Nói đến GD Mường Nhé, Điện Biên - một trong 162 huyện nghèo nhất cả nước - là nghĩ ngay đến khó khăn gian khổ và sự thiếu thốn trăm bề của GV và HS, đặc biệt là GD mầm non. Ở đất Mường Nhé, vì quá thiếu GV, thiếu CSVC nên dẫn đến tình trạng nhiều lớp học quá tải, hoặc có điểm trường lẻ dân mở được lớp học nhưng lại không có GV đến dạy. Tuy nhiên, nhiều GV vẫn quyết tâm bám trụ mảnh đất này.
Một lớp học quá tải của Trường mầm non thị trấn Mường Nhé
Lặng lẽ nơi này...
Tôi đến Mường Nhé cuối tháng 11, thời điểm được coi là thuận lợi vì không phải đi bộ, đỡ lo tắc đường, vác xe, lội bùn... Tôi thấy được an ủi lắm, khi nghe những lời ấy của anh bạn đi cùng lên Sín Thầu. Bưu tá Nguyễn Văn Sơn, người cho tôi “bám càng” vừa đi vừa thuyết minh như hướng dẫn viên du lịch: Đây là cây cầu mơ ước đấy, trước đây chưa có nó phải đi bè; có lần mình hoàn thành một chuyến thư báo lên đến xã Sín Thầu mất 6-7 trăm nghìn đồng để thuê bè, mỗi lần qua suối phải thay dầu xe máy, chỗ nào sạt đường phải thuê người khiêng xe...
Trong chuyến công tác Mường Nhé, tôi được thấy và nghe kể nhiều chuyện, song in đậm nhất là những thầy cô giáo vùng biên. Tên có thể khác nhau, quê quán có thể ở nhiều miền Tổ quốc, song sự lặng lẽ hy sinh, lặng lẽ với nghề thì dù ở đâu cũng giống nhau. Họ thầm lặng cống hiến, hy sinh quyền riêng tư để gieo mầm cho sự nghiệp trồng người. H là cô giáo còn rất trẻ, từ quê lên đây lập nghiệp. Vì yêu nghề, vì yêu trẻ, tự nguyện gắn kết cuộc đời mình với mảnh đất vẫn còn nhiều “không”. Dù được hưởng thêm 100% lương dành cho GV vùng biên giới nhưng để mua một cân rau xanh cũng ngót nghét mấy chục nghìn. Khi muốn gọi điện được về cho cha mẹ ở xuôi H phải đi cả trăm cây số với hàng trăm nghìn tiền xe ôm...vv. Cuộc sống của GV cắm bản là vậy.
Vào bản, vẫn còn những cái bàn, cái ghế mà nếu không có bóng dáng cô giáo, tiếng bi bô của những đứa trẻ, thì không ai nghĩ đó là lớp học. Những điểm trường lẻ cắm bản mùa rét đầy ắp gió sương của miền biên ải. Nhưng công việc của những cô giáo mầm non trên đất Mường Nhé không phải chỉ đơn thuần là dạy học mà nhiều khi còn là trông trẻ, đón đến lớp, nấu cho ăn, tắm rửa và hết giờ thì đưa về nhà...
Ghé thăm Trường Mầm non Mường Nhé, trường thì nhỏ mà HS thì đông. Tiếp chúng tôi là cô Vương Thị Thanh Hoa, Phó hiệu trưởng nhà trường. Cô vui vẻ dẫn vào một lớp học; việc ổn định tổ chức rất nhanh, nhưng loay hoay mãi mà tôi không sao chụp được hết cả lớp vì HS nhiều quá. “Cuối giờ chị cho các cháu vào một lớp để một cô quản lý chờ phụ huynh đón ạ?”. Tôi hỏi, cô Hoa nói ngay: “Sao thế được, lớp nào ra lớp ấy chứ, cô phải giao trẻ tận tay phụ huynh, còn phải trao đổi thường xuyên chứ”, “Sao nhiều HS thế?”, “Các cháu về bớt nhiều rồi đấy, lớp này 54 HS cơ mà”...
Trường Mầm non Mường Nhé được coi là tốt nhất huyện, nhưng hiện đang trong tình trạng quá tải. HS chia thành 18 lớp, trong đó 5 lớp tại trường và 13 lớp tại 9 điểm bản; 35 CB, GV nhà trường phải gồng mình mới hoàn thành nhiệm vụ. Thiếu GV và thiếu CSVC một cách trầm trọng: Trường hiện có 5 phòng học kiên cố, còn lại là lớp học bán kiên cố và lớp tạm do dân làm. Tại trung tâm huyện, để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, trường đang phối hợp với phụ huynh thuê nhà làm 1 phòng học cho lớp nhà trẻ 6-24 tháng tuổi. Với mong muốn con cái được đi học, phụ huynh phải bỏ từ 60-100 nghìn đồng/tháng để trả tiền thuê nhà làm lớp học.
Cô Hoa tâm sự: Để đáp ứng cơ bản yêu cầu, trường cần thêm 12 phòng học nữa, hiện nay 5/19 lớp ở điểm bản chưa có bàn ghế cho HS ngồi (điểm bản Nậm Nà, Co Lót...). Vừa thiếu CSVC, đặc biệt là phòng học, vừa thiếu GV nên các lớp trong tình trạng quá tải nghiêm trọng. Còn những lớp điểm bản thì thiếu thốn trăm bề. Theo quy định của ngành GD-ĐT, lớp mẫu giáo lớn, tối đa chỉ được dạy 30-35 cháu, nhưng hiện nay trường đang dạy 54 cháu. Quy định là lớp nhỡ dạy tối đa 30 cháu, thì ở đây lớp đông tới 44 cháu; lớp mẫu giáo bé cũng vượt khung chuẩn từ 30 cháu lên 56 cháu...vv.
Thiết nghĩ, vì tinh thần trách nhiệm với nghề, các cô khắc phục khó khăn, đảm bảo yêu cầu chất lượng chuyên môn; song đó có lẽ là những nỗ lực kiểu “vắt chanh”, về lâu dài, không phải là giải pháp tối ưu giúp GD mầm non của Mường Nhé nâng cao chất lượng....
Thiếu sân chơi cho trẻ em
Nỗ lực xóa “bản trắng” lớp mầm non
Phó phòng GD-ĐT huyện, phụ trách khối mầm non Trần Thị Hà đã trải lòng mình trước khó khăn của Mầm non Mường Nhé: Hiện nay, huyện Mường Nhé có 220 CNVC-LĐ ở bậc mầm non; trong đó có 38 cán bộ thuộc BGH, 140 GV, 42 nhân viên. Huyện còn 36 bản chưa có lớp mầm non vì thiếu GV, hay còn gọi là bản trắng lớp mầm non, vì hiện huyện còn rất nhiều lớp treo (1 cô dạy cả lớp bé, nhỡ và lớn). Mường Nhé có 149 bản, nếu tính sơ sơ mỗi điểm bản cần 3 GV, với đầy đủ đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên công tác khác và cả tăng lớp ở những bản nhiều trẻ, sẽ thấy số CBGV hiện có chẳng thấm vào đâu... Nhẩm tính mới thấy mong muốn đủ GV để xoá bản trắng lớp khó khăn đến nhường nào.
Trước khi vào năm học mới, bao giờ phòng, trường cũng đi vận động tất cả các bản tự làm lớp học tạm để chờ GV về mở lớp. Nhiều bản dân hăng hái làm ngay, thậm chí còn làm luôn cả nhà ở tạm để chờ cô giáo... Nhưng rồi, nhiều GV có quyết định nhưng không đến nhận việc. Lớp làm rồi, dân hỏi vì sao không tổ chức dạy, ngành cũng không biết trả lời làm sao. Năm học 2009 - 2010, có 75 GV mới được tuyển, nhưng chỉ có 60 cô vào nhận công tác... Để “chữa cháy”, những năm gần đây cứ chuẩn bị vào đầu năm học mới, những GV mầm non Mường Nhé kết thúc năm học ở điểm trường chính, lại cắp chăn màn, giáo án về các bản không có lớp mầm non tăng cường dạy tiếng Việt cho các cháu trước khi vào lớp 1 gần 3 tháng.
Về CSVC, khối mầm non của huyện Mường Nhé hiện có 138 phòng học, thì chỉ có 14 phòng kiên cố, 6 phòng bán kiên cố, 8 phòng mượn; còn lại là phòng học tạm. Chúng tôi hỏi về đồ dùng, thiết bị dạy học, chị Hà nói: Đồ dùng thiết bị dạy học, phòng có trích quỹ mua, nhưng chỉ ở mức có, chứ chưa đủ và chỉ là thiết bị dạy học chứ chưa có đồ chơi và thiết bị ngoài trời... Nghe câu trả lời buồn buồn của chị Hà mà chúng tôi băn khoăn mãi. Tỉnh đã ưu tiên phụ cấp vùng miền, ưu tiên tuyển dụng, ưu tiên đào tạo GV người sở tại... mà GV thiếu vẫn cứ thiếu.
Tuy nhiên, có một điều chúng tôi tin rằng chừng nào vẫn còn những cô giáo yêu nghề, yêu trẻ như các cô: Vi Thị Luân, Trường Mầm non Nà Hỳ; Nguyễn Thị Mai Thu, Trường Mầm non Nà Khoa; Lê Thu Hà, Trường Mầm non Chung Chải... thì GD mầm non Mường Nhé rồi đây nhất định sẽ phát triển hơn.
Theo Thuỷ Lan - GĐTĐ
Một lớp học quá tải của Trường mầm non thị trấn Mường Nhé
Lặng lẽ nơi này...
Tôi đến Mường Nhé cuối tháng 11, thời điểm được coi là thuận lợi vì không phải đi bộ, đỡ lo tắc đường, vác xe, lội bùn... Tôi thấy được an ủi lắm, khi nghe những lời ấy của anh bạn đi cùng lên Sín Thầu. Bưu tá Nguyễn Văn Sơn, người cho tôi “bám càng” vừa đi vừa thuyết minh như hướng dẫn viên du lịch: Đây là cây cầu mơ ước đấy, trước đây chưa có nó phải đi bè; có lần mình hoàn thành một chuyến thư báo lên đến xã Sín Thầu mất 6-7 trăm nghìn đồng để thuê bè, mỗi lần qua suối phải thay dầu xe máy, chỗ nào sạt đường phải thuê người khiêng xe...
Trong chuyến công tác Mường Nhé, tôi được thấy và nghe kể nhiều chuyện, song in đậm nhất là những thầy cô giáo vùng biên. Tên có thể khác nhau, quê quán có thể ở nhiều miền Tổ quốc, song sự lặng lẽ hy sinh, lặng lẽ với nghề thì dù ở đâu cũng giống nhau. Họ thầm lặng cống hiến, hy sinh quyền riêng tư để gieo mầm cho sự nghiệp trồng người. H là cô giáo còn rất trẻ, từ quê lên đây lập nghiệp. Vì yêu nghề, vì yêu trẻ, tự nguyện gắn kết cuộc đời mình với mảnh đất vẫn còn nhiều “không”. Dù được hưởng thêm 100% lương dành cho GV vùng biên giới nhưng để mua một cân rau xanh cũng ngót nghét mấy chục nghìn. Khi muốn gọi điện được về cho cha mẹ ở xuôi H phải đi cả trăm cây số với hàng trăm nghìn tiền xe ôm...vv. Cuộc sống của GV cắm bản là vậy.
Vào bản, vẫn còn những cái bàn, cái ghế mà nếu không có bóng dáng cô giáo, tiếng bi bô của những đứa trẻ, thì không ai nghĩ đó là lớp học. Những điểm trường lẻ cắm bản mùa rét đầy ắp gió sương của miền biên ải. Nhưng công việc của những cô giáo mầm non trên đất Mường Nhé không phải chỉ đơn thuần là dạy học mà nhiều khi còn là trông trẻ, đón đến lớp, nấu cho ăn, tắm rửa và hết giờ thì đưa về nhà...
Ghé thăm Trường Mầm non Mường Nhé, trường thì nhỏ mà HS thì đông. Tiếp chúng tôi là cô Vương Thị Thanh Hoa, Phó hiệu trưởng nhà trường. Cô vui vẻ dẫn vào một lớp học; việc ổn định tổ chức rất nhanh, nhưng loay hoay mãi mà tôi không sao chụp được hết cả lớp vì HS nhiều quá. “Cuối giờ chị cho các cháu vào một lớp để một cô quản lý chờ phụ huynh đón ạ?”. Tôi hỏi, cô Hoa nói ngay: “Sao thế được, lớp nào ra lớp ấy chứ, cô phải giao trẻ tận tay phụ huynh, còn phải trao đổi thường xuyên chứ”, “Sao nhiều HS thế?”, “Các cháu về bớt nhiều rồi đấy, lớp này 54 HS cơ mà”...
Trường Mầm non Mường Nhé được coi là tốt nhất huyện, nhưng hiện đang trong tình trạng quá tải. HS chia thành 18 lớp, trong đó 5 lớp tại trường và 13 lớp tại 9 điểm bản; 35 CB, GV nhà trường phải gồng mình mới hoàn thành nhiệm vụ. Thiếu GV và thiếu CSVC một cách trầm trọng: Trường hiện có 5 phòng học kiên cố, còn lại là lớp học bán kiên cố và lớp tạm do dân làm. Tại trung tâm huyện, để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, trường đang phối hợp với phụ huynh thuê nhà làm 1 phòng học cho lớp nhà trẻ 6-24 tháng tuổi. Với mong muốn con cái được đi học, phụ huynh phải bỏ từ 60-100 nghìn đồng/tháng để trả tiền thuê nhà làm lớp học.
Cô Hoa tâm sự: Để đáp ứng cơ bản yêu cầu, trường cần thêm 12 phòng học nữa, hiện nay 5/19 lớp ở điểm bản chưa có bàn ghế cho HS ngồi (điểm bản Nậm Nà, Co Lót...). Vừa thiếu CSVC, đặc biệt là phòng học, vừa thiếu GV nên các lớp trong tình trạng quá tải nghiêm trọng. Còn những lớp điểm bản thì thiếu thốn trăm bề. Theo quy định của ngành GD-ĐT, lớp mẫu giáo lớn, tối đa chỉ được dạy 30-35 cháu, nhưng hiện nay trường đang dạy 54 cháu. Quy định là lớp nhỡ dạy tối đa 30 cháu, thì ở đây lớp đông tới 44 cháu; lớp mẫu giáo bé cũng vượt khung chuẩn từ 30 cháu lên 56 cháu...vv.
Thiết nghĩ, vì tinh thần trách nhiệm với nghề, các cô khắc phục khó khăn, đảm bảo yêu cầu chất lượng chuyên môn; song đó có lẽ là những nỗ lực kiểu “vắt chanh”, về lâu dài, không phải là giải pháp tối ưu giúp GD mầm non của Mường Nhé nâng cao chất lượng....
Thiếu sân chơi cho trẻ em
Nỗ lực xóa “bản trắng” lớp mầm non
Phó phòng GD-ĐT huyện, phụ trách khối mầm non Trần Thị Hà đã trải lòng mình trước khó khăn của Mầm non Mường Nhé: Hiện nay, huyện Mường Nhé có 220 CNVC-LĐ ở bậc mầm non; trong đó có 38 cán bộ thuộc BGH, 140 GV, 42 nhân viên. Huyện còn 36 bản chưa có lớp mầm non vì thiếu GV, hay còn gọi là bản trắng lớp mầm non, vì hiện huyện còn rất nhiều lớp treo (1 cô dạy cả lớp bé, nhỡ và lớn). Mường Nhé có 149 bản, nếu tính sơ sơ mỗi điểm bản cần 3 GV, với đầy đủ đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên công tác khác và cả tăng lớp ở những bản nhiều trẻ, sẽ thấy số CBGV hiện có chẳng thấm vào đâu... Nhẩm tính mới thấy mong muốn đủ GV để xoá bản trắng lớp khó khăn đến nhường nào.
Trước khi vào năm học mới, bao giờ phòng, trường cũng đi vận động tất cả các bản tự làm lớp học tạm để chờ GV về mở lớp. Nhiều bản dân hăng hái làm ngay, thậm chí còn làm luôn cả nhà ở tạm để chờ cô giáo... Nhưng rồi, nhiều GV có quyết định nhưng không đến nhận việc. Lớp làm rồi, dân hỏi vì sao không tổ chức dạy, ngành cũng không biết trả lời làm sao. Năm học 2009 - 2010, có 75 GV mới được tuyển, nhưng chỉ có 60 cô vào nhận công tác... Để “chữa cháy”, những năm gần đây cứ chuẩn bị vào đầu năm học mới, những GV mầm non Mường Nhé kết thúc năm học ở điểm trường chính, lại cắp chăn màn, giáo án về các bản không có lớp mầm non tăng cường dạy tiếng Việt cho các cháu trước khi vào lớp 1 gần 3 tháng.
Về CSVC, khối mầm non của huyện Mường Nhé hiện có 138 phòng học, thì chỉ có 14 phòng kiên cố, 6 phòng bán kiên cố, 8 phòng mượn; còn lại là phòng học tạm. Chúng tôi hỏi về đồ dùng, thiết bị dạy học, chị Hà nói: Đồ dùng thiết bị dạy học, phòng có trích quỹ mua, nhưng chỉ ở mức có, chứ chưa đủ và chỉ là thiết bị dạy học chứ chưa có đồ chơi và thiết bị ngoài trời... Nghe câu trả lời buồn buồn của chị Hà mà chúng tôi băn khoăn mãi. Tỉnh đã ưu tiên phụ cấp vùng miền, ưu tiên tuyển dụng, ưu tiên đào tạo GV người sở tại... mà GV thiếu vẫn cứ thiếu.
Tuy nhiên, có một điều chúng tôi tin rằng chừng nào vẫn còn những cô giáo yêu nghề, yêu trẻ như các cô: Vi Thị Luân, Trường Mầm non Nà Hỳ; Nguyễn Thị Mai Thu, Trường Mầm non Nà Khoa; Lê Thu Hà, Trường Mầm non Chung Chải... thì GD mầm non Mường Nhé rồi đây nhất định sẽ phát triển hơn.
Theo Thuỷ Lan - GĐTĐ