“Con khóc, con sẽ khóc to lên cho mà xem!” – nên “tăng cường luật” uốn nắn hành vi của trẻ hơn nữa
1. Các bà mẹ thường vô ý đối với hành vi la khóc của trẻ
Khải Luân lúc lên 3 đã nói rất nhiều, hơn nữa giai đoạn này chính là giai đoạn đỉnh cao của việc học nói của nó, cả ngày nó đều học thành thục âm “Y y a a”. Mẹ nó quá bận công việc nhà, phần lớn thời gian đều chẳng để ý xem nó nói cái gì. Chỉ khi Khải Luân kêu lên một tiếng không bình thường, hoặc hét lên một âm thanh lớn, mẹ mới xem nó gặp vấn đề gì, xem nó cần gì. Với người mẹ như vậy – đứa trẻ này sau nhiều lần như thế sẽ thấy rằng nếu cần giúp đỡ nó dùng miệng gọi một tiếng rất to để gây sự chú ý của mẹ. Cũng có ngày mẹ nó phát hiện ra rằng: con mình chẳng biết từ lúc nào trở thành một đứa trẻ rất thích khóc. Cô ấy cũng phát hiện ra rằng những bà mẹ khác cũng rất ghét hành vi này của Khải Luân, nhưng bà mẹ đó đã không biết rằng chính vì hành vi của mình đã tạo nên tình trạng như thế.
Ba Phổ Lạc, nhà động vật học người Nga thí nghiệm trên chó, khi cho chó ăn, chúng sẽ tiết dịch và nước bọt ra, đây là phản xạ không điều kiện. Nếu như rung chuông, thì chúng sẽ không tiết dịch và nước bọt, bởi vì tiếng chuông và nước bọt chẳng có mối liên hệ nào cả, vì vậy không có một sự kích thích nào. Nhưng nếu trước mỗi lần cho nó ăn đều rung chuông, lặp lại nhiều lần như vậy, thì tiếng chuông sẽ là tín hiệu sắp được ăn, lúc này, tiếng chuông biến thành tín hiệu kích thích (cũng chính là điều kiện kích thích). Cho nên nghe thấy tiếng chuông, con chó lập tức sẽ tiết nước bọt. Đây là phản xạ điển hình của loại phản xạ có điều kiện.
Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện chính là kết hợp các biện pháp kích thích không liên quan với nhau đó là giữa thời gian và phản xạ không có điều kiện, đây là quá trình được gọi là tăng cường hóa. Một loại phản xạ khác gọi là phản xạ có điều kiện. Nhà tâm lí học người Mỹ Tư Kim Nạp (B.F.skinner), lấy một con chuột đói bỏ vào trong hộp, khi nó ngẫu nhiên đạp lên đòn bẩy, lập tức thức ăn rơi xuống, tăng cường cho nó ăn theo cách như vậy và lặp lại nhiều lần, đến khi nó thành một con chuột lão luyện quen các động tác đạp vào đòn bẩy để có thức ăn. Sự gia tăng số lần cho ăn như vậy sẽ hình thành sự phản xạ và lặp lại quá trình này có tác dụng rất quan trọng. Tư Kim Nạp cho rằng: nếu người ta vô tình có những hành vi nào đó được tán thưởng, sau đó người ta sẽ làm lại những hành vi tương tự như vậy; nếu người ta có những hành vi sai trái, họ sẽ dần xa rời, có thể hạn chế những hành vi đó.
View attachment 9824
Chúng ta xem lại ví dụ về Khải Luân. Vì sao những lúc Khải Luân có nhu cầu tại sao không dùng đến miệng để ra yêu cầu? Vì sao nó lại trở thành một đứa trẻ thích khóc? Đó chính là mẹ của nó đã tăng cường hành vi khóc của nó! Khải Luân phát hiện ra rằng mỗi lần nó khóc thét lên thì mới làm cho mẹ chú ý tới, hành vi khóc của nó tự nhiên được tăng cường thêm. Những bậc cha mẹ cũng đừng quá vội vàng, chúng ta tất nhiên có thể tăng cường hành vi của con trẻ cho nên cũng có thể làm mất đi những hành vi không tốt đó.
Cần ghi nhớ rằng, để loại trừ đi những hành vi không hợp lí ở trẻ, cha mẹ nên giải thích để trẻ tránh xa các hành vi đó, đồng thời cũng thực hiện sự tăng cường hóa có tính chất ngược lại.
Điều kiện thứ nhất để hình thành phản xạ có thể là tiếng khóc của trẻ và sự phản ứng lại của bố mẹ trẻ với tiếng khóc đó.
Tiếng khóc của trẻ là một phương thức quan trọng để kết nối. Thông qua tiếng khóc, bố mẹ có thể biết được trẻ đói, mệt, cảm thấy khó chịu hoặc tã ướt…để đáp ứng dầy đủ nhu cầu của trẻ. Tiếng khóc bình thường là điều kiện sinh tồn của trẻ, chúng ta không thể và không muốn loại bỏ nó. Nhưng chính xác chúng ta có thể thông qua sự tăng cường thích hợp, để giảm thiểu quá trình khóc ở trẻ, làm cho chúng không chú trọng đến việc này nữa. Nếu như mỗi lần chỉ cần trẻ khóc một tiếng, bố mẹ lập tức bế chúng lên và dỗ dành thì giữa nước mắt của trẻ và sự chú ý cảu bố mẹ có mối liên hệ với nhau. Nếu như bố mẹ có thể phân biệt để xử lí mỗi lần trẻ khóc, chúng sẽ dần nhận ra lúc nào nên khóc, lúc nào không nên khóc.
Hãy xem mẹ của Khải Luân nên làm thế nào mới có thể loại bỏ được tiếng ê a của nó. Lúc đầu, mẹ có thể nói: “Khải Luân, con cứ khóc nhè như vậy mẹ sẽ không thể hiểu con muốn gì đâu. Tai của mẹ rất thích sự vui nhộn nên mẹ sẽ không hiểu tiếng khóc ê a của con đâu. Con chỉ cần nói với mẹ, mẹ nhất định sẽ nghe thấy. Nào chúng ta hãy thử nói xem có được không con nhé?”. Mỗi lần trẻ không nói được, chỉ dựa vào tiếng khóc, mẹ nên làm như điếc không nghe thấy. Không những hành động đó bô mẹ phải chú ý mà còn dùng lời khen ngợi khích lệ trẻ, ví dụ: “Con thấy đấy”, bạn hãy nói nhẹ nhàng như vậy, “Mỗi lần nghe hiểu được tiếng con nói, mẹ rất thích con nói giống như thế. Mẹ biết con là đứa trẻ ngoan mà!”.
Kết hợp loại bỏ sự tăng cường và chuyển nghịch tằng cường, nhất định sẽ điều chỉnh được hành vi không tốt của trẻ, những ông bố bà mẹ cần lưu ý đến tình huống này. Thứ nhất, bạn phải học cách kiên trì. Không nên nghe trẻ khóc mà thương hại mềm lòng. Hoặc bạn cho rằng: ái chà, chỉ một lần này thôi. Không được làm như vậy, một khi bạn không có sự kiên nhẫn, ắt bạn sẽ thua trong cuộc chiến tranh này. Thứ hai, tùy thời điểm mà dùng lời lẽ giải thích các hành vi. Không nên cho rằng trerv còn nhỏ, chưa hiểu được. Bắt đầu từ nhỏ, bạn phải kiên trì giài thích các hành vi cho trẻ. Cho đến lúc trưởng thành, bạn sẽ phát hiện ra rằng trẻ đã tương đối hiếu lí lẽ, biết vâng lời. Khi bạn yêu cầu trẻ dừng lại một số hành vi nào đó, nó sẽ không có thái độ giận dữ.
2. Không cần phải điều chỉnh các hành vi, cuối cùng rồi nó sẽ được loại bỏ và biến mất
Thế giới động vật cung cấp nhiều ví dụ thú vị về sự “loại bỏ đó. Có một loại các thích ăn cá chép, nếu để cá chép vào cùng với loại cá này trong một bồn nước, thì con cá chép liền tránh xa loại cá này. Tuy nhiên khi chúng ta đặt một miếng thủy tinh chắn ngang bồn nước, cách ly hai con cá này sẽ thấy một điều thú vị. Con cá kia không thể nhìn thấy tấm thủy tinh nên mỗi lần nó định đuổi bắt con mồi ngon của mình, lập tức bị đâm phải tấm thủy tinh. Lúc đầu, con cá bơi đâm thẳng vào tấm thủy tinh, nó bị một cú trời giáng. Hiển nhiên, hành vi săn mồi của nó sẽ không gia tăng nữa, nó sẽ dần dần bị mất đi.
View attachment 9825
Cuối cùng, con cá đó cũng hiểu ra rằng nhưng con cá chép nhỏ này có thể nhìn thấy nhưng không thể bắt được, cho nên nó đã tự thay đổi hành vi của mình. Lúc này, người ta lấy tấm thủy tinh đó ra, kết quả là: những con cá chép nhỏ được sống an toàn và không bị kẻ địch tấn công nữa. Con cá kia cũng không còn nghĩ đến việc bắt chúng ăn thịt, bởi vì nó đã hiểu ra được đạo lí: không thể ăn thịt được những con cá chép nhỏ này. Điều làm người ta kinh ngạc là, rốt cuộc con các kia bị chết đói, trong khi những miếng mồi ngon vẫn bơi nhởn nhơ trước miệng.
Điều chỉnh hành vi không tốt của trẻ không phải là việc dễ dàng, nếu như vận dụng sự tăng cường thích hợp để làm mất những định luật này,sự việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bố mẹ của Mã Khắc đối với việc dạy con cũng đã làm như vậy, đối với đứa con ngỗ nghịch họ đã biết dùng cách. Họ đánh nó, phạt nó đứng vào góc tường, bắt nó đi ngủ sớm hơn thường ngày, trách mắng, là nó, nhưng tất cả đều không có tác dụng. Mã Khắc vẫn cứng đầu như cũ.
Sau đó, có một buổi tối, bố mẹ của Mã Khắc đều xem báo tại phòng khách, thái độ rất tức giận đứa con nhỏ của mình, thấy thế, Mã Khắc càng nổi trận lôi đình. Nó thét lên, đập đầu, khoa tay múa chân. Lần này, bố mẹ đều tức giận, nhưng nhất thời chưa biết phải làm gì, nên bỏ qua, tiếp tục đọc báo, có vẻ như không kỳ vọng được gì vào đứa con ngỗ nghịch này. Lúc này, Mã Khắc đứng dậy, nhìn bố mẹ rồi lại nằm nhoài xuống diễn tiếp tập hai của vở kịch. Bố mẹ nó lần này cũng chẳng có phản ứng gì. Họ nhìn nhau sau đó ngơ ngác nhìn Mã Khắc.
Mã Khắc lại nằm lăn trên đất diễn tiếp tập ba. Bố mẹ của Mã Khắc vẫn tiếp tục không thèm để ý đến. Cuối cùng bạn có biết Mã Khắc phản ứng thế nào không? Nó cảm thấy việc nó nằm trên sàn nhà khóc quả là việc ngu ngốc. Từ đó, nó không tái diễn sự tức giận làm loạn lên như thế nữa.
Mã Khắc làm loạn lên bởi vì không có quá trình tăng cường mà tự nhiên loại bỏ.
Nếu con bạn là một đứa trẻ nóng nảy, sự tăng cường hoặc tăng cường ngược lại không đạt được hiệu quả nào. Lúc này các bậc cha mẹ không nên vì sự nóng nảy của con mình mà không xử lí chúng, bạn nên nhớ rằng tính cách chúng khác hẳn với những đứa trẻ trầm tĩnh khác, đối với việc dạy dỗ chúng cần mất nhiều thời gian và nhiều công sức. Bố mẹ nên có sự kiên trì nhẫn nại, kiên định lập trường không nên mặc cả cùng chúng, cuối cùng những hành vi không tốt của chúng sẽ được điều chỉnh.
3. Lợi dụng định luật tăng cường, con cái cũng khinh dễ chống chế lại cha mẹ
Định luật tăng cường hóa và tiêu mất không những là cơ chế tâm lí để trẻ em và động vật học được hành vi mới, người lớn cũng dựa theo sự phản hồi tích cực hay tiêu cực đó để điều chỉnh hành vi của mình. Có khi, bọn trẻ cũng có thể thông qua các hành vi bản năng mà tăng cường hay loại bỏ một số hành vi nào đó để huấn luyện lại cho bố mẹ, chứ không phải bố mẹ huấn luyện chúng.
Khi bố mẹ đưa trẻ đến những nơi thú vị, ví dụ như nơi chiếu phim, trẻ thường biểu hiện những hành vi khiên bố mẹ rất hài lòng: chúng rất ngoan, dễ chịu, cũng rất dễ trao đổi – đây là một ý đồ không tự giác, nhằm mục đích tăng cường hay khích lệ hành vi của bố mẹ. Trong những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng ở nhà chúng đã quen thao túng bố mẹ, từ đó mà có hành vi muốn cái gì hoặc cần cái gì đều bắt buộc bố mẹ phải tuân theo.
Khi một bà mẹ đang dạy đứa con gái 5 tuổi, thì nghe đứa trẻ nói “Mẹ lại không yêu con nữa rồi!”.
Phần lớn trẻ con đều biết rằng bố mẹ rất yêu chúng. Nhân đó chúng lợi dụng điểm yếu này để loại trừ hành vi phạt tội của bố mẹ. Những đứa trẻ này thông thường đều giành lấy phần thắng.
Định luật tăng cường và loại bỏ có điểm giống nhau: bố mẹ nhất định cần ý thức được rằng hành vi không thích đáng của họ có thể gây tác dụng tiêu cực đối với việc tăng cường và ngược lại. Ví dụ, trẻ sẽ lấy lí do “Bố, mẹ không yêu con!” để né tránh bị phạt lỗi, bạn nên nhắc nhở cho trẻ biết rằng bạn rất yêu chúng, phạt lỗi chúng là một việc ngoài ý muốn chứ không phải là không yêu chúng. Lúc đứa trẻ nói “Bố, mẹ không yêu con!”, hãy nói cho chúng biết: lúc nào bạn cũng yêu chúng. Nhưng bây giờ bạn phải nói rằng vì con làm những việc như vậy bố mẹ cảm thấy thất vọng vì con.
Việc con làm sai không có vấn đề gì chỉ cần con biết sửa lỗi. Con phải hiểu rằng, bất luận con có mắc lỗi dù nặng nhẹ thế nào bố mẹ vẫn là bố mẹ của con, bố mẹ mãi mãi yêu con. Bạn chớ nên bận lòng rằng chúng sẽ nhẫm lẫn giữa tình yêu thương và những việc có lỗi.
Định luật tăng cường và loại bỏ quan trọng như vậy, nếu chúng ta vô tình củng cố hoặc tăng cường hành vi mà chúng ta không mong đợi, chúng có thể suy yếu đi.
View attachment 9826
Kỷ niệm 10 năm ngày cưới, vợ chồng nhà Smiths muốn đi ra ngoài ăn với nhau một bữa. Lúc họ chuẩn bị đi, đứa con hơn 3 tuổi vì phải ởi nhà nên khóc. Ông Smiths áp dụng nguyên tắc bán tăng cường. Để đứa trẻ nín khóc ông Smiths cho nó một cái kẹo. Thật chẳng may, hành động của ông Smiths không làm cho đứa trẻ im lặng, ngược lại càng làm cho nó khóc nhiều hơn. Nếu như lần sau hai ông bà muốn ra ngoài, con họ sẽ khóc nhiều hơn nữa.
Có một thay đổi nho nhỏ có thể làm thay đổi được tình thế. Trước khi trẻ sắp khóc ông Smiths nên cho nó một bao kẹo, khuyến khích nó hợp tác với bố mẹ.
4. Lời nói và hành vi của bố mẹ chính xác là công cụ để tăng cường
Có khi, hành vi của bố mẹ (hành vi khích lệ hoặc phạt lỗi), làm cho trẻ khó hiểu, gây mất tác dụng tăng cường.
Mục sư Ca Nhĩ Uy Đặc là một người cha thành công. Ông đã dạy dỗ đứa con trai gặp trở ngại về bẩm năng trí tuệ thành một thiên tài nổi tiếng. Mục sư Ca Nhĩ Uy Đặc đã để lại cho hậu thế nhiều quan niệm gia giáo có giá trị. Liên quan đến vấn đề khích lệ hay phạt lỗi trẻ, dùng định luật tăng cường để giáo dục con cái, trong tác phẩm nổi tiếng “Cách dạy con của Ca Nhĩ Uy Đặc”, có ghi một kinh nghiệm:
Một lần đi tản bộ, tôi phát hiện ra một điều khá thú vị. Trong quá trình tản bộ, hàng xóm của tôi là bà Smiths phát hiện ra quần của đứa con gái bị bẩn, bà ấy lập tức nổi giận, lớn tiếng la mắng con gái. Sau khi đứa trẻ khóc, bà ấy đã cho nó một ít đồ ăn.
Tôi hỏi bà Smiths rằng “vì sao bà lại la mắng con gái của mình vậy?”
“Nó làm bẩn quần của mình”. Bà Smiths trả lời.
“Ra là vậy, thế vì sao bà lại cho nó đồ ăn vặt vậy? có phải là sẽ biểu dương hành vi của nó hay là vì để chữa lại hành vi la mắng của mình?”
Bà Smiths không nói gì, bà ấy cũng không biết nên trả lời thế nào.
Lúc này, con gái của bà ấy cũng rất mơ hồ, không biết vì sao mẹ lại mắng mình, lại càng không hiểu vì sao sau khi mắng mẹ lại cho mình đồ ăn.
Cách làm này không hề hợp lí, bạn hãy để cho con gái hiểu rằng nghịch như vậy là không đúng, điều này không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
Muốn dạy con ngoan, cha mẹ cần phải có chủ kiến của mình. Bố mẹ thiếu chủ kiến khi dạy con đó là một điều cấm kị. Cách đơn giản nhất là: bạn phải thường xuyên giải thích những hành vi của mình, vì sao bạn mắng trẻ, vì sao bạn khen ngợi chúng, bạn phải bảo vệ chủ kiến của mình. Trải qua một thời gian ngắn rèn luyện, con của bạn cũng sẽ tự ý thức được những hành vi của mình. Những hành vi đúng đắn hợp lí phải nên duy trì và những hành vi chưa đúng sẽ được điều chỉnh.
Đối với trẻ mà nói, vườn trẻ chính là sân chơi rất tốt cho hoạt động xã hội. Ví dụ, bạn không thể hướng một đứa trẻ 3 tuổi đến các đức tính tốt như nhẫn nại và tự kiềm chế, nhưng chính kinh nghiệm xã hội thì có thể. Nếu như một thứ đồ chơi nào đó đang được một đứa trẻ dùng đến, thì những đứa khác cũng muốn được chơi như vậy, chắc chắn chúng sẽ đợi đứa trẻ kia chơi xong rồi mới được chơi. Và các phẩm chất xã hội quan trọng dần dần sẽ được hình thành như vậy. Trong một hoàn cảnh xã hội tốt đẹp, trẻ con sẽ được hình thành những phẩm chất tốt đẹp.
Theo Sách hình thành thói quen cho trẻ*