Cơ sở ngôn ngữ học

H

HuyNam

Guest
Sự ra đời của ngôn ngữ học so sánh lịch sử đầu thế kỉ XIX đã đánh dấu một mốc lớn trên đường phát triển của ngôn ngữ học, Nó gắn với các nhà khoa học tên tuổi như : Phơranxơ Bốp (Đức); ratmuxơ Raxca (Đan Mạch), Alexande, Vaxtôcôp (Nga) … Nó thừa nhận sự biến đổi của ngôn ngữ trong thời gian; thừa nhận quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ và sự cần thiết phải nghiên cứu ngược dòng thời gian của các ngôn ngữ để tìm cội nguồn của chúng. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử có nhiều trường phái: trường phái tự nhiên: coi ngôn ngữ là hiện tượng tự nhiên, trường phái tâm lí: coi ngôn ngữ là hoạt động tinh thần, trường phái lôgìc ngữ pháp: chủ trương đưa các qui luật lôgíc vào ngôn ngữ, trường phái ngữ pháp hình thức …

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC

GIÁO TRÌNH ĐẦY ĐỦ tải về TẠI ĐÂY

Nguồn: ĐH AN GIANG
---------
 
Ngôn ngữ học

Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học

1.1. Sự hình thành Ngôn ngữ học có từ rất lâu (khoảng cuối thế kỷ IV trước công nguyên ) và xuất phát từ những nhu cầu trong đời sống của con người. Đó là nhu cầu phát triển nhận thức. Những tài liệu cổ nhất được tìm thấy ở Aán Độ, Hi lạp và ẢRập. Ở Ấn Độ thời cổ, kinh Vệ Đà rất được tôn kính và ngôn ngữ của nó được xem là mẫu mực, và ổn định. Vì ngôn ngữ nói hàng ngày của người Aán Độ đã biến đổi theo thời gian khiến cho ngôn ngữ của kinh Vệ Đà lúc bấy giờ trở nên khó hiểu đối với người đương thời. Cho nên, nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về nó nảy sinh và ngôn ngữ học ra đời ở Ấn Độ. Cũng tương tự như vậy, ở Hi Lạp xuất hiện nhu cầu bảo toàn và giải thích ngôn ngữ của các tác phẩm anh hùng ca “Iliat” và “OâđiXê” đã làm nảy sinh ngôn ngữ học.

1.2. Quá trình phát triển

1.2.1) Ngôn ngữ học xuất hiện ở Ấn Độ và Hi lạp trong thời cổ đại. Điển hình cho ngôn ngữ học thời kì này là các công trình ngữ pháp của nhà nghiên cứu Panini (Aán độ). Oâng có những quan sát tinh tế, miêu tả tỉ mỉ, chính xác, độc đáo về các hiện tượng ngôn ngữ. Các công trình của ông có giá trị rất lớn và lâu dài. Còn ở Hi Lạp, việc nghiên cứu ngôn ngữ còn gắn với việc nghiên cứu về triết học ở lĩnh vực tư duy và thực tế các nhà triết học như Platon, Aristôt đã nghiên cứu về bản chất của từ, mối quan hệ giữa từ với sự vật và tư tưởng. Về sau, ngữ pháp học cũng được xác lập thành khoa học độc lập với các nhà khoa học tên tuổi như: Aritac, Đionixi, Apôlôni,… các công trình ngữ pháp của họ được người la Mã cải tiến thêm một bước trở thành mẫu mực, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngữ pháp học giai đoạn sau.

1.2.2) Từ thế kỉ VII – X sau công nguyên. Tiếp thu thành tựu của người Aán Độ và Hi Lạp, Người ẢRập phát triển, mở rộng nghiên cứu thêm một bước, nghiên cứu tỉ mỉ về ngữ âm, đi sâu nghiên cứu về cú pháp và mở rộng sang biên soạn từ điển và nghiên cứu tiếng địa phương, tiếng nước ngoài.

1.2.3) Do sự cản trở của hệ giáo lí và triết học kinh viện thời trung thế kỉ khiến cho ngôn ngữ học giai đoạn này không tiến thêm được.

1.2.4) Đến thời phục hưng, khi thương mại và hàng hải phát triển cùng với những phát minh về địa lí, việc xâm chiếm thuộc địa, việc truyền bá đạo cơ đốc lan rộng và việc phát minh ra máy in khiến cho người châu Aâu tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ mới ở các châu lục khác. Vì thế ngôn ngữ học đã hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn là biên soạn từ điển của các ngôn ngữ khác nhau, đồng thời đối chiếu các ngôn ngữ với nhau tạo cơ sở cho sự ra đời của ngôn ngữ học so sánh lịch sử.

1.2.5) Sự ra đời của ngôn ngữ học so sánh lịch sử đầu thế kỉ XIX đã đánh dấu một mốc lớn trên đường phát triển của ngôn ngữ học, Nó gắn với các nhà khoa học tên tuổi như : Phơranxơ Bốp (Đức); ratmuxơ Raxca (Đan Mạch), Alexande, Vaxtôcôp (Nga) … Nó thừa nhận sự biến đổi của ngôn ngữ trong thời gian; thừa nhận quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ và sự cần thiết phải nghiên cứu ngược dòng thời gian của các ngôn ngữ để tìm cội nguồn của chúng. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử có nhiều trường phái: trường phái tự nhiên: coi ngôn ngữ là hiện tượng tự nhiên, trường phái tâm lí: coi ngôn ngữ là hoạt động tinh thần, trường phái lôgìc ngữ pháp: chủ trương đưa các qui luật lôgíc vào ngôn ngữ, trường phái ngữ pháp hình thức …

1.2.6) Sau ngôn ngữ học so sánh-lịch sử đến những năm 70 thế kỉ XIX xuất hiện một khuynh hướng mới là khuynh hướng ngữ pháp trẻ của nhà ngữ pháp trẻ F.xacnơke (Đức). Phái này quan tâm đặc biệt đến các hoạt động lời nói cá nhân và tiếng địa phương. Họ phản đối việc phục hồi ngôn ngữ cổ, Họ nghiên cứu ngôn ngữ một các rời rạc, riêng lẻ. Đồng thời với phái ngữ pháp trẻ còn có hai trường phái khác ở Nga là phái Ca dan và Matxcơva.

1.2.7) Đầu thế kỉ XX, khuynh hướng ngôn ngữ xã hội học xuất hiện với nhà ngôn ngữ nổi tiếng của nhân loại là F.de saussure. (Thụy Sĩ) cùng các nhà nghiên cứu Aêng toan Mâyê và Giôdepvandriet. Khuynh hướng này coi ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và thừa nhận sự tác động của xã hội đối với sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ. Nhưng khuynh hướng mạnh nhất của ngôn ngữ học, đầu thế kỉ XX là khuynh hướng ngôn ngữ học kết cấu, khuynh hướng này dựa trên cơ sở của học thuyết F. de saussure, coi ngôn ngữ là một kết cấu, một chính thể. Các nhà ngôn ngữ học kết cấu coi nhiệm vụ hàng đầu của ngôn ngữ học là nghiên cứu các mối quan hệ trong nội bộ ngôn ngữ; đồng thời, phân biệt rạch ròi các khái niệm “ngôn ngữ” và “lời nói”, “đồng đại” và “lịch đại”. Họ áp dụng nhiều phương pháp mới và độc đáo như đối lập, phân bố, chuyển hóa, thay thế … và vận dụng cả các phương pháp ở các khoa học khác để nghiên cứu ngôn ngữ.

1.2.8) Hiện nay, ngôn ngữ học còn xuất hiện hiện thêm một số khuynh hướng như khuynh hướng.

a) Nhân chủng – ngôn ngữ học; coi ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng trong sinh hoạt văn hóa và tinh thần của dân tộc. nó chủ trương nghiên cứu mối quan hệ, ảnh hưởng giữa ngôn ngữ và tâm lí, văn hóa, lịch sử dân tộc.

b) Tâm lí – ngôn ngữ học, nghiên cứu các qui luật tâm lí và ngôn ngữ của việc tạo lời nói và kiểu kết cấu của các yếu tố tạo lời nói.

c) Ngôn ngữ học khu vực chú ý các điều kiện không gian, địa lí trong lịch sử của các ngôn ngữ và việc nghiên cứu ngôn ngữ.
 
Sự ra đời của ngôn ngữ học so sánh lịch sử đầu thế kỉ XIX đã đánh dấu một mốc lớn trên đường phát triển của ngôn ngữ học, Nó gắn với các nhà khoa học tên tuổi như : Phơranxơ Bốp (Đức); ratmuxơ Raxca (Đan Mạch), Alexande, Vaxtôcôp (Nga) … Nó thừa nhận sự biến đổi của ngôn ngữ trong thời gian; thừa nhận quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ và sự cần thiết phải nghiên cứu ngược dòng thời gian của các ngôn ngữ để tìm cội nguồn của chúng. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử có nhiều trường phái: trường phái tự nhiên: coi ngôn ngữ là hiện tượng tự nhiên, trường phái tâm lí: coi ngôn ngữ là hoạt động tinh thần, trường phái lôgìc ngữ pháp: chủ trương đưa các qui luật lôgíc vào ngôn ngữ, trường phái ngữ pháp hình thức …

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC

GIÁO TRÌNH ĐẦY ĐỦ tải về TẠI ĐÂY

Nguồn: ĐH AN GIANG
---------
ĐÂY LÀ KIẾN THỨC NHÂN LOẠI CHỨ CHẢ PHẢI CỦA VIỆT NAM, HAY CỦA ÔNG BÀ GIÁO SƯ NÀO CẢ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top