• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

“Con sẽ không ăn đâu!” – xử lí như thế nào nếu như đứa trẻ phản kháng như vậy?

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
“Con sẽ không ăn đâu!” – xử lí như thế nào nếu như đứa trẻ phản kháng như vậy?

1. Bàn ăn cơm là chiến trường tiềm năng trong gia đình.

Bữa ăn tối, bé Lô Khắc 3 tuổi, không thích ăn đậu xanh, bộ hạ quyết tâm ép nó phải ăn thứ nhỏ bé ẩm ướt này.

Đây là xung đột điển hình giữa quyền uy to lớn của cha mẹ với ý chí ngoan cố của đứa trẻ, hai bên không ai muốn nhường ai.
Qua hơn một giờ dạy dỗ, uy hiếp, thuyết phục không chán, bố mẹ cũng không đạt được mục đích của mình.

Lô Khắc nước mắt ròng ròng, ngậm miệng ngồi một chỗ, một thìa đậu xanh vẫn đợi đó.

Cuối cùng, uy hiếp mạnh mẽ, ông bố kia cũng ép được đứa trẻ đưa thìa đậu xanh vào miệng. Tuy nhiên, Lô Khắc chỉ miễng cưỡng há miệng ra. Đến lúc đi ngủ, không còn lựa chọn nào khác đó là bế nó vào giường ngủ mà miệng nó vẫn còn ngậm đậu xanh.
Bố mẹ cảm thấy thật khó khăn, làm sao mà Lô Khắc cứng đầu như vậy?

View attachment 9820

Buổi sáng hôm nay, mẹ phát hiện dưới chân giường Lô Khắc có một ít đậu xanh.

Trong xung đột này, rõ ràng Lô Khắc đã dành phần thắng và bố mẹ lại không giành được điểm nào. Chúng tôi bất đắc dĩ phải thừa nhận, một đứa trẻ chỉ có 30 cân lại đánh bại một người lớn 150 cân.

Bàn ăn chính là chiến trường tiềm năng trong gia đình. Vấn đề nên ăn cái gì cũng dễ dàng gặp phải sự khiêu chiến của trẻ. Bạn có thể cố để dành thắng lợi không?

Đương nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng cứng đầu như Lô Khắc. Nhưng thực tế phần đông trẻ con đếu có sự chống đối bố mẹ trên vấn đề ăn uống của chúng, đây là chiến trường mà chúng rất thích thú.

Một đứa trẻ cứng đầu giống như một vị tướng quân ưu tú, nó sẽ phát hiện ra một số lợi thế có thể công kích “kẻ địch”. Giữa hai thế hệ thường phát sinh xung đột trong các việc như ăn uống, ngủ nghỉ, tóc tai, quần áo, bài tập…Chỉ có lúc ăn cơm trẻ mới có thể giành được ưu thế, hơn nữa hàng ngày chúng có 3 lần để có cơ hội chống đối thắng lợi.

Bạn có cách nào tốt mà có thể làm cho đứa trẻ ăn những thứ mà nó không thích không? Chỉ cần có bất cứ bậc cha mẹ hoặc ông bà nào có kinh nghiệm, họ đều có thể nói cho bạn những khó khăn thực tế đó. Tệ hơn là những xung đột này vẫn còn có một mặt tương phản khác, nếu như bạn cấm chúng ăn những thứ không nên ăn, trẻ con ngược lại sẽ rất thích ăn.

Ví dụ, rất nhiều bậc cha mẹ không muốn cho con cái mình ăn quá nhiều đồ ngọt, “được rồi, An Ni, con đã ăn hai cái bánh rồi, hôm nay con không thể ăn thêm nữa”. Nhưng trẻ con lại nhớ rằng còn có rất nhiều bánh, chúng có thể dùng giọng nói đáng yêu để mặc cả với bố mẹ rằng: “Mẹ ơi, hôm nay con chỉ ăn một cái, đó là cái cuối cùng đấy!” Nếu bố mẹ mềm lòng, con trẻ sẽ giành phần thắng.

2. Đối với sự khiêu khích cố ý của trẻ, bố mẹ nên nghiêm khắc hơn.

Đối với việc trẻ không chịu ăn hoặc ăn rất ít cần có một phương pháp, đó là đem những thức ăn ngon, hấp dẫn đặt trước mặt chúng, nếu trẻ nói không đói, vậy thì lập tức cất vào tủ lạnh ngay, làm cho trẻ vui vẻ đi chơi. Yên tâm, trẻ con trong vòng mấy tiếng đồng hồ sẽ quay lại bàn ăn. Dạ dày sẽ bảo với nó rằng: “Hãy mau cho tôi ăn thứ gì đó đi nào!

Lúc phát sinh tình huống này, tuyệt đối không cho trẻ ăn có gì ngọt, thức ăn vặt hoặc đồ ăn ngọt, chỉ cần lấy các thức ăn trước đó mang trở ra, hâm nóng cho nó ăn. Nếu nó lại phản đối, vậy hãy để cho nó ra ngoài chơi tiếp. Một hai tiếng sau, thậm chí lâu hơn nữa, tiếp tục làm như vậy, cho đến khi thức ăn bắt đầu dậy mùi thơm không có gì cưỡng lại được. Lúc đó cuộc chiến trên bàn ăn mới trở thành “lịch sử” được.

“Để một ngày bị đói, nó sẽ biết ăn thôi mà!”, rất nhiều cha mẹ biết nguyên tắc giản đơn để giành phần thắng trên “chiến trường” của bữa ăn. Nhưng, chỉ có một số ít cha mẹ có thể tìm thấy điểm cân bằng giữa tình yêu thương và quy tắc. Càng ít bậc cha mẹ nhận thức nghiêm túc điều này, mất rất nhiều thời gian mà nguyên nhân gây đau đầu ba lần trong một ngày , chẳng phải bởi đứa trẻ con yếu ớt, mà chính là sự “khiêu chiến” của chúng.

Cần ghi nhớ, đối với sự khiêu chiến cố ý của trẻ, cha mẹ nên nghiêm khắc để giành thắng lợi. Tức là khiến nó ngồi vào bàn ăn!

Việc giáo dục trẻ con tôn trọng bố mẹ là một nội dung rất quan trọng. Hãy để trẻ học cách tôn trọng bố mẹ là điều tất nhiên phải làm chứ không phải để thỏa mãn sự tự tôn của bố mẹ. Đồng thời, thái độ của con cái đối với bố mẹ sẽ là thái độ nền tảng cho hành động của trẻ đối với những người xung quanh. Lúc nhỏ xem cách nhìn nhận quyền uy của bố mẹ sau này lớn lên điều đó sẽ đặt nền tảng cho nó trong cách đối đãi với người lớn, thầy cô, lãnh đạo cho đến những nơi nó sống và làm việc. Mối quan hệ của bố mẹ và con cái là mối quan hệ sơ khai, ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ xã hội, nếu trong quan hệ lịch sử này gặp vấn đề hoặc khó khăn gì thì nó sẽ gây khó khăn cho trẻ trong cuộc sống sau này.

Hãy để trẻ biết rằng kính trọng cha mẹ là điều cần phải có. Nếu bạn hy vọng đứa trẻ đến khi được 10 tuổi có thể tiếp nhận được các giastrij quan của bạn, vậy thì ngay từ nhỏ cần phải có được sự tôn trọng của nó. Nếu như một đưuá trẻ trước 15 tuổi đã thành công trong việc phủ định uy quyền của bố mẹ, trước mặt bố mẹ lại cười nhạo và kiên quyết phải đối uy quyền của bố mẹ, vậy thì nó sẽ hình thành nên sự khinh thường tự nhiên đối với bố mẹ.

“Bố mẹ thật già cả và ngốc nghếch! Tôi có thể từ chối lời thỉnh cầu của họ. Đương nhiên, tôi biết rằng bố mẹ rất yêu tôi, nhưng tôi cũng biết rằng họ rất sợ tôi”. Một đứa trẻ có thể không biết nói nên lời, chí ít là không biết biểu đạt được ý nghĩ của bố mẹ, lại công nhiên phản kháng và tranh luận để giành lợi thế, chúng luôn muốn đạt được điều đó. Sau đó, chúng có thể có những hành vi biểu hiện sự vô lễ khác. Hơn nữa, nếu như chúng cho rằng bố mẹ không xứng đáng được kính trọng, chúng có thể quay lưng lại với các quy tắc và bất kỳ thứ tín ngưỡng nào.

Trong lúc xung đột, bạn nên nghiêm khắc với sự cố ý khiêu khích chống đối của con cái nhằm duy trì uy quyền của bố mẹ. Đối với ý nghĩa của sự nghiêm khắc mà nói, quyền uy của bố mẹ không phải thông qua cuộc đối đầu này để giành được thắng lợi. Ngược lại, uy quyền của bố mẹ được thiết lập dần dần qua những lúc bình tĩnh giao tiếp với con cái. Trong các hoạt động với con cái thường ngày, cha mẹ nên thể hiện rõ các nguyên tắc của mình, nếu như trẻ làm ngược lại những nguyên tắc đó, thì nhất định phải tìm hiểu xem vì sao chúng lại đi ngược lại với những nguyên tắc đó. Bố mẹ nên có sự nhẫn nại, có vấn đề gì thì cùng nhau bàn bạc, làm cho trẻ thấy được các góc độ khác nhau của một sự việc. Có thể góc độ này chúng đúng, nhưng nhìn từ góc độ khác, cac ly do hay hậu quả đó lại có hại. Thông qua các cuộc thảo luận lặp đi lặp lại có thể giúp cho bố mẹ thiết lập được quyền uy của mình, và có thể bồi dưỡng năng lực tư duy của trẻ, để bố mẹ không phải là người tự nói tự nghe nữa.

Khi bố mẹ có được uy quyền, thì con trẻ cũng có được sự tôn kính đối với những người xung quanh, chúng sẽ không có thái độ vô lí khi có ý kiến với bố mẹ. Thông thường bố mẹ như vậy con cái sẽ không dám cố tình khiêu khích nữa. Nhưng, nếu trẻ kén ăn mà bố mẹ không nắm được chiến thuật, thì rất dễ gây ra xung đột. Nếu bố mẹ thông minh, sẽ không giành thắng lợi trong cuộc xung đột, mà nên dự đoán trước xung đột và tránh khỏi xung đột đó.

Kỳ Kỳ lên 5, em trai lên 2 tuổi, chúng rất ghét ăn súp lơ. Bố mẹ biết mỗi lần thuyết phục đều phí công vô ích tốt hơn hết là nghĩ ra một phương pháp lâu dài, đó là mỗi lúc ăn cơm đều kể một câu chuyện, “Chà, hôm nay Kỳ Kỳ hái được bao nhiêu cây nấm nhỉ? Bao nhiêu cái to và bao nhiêu cái bé nhỉ? Còn trai em muốn làm một con thỏ xám hay một con thỏ đen nào? Hãy xem hai đứa ai hái được nhiều nấm hơn nào? Chú thỏ nhỏ nên ăn nấm mới có thể biến thành một chú thỏ lớn được nhé!” Bố mẹ để cho hai chị em đóng vai trò là thỏ hái nấm, mà súp lơ chính là nấm của chúng. Phương pháp này thật là hiệu quả, hai đứa trẻ quên mất rằng chúng rất ghét súp lơ và ăn một cách rất hào hứng. Bố còn làm một con lật đật, con lật đật lắc lư trong cái đĩa bên cạnh, hai đứa trẻ liền ăn con lật đật bằng rau ấy. Cuộc chiến trên bàn ăn đã biến thành một nơi rất vui nhộn, hai đứa trẻ rất hào hứng, không còn chán ăn nữa.

Có một số bậc cha mẹ cho rằng ăn cơm chỉ là ăn cơm thôi, nhưng ví dụ trên đây, ta thấy rằng sự vui nhộn không hề làm phân tán việc ăn uống của trẻ, ngược lại sự vui nhộn còn làm cho mối quạn hệ giữa bố mẹ và con cái thêm mật thiết hơn, hơn nữa bố mẹ lại tránh được những xung đột tiềm ẩn, giành được thắng lợi.

3. Làm thế nào để phân biệt được sự “cố ý khiêu khích” và “lỡ tay”

Trước khi cuộc khiêu khích quay trở lại, bố mẹ cần hiểu rằng, trẻ có những hành vi khiến cho người khác không hài lòng, đó là phủ nhận quyền uy của bố mẹ, trực tiếp khiêu khích bố mẹ.

Ở nước Mỹ có một nàh phát minh y học, lúc nhỏ rất thích uống sữa.Có một lần, ông quyết định tựu mình đi lấy sữa. Khi mở tủ lạnh ra, dùng tay phải bưng nồi sữa lớn nhưng bưng không nổi, ông đã bị trật tay, cả nồi sữa đổ xuống đất. Lúc đó, đứa trẻ nhỏ này sợ hãi, thu mình vào trong góc tường. Vì sữa đã lan ra khắp sàn bếp, nên ông biết mẹ sẽ phạt. Thật bất ngờ, mẹ đi ngang qua nhìn sữa trên sàn rồi nói: “Ồ! Mẹ chưa bao giờ thấy một biển sữa lớn như vậy, thật đẹp quá!”. Nghe mẹ nói như vậy, ông không còn sợ hãi nữa. Tiếp đó, mẹ lại nói: “Mummy thật là lợi hại! con lớn như thế rồi chắc cũng không bao giờ nhìn thấy biển sữa đẹpv như thế phải không? Con có muốn cùng mẹ lau sạch nó đi không nào?” Sau đó, mẹ lấy giẻ lau, chổi, cùng với ông quét sạch sàn bếp, cho đến tủ lạnh, sau đó mới nói với nó rằng, con cầm thế nào mà để đổ vậy? Phải dùng cả hai tay mà bưng chứ, như thế nồi sữa mới không nghiêng, mới không đổ xuống sàn nhà.

Đứa trẻ này gây ra việc như vậy, kết quả khiến cho người ta không được hài lòng, nhưng căn bản đây không phải là hành vi khiêu khích. Đứa trẻ làm đổ sữa là hành vi không cố ý chống đối, nên nó sẽ không bị sự trừng phạt nghiêm khắc của bố mẹ.

Bởi vì đứa trẻ lỡ tay mà dẫn đến sự việc như vậy, nên chúng không đáng bị phạt, bố mẹ cần hiểu được điều đó.

Nhưng trong cuộc sống, rất nhiều bậc phụ huynh đã không làm tốt được như người mẹ đó. Một số là do công việc quá mệt mỏi, sau khi về đến nhà lại làm cơm rửa bát, chăm sóc gia đình, nhìn thấy sữa trên sàn nhà, rất có khả năng sẽ phát cáu, lớn tiếng quở trách: “Sao mà con ngốc thế, có một nồi sữa mà cũng bưng không nổi à?”. Nếu đứa trẻ cãi lại, thì sẽ không vừa ý, chắc chắn sẽ bị một bàn tay giáng xuống đầu.

Con của bạn có thường xuyên đi lấy các thức uống trong tủ lạnh không? Nếu như có một ngày nào đó, nó vô ý làm đổ sữa khắp sàn, bạn sẽ xử lí thế nào?

View attachment 9821

Giáo dục trẻ nhỏ thực sự là một sự thử nghiệm khó khăn về tình yêu và tư duy lí tính. Đứa trẻ không biết lại hiếu kỳ muốn bày tỏ “thiện ý”, làm cho bố mẹ rất khó khăn để tiếp nhận các “hậu quả” đó, cha mẹ cũng nên có lí trí để chấp nhận nó. Ngược lại, với những hành vi cố ý khiêu khích nhưng lại không gây ra hậu quả gì, cũng nên được nhắc nhở, lúc này không phải là lúc biểu thị tình yêu thương.

Bạn đang vạch trên đất một đường kẻ,trẻ cố ý dùng cái chân nhỏ bé của nó vạch một đường cắt ngang qua. Ai sẽ là người giành thắng lợi đây? Ai có dũng khí hơn ai đây? Ai sẽ làm chủ được tình huống? Nếu bạn không thể trả lời những vấn đề của trẻ một cách rõ ràng, chúng sẽ khởi dậy một cuộc chiến khác, trẻ sẽ cố ý đưa ra những vấn đề này nọ. Nếu lúc trẻ khiêu khích, bố mẹ không thể năm được thế cuộc, không giành được sự tôn trọng của trẻ, vậy cả bố và mẹ đều bị tổn thương.

4. Không nên quá nghiêm khắc phản ứng lại với sự khiêu khích của trẻ để làm tổn thương đến tình cảm của cả bố mẹ và con cái.


Cần gi nhớ, không nên quá nghiêm khắc phản ứng lại với sự khiêu khích của trẻ để làm tổn thương đến tình cảm của cả bố mẹ và con trẻ. Trên thực tế, không có gì thắng lợi hơn khi bạn chấp nhận sự khiêu khích đó để có thể làm cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái thêm gần gũi.

Nếu như trẻ con có lỗi, nó hoàn toàn hiểu rằng “có lỗi thì sẽ bị phạt”, su khi hết khóc, chúng sẽ biểu hiện tình yêu thương đối với bố mẹ.

Sa Ly đã từng gặp trường hợp bị con gái là Đan Ni Nhĩ phản kháng.

Lúc Đan Ni Nhĩ chưa đầy 15 tháng, Sa Ly muốn nhóm lò, cô chạy ra sau nhà lấy một ít củi. Ngày hôm đó trời mưa, cho nên Sa Ly bảo Đan Ni Nhĩ đứng đợi ở cửa. Đan Ni Nhĩ ghi nhớ rất nhanh, nó hiểu ý nghĩa của mệnh lệnh này, nhưng đột nhiên nó chạy qua sân ướt nhẹp. Sa Ly bảo nó quay trở lại, nghiêm khắc lặp lại mệnh lệnh. Nhưng Sa Ly vừa quay đi thì Đan Ni Nhĩ lập tức chạy đi. Đây rõ ràng là một hành động phản kháng. Cho đến khi lặp lại lần thứ 3, Sa Ly mới dùng roi quất vào đít con, lúc này Đan Ni Nhĩ mới vâng lời.

Sau khi Đan Ni Nhĩ hết khóc, nó chạy đến lò lửa bên cạnh Sa Ly, nói một cách đáng yêu “con yêu mẹ”. Sa Ly dịu dàng bế nó vào lòng, lúc ngập tràn yêu thương này, Sa Ly mới nhẹ nhàng nhắc nhở Đan Ni Nhĩ phải biết vâng lời mẹ.

Các bậc cha mẹ nên phân biệt hành vi “dạy dỗ nghiêm khắc” với “đối xử thô bạo”. Dạy dỗ nghiêm khắc không phải là đối xử thô bạo với trẻ. Dạy dỗ nghiêm khắc đó chính là chỉ việc bố mẹ kiên trì giữ vững lập trường của mình. Ví dụ trường hợp của Sa Ly, nếu cô ấy không kiên quyết nghiêm khắc với Đan Ni Nhĩ, thì sau này rất khó quản giáo nó, nói gì nó cũng sẽ không vâng lời. cho nên có thể trẻ con sẽ đôi co mặc cả với mẹ hoặc sau khi bị mẹ đánh sẽ cảm thấy mẹ thật vô tình. Mối quan hệ tình thân có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Trong sự việc này, Sa Ly xử lí tình huống thật xuất sắc, cô ấy làm cho đứa trẻ hiểu, sự cự tuyệt của bố mẹ là vì hành vi chứ không phải vì bản thân trẻ.

Như vậy, sau khi phạt lỗi, cha mẹ nên biểu hiện tình yêu thương bằng cách an ủi trẻ, điều đó cực kỳ quan trọng.

Cần nhớ rằng tôn trọng chỉ là hành vi đơn phương thì khó có thể duy trì lâu dài được. Nếu cha mẹ không tôn trọng con cái, họ cũng không được con cái tôn trọng lại. Cha mẹ nên là người bạn tốt cư xử tôn trọng con cái, tuyệt đối không được xem thường chúng, hoặc làm chúng khó xử trước mặt bạn bè. Lúc phạt tội, thông thường nên tránh sự hiếu kỳ hoặc cái nhìn bàng quan ác ý. Trẻ con không chịu sự chế nhạo, nếu như những lời này làm cho chúng khó chịu. Yêu cầu tình cảm chúng càng mạnh mẽ bao nhiêu thì càng khiến chúng thật ngây ngô, cũng nên phê bình chân thành cho con trẻ. Hãy để chúng cảm nhận được rằng cha mẹ mới “là người quan tâm đến mình”.

Khi phê bình con cái cha mẹ không nên dùng những lời mang tính chất thương tổn, không nên phản đối việc con cái có quyền được tôn trọng. Con cái của họ có thể rất sợ hãi, cho nên có ý khinh thường và chắc rằng trong tương lai, đến lúc nào đó sẽ xuất hiện cách nhìn tương tự như vậy.

Tôn trọng con cái, đầu tiên phải nên nhớ: con cái là một người độc lập, chúng có nhân cách và năng lực tư duy độc lập. Có một vị trí tương đương với người trưởng thành trong gia đình, có người xem con cái là vật sở hữu, tự ý an bày định đặt tất cả. Ai cũng biết trẻ con đều có tâm tư và suy nghĩ của mình, nhưng mỗi khi xử lí vấn đề người lớn lại quên mất điều này, đem cách nhìn của mình áp đặt cho con cái. Văn hóa các nước phương Tây rất xem trọng điều này. Trẻ con từ nhỏ đã tự ngủ một mình, bất luận lớn nhỏ bao nhiêu cũng vậy, phần đông người lớn thường giải thích những hành vi và nguyên tắc của mình cho con cái hiểu. Để dẫn dạy con cái, họ biết cách cùng con trẻ bàn luận so với bố mẹ chúng có sự khác biệt gì không, bố mẹ dù có li dị cũng duy trì mối quan hệ với con trẻ, để hiểu rằng mình không phải là người ngoài cuộc…

Trong bộ phim “Như Người Xưa Trở lại” có một cảnh: người cha cần phải đi xa, trước khi đi nói với con trai 5 tuổi của mình rằng: “Con à, con ở nhà nhớ chăm sóc mẹ nhé, con là một nam tử hán trong gia đình đấy”. Nếu là phim phương Đông, nếu có cảnh tương tự, người cha sẽ nói với con: “Ở nhà phải biết vâng lời mẹ”. Đây là biểu hiện văn hóa mà so với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày không có sự khác nhau là mấy.

Từ nhỏ nên hướng dẫn cách để trở thành một người độc lập, cha mẹ nên tôn trọng chúng. Biện pháp quan trọng nhất là: trong một sự việc nào đó hãy xem cách nhìn nhận của chúng có gì khác biệt, rồi tiến hành phân tích cặn kẽ sự việc đó. Cha mẹ không ngại làm từ những việc nhỏ. Lắng nghe và giải thích làm cho cả hai bên đều thấu hiểu, cuối cùng là đạt được sự tôn trọng lẫn nhau.

Để giáo dục tốt con cái, đối với các sự việc không tốt của con cái nên có chủ kiến xuyên suốt. Cha mẹ thiếu chủ kiến là một điều cấm kỵ trong giáo dục con cái. Biện pháp đơn giản nhất là: bạn nên thường xuyên giải thích hành vi của mình, vì sao bạn quở trách con, hoặc vì sao bạn biểu dương chúng, cho con thấy sự khách quan, và các hành vi phù hợp với sự khách quan đó.

Theo Sách Thói Quen dạy trẻ*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top