Cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạn tầng giao thông vận tải tại Miền Trung Việt Nam

Tongthieugia

New member
Xu
0
CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TẠI MIỀN TRUNG VIỆT NAM

1. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá:
- Công nghiệp của vùng hiện đang phát triển dựa trên một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu của nông – lâm – thuỷ sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.
- Cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi sắp tới.
- Một số khoáng sản vẫn còn ở dạng tiềm năng hoặc đựơc khai thác không đáng kể (crômít, thiếc...)
- Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hoá), Hoàng Mai (Nghệ An). Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh (sử dụng quặng sắt Thạch Khê) đã được kí kết xây dựng.
- Vấn đề phát triển cơ sở năng lượng (điện) là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp:
+ Nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia.
+ Một số nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng: Bản Vẽ (320MW) trên sông Cả (Nghệ An), Cửa Đại (97MW) trên sông Chu (Thanh Hoá), Rào Quán trên sông Rào Quán (64MW) ở Quảng Trị.
- Các trung tâm công nghiệp của vùng là Thanh Hoá – Bỉm Sơn, Vinh, Huế.

2. Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thông vận tải:
- Mạng lưới giao thông của vùng chủ yếu gồm: quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7,8,9), đường Hồ Chí Minh.
- Hàng loạt cửa khẩu được mở để phát triển giao thương với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.
- Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây).
- Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) đựơc nâng cấp.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top