Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Trong cuộc sống của chúng ta thì cái tài rất quan trọng đặc biệt là xã hội hiện đại ngày nay. Những người có tài thì luôn thành đạt và phát triển. Cuộc sống hiện đai biết bao nhiêu điều mà cần phải có tài mới có thể lam được, những người có tài ấy giống như người hiền tài, là nhân tố để phát triển quyết định đến vận mệnh đất nước. Thế nhưng có tài thôi chưa đủ, cái mà ai nhắc đến tài cũng nghĩ đến đó là cái đức. Hồ Chí Minh thường nói “ Có tài mà không có đức là vô dụng”. có thể thấy cái tài và cái đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
- Đưa ra vấn đề nghị luận
- Nhận xét chung của em về vấn đề
Gợi ý:
- Các em có thể đưa câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dăn dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
- Khẳng định mối quan hệ giữa đức và tài rất quan trọng, để trở thành một công dân có ích cho xã hội, con người cần rèn luyện cho mình cả hai giá trị cơ bản đó.
2. Thân bài
a) Giải thích vấn đề
– Tài: là trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người.
– Đức: là phẩm chất và nhân cách của con người.
– Tài và đức thể hiện vẻ đẹp nhân cách của con người.
b) Bàn luận vấn đề
(1) Biểu hiện của tài và đức:
– Tài được thể hiện qua khả năng của con người về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó trong xã hội. Người có tài là người có khả năng làm tốt một việc hoặc nhiều việc. Công việc ấy phải làm được nó và làm thật đẹp thật tốt thì mới gọi được là tài. Còn có những con người biết nhiều, làm tốt được nhiều công việc thì người đó là người đa tài, tức là có nhiều khả năng để làm tốt nhiều việc.
– Đức là đạo đức của một con người. Nói rõ hơn thì nó là những quy tắc chuẩn mực xã hội phù hợp với những đạo lí sống trên đời giữa người với người. Người có đạo đức là người luôn biết sống đúng với những cái được gọi là đẹp nhất. Nói cách khác người có đạo đức luôn có một tấm lòng lương thiện.
– Biểu hiện của người có tài có đức trong xã hội: Các nhà bác học có tài có tâm có những phát kiến vĩ đại vì con người, giúp cho sự phát triển của loài người… Dù ở bất kì lĩnh vực nào, con người tài đức đều mang lại những lợi ích nhất định cho loài người.
(2) Mối quan hệ giữa tài và đức
– Hai khái niệm đức và tài có quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong một con người. Nói cách khác thì yếu tố để làm nên một con người có ích cho chính bản thân, gia đình, bạn bè và đất nước phải là một con người có tài và có đức.
+ Chú trọng tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn tới lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện của bản thân; thậm chí sẽ dẫn tới suy nghĩ và hành động gây hại cho cộng đồng và xã hội.
+ Chỉ lo phấn đấu tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thể đóng góp nhiều cho cộng đồng và xã hội.
– Giải quyết mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho bản thân và cho cộng đồng.
– Những người có tài và có đức sẽ được mọi người kính trọng và nể phục, là những người đóng góp được nhiều cho cộng đồng, cho sự phát triển của đất nước.
c) Rút ra bài học cho bản thân
– Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ của tài và đức
– Bài học của bản thân: rèn đức luyện tài. Cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân hoàn thiện để trở thành người có đức, có tài bởi đó là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia là tiêu chuẩn của con người mới.
3. Kết bài
Dù cuộc sống có đổi thay thì mối quan hệ giữa tài và đức luôn cần thiết, nó là hai phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng làm nên giá trị của con người.
Cố gắng trở thành người tài đức vẹn toàn để cuộc sống và những cống hiến của bạn có ý nghĩa hơn.
Bài làm mẫu
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” câu nói bất hủ của Hồ Chủ tịch luôn là bài học quý báu trong lòng người Việt Nam. Ngày nay mối quan hệ giữa đức và tài rất quan trọng, để trở thành một công dân có ích cho xã hội, con người cần rèn luyện cho mình cả hai giá trị cơ bản đó.
Chúng ta có thể hiểu “Tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Còn “Đức” là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng“chân, thiện, mĩ”. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.
Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể quên đi gia đình, bạn bè, xã hội. Tài năng có thể giúp chúng ta được nhiều người nể phục nhưng thiếu đạo đức thì bản thân sẽ trở nên kiêu căng độc ác. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.
Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho bản thân và mọi người.
Đối với chúng ta đức là nền tảng giúp tài bay cao vững chắc. Không có đức tài cũng sẽ giống như một quả bóng càng bay cao lại càng dễ vỡ, càng nguy hiểm. Bên cạnh đó có tài tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng. Nhưng trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không thể có cả tài và đức. Điển hình là trong gia đình vẫn còn có những người con bất hiếu, nghĩ mình có tài năng mà không coi trọng cha mẹ hay dùng tài năng của mình để làm những việc trái đạo lý, trái lương tâm. Những con người đó tài năng có lớn tới đâu thì cũng sẽ không làm được gì cũng sẽ bị người đời chê trách và phê phán.
Không ai phủ nhận một người lãnh đạo là phải có tài, chính vì họ có tài họ mới được làm lãnh đạo. Nhưng mà, để thật sự trở thành một người lãnh đạo tốt, là một tấm gương tốt thì bản thân phải biết cách lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của mọi người để khuyến khích, tán dương khi người khác có điểm nổi bật thành công, hoặc để an ủi, giúp đỡ khi người gặp khó khăn, hoạn nạn và điều này thì chỉ có đức độ của người lãnh đạo mới có thể làm được. Có lẽ trong ý kiến của Hồ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của “đức” được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”, thiếu “tài”, người ta “làm việc gì cũng khó”.
Là học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần cố gắng học tập tu dưỡng đạo đức rèn luyện bản thân hoàn thiện trở thành người có đức có tài bởi đó là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia là tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước.
Qua nhiều thế hệ câu nói của Bác luôn đúng với mỗi người trong cuộc sống. Nó giúp ta hiểu thêm về cách sống, hiểu về mối quan hệ song hành giữa tài và đức. Lời dạy giản dị mà sâu sắc của Bác Hồ sẽ luôn ghi sâu trong lòng mỗi người.
Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
Dàn ý nghị luận mối quan hệ giữa tài và đức
1. Mở bài- Đưa ra vấn đề nghị luận
- Nhận xét chung của em về vấn đề
Gợi ý:
- Các em có thể đưa câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dăn dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
- Khẳng định mối quan hệ giữa đức và tài rất quan trọng, để trở thành một công dân có ích cho xã hội, con người cần rèn luyện cho mình cả hai giá trị cơ bản đó.
2. Thân bài
a) Giải thích vấn đề
– Tài: là trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người.
– Đức: là phẩm chất và nhân cách của con người.
– Tài và đức thể hiện vẻ đẹp nhân cách của con người.
b) Bàn luận vấn đề
(1) Biểu hiện của tài và đức:
– Tài được thể hiện qua khả năng của con người về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó trong xã hội. Người có tài là người có khả năng làm tốt một việc hoặc nhiều việc. Công việc ấy phải làm được nó và làm thật đẹp thật tốt thì mới gọi được là tài. Còn có những con người biết nhiều, làm tốt được nhiều công việc thì người đó là người đa tài, tức là có nhiều khả năng để làm tốt nhiều việc.
– Đức là đạo đức của một con người. Nói rõ hơn thì nó là những quy tắc chuẩn mực xã hội phù hợp với những đạo lí sống trên đời giữa người với người. Người có đạo đức là người luôn biết sống đúng với những cái được gọi là đẹp nhất. Nói cách khác người có đạo đức luôn có một tấm lòng lương thiện.
– Biểu hiện của người có tài có đức trong xã hội: Các nhà bác học có tài có tâm có những phát kiến vĩ đại vì con người, giúp cho sự phát triển của loài người… Dù ở bất kì lĩnh vực nào, con người tài đức đều mang lại những lợi ích nhất định cho loài người.
(2) Mối quan hệ giữa tài và đức
– Hai khái niệm đức và tài có quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong một con người. Nói cách khác thì yếu tố để làm nên một con người có ích cho chính bản thân, gia đình, bạn bè và đất nước phải là một con người có tài và có đức.
+ Chú trọng tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn tới lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện của bản thân; thậm chí sẽ dẫn tới suy nghĩ và hành động gây hại cho cộng đồng và xã hội.
+ Chỉ lo phấn đấu tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thể đóng góp nhiều cho cộng đồng và xã hội.
– Giải quyết mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho bản thân và cho cộng đồng.
– Những người có tài và có đức sẽ được mọi người kính trọng và nể phục, là những người đóng góp được nhiều cho cộng đồng, cho sự phát triển của đất nước.
c) Rút ra bài học cho bản thân
– Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ của tài và đức
– Bài học của bản thân: rèn đức luyện tài. Cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân hoàn thiện để trở thành người có đức, có tài bởi đó là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia là tiêu chuẩn của con người mới.
3. Kết bài
Dù cuộc sống có đổi thay thì mối quan hệ giữa tài và đức luôn cần thiết, nó là hai phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng làm nên giá trị của con người.
Cố gắng trở thành người tài đức vẹn toàn để cuộc sống và những cống hiến của bạn có ý nghĩa hơn.
Bài làm mẫu
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” câu nói bất hủ của Hồ Chủ tịch luôn là bài học quý báu trong lòng người Việt Nam. Ngày nay mối quan hệ giữa đức và tài rất quan trọng, để trở thành một công dân có ích cho xã hội, con người cần rèn luyện cho mình cả hai giá trị cơ bản đó.
Chúng ta có thể hiểu “Tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp. Còn “Đức” là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng“chân, thiện, mĩ”. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.
Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể quên đi gia đình, bạn bè, xã hội. Tài năng có thể giúp chúng ta được nhiều người nể phục nhưng thiếu đạo đức thì bản thân sẽ trở nên kiêu căng độc ác. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.
Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho bản thân và mọi người.
Đối với chúng ta đức là nền tảng giúp tài bay cao vững chắc. Không có đức tài cũng sẽ giống như một quả bóng càng bay cao lại càng dễ vỡ, càng nguy hiểm. Bên cạnh đó có tài tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng. Nhưng trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không thể có cả tài và đức. Điển hình là trong gia đình vẫn còn có những người con bất hiếu, nghĩ mình có tài năng mà không coi trọng cha mẹ hay dùng tài năng của mình để làm những việc trái đạo lý, trái lương tâm. Những con người đó tài năng có lớn tới đâu thì cũng sẽ không làm được gì cũng sẽ bị người đời chê trách và phê phán.
Không ai phủ nhận một người lãnh đạo là phải có tài, chính vì họ có tài họ mới được làm lãnh đạo. Nhưng mà, để thật sự trở thành một người lãnh đạo tốt, là một tấm gương tốt thì bản thân phải biết cách lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của mọi người để khuyến khích, tán dương khi người khác có điểm nổi bật thành công, hoặc để an ủi, giúp đỡ khi người gặp khó khăn, hoạn nạn và điều này thì chỉ có đức độ của người lãnh đạo mới có thể làm được. Có lẽ trong ý kiến của Hồ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của “đức” được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”, thiếu “tài”, người ta “làm việc gì cũng khó”.
Là học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần cố gắng học tập tu dưỡng đạo đức rèn luyện bản thân hoàn thiện trở thành người có đức có tài bởi đó là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia là tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước.
Qua nhiều thế hệ câu nói của Bác luôn đúng với mỗi người trong cuộc sống. Nó giúp ta hiểu thêm về cách sống, hiểu về mối quan hệ song hành giữa tài và đức. Lời dạy giản dị mà sâu sắc của Bác Hồ sẽ luôn ghi sâu trong lòng mỗi người.