“Con cảm thấy rất khó có thể làm được, bởi vì con mới chỉ là một đứa trẻ!”
Đối xử một cách bình đẳng chính là bồi đắp các giá trị tinh thần và làm cho trẻ cảm thấy có trách nhiệm
1. Thực nghiệm một phương pháp dạy trẻ
Hãy để chúng tôi đặt ra một tình huống thực nghiệm giả tưởng có liên quan tới việc giáo dục các thói quen cho trẻ.
Tình huống thứ nhất: Bạn cùng với một đứa trẻ 4 tuổi đang ngồi trong phòng khách xem tivi và đang xem một chương trình rất thú vị. Đứa trẻ đắc ý đến nỗi không hay rằng nó đã tháo giày rồi quẳng lên ghế sopha. Lúc này, bạn nên làm thế nào?
Hãy tìm một tờ giấy, viết vào đó tình huống bạn đang gặp phải rồi những phản ứng cần phải biểu hiện: bao gồm cả tình cảnh và ngôn từ.
Tình huống thứ hai: Một người bạn của bạn đến nhà bạn chơi, người bạn ấy là người to lớn, ngồi gác chân lên ghế và hút thuốc, thật không may là tàn thuốc vô tình rơi trên ghế sopha. Bạn nhìn thấy, bạn sẽ phản ứng thế nào?
Hãy tiếp tục lấy một tờ giấy ghi vào đó những khả năng mà bạn sẽ phản ứng, bao gồm cả tình cảnh và ngôn từ.
So sánh hai phản ứng này, chúng có gì không giống nhau? Từ đó bạn rút ra được điều gì?
Bây giờ, chúng ta hãy xét tình huống thường gặp sau, nhiều bậc cha mẹ sẽ phản ứng thế nào nhé!
Tình huống thứ nhất, họ có khả năng sẽ nổi nóng:
“Con làm cái gì vậy? Hãy bỏ chiếc giày ra khỏi ghế ngay!”
“Con làm gì mà vui vẻ một cách bất lịch sự vậy?”…
Tình huống thứ hai, có khả năng sẽ liếc nhìn và bảo:
“Hãy bỏ chân ra khỏi ghế ngay!”
“Người có thể diện vốn chẳng nên gác chân lên ghế sopha!”
“Nếu như bạn muốn tôi không nói lời khó nghe thì nên bỏ chân xuống khỏi ghế sopha đi!”
“Tôi nhắc lại bạn không nên gác chân lên ghế sopha nữa!”
Thế nhưng, trong tình huống thứ hai, chủ nhân của chiếc ghế không có lời nào chỉ trách hoặc uy hiếp. Một số người có thể chịu đựng mà tiếp tục nói chuyện tiếp, hoặc có người tương đối chân thành hoặc người có dũng khí sẽ khẽ cười, hoặc khiêm tốn nói lời nhỏ nhẹ:
“Không xong rồi. Chiếc ghế này mới mua chưa được bao lâu, rất đắt, tôi rất lấy làm tiếc vì điều đó”.
“Tôi trót đang tâm làm tàn thuốc rơi cháy trên chiếc sopha rồi”.
Trước mặt bạn bè, người ta thường kiềm chế bản thân mình hết cỡ, không nói những lời như ra lệnh, cảnh cáo, uy hiếp, mà chỉ nói những lời tế nhị như vậy. Bởi vì đa số chúng ta đều hết sức tôn trọng bạn bè, đối xử với bạn bè với thái độ nhã nhặn và trí tuệ. Chúng ta thấy rằng nếu như khi bạn yêu cầu bạn bè làm một việc gì đó mà gây ra cảm giác bất bình đẳng sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Cho nên, chúng ta phải hết sức cẩn trọng tránh tâm lí đột ngột đường đột, tin tưởng ở bạn bè cũng chính là mình cảm thấy được tôn trọng, có nhiều cách để lựa chọn nhằm thay đổi hành vi.
View attachment 9853
Nếu như trên giấy bạn ghi lại hai phản ứng giống như vậy, thì điều đó cho thấy bạn và đa số những bậc cha mẹ khác cũng tương tự như nhau, đều không đối đãi một cách bình đẳng với bạn bè, không bình đẳng với con cái.
Hằng ngày chúng ta có thể dùng phương thức bất bình đẳng này để đối xử với con cái, cũng chẳng lạ gì con cái đẩy bạn vào những tình huống khó xử, mất cảm giác tôn trọng bạn. Đối với người biểu lộ nhân cách bình đẳng, con cái thường kháng cự lại, phòng ngừa phạm lỗi thậm chí giống như kẻ địch vậy. Bởi vì trẻ cảm thấy bị ức chế, nếu thông trường hợp bất bình đẳng này được thực hiện một cách công khai, chúng sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ.
2. Trẻ cảm thấy không có giá trị sẽ dẫn đến việc vô trách nhiệm
Bố mẹ thường hay trách giận con cái thiếu trách nhiệm đối với gia đình, không để ý gì đến nhu cầu của bố mẹ. Kỳ thực, cảm giác có giá trị và có trách nhiệm có quan hệ mật thiết với nhau. Một người, chỉ thông qua hành vi của mình mà gây được ảnh hưởng đối với người khác, đủ để người khác quí mến và tôn trọng, khi đó anh ta mới có thể nghiễm nhiên cảm thấy tự hào về bản thân, từ đó sẽ tăng cường trách nhiệm của mình hơn nữa.
Một số bậc cha mẹ con cho rằng: trẻ con còn nhỏ, biết gì mà trách nhiệm? Trách nhiệm ấy là chỉ người thành niên mới có thôi. Cách nghĩ như vậy là sai lầm.
Mẹ của Thang Mẫu vốn cũng đã từng cho như vậy, chẳng qua, chỉ cần có một cơ hội nào đó là có thể thay đổi cách nghĩ của bà ấy:
Bé Thang Mẫu 3 tuổi trong mắt của mẹ và những đứa trẻ bằng tuổi khác không có gì đặc biệt cả, trừ việc ăn, uống và chơi. Người mẹ vốn không chỉ dạy cho con cái biết quan tâm đến người khác, hiểu hết được lẽ xử thế, càng chẳng nói đến cái gọi là giá trị hay trách nhiệm gì.
Vào năm nọ, vì bố bị điều động công tác, gia đình họ chuyển đến một thành phố khác. Thang Mẫu vào nhà trẻ khác, kết giao với nhiều bạn bè mới.
Hai tháng sau, nhà trẻ cần họp phụ huynh, mời mẹ của Thang Mẫu tham gia. Người mẹ vì mới tới thành phố nên chưa hoàn toàn thích nghi được, và cũng chưa từng đến nhà trẻ của Thang Mẫu. Trên đường đi họp phụ huynh, mẹ cười nói với Thang Mẫu rằng: “Thang Mẫu này, nhà trẻ của con nằm ở đâu ấy nhỉ, do mẹ chưa biết ai nên hơi hồi hộp, lúc đó con có thể giúp mẹ được không?” “Không sao ạ! Con biết mọi người ở đấy, bởi vì hằng ngày con đều tiễn bố mẹ của bạn con”, Thang Mẫu thành thực trả lời.
Thang Mẫu phải giúp đỡ mẹ nên nó cảm nhận được trách nhiệm khi đặt chân đến lễ đường. Rất nghiêm chỉnh, nó dẫn mẹ tới giới thiệu với thầy hiệu trưởng và những thầy giáo khác, rồi dẫn đến chố các bạn nhỏ của nó để cho mẹ gặp, nói với mẹ tên của bạn cho đến bố mẹ bạn. Tiếp theo, Thang Mẫu đưa mẹ đến trước một chiếc ghế sopha, mang cho mẹ một cốc nước: “Mẹ ơi, mẹ ngồi xuống đây đi, con chạy lại đằng kia một lát sẽ quay trở lại ngay”.
Bạn xem, một đứa trẻ 3 tuổi như Thang Mẫu đã cảm nhận được giá trị và trách nhiệm của mình.
Người mẹ rất ngỡ ngàng, bởi vì xúc động và tự hào. Từ đó, bà mới thay đổi cách nhìn chủ quan của mình, đối xử bình đẳng với Thang Mẫu.
“Xem trẻ con bình đẳng như người trưởng thành”, đó là việc mà đa số các bậc cha mẹ cảm thấy khó có thể thực hiện.
Vì sao phải bình đẳng? Một số bậc phụ huynh nhận thức giản đơn rằng, đối với trẻ con, sự nghiêm khắc ấy chính là bất bình đẳng, đây là sự nhìn nhận sai lầm. Kỳ thực, bố mẹ đối với con cái cần nên khoan dung và cũng nên nghiêm khắc, con cái muốn làm gì thì làm, đó mới là bất bình đẳng; cha mẹ kiềm chế được nhu cầu của mình, vì muốn cầu toàn nên thỏa mãn nhu cầu của trẻ, cũng gọi là bất bình đẳng. bình đẳng nghĩa là tôn trọng nhu cầu của đối phương, tin vào năng lực và trí tuệ của đối phương, tin tưởng vào phẩm chất tốt của đối phương, hiểu rõ điều đó để giữ gìn và duy trì những giá trị khác nhau cho đến phương cách sống.
Chính vì bà mẹ của Thang Mẫu không để ý nên mới không nhận ra mối quan hệ bình đẳng giữa Thang Mẫu và mẹ, khi đó người mẹ mới chợt nhận ra giá trị trách nhiệm của Thang Mẫu. Mẹ nói với bé rằng mình có một chút bối rối, nghĩa là mẹ đã tin hoàn toàn vào phẩm đức của Thang Mẫu. Không nên để người ngoài cười nhạo, mẹ hy vọng vào sự giúp đỡ của Thang Mẫu. Trong mối quan hệ giữa trẻ và người thân, trước khi bình đẳng phải xem con cái như một cá thể độc lập, có năng lực và có phẩm chất trí tuệ nhất định, có một số đức tính tốt nhất định, đồng thời cũng có những hành vi, phương thức và giá trị quan, hơn nuwqax nó cũng là người có nhu cầu về tình cảm và cảm nhận được mình những lúc khó khăn. Bố mẹ không phải là chủ thể của con trẻ, chỉ là người cố vấn cách sống cho con, ở bên cạnh con, khi đó đương nhiên cũng sẽ là người dẫn dắt con, thế nhưng sự dẫn dắt đó cũng yêu cầu phải có sự bình đẳng.
3. Làm thế nào để tìm được cơ hội bồi dưỡng giá trị cảm quan cho trẻ.
Một số người trưởng thành cho rằng việc bồi dưỡng giá trị cảm quan và tinh thần trách nhiệm cho trẻ khó hơn cả lên trời, họ có thể buồn bực cho rằng: chúng tôi vốn không tìm ra được cơ hội nào cả!
Trong cuộc sống hằng ngày, những cơ hội như vậy đều có thể gặp thường xuyên. Những người trưởng thành ở phương Tây, với vấn đề này có phương pháp đáng để chúng ta học tập. Khi trẻ vẫn còn nhỏ, mẹ luôn cổ vũ khích lệ trẻ trong bất kì tình huống và sự việc nào. Ví dụ, khi thay khăn trải bàn, mẹ nói: “Nào, David, cầm giúp mẹ chiếc khăn tắm của con đi. “ÔI! Con có thể làm được rồi, có thể con sẽ tự cầm chiếc khăn qua cho mẹ đấy”. Điều này có thể làm cho đứa trẻ mới mấy tháng tuổi cũng có thể nhận ra được giá trị của mình đã được khẳng định. Trẻ con dù lớn nhỏ thế nào cũng nên khuyến khích chungstuwj ăn, rửa tay, tự lau mình…
Hãy để cho trẻ cảm nhận được và tin tưởng vào năng lực của chúng, khẳng định giá trị của chúng.
Ngoài ra, chớ nên tập cho trẻ thói quen kiêu ngạo. Ở phương Tây, trẻ con đi bị ngã hoặc không cẩn thận làm trầy xước bộ phận nào đó của cơ thể, những người lớn đều cười khích lệ, có người thậm chí còn cười rất to nữa. Nếu như thật sự chỗ trầy đó bị đau, mẹ cũng chỉ xoa rồi an ủi: “Không sao đâu, một lát nữa sẽ hết đau thôi”. Thế nhưng ở phương Đông, phần đông người trưởng thành đều có thói quen không tốt, đó là tức giận đối với người khác, vật khác. Ví dụ, một cái cây chắn ngang làm trẻ ngã, mẹ sẽ nói: “Mẹ đánh cái cây ấy rồi, nó làm cho tiểu bảo bối của mẹ đau này”. Từ đó người mẹ làm bộ đánh cái cây ấy, thế rồi đứa trẻ chuyển sự chú ý của mình vào đó mà không khóc nữa. Đây là một phương pháp rất có hiệu quả lôi cuốn rất ngắn ngủi, đó chính là lôi kéo phạm vi chú ý cảu nó trong chốc lát, một khi sự chú ý của nó chuyển sang vật khác, nó sẽ đối mặt với cơn đau rồi lại không còn chú ý nữa. Người mẹ cảm thấy cách này hiệu quả: “Ôi! Con đã hết khóc rồi!”…tuy nhiên, cách này cũng không có hiệu quả lâu dài được, đứa con sẽ cho rằng, bất cứ lúc nào cũng có thể hoán đổi trách nhiệm. Ví dụ, một cái cây làm nó vấp ngã, vốn là trách nhiệm của nó, mẹ nó nên nói với nó như vậy, lần sau khi đi nó phải chú ý để tránh vấp phải…Nhưng nếu như sự trút giận vào cái cây, làm cho trẻ nghĩ rằng: lần sau có việc gì, cũng đều có thể tìm thấy cái gì đó “chịu tội thay”. Từ đó khi lớn lên, rất khó để đứa trẻ này có thể cảm nhận được vai trò trách nhiệm, khi không có trách nhiệm có thể sẽ sẵn sàng khiêu chiến.
Tùy theo lứa tuổi và sự tiếp xúc với môi trường xã hội, trẻ con nhận ra được ý thức trách nhiệm và giá trị cảu mình càng nhiều, càng lớn, không bó hẹp trong phạm vi gia đình nữa. Nhưng, sự bồi dưỡng từ trong gia đình của bố mẹ, sự cảm nhận vai trò trách nhiệm và giá trị của mình trong gia đình của trẻ đó chính là nền tảng căn bản nhất.
Nhà giáo dục nổi tiếng người Ý tên là Mông Đài Tuấn Lợi từng ghi chép một câu chuyện khiến người ta phải cảm động.
Vào một ngày nọ, thầy giáo đang thuyết giảng thì có tiếng nổ lớn làm chấn động, tiếng nổ làm cho bức tường biến thành đen kịt, mấy ngàn người mất mạng. Một đứa trẻ đứng lên, chạy tới trước bảng viết rằng: “Tôi cảm thấy rất đau lòng…”. Chúng ta hãy chú ý tới hành vi của đứa bé, nó biểu thị sự đau buồn trước sự việc xảy ra. Rồi nó tiếp tục viết: “Tôi cảm thấy đau lòng bởi vì tôi mới chỉ là một đứa trẻ”, điều này là lời nói kì lạ. Đứa trẻ lại viết: “Nếu tôi là một người lớn, tôi có thể giúp đỡ được cho mọi người rồi”…
Mẹ của đứa bé này thường ngày bán thảo dược để nuôi cả nhà. Hơn nữa, đứa bé thường hay được mẹ cõng trên lưng một cách mệt nhọc, khó khăn lắm mới đi qua được những dãy phố.
Đối xử bình đẳng với con cái, bồi dưỡng các giá trị tinh thần cũng như trách nhiệm, có thể áp dụng vào những việc nhỏ cụ thể.
Ví dụ có ý thức giao việc để trẻ tham gia lao động, quét bàn ghế, quét nhà, quét rác…để cho trẻ cảm nhận được những hành động của mình có tâm quan trọng như thế nào đối với gia đình và đối với bố mẹ.
Khi trẻ khóc, nếu có khả năng dùng lời nói, hãy ôm trẻ vào lòng cho trẻ khóc, rồi bảo với trẻ rằng: bạn tôn trọng cảm nhận của chúng, để cho chúng giãi bày những điều khó khăn vướng mắc trong lòng.
Khi trẻ gặp phải những việc buồn phiền hay khó khăn kêu gọi sự giúp đỡ của bạn, hãy đứng như một cái cây và im lặng, hãy làm một người bạn để trẻ giãi bày mọi tâm tư tình cảm, làm như vậy sẽ khiến trẻ hiểu rằng: bố mẹ đã hiểu được hoàn cảnh của con, cùng nó tìm cách tâm sự giãi bày, tin vào việc nó có thể đủ năng lực để giải quyết vấn đề.
Khi đứa trẻ yêu cầu sự giúp đỡ của bạn, bạn nên phân tích các góc độ của vấn đề, nhưng không phải là từ góc nhìn của kẻ bề trên. Cách này làm cho trẻ nhận ra: bố mẹ tin tưởng vào khả năng trí tuệ của chúng rằng chúng có đủ năng lực để đối diện giải quyết được vấn đề, chỉ là chúng vẫn muốn bố mẹ cổ vũ khích lệ một chút mà thôi.
Khi bố mẹ gặp phải chuyện buồn lòng, có thể tâm sự cùng với con cái, làm cho trẻ cảm thấy rằng bố mẹ tin cậy chúng, tìn nhiệm vào những ý kiến của chúng, vui vẻ chấp nhận sự giúp đỡ của chúng.
Cần ghi nhớ, những đứa trẻ thiêu tinh thần trách nhiệm và giá trị quan, bởi vì chúng không tìm thấy được tầm quan trọng của chúng đối với xã hội, thường nảy sinh những đam mê phóng túng, chúng dễ dàng mất đi tất cả động lực, dễ dàng chìm đắm trong sự hấp dẫn của vật chất. Chính vì vậy, trong xã hội ngày nay, việc bồi dưỡng giá trị quan và tinh thần trách nhiệm cho trẻ mang tầm quan trọng rất lớn.
Theo Sách Những thói quen dạy con hiệu quả*