại chọn con đường đó và tại sao con đường đó lại thành công ở Philippin?
1. Con đường đấu tranh ôn hòa diễn ra như thế nào?
Sau khi Philippin rơi vào ách thống trị mới của Mỹ, phong trào dân tộc của nước này không còn sôi động như thời kỳ trước đó. Tuy nhiên các đảng của tư sản và địa chủ có tinh thần dân tộc như: Đảng Dân tộc Philippin, Đảng Dân chủ Philippin, Liên minh Philippin đều coi vấn đề độc lập dân tộc là mục đích tối cao. Các cuộc đấu tranh không còn là các cuộc cách mạng như thời kỳ chống Tây Ban Nha, nhưng nó diễn ra đa dạng hơn: đấu tranh nghị viện, yêu cầu phát triển giáo dục, phát triển kinh tế, thành lập Ngân hàng của người Philippin. Song song với những hình thức trên là hình thức đấu tranh vũ trang của đông đảo bộ phận nông dân diễn ra không ngừng trong nhiều đảo ở Philippin. Quá trình đấu tranh theo hình thức cách mạng tư sản và kết quả của nó được thể hiện như sau: Ngay khi Mĩ đặt ách thống trị của mình ở Philippin, nhân dân Philippin đã nổi dậy mạnh mẽ, những cuộc vận động đòi độc lập của người Philippin đã buộc chính quyền Mĩ phải đưa ra “ Đạo luật chống nổi loạn”- cấm tuyên truyền, đòi độc lập và cấm sử dụng cờ Philippin.
Năm 1912, Đảng dân chủ Mỹ thắng cử, tổng thống Wilson lên cầm quyền, cử Heasion làm toàn quyền, đạo luật Jone được công bố. Mỹ tuyên bố sẽ trao trả độc lập cho Philippin sau khi chính phủ ổn định. Sau khi đạo luật Jone được công bố, người dân Philippin đã giành được quyền tự trị khá cao thông qua đạo luật này. Khi viên toàn quyền Mĩ Leona Ut tuyên bố áp dụng triệt để đạo Luật Jones (quy định quốc hội Philippin có quyền lập pháp, nhưng các đạo luật đưa ra có thể bị viên toàn quyền người Mĩ và Tổng thống Mĩ phủ quyết.Viên Toàn quyền Mĩ có quyền hành pháp, cử ra các bộ trưởng.Phó toàn quyền Mĩ nắm quyền giáo dục. Quyền quản lí tiền tệ thuộc về Tổng thống Mĩ.Philippin được cử hai đại biểu của mình tham gia Quốc hội Mĩ, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được quyền bỏ phiếu), thì tất cả các bộ trưởng Philippin cùng Chủ tịch Thượng viện Queson và Chủ tịch Hạ viện Manuen Roxat đã phản đối và nhất loạt từ chức, rút khỏi Hội đồng nhà nước (7-1923). Mặc dù trước đó có những bất đồng với nhau. 6/1933 bầu cử Quốc hội Mỹ, Đảng dân chủ thắng cử, Frank Murphy lên làm toàn quyền Philippin. Ông cố gắng khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1930 – 1933 ở Philippin. Vào lúc này dư luận ở Mỹ rất tán thành để cho Philippin được độc lập. Nhân cơ hội đó, Oxmena và Roxat dẫn đầu một phái đoàn tới Oasinhton để vận đông Quốc hội Mĩ thông qua đạo luật Haro- Hao- Cottinh và được Quốc hội Mĩ thông qua.
Tuy nhiên, quốc hội Philippin, đứng đầu là Chủ tịch Thượng viện Queson lại không hài lòng và lập tức bác bỏ, vì đạo luật này là bất lợi cho philippin. Sau đó, ông đã thay mặt Đảng Dân tộc thuyết phục Quốc hội Mĩ thông qua một đạo luật khác về độc lập cho Philippin.Đó là đạo luật Taidinh-Mac Duphi.Nội dung của nó quy định sẽ thành lập môt nước philippin thịnh vượng chung vào ngày 4-7-1936. Nhà nước Philippin này chính là thời kì quá độ để tiến tới một Nhà nước Philippin độc lập, kéo dài 10 năm, đến ngày 4-7-1946, Nhà nước Philippin độc lập sẽ chính thức ra đời và người Mĩ sẽ rút khỏ nước này.Trong 10 năm quá độ, chế độ tự trị vẫn tồn tại ở Philippin và quyền lợi của Mĩ vẫn được duy trì.Đạo luật trở thành cơ sở của việc trao trả độc lập cho Philipin. Đây là một thắng lợi trên con đường đấu tranh của nhân dân Philippin. Tháng 12/1941, phát xít Nhật tấn công Philippin. Đây cơ hội cho Philippin đứng lên giành chính quyền thực sự về tay mình nhưng các nhà lãnh đạo đất nước lại nhanh chóng đầu hàng, chính phủ tự trị tìm cách thỏa hiệp, hợp tác với Nhật. Mỹ chống cự yếu ớt rồi để Philippin rơi vào tay phát xít Nhật. Nhân dân Philippin dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và các tổ chức thân cộng sản đã thành lập ra Quân đội nhân dân kháng Nhật (Hukbalahap). Sau khi phát xít Đức và quân phiệt Nhật bị đánh bại, so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi có lợi cho các lực lượng cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc. Mùa thu năm 1944, cục diện Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã thay đổi rất thuận lợi cho phe Đồng minh; quân đội phát xít Đức, đồng minh chính của quân phiệt Nhật đã bị Hồng quân Liên Xô đánh tan tác. Trong bối cảnh đó, ngày 20 tháng 10, quân Mỹ đổ bộ lên đảo Lâyti. Lo sợ quân Hukbalahap đánh thắng Nhật thì việc duy trì quyền lực của Mỹ ở đây không còn nữa nên Mỹ đã cho bắt giam những người đứng đầu lực lượng này.
Sau khi phát xít Đức và quân phiệt Nhật bị đánh bại, so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi có lợi cho các lực lượng cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh đó, phong trào chống đế quốc ở Philippin cũng phát triển mạnh mẽ, buộc Mỹ thực hiện lời hứa từ năm 1934, phải trao trả độc lập cho Philippin (tháng 7 năm 1946). Song, trước khi trao trả độc lập cho Philippin, Mỹ đã tìm mọi cách đưa phe nhóm đại địa chủ - tư sản thân Mỹ lên cầm quyền để áp đặt điều kiện tuyên bố độc lập của nước này; trong đó quan trọng nhất là điều kiện bảo đảm việc duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippin và Mỹ nắm quyền kiểm soát Quân đội quốc gia Philịppin (lúc này do Kangleon làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng). Mỹ đã áp dụng ở Philippin một hình thức chuyển tiếp chính quyền tự trị sang độc lập một cách ôn hòa: nhưng hình thức này có những khuyết tật lớn: một là quyền lực được trao vào tay những quý tộc, địa chủ, tri thức; hai là tầng lớp địa chủ không quan tâm đến ruộng đất của nông dân. Có thể thấy rằng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Philippin phát triển từng bước một. Để đi đến độc lập trên là một sự nỗ lực của các lực lượng dân tộc Philippin đi đầu là giai cấp tư sản và địa chủ bản xứ mà đại diện là Đảng Dân tộc. Tuy nhiên cuộc đấu tranh này có sự hỗ trợ, tiếp sức rất lớn của nông dân và giai cấp vô sản Philippin. Nền “độc lập hoàn toàn” mà Mỹ trao trả cho Philippin chỉ mang ý nghĩa hình thức. Tuy trở thành một nước độc lập nhưng thực tế Mỹ vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự Philippin. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của nước này trong thời gian dài sau khi giành độc lập.
2. Nguyên nhân Philippin chọn con đường đấu tranh ôn hòa vì:
2.1 Về phía đế quốc Mỹ:
Việc Mỹ đặt chân lên đất Philippin không phải là một sự kiện ngẫu nhiên mà là một âm mưu. Với vị trí chiến lược hết sức quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế đi qua vùng biển phía tây Thái Bình Dương, khi Tây Ban Nha không còn vị thế như giai đoạn trước, và việc cần một bàn đạp để tiến xa hơn, đế quốc Mỹ đã nhanh chóng tìm cách đặt ách cai trị lên đất nước này. Tuy nhiên ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, đế quốc Mỹ đã phải tính đến vấn đề chuyển giao dần nền độc lập cho Philippin. Điều này được lý giải bởi hàng loạt nguyên nhân chủ quan và khách quan:
+ Đó là ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của thế giới tư bản đối với Mỹ;
+ Là phong trào cách mạng ở châu Âu, Trung Quốc, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đang lên cao...
+ Phong trào đấu tranh đòi tự trị, dân chủ của nhân dân Philippin mà đứng đầu là Đảng Dân tộc. Quốc hội Mỹ đã thông qua hai đạo luật là Đạo luật Harơ Hao Cơttinh (1932) và Đạo luật Tydin Mác Duphi (1934). Theo các đạo luật này, sau thời gian quá độ 10 năm, Philippin đương nhiên là một nước cộng hoà độc lập; trong thời gian quá độ đó, Philippin thực hiện chế độ tự trị, quyền lợi của Mỹ vẫn được giữ nguyên. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước tình hình thế giới có nhiều thay đổi theo chiều hướng có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đòi độc lập của nhân dân Philippin dâng cao; chính phủ Mỹ lựa chọn chính sách cai trị mềm dẻo hơn. 1946, Mỹ thực hiện lời hứa 1934 của mình, công nhận nền độc lập của Philippin. Tuy nhiên, trươc khi đi Mỹ đã dựng nên một chính quyền thân Mỹ nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Người Philippin gọi nền độc lập của họ là “trái chín rụng”. Dù Mỹ đã trao trả độc lập nhưng ảnh hưởng và đặc quyền của Mỹ ở Philippin vẫn được duy trì trong những năm sau.
2.2Về phía nhân dân Philippin:
+ Do chính sách cai trị của Mỹ mềm dẻo hơn các nước thực dân khác. Mĩ đã thực hiện đường lối cai trị gián tiếp, triệt để mua chuộc và sử dụng đội ngũ tay sai ngươi bản xứ.Những chính sách của Mĩ có phần cởi mở hơn so với chính sách của Tây Ban Nha trước đó. Việc để cho người Philippin có cơ hội tham gia cơ quan lập pháp đã tạo điều kiện cho nhân dân Philippin đấu tranh bằng biện pháp ôn hòa: đấu tranh nghị trường, cải cách kinh tế,...