Cô bé lọ lem - Truyện cổ Grim

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Có lần, bố đi chợ phiên hỏi hai con vợ kế muốn xin quà gì. Một
cô xin quần áo đẹp, một cô xin ngọc.
Bố lại hỏi:
- Thế Lọ lem con muốn gì nào?
- Thưa bố, trên đường về, có cành cây nào va vào mũ bố thì xin
bố bẻ cho con.
Bố mua về cho hai con vợ kế quần áo đẹp và ngọc. Trên đường
về, khi đi qua một bụi cây xanh, có cành cây dẻ va phải ông và lật
mũ ông. Ông bẻ cành ấy mang về. Tới nhà, ông cho hai con vợ kế
quà chúng xin và đưa cành dẻ cho Lọ lem. Lọ lem cảm ơn bố, đến
mộ mẹ trồng cành dẻ lên, khóc lóc thảm thiết, nước mắt rơi xuống
tưới ướt hết cành lá. Cành lớn rất mau thành một cây đẹp. Mỗi
ngày, Lọ lem đến đó ba lần, lần nào cũng có con chim trắng tới đậu
trên cây. Hễ cô ngỏ ý mong ước thứ gì thì chim vứt thứ ấy xuống
cho cô.
Một hôm, nhà vua mở hội ba ngày liền, mời tất cả các thiếu nữ
xinh đẹp trong nước đến để Hoàng tử kén vợ. Hai cô con vợ kế nghe
nói là mình cũng được đi thì mừng mừng rỡ gọi Lọ lem đến bảo:
- Mày hãy chải đầu đánh giày cho chúng tao, cài giày cho chắc
để chúng tao đi cho chắc để chúng tao đi lea cưới ở cung vua.
Lọ lem khóc lóc vâng lời, vì chính nó cũng muốn được đi cùng
để nhảy. Nó xin mẹ kế cho đi. Mẹ kế bảo:
- Đồ Lọ lem bẩn thỉu nhơ nhuốc mà cũng đòi đi dự hội à! Mày
làm gì có giày, có quần áo đâu mà nhảy?
Nó xin mãi thì mẹ kế bảo:
- Tao đổ một đấu đỗ xuống tro. Cho mày nhặt hai tiếng đồng
hồ, xong thì đi.
Cô đi cửa sau vườn gọi:
- Hỡi chim câu ngoan ngoãn, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim
trên trời, hãy lại đây nhặt giúp em, đỗ ngon thì bỏ vào nồi, đỗ xấu
thì bỏ vào cổ họng.
Lập tức có đôi chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ nhà bếp vào,
theo sau có chim gáy, rồi đến tất cả các chim trên trời rào rào bay
tới đậu xuống quanh đống tro. Chim bồ câu gật gù rồi bắt đầu mổ
lia lịa, những chim khác cũng mổ lia mổ lịa, nhặt đỗ tốt bỏ vào nồi.
Chỉ non nửa tiếng đồng hồ, chim đã làm xong xuôi cả và bay đi. Cô
gái mang đỗ đến cho gì ghẻ, chắc mẩm được đi dự hội. Nhưng gì ghẻ
bảo:
- Toi công thôi, Lọ lem ạ! Mày không đi cùng được đâu vì mày
làm gì có quần áo mà nhảy? Chẳng nhẽ làm chúng tao xấu mặt vì
quần áo của mày à?
Nói rồi, mụ quay phắt đi, vội vã cùng hai đứa con gái đài các ra
đi.
Ở nhà không có ai, Lọ lem ra mộ mẹ, đến gốc cây dẻ gọi:
- Cây ơi, cây hãy rũ vàng rũ bạc xuống đây cho em.
Chim liền ném xuống cho cô một chiếc áo bằng vàng bằng bạc
và một đôi hài lụa thêu chỉ bạc. Cô vội mặc quần áo vào đi dự hội.
Dì ghẻ và hai em không nhận được ra cô, tưởng là một nàng công
chúa nào xa lạ vì cô mặc áo vàng trông đẹp lộng lẫy. Chúng không
ngờ chút nào đó là Lọ lem, đinh ninh là cô vẫn lúi húi nhặt đỗ trong
đống tro. Hoàng tử lại đón cô, cầm tay cô nhảy. Chàng không muốn
nhảy với ai khác nữa, và không chịu rời tay cô ra. Có ai đến mời cô
nhảy thì chàng nói:
- Đây là bạn nhảy cùng tôi.
Cô nhảy đến tối thì xin về. Hoàng tử ngỏ ý muốn đưa cô về vì
chàng muốn biết cô thiếu nữ xinh đẹp này là con cái nhà ai. Cô gỡ tay
Hoàng tử ra và nhảy vào chuồng bồ câu. Hoàng tử đợi đến khi ông bố
đến liền bảo cô gái lạ mặt đã nhảy biến mất vào chuồng bồ câu.
Ông cụ nghĩ: phải chăng là Lọ lem?
Cụ bắt mang đến cho cụ rìu và mai để cụ chẻ tan chuồng ra.
Chẻ xong chẳng thấy có ai ở trong. Họ về nhà thì thấy Lọ lem mặc
quần áo nhem nhuốc ngồi trong đống tro, một ngọn đèn dầu tù mù
cháy trên lò sưởi. Thì ra Lọ lem đã nhảy phắt ra khỏi chuồng bồ
câu, chạy vội đến cây dẻ, cởi quần áo đẹp ra để trên mộ. Chim
xuống cất đi ngay. Rồi cô lại mặc quần áo xám xì vào, ngồi trên
đống tro trong bếp như cũ.
Hôm sau, hội lại tiếp tục. Bố mẹ và hai em đi khỏi, Lọ lem lại
đến cây dẻ gọi:
- Cây ơi, hãy rũ vàng rũ bạc xuống đây cho em.
Chim lại thả xuống một bộ quần áo lộng lẫy hơn hôm trước. Cô
mặc quần áo ấy đến dự lễ. Cô đẹp quá, làm mọi người ngẩn người
ra. Hoàng tử đã đợi cô, liền cầm tay cô và chỉ nhảy với cô thôi. Các
người khác đến mời cô nhảy thì Hoàng tử bảo: "Đây là bạn nhảy
của tôi".
Đến tối, cô xin về, Hoàng tử đi theo xem cô đến nhà nào, cô vội
gạt Hoàng tử ra chạy vào vườn sau nhà. ở đấy có một cây lê to rất
đẹp, chi chít những quả ngon lành. Cô trèo lên nhanh như sóc rồi đi
đâu mất. Hoàng tử đợi đến khi ông bố đến bảo:
- Cô gái lạ mặt đã đánh tháo khỏi tay ta. Có leo cô ấy nhảy lên
cây lê rồi.
Ông bố nghĩ:
- Phải chăng là Lọ lem!
Ông cho mang rìu đến, đẵn cây xuống, nhưng chẳng có ai trên
cây.
Cả nhà vào bếp thì thấy Lọ lem nằm trong đống tro như không
có việc gì xảy ra. Thì ra cô đã nhảy từ phía bên kia cây xuống, đem
trả quần áo đẹp cho chim trên cây dẻ và mặc quần áo xám xì vào.
Đến ngày thứ ba, bố mẹ và các em đi khỏi, Lọ lem lại ra mộ mẹ
bảo cây:
- Cây ơi, cây hãy rũ vàng rũ bạc xuống đây cho em.
Chim liền nhả xuống một bộ quần áo lộng lẫy nhất đời và một
đôi hài toàn bằng vàng. Khi cô mặc vào đi dự lea, mọi người cứ thần
người ra nhìn. Hoàng tử chỉ nhảy với cô, có ai mời cô nhảy thì
chàng nói:
- Đây là bạn nhảy của tôi.
Đến tối, Lọ lem xin về. Hoàng tử định đưa về, nhưng cô lẩn
nhanh như cắt, Hoàng tử đã nghĩ ra một mẹo là cho đổ nhựa thông
lên thang. Khi cô nhảy đi thì chiếc giày bên trái dính lại. Hoàng tử
cầm lên thì thấy chiếc hài xinh đẹp toàn bằng vàng.
Hôm sau, Hoàng tử mang hài đến tìm ông bố bảo:
- Ta chỉ lấy ai chân đi vừa chiếc hài này thôi.
Hai chị có đôi chân đẹp nên mừng lắm.
Cô cả mang giày vào buồng thử trước mặt mẹ. Nhưng cô không
đút ngón chân cái vào được vì hài nhỏ quá.
Mẹ liền đưa cho cô con dao bảo:
- Mày cứ chặt ngón cái đi. Mày thành hoàng hậu rồi thì cần gì
đi bộ nữa.
Cô ta liền chặt ngón cái, nhét chân vào hài rồi cắn răng chịu
đau, đến ra mắt hoàng tử. Hoàng tử nhận cô làm vợ đặt lên ngựa
cùng về. Khi đi qua mộ thì đôi chim câu đậu trên cây dẻ kêu lên:
Cúc cu cu!
Hoàng tử nhìn xem
Chiếc hài vấy máu.
Vì chân dài quá
Nên phải chặt chân
Chính cô dâu thật
Vẫn ở trong nhà!
Hoàng tử nhìn xuống chân cô thấy máu chảy, liền quay ngựa
lại, đưa cô về nhà trả lại cho bố mẹ cô. Hoàng tử bảo không đúng là
cô dâu thật, rồi cho cô em thử hài. Cô em thử hài thì may sao các
ngón vào được lọt cả. Nhưng phải cái gót lại to quá. Bà mẹ đưa cho
con dao bảo:
- Mày cứ chặt đi một miếng gót chân. Mày mà được làm hoàng
hậu thì chả bao giờ phải đi chân nữa.
Cô gái chặt một miếng gót chân, cố đút chân vào hài, cắn răng
chịu đau, ra gặp hoàng tử.
Hoàng tử đặt cô dâu lên ngựa đi. Đi qua cây dẻ đôi chim câu
đậu trên cành hót:
Cúc cu cu!
Hoàng tử nhìn xem
Chiếc hài vấy máu.
Vì chân dài quá
Nên phải chặt chân
Chính cô dâu thật
Vẫn ở trong nhà!
Hoàng tử nhìn xuống thấy máu ở hài chảy ra, thấm đỏ cả tất
trắng, quay ngựa, mang cô dâu trả về nhà bố mẹ cô mà bảo:
- Đây cũng chưa phải cô thật. Ông còn cô con gái nào khác
không?
Ông bố đáp:
- Thưa Hoàng tử không ạ. Chỉ có con Lọ lem bé tí, xanh xao là
con vợ cả đã chết. Thứ nó thì chả làm cô dâu được!
Hoàng tử bảo cứ cho gọi ra. Dì ghẻ thưa:
- Thưa hoàng tử, không nên. Nó bẩn thỉu quá, trông tởm lắm.
Hoàng tử nhất định đòi Lọ lem lên kỳ được. Cô rửa mặt mũi
chân tay, đến cúi chào Hoàng tử. Hoàng tử đưa cho chiếc hài. Cô
ngồi lên ghế đẩu, rút chân ra khỏi chiếc guốc gỗ thô kệch, đút chân
vào chiếc hài vừa như in. Cô đứng dậy, Hoàng tử thấy mặt thì nhận
ra cô gái xinh đẹp đã nhảy với mình bèn phán:
- Cô dâu thật đây rồi!
Dì ghẻ và hai con sợ quá, tái mặt đi. Hoàng tử đặt Lọ lem lên
ngựa đi. Khi qua cây dẻ, đôi chim câu hót:
Cúc cu, hãy trông kìa!
Cúc cu cu!
Hoàng tử nhìn xem
Hài không có máu
Vì hài vừa quá
Không phải chặt chân
Đúng cô dâu thật
Hoàng tử đưa về.
Hót xong, đôi chim câu bay khỏi cây, xuống đậu trên vai cô Lọ
lem, một con bên trái, một con bên phải.
Câu chuyện kể về một cô bé bị bà dì ghẻ đối xử rất độc ác
nhưng rồi cô được hưởng hạnh phúc. Qua đó nói lên rằng ai sống
nhân hậu thì luôn được giúp đỡ và được hưởng hạnh phúc, ai sống
độc ác thì sẽ bị trừng trị. Câu chuyện đồng thời ca ngợi ca thiện và
cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
 
Lên thiên đàng

Ngày xưa, một bác bần nông có tuổi và ngoan đạo chết. Bác đến
trước cổng Trời. Một lãnh chúa rất giàu, chết cùng một lúc với bác,
cùng đến cổng Trời lúc bác đến. Thánh Pêtrux mang chìa khóa đến
mở cửa đón ông ta vào. Hình như thánh không thấy bác bần nông
nên đóng sập cửa lại. Đứng bên ngoài, bác bần nông nghe rất rõ
tiếng đàn hát đón chào lãnh chúa lên trời. Cuối cùng yên tĩnh trở
lại.

Thánh Pêtrux đến, mở cửa Trời cho bác nông dân vào. Bác
tưởng là cũng sẽ có đàn hát đón chào. Nhưng bốn bề lặng ngắt. Dĩ
nhiên cuộc tiếp đón thân mật; các thiên thần ra đón bác. Nhưng
không có ca hát. Bác bần nông hỏi Thánh Pêtrux tại sao người ta
không ca hát đón bác như đón vị lãnh chúa. Bác thấy hình như ở
trên trời cũng bất công như ở trần gian.

Thánh Pêtrux bèn trả lời:

- Không phải đâu, chúng tôi quý bác như bất cứ một người nào
khác. Bác sẽ được hưởng thú vui trên trời này như vị lãnh chúa
giàu có kia. Nhưng bác phải hiểu là những người bần nông như bác
thì ngày nào cũng có người lên trời. Nhưng lãnh chúa giàu có thì
hàng trăm năm họa có một người.

Câu chuyện muốn nói lên rằng: ở bất cứ đâu cũng có người tốt
kẻ xấu cho dù đó là thiên đàng, nơi mà mọi người quan niệm ở đó có
nhiều hạnh phúc, công bằng nhất.
 
Con mèo đi hia

Một bác thợ xay có ba con trai, một nhà xay lúa, một con lừa và
một con mèo. Các con trai xay bột, lừa đi lấy lúa về và chở bột đi,
mèo thì bắt chuột.

Khi bác chết, ba con chia nhau gia tài: con cả được cái nhà xay
lúa, con thứ hai được con lừa, con thứ ba không còn gì khác đành
lấy con mèo vậy.

Anh này buồn bã, nói một mình:

- Mình xí được phần tồi quá! Anh cả mình có thể xay bột, anh
hai mình còn được cưỡi lừa, mình thì làm ăn gì được với con mèo!
Bất quá lột da nó làm được đôi bao tay là hết.

Mèo nghe hiểu hết, liền nói:

- Cậu ơi, cậu giết tôi lấy da làm đôi bao tay khổ làm gì? Cậu cứ
bảo làm cho tôi một đôi hia để tôi ra ngoài cho nó đường hoàng thì
rồi chả mấy lúc tôi sẽ làm cho cậu mở mày mở mặt.

Người con bác thợ xay thấy mèo nói vậy rất ngạc nhiên. Nhân
có người thợ giày đi qua, anh gọi vào bảo đo chân mèo làm cho nó
một đôi hia. Hia làm xong, mèo đi vào, lấy một cái bị, đổ đầy thóc
xuống đáy, buộc miệng bị, rồi quẩy bị lên vai. Đỗån mèo bước ra cửa
đi hai chân như người.

Lúc đó trong nước có một ông vua thích ăn chim đa đa. Nhưng
tiếc thay không ai bắt được con nào. Rừng thì đầy chim đa đa,
nhưng chim nhát quá, không người đi săn nào tới gần được. Mèo
biết chuyện ấy, bèn nghĩ cách làm ăn cho khá hơn. Nó vào rừng mở
bị, tãi thóc ra, để dây xuống cỏ, rồi luồn dây vào sau một bụi rậm.
Nó cũng lẩn quất quanh ở đó để rình. Được một lát, chim đa đa bay
đến, thấy thóc liền theo nhau nhảy vào bị. Khi được một số kha
khá, mèo giật dây bắt được một số con chim.

Rồi nó quẩy bị lên vai đi thẳng đến cung vua.

Lính canh hô:

- Đứng lại! Đi đâu?

Mèo đáp gọn:

- Ta vào gặp nhà vua!

- Mày điên à? Mèo mà dám vào gặp nhà vua!

Một tên lính khác bảo:

- Thôi cứ để nó đi. Nhà vua thường hay buồn phiền biết đâu
mèo gừ gừ lại chẳng làm cho hoàng thượng khuây khỏa.
Mèo đến yết kiến nhà vua, cúi chào rồi tâu:

- Tâu bệ hạ, chủ tôi là bá tước...,- mèo bịa ra một cái tên quí
phải thật dài, - xin trân trọng gửi lời chào hoàng thượng và xin
kính dâng hoàng thượng một ít chim đa đa bẫy được.

Vua thấy chim béo mừng rỡ, truyền lệnh cho mèo lấy vàng ở
kho chất vào bị, tha hồ mang được bao nhiêu thì cứ việc lấy. Vua
phán:

- Cho ngươi mang về biếu chủ ngươi và nói là ta đa tạ về món
quá biếu.

Trong lúc đó, người con bác thợ xay lúa nghèo nàn, ngồi bên
cửa sổ chống đầu vào tay nghĩ: còn bao nhiêu tiền đã bỏ ra sắm đôi
hia cho mèo mất rồi, không biết có ăn thua gì không? Vừa khi ấy,
mèo bước vào, bỏ bị xuống, cởi bị ra đổ vàng xuống trước mặt chủ
mà nói:

- Thưa cậu, đây có ít nhiều trả tiền đôi hia cho cậu. Nhà vua
còn gửi lời chào và đa tạ cậu.

Anh ta mừng vì được của nhưng không hiểu đầu đuôi ra sao.
Mèo ta vừa tháo hia vừa kể lại chuyện và bảo:

- Giờ thì quả là cậu có đủ tiền rồi, nhưng không phải chỉ có thế
thôi đâu. Đến mai tôi lại xỏ hia vào, cậu sẽ lại giàu có hơn nữa. Tôi
cũng đã tâu với vua cậu là một vị bá tước.

Hôm sau, mèo lại y lời, đi hia cẩn thận rồi đi săn, mang đến
cho vua một mớ chim đa đa. Ngày nào mèo cũng mang vàng về nhà,
mèo được vua yêu quí, tha hồ ra vào cung điện.

Có lần mèo đứng sưởi bên lửa trong bếp nhà vua. Tên đánh xe
vào và nguyền rủa: "Ma quỉ hãy bắt vua và công chúa đi cho rảnh!
Ai lại mình định ra quán đánh chén và chơi bài một phen, thì lại
phải đánh xe cho họ ra hồ chơi!".

Nghe vậy, mèo vội lén về nhà bảo chủ:

- Nếu cậu muốn thành bá tước và trở nên giàu có thì cậu hãy đi
với tôi ra hồ, rồi xuống hồ mà tắm.

Chú thợ xay im lặng, đi theo mèo, cởi sạch quần áo nhảy xuống
nước. Mèo lấy quần áo mang đi giấu một chỗ.

Vừa làm xong thì xe vua đi tới. Mèo liền lên tiếng than vãn
nghe mà não ruột:

- Trời ơi! Tâu bệ hạ, bá tước chủ tôi đương tắm ở dưới hồ thì có
một tên ăn trộm đến lấy quần áo để ở trên bờ. Chủ tôi đang ở dưới
nước lên không được; nếu ở lâu nữa thì đến cảm mà chết mất thôi!
Vua nghe vậy, cho dừng xe lại, phán cho một tên hầu chạy về
lấy bộ quần áo của nhà vua. "Bá tước" mặc bộ quần áo lộng lẫy vào.
Nhà vua biệt đãi chàng vì cứ tưởng chàng biếu chim đa đa là bá
tước thật, và cho chàng ngồi lên xe. Công chúa cũng lấy làm thích
vì bá tước vừa trẻ vừa xinh trai, lại dễ thương.

Mèo đi trước tới một cánh đồng cỏ rộng mênh mông có trên một
trăm người đương cắt cỏ.

Mèo hỏi:

- Cánh đồng nhà ai thế?

- Của thầy phủ thủy đấy.

Mèo dặn họ:

- Các bác này, nhà vua sắp đi xe qua đấy. Nếu vua hỏi cánh
đồng cỏ của ai thì các bác cứ đáp là của bá tước nhé. Nếu các bác
không nói thế là bị đánh chết tươi đấy.

Mèo lại đi nữa, tới một cánh đồng lúa bát ngát ai đi qua cũng
phải để ý. Có tới trên một trăm người đang gặt lúa. Mèo hỏi:

- Các bác ơi, lúa nhà ai thế?

- Của thầy phù thủy đấy.

Mèo dặn:

- Các bác này, nhà vua sắp đi xe qua đấy. Nếu vua hỏi lúa của
ai thì các bác cứ đáp là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói là bị
đánh chết tươi đấy.

Mèo đi mãi tới một khu rừng đẹp, có trên ba trăm người đang
đẵn những cây sồi to để lấy củi.
Mèo hỏi:

- Các bác ơi, rừng nhà ai thế?

- Của thầy phù thủy đấy.

Mèo dặn:

- Các bác này, nhà vua sắp đi xe qua đấy. Nếu vua hỏi rừng của
ai thì các bác cứ đáp là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói thế
thì bị giết hết đấy.

Mèo lại đi nữa. Mọi người đều nhìn theo thấy mèo có vẻ kỳ dị,
nom như người đi hia thì sợ lắm. Một lát sau mèo tới lâu đài của
thầy phủ thủy, ngang nhiên tiến vào. Lão phù thủy nhìn mèo một
cách khinh khỉnh hỏi nó muốn gì.

Mèo vái chào nói:

- Tôi nghe nói ông có thể tùy ý muốn biến ra con vật gì cũng
được. Tôi tin là biến ra chó, cáo hay cả chó sói thì còn được, chứ biến
thế nào ra voi được. Do đó tôi đến tận nơi để xem có đúng không.
Lão phủ thủy dương dương tự đắc đáp:

- Làm quái gì cái vặt ấy.

Rồi trong nháy mắt lão biến ra voi.

Mèo bảo:

- Khá lắm, nhưng có biến ra sư tử được không?

Lão phù thủy đáp:


- Dễ không!

Rồi lão biến ra sư tử.

Mèo làm ra bộ sợ hãi kêu lên:

- Thật là trên trời đất chưa từng thấy! Ngay trong giấc mơ, tôi
cũng chưa từng thấy. Nhưng nếu thầy biến ra thành một con vật
nhỏ như con chuột thì mới thật là tài thánh. Thầy nhất định là giỏi
hơn các thầy phù thủy trên đời, nhưng chắc không làm nổi đâu.

Lão phủ thủy nghe phỉnh bùi tai, có vẻ thích lắm nói:

- Này chú mèo thân mến ạ, việc đó ta cũng làm được.

Lão biến ra con chuột nhắt nhảy tung tăng trong buồng. Mèo
theo sau vồ lấy chuột ăn.

Vua cùng bá tước và công chúa đi xe tới cánh đồng cỏ mênh
mông.

Vua hỏi:

- Cỏ của nhà ai đấy?

Mọi người đều trả lời theo mèo dặn:

- Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ.

Vua phán:

- Bá tước có mảnh đất đẹp quá.

Tới cánh đồng lúa bát ngát, vua hỏi:

- Lúa nhà ai đấy chúng bay?

- Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ.

Vua phán:

- Chà chà! Đất vừa rộng đẹp quá.

Tới rừng, vua hỏi:

- Rừng nhà ai thế chúng bay?

- Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ.

Vua càng ngạc nhiên hơn nữa bảo:

- Bá tước ạ, bá tước hẳn là giàu lắm. Ta chưa chắc đã có một
khu rừng đẹp đến thế.

Đi tới lâu đài thì đã thấy mèo đứng đợi ở đầu cầu thang.

Xe vừa đỗ, mèo đã nhảy xuống mở cửa nói:

- Tâu bệ hạ, đây là lâu đài của bá tước chủ tôi. Bệ hạ tới đây
thật là hân hạnh suốt đời cho chủ tôi.

Vua xuống xe, ngạc nhiên thấy tòa nhà lộng lẫy, to hơn và đẹp
hơn cả cung điện của mình. Bá tước dẫn công chúa vào phòng tiếp
tân sáng loáng vàng ngọc châu báu.

Công chúa đính hôn với bá tước và khi vua mất, bá tước lên nối
ngôi, phong cho mèo đi hia làm tể tướng.

Câu chuyện kỳ lạ về chú mèo thông minh biết nói giúp các em
một điều: Ta không nên coi thường các con vật nuôi trong nhà vì
chúng có thể giúp ích cho chúng ta. Các em hãy yêu quý những con
vật sống xung quanh mình nhé.
 
Sáu con thiên nga

Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua
đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp.
Tối đến, vua đứng lặng nhìn quanh, thấy mình đã bị lạc đường,
không tìm được lối ra. Bỗng vua thấy có một mụ già, đầu lắc lư đi
tới: đó là một mụ phù thủy. Vua bảo mụ:
- Này cụ, cụ có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng được
không?
Mụ đáp:
- Tâu bệ hạ, được chứ. Cái đó già làm được, nhưng với một điều
kiện mà nếu bệ hạ không chấp nhận thì bệ hạ không bao giờ ra
được khỏi rừng này và sẽ chết đói ở đây.
Vua hỏi:
- Điều kiện gì hở cụ?
- Già có một đứa con gái đẹp nhất đời. Bệ hạ chưa từng thấy ai
đẹp đến thế đâu, thật xứng đáng làm vợ vua. Nếu bệ hạ đồng ý lấy
nó làm hoàng hậu thì già sẽ chỉ đường cho bệ hạ ra khỏi rừng.
Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến
ngôi nhà nhỏ của mụ. Con gái mụ ngồi bên lửa. Cô đứng dậy ra đón
vua ngay, như đã sẵn sàng chờ vua đến. Vua thấy cô tuyệt đẹp
nhưng không thích, nhìn cô, vua cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đặt
cô lên mình ngựa thì mụ chỉ đường cho vua. Vua về đến cung điện
làm lễ cưới.
Nguyên vua đã lấy vợ một lần và hoàng hậu sinh được bảy con,
sáu trai một gái, vua yêu quí vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con
mình không tốt mà còn có thể làm khổ chúng nữa vua đưa chúng
đến ở một tòa lâu đài hiu quạnh giữa rừng sâu. Lâu đài rất kín,
đường đi đến khó mà tìm được, chính vua cũng không tìm ra đường
nếu không được một bà lão cho một quận chỉ có phép lạ. Khi vua
ném quận chỉ về phía trước, nó sẽ tự gỡ ra và chỉ đường cho vua.
Nhà vua luôn luôn đi thăm các con yêu dấu, nên hoàng hậu để ý
đến sự vắng mặt của vua, Mụ dì ghẻ tò mò muốn biết vua đi vào
rừng một mình làm gì. Mụ bèn cho thị vệ của vua nhiều tiền, chúng
nói lộ bí mật cho mụ biết và nói cả đến cuộn chỉ biết đưa đường.
Mụ bứt rứt không yên tâm, mãi cho đến lúc mụ tìm ra được chỗ
vua để cuộn chỉ. Mụ bèn may một số áo lót bằng lụa trắng và khâu
bùa vào vì mụ học được ít phép của mẹ. Một hôm, vua ruổi ngựa đi
săn vắng, mụ mang áo đi theo cuộn chỉ dẫn đường vào rừng. Bọn
trẻ thấy từ xa có bóng người đến tưởng là cha yêu dấu, vội vui
mừng chạy lại đón, Mụ bèn tung trùm lên mỗi đứa một cái áo, áo
vừa đụng vào người thì chúng biến ra thiên nga bay vượt qua rừng
biến mất. Mụ hớn hở về nhà, tưởng là đã trừ được lũ con chồng.
Nhưng mụ không ngờ là còn cô con gái không chạy ra đón cha cùng
các anh.
Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái thôi. Vua
hỏi:
- Các anh con đâu?
Cô đáp:
- Trời ơi, cha yêu dấu! Các anh con đi mất rồi, bỏ lại mình con.
Rồi cô kể cho vua nghe cô đứng ở cửa sổ nhìn thấy những gì,
các anh cô hóa thiên nga bay qua rừng thế nào, và đưa cho vua xem
những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân. Vua rất buồn bã nhưng
không ngờ là hoàng hậu làm việc độc ác ấy. Vua sợ cô gái cũng bị
mất nốt nên định mang cô đi cùng. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua
hãy để cô ở lại tòa lâu đài trong rừng đêm ấy nữa.
Cô gái đáng thương nghĩ bụng:
- Mình không thể ở đây lâu được nữa, mình phải tìm các anh
mới được.
Đêm đến, cô trốn vào rừng. Cô đi suốt đêm hôm ấy cả ngày
hôm sau, mãi đến lúc mệt quá không đi được nữa. Lúc đó, cô thấy
một chiếc lều hoang. Cô bước vào thì thấy một căn buồng có sáu
chiếc giường nhỏ. Nhưng cô không dám nằm vào chiếc nào, mà chui
xuống nằm ở gầm giường, định ngủ đêm đó trên nền đất rắn.
Nhưng tới lúc mặt trời sắp lặn cô nghe có tiếng lào xào và thấy
sáu con thiên nga bay qua cửa sổ chui vào. Chúng ngồi xuống đất,
thổi lẫn cho nhau, cho bay hết lông; bộ lông thiên nga trút ra như
một chiếc áo lót. Cô gái nhận ra các anh mình, mừng lắm, chui ở
gầm giường ra. Các anh trông thấy em cũng mừng rỡ chẳng kém.
Nhưng vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:
- Em không ở đây được đâu. Đây là sào huyệt của bọn cướp,
chúng về thấy em sẽ giết em mất.
Em hỏi:
- Thế các anh có cách nào che chở em không?
Các anh nói:
- Không, vì mỗi tối, các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga,
hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ, sau đó lại phải
biến thành thiên nga.
Em khóc hỏi:
- Thế không có cách nào giải thoát các anh à?
Các anh đáp:
- Không được đâu! Khó lắm. Trong sáu năm, em không được
nói được cười. Trong thời gian ấy, em phải may cho các anh sáu
chiếc áo lót nhỏ bằng hoa thúy cúc. Nếu em nói nửa lời là công toi
hết.
Các anh vừa nói xong thì một khắc đồng hồ đã qua, các anh lại
biến thành thiên nga bay qua cửa sổ mất.
Cô gái nhất định giải thoát cho các anh, dù có phải hy sinh tính
mạng. Cô rời bỏ chiếc lều hoang, vào giữa rừng, leo lên cây ngủ
đêm. Sáng hôm sau, cô đi hái hoa thúy cúc và bắt đầu khâu áo. Cô
chẳng nói năng được với ai mà cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô
chỉ ngồi một chỗ chăm chú làm.
Một thời gian đã qua. Vua xứ ấy cùng thợ săn vào rừng tìm
thú, đến cây cô ngồi. Họ gọi cô:
- Cô hãy xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không hại gì cô
đâu.
Cô chỉ lắc đầu. Họ hỏi dồn mãi, cô liền ném xuống cho họ chiếc
dây chuyền đeo cổ bằng vàng, tưởng làm như thế cho họ yên đi.
Nhưng họ vẫn không chịu thôi, cô liền vứt chiếc thắt lưng của cô
xuống. Thấy vẫn chưa ổn cô vứt thêm nịt bít tất, rồi dần dần dần
vứt tất cả các thứ mặc trên người có thể vứt được, đến nỗi cô chỉ còn
chiếc áo lót.
Những người thợ săn không vì thế mà chịu lùi. Họ trèo lên cây,
ẵm cô xuống đưa đến trước mặt vua.
Vua hỏi:
- Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?
Cô không đáp. Vua dùng đủ các thứ tiếng vua biết mà cô vẫn
câm như hến. Nhưng cô đẹp quá khiến lòng vua rung động. Vua yêu
cô tha thiết. Vua khoác áo ngực cho cô, đặt cô lên kiệu ngồi trước
mình đưa về cung điện. Vua cho cô mặc quần áo sang trọng, cô đẹp
lộng lẫy như một ngày nắng đẹp, nhưng cô vẫn không nói nửa lời.
Vua đưa cô lại ngồi ở bàn ăn, cho ngồi bên mình. Dáng điệu nhu mì
và e lệ của cô khiến vua rất hài lòng.
Vua nói:
- Ta thiết tha muốn lấy cô này, ta không lấy một ai khác trong
thiên hạ đâu.
Mấy hôm sau, vua lấy nàng.
Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, không bằng lòng với đám cưới
này, và nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:
- Không biết cái con này ở đâu ra mà nó không nói năng gì
được. Nó không xứng đáng làm vợ vua.
Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng. Mụ bắt
trộm đi và lừa khi nàng ngủ bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ tâu
vua là nàng ăn thịt người. Vua không tin, không để ai làm hại
nàng. Lúc nào nàng cũng ngồi khâu áo lót, ngoài ra không để ý đến
cái gì khác. Lần sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh.
Mẹ ghẻ quỉ quyệt lại lừa vua như lần trước. Vua vẫn nhất định
không tin lời mụ. Vua bảo:
- Nàng trong sạch và tốt bụng, không thể làm việc ấy đâu. Nếu
nàng nói được và có thể tự bênh vực được thì sẽ minh oan được.
Nhưng đến lần thứ ba, mụ già lại ăn trộm đứa bé mới đẻ và lại
tố cáo hoàng hậu. Nàng vẫn không nói nửa lời để minh oan. Vua
không làm khác được phải đưa nàng ra tòa xử. Nàng bị kết tội chết
thiêu.
Đã đến ngày hành hình, cũng là ngày cuối cùng của thời gian
sáu năm không được nói, cười, ngày nàng sẽ giải thoát được các anh
khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo lót đã khâu xong chỉ còn thiếu cánh
tay áo chiếc cuối cùng. Khi nàng bị dẫn đến đống củi, ở dưới sắp
châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga bay trên
không lại. Nàng cảm thấy mình sắp được cứu thoát, lòng mừng
khôn xiết.
Thiên nga bay rào rào tới chỗ nàng, sà xuống thấp để nàng có
thể ném áo lót lên tới được. Áo vừa đụng chim thì lông thiên nga rơi
xuống liền, các anh nàng hiện lên hình người đứng trước nàng, vui
vẻ, đẹp đẽ. Chỉ có người em cuối cùng là chiếc áo còn thiếu cánh tay
trái vì vậy ở lưng còn có một cánh thiên nga. Anh em ôm nhau hôn
trìu mến; hoàng hậu đến tìm vua, vua rất đỗi ngạc nhiên. Nàng nói:
- Tâu bệ hạ, giờ thiếp mới được phép nói và bộc lộ là thiếp đã bị
oan.
Nàng kể lại âm mưu mụ già đã lấy trộm ba đứa con đem giấu
đi. Vua tìm được con mừng rỡ lắm, còn mụ dì ghẻ cay nghiệt kia
phải đền tội. Mụ bị trói trên đống lửa và bị thiêu ra tro. Vua và
hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc dài lâu.
Các em vừa được đọc một trong những câu chuyện hay trong bộ
truyện cổ Grim. Truyện ca ngợi tấm lòng vàng của người con gái
biết hy sinh tất cả để cứu các anh mình. Nàng rất xứng đáng được
hưởng hạnh phúc lâu dài.
 
Đóa hồng

Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng
nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
Một hôm hoàng hậu đang tắm thì có con ếch ở dưới nước nhảy
lên nói:
- Điều bà mong ước bấy lâu sẽ thành sự thực. Hết năm nay bà
sẽ sinh con gái.
Lời ếch tiên tri quả đúng thật. Hoàng hậu sinh con gái đẹp
tuyệt trần. Vua thích lắm, mở hội lớn ăn mừng. Vua mời họ hàng
thân thuộc, bạn bè, lại mời cả các bà mụ đến để họ tận tâm chăm
sóc, thương yêu con mình.
Trong nước có mười ba bà mụ. Nhưng vua chỉ có mười hai cái
đĩa vàng để mời ăn, do đó mời thiếu một bà.
Hội hè linh đình. Lúc tiệc sắp tàn, các bà mụ niệm chú mừng
đứa bé những điều kỳ lạ: bà đầu chúc đức hạnh, bà thứ hai chúc sắc
đẹp, bà thứ ba của cải... cứ như vậy chúc tất cả các điều có thể mơ
ước được ở trần gian. Mười một bà vừa dứt lời chúc tụng thì bỗng bà
mụ thứ mười ba bước vào. Bà muốn trả thù vì không được mời dự
tiệc. Bà xăm xăm bước thẳng vào chẳng thèm nhìn ai, chào ai. Bà
hét lên:
- Công chúa đến năm mười lăm tuổi sẽ bị mũi quay sợi đâm
phải mà chết.
Rồi bà chẳng nói thêm nửa lời, bỏ đi. Mọi người chưa hết kinh
ngạc thì bà thứ mười hai bước lên. Bà tuy chưa niệm chú chúc tụng
nhưng cũng không giải được lời chú độc, mà chỉ làm nhẹ đi được
thôi. Bà nói:
- Công chúa sẽ không chết, chỉ ngủ một giấc dài trăm năm thôi.
Vua muốn tránh cho con khỏi bị nạn ra lệnh cấm kéo sợi trong
cả nước. Tất cả những lời chúc của các bà mụ đều thành sự thực:
công chúa đẹp, đức hạnh, nhã nhặn, thông minh, ai thấy cũng phải
yêu.
Năm ấy, công chúa vừa đúng mười lăm tuổi. Một hôm, vua và
hoàng hậu đi vắng, nàng ở nhà một mình. Nàng đi khắp cung điện
để xem tất cả các buồng, thích đâu tạt vào đó. Sau cùng nàng tới
một lầu cao. Nàng trèo lên chiếc thang xoáy ốc chật hẹp, tới một
cửa nhỏ. Ổ khóa có cắm một chiếc chìa đã gỉ, nàng cầm chìa quay
thì cửa mở tung ra. Trong buồng có một bà già ngồi trên tấm ghế
nhỏ đang chăm chú kéo sợi.
Nàng nói:
- Chào bà. Bà làm gì đấy?
Bà lão gật gù đáp:
- Bà kéo sợi đây.
- Cái gì nhảy nhanh như cắt thế kia hở bà?
Nàng cầm lấy xa định kéo sợi. Vừa sờ đến thì lời chú thực hiện,
nàng bị mũi quay đâm vào tay.
Nàng ngãä ngay xuống giường và ngủ mê mệt. Tất cả cung điện
đều ngủ. Vua và hoàng hậu vừa về, mới bước chân vào buồng đã
nhắm mắt ngủ. Cả triều đình cũng lăn ra ngủ. Ngựa trong chuồng,
chó ngoài sân, bồ câu trên mái nhà, ruồi trên tường, đều ngủ. Cả
ngọn lửa đang chập chờn trên bếp cũng ngủ yên. Thịt quay cũng
ngừng xèo xèo. Bác đầu bếp thấy chú phụ bếp đãng trí đang kéo tóc
chú cũng buông ra ngủ. Gió lặng yên trên cây trước lâu đài, không
một chiếc lá nào rung.
Bụi gai mọc quanh mỗi ngày một rậm, phủ kín cả lâu đài,
không còn thấy gì nữa, cả đến lá cờ trên mái cũng không thấy. Rồi ở
trong miền ấy, nhân dân truyền tụng là có Đóa Hồng xinh đẹp
đương ngủ triền miên. Người ta gọi công chúa là Đóa Hồng. Thỉnh
thoảng các Hoàng tử nghe kể chuyện định chui qua bụi vào lâu đài
nhưng không nổi vì bụi gai như có tay, nắm chặt họ lại khiến họ bị
mắc nghẽn.
Năm tháng trôi qua đã nhiều. Một hôm lại có một Hoàng tử tới
nước này. Chàng nghe một ông lão kể lại là trong tòa lâu đài sau
bụi gai có nàng công chúa tên là Đóa Hồng ngủ triền miên đã được
trăm năm.
Vua, hoàng hậu và cả triều đình cũng đều ngủ cả. Ông lão còn
bảo là theo lời tổ phụ để lại thì đã có nhiều Hoàng tử tìm cách chui
qua bụi rậm nhưng bị mắc lại ở đấy.
Chàng liền bảo:
- Tôi không sợ, tôi muốn chui vào tìm nàng Đóa Hồng xinh đẹp.
Ông lão hết sức can ngăn, chàng nhất định không nghe.
Thời hạn trăm năm đã qua. Đã đến lúc Đóa Hồng tỉnh giấc.
Hoàng tử đến gần bụi gai thì chỉ thấy toàn những đóa hoa to tươi
đẹp tự động giãn lối để chàng khỏi bị thương. Chàng đi rồi thì bụi
cây khép lại. Ở sân lâu đài, chàng thấy ngựa và những con chó lốm
đốm đang nằm ngủ. Chim bồ câu rũ đầu vào cánh đậu trên mái
nhà. Chàng vào cung thì thấy ruồi bậu trên tường ngủ, bác đầu bếp
còn giơ tay như định tóm lấy chú phụ bếp. Còn cô hầu gái thì đương
ngồi làm lông con gà đen. Chàng đi vào cung điện chính thì thấy cả
triều đình đều ngủ. Chàng lại tiếp tục đi. Im lặng như tờ. Có thể
nghe thấy hơi thở của chàng. Sau chàng tới một tòa lầu, mở cửa vào
một phòng nhỏ là nơi Đóa Hồng đang ngủ. Nàng nằm trông đẹp
lộng lẫy. Chàng không rời mắt ra được, quì xuống hôn.
Chàng vừa đụng môi thì Đóa Hồng mở mắt, nhìn chàng trìu
mến. Hai người dắt nhau xuống lầu. Vua, rồi hoàng hậu và cả triều
đình đều tỉnh dậy, giương mắt nhìn nhau. Ngựa ngoài sân đứng lên
quẫy mình; chó săn nhảy lên ngoe nguẩy đuôi; bồ câu trên mái nhà
vươn cổ ngóc đầu nhìn quanh rồi bay qua cánh đồng; ruồi bậu trên
tường lại tiếp tục bò; lửa trong bếp bùng lên, chập chờn và đun thức
ăn, thịt quay lại xèo xèo, bác đầu bếp tát chú phụ bếp một cái bạt
tai làm hắn kêu lên, các cô hầu làm nốt lông gà.
Lễ cưới của Hoàng tử và nàng Đóa Hồng được tổ chức linh
đình. Hai vợ chồng sống suốt đời sung sướng.
Bạch Tuyết được Hoàng Từ đánh thức sau giấc ngủ một trăm
năm. Lời nguyền độc ác của bà mụ thứ mười ba bị hóa giải, nàng
xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
 
Người đầy tớ trung thành

Xưa có một ông vua tuổi già lâm bệnh, nghĩ bụng: "Ta chết đến
nơi mất rồi". Vua cho đòi "bác Jôhannơt trung thành" tới. Bác là
người hầu được vua yêu nhất. Bác đã suốt đời tận tụy với vua. Vì
vậy mà vua gọi bác là "bác Jôhannơt trung thành".
Khi bác đến bên giường vua, vua phán:
- Jôhannơt trung thành ơi, ta biết ta sắp chết, ta chỉ băn khoăn
về con ta. Nó còn ít tuổi, dại dột, nếu nhà ngươi không hứa với ta sẽ
dạy cho nó biết những cái gì cần biết và khuyên nó như người cha
thứ hai, thì ta không yên tâm mà nhắm mắt.
Bác Jôhannơt đáp:
- Dù phải hy sinh đến tính mệnh, thần cũng không rời bỏ
hoàng tử. Thần xin thề một lòng một dạ phụng sự hoàng tử.
Vua nói:
- Thế thì ta chết cũng được yên tâm. Sau khi ta đã nhắm mắt
rồi, thì nhà ngươi dẫn cho nó xem toàn thể cung điện, tất cả các
buồng, các phòng, các hầm, cùng tất cả châu báu ở đó, trừ cài buồng
ở cuối hành lang dài có bức chân dung công chúa Mai vàng, vì ta sợ
nó đâm si tình mà ngất đi, rồi sẽ gặp nhiều tai ương. Nhà ngươi
phải bảo vệ nó.
Sau khi nghe "bác Jôhannơt trung thành" thề lần thứ hai, vua
yên lặng, đặt đầu xuống gối, rồi tắt thở.
Tang lễ đã làm xong, bác Jôhannơt trung thành cho vua mới
biết lời mình thề với vua cha bên giường bệnh và nói:
- Thần sẽ giữ lời thề và sẽ tận tụy với bệ hạ cũng như với vua
cha, dù phải hy sinh tính mệnh cũng cam.
Đoạn tang vua cha, bác Jôhannơt trung thành tâu với vua mới:
- Bây giờ là lúc thần phải cho bệ hạ biết kho tàng của người.
Thần xin đưa bệ hạ đưa bệ hạ đi thăm cung điện vua cha để lại.
Bác dẫn vua đi khắp cả cung điện, từ trên xuống dưới, xem tất
cả của báu, trừ cái buồng có bức chân dung nguy hiểm là bác không
mở. Bức chân dung để ở chỗ mà mới thoạt mở cửa là nom thấy
ngay, lộng lẫy trông tựa người thật, đẹp và có duyên nhất trần gian.
Vua thấy đến cửa đó bác Jôhannơt đi thẳng qua liền hỏi:
- Sao nhà ngươi không mở cửa ấy cho ta?
Jôhannơt đáp:
- Dạ bẩm trong đó có cái đáng ngại cho bệ hạ.
Nhà vua nói:
- Ta đã xem tất cả cung điện, giờ ta muốn biết trong buồng này
có gì.
Vua sắp định cố sức ẩn cửa, thì Jôhannơt trung thành vội níu
lại nói:
- Khi vua sắp chết, thần đã hứa không để cho bệ hạ thấy vật ở
trong buồng, nếu không sẽ vạ đến bệ hạ và lẫn cả thần.
Nhà vua đáp:
- Không được. Nếu không vào được thì ta cũng đến héo hon. Ta
sẽ ăn không ngon ngủ không yên, nếu không được thấy cho tận
mắt. Ta cứ đứng lì đây cho đến khi nào ngươi chịu mở cửa ra.
Biết không ngăn được vua, Jôhannơt trung thành buồn bã thở
dài, tìm chìa khóa buồng trong chùm chìa khóa to của bác. Bác mở
cửa buồng vào trước, định che bức chân dung không cho vua trông
thấy, nhưng không được vì vua đứng kiễng lên nhìn qua vai bác.
Khi trông thấy người thiếu nữ đẹp lộng lẫy, đeo toàn vàng ngọc,
vua lăn ra, bất tỉnh nhân sự. Bác Jôhannơt trung thành nâng nhà
vua dậy, mang lên giường và lo lắng nghĩ: "Trời ơi! Tai họa đã xảy
đến rồi. Biết làm sao bây giờ?"
Bác đổ rượu vang cho vua. Vua tỉnh lại hỏi:
- Cô gái đẹp trong tranh là ai?
Jôhannơt trung thành đáp:
- Dạ thưa, đó là nàng công chúa Mai vàng.
Vua nói:
- Ta yêu nàng say đắm. Dẫu tất cả lá cây đều biến ra lưỡi thì
cũng không thể nói hết được lòng ta. Ta phải chiếm được nàng thì
ta mới sống được. Ngươi là Jôhannơt trung thành của ta thì ngươi
phải giúp ta làm việc này.
Người hấu trung thành suy nghĩ mãi, vì riêng việc tìm đến gặp
mặt Công chúa cũng đã khó. Mãi sau bác mới nghĩ ra một mẹo, liền
tâu vua:
- Chung quanh Công chúa, cái gì cũng bằng vàng, từ bàn ghế
đến bát đĩa cốc tách và các đồ gia dụng khác. Bệ hạ có cả thảy năm
tấn vàng. Bệ hạ nên giao cho thợ kim hoàn một tấn để làm đủ các
vật dụng cùng các loại chim, thú rừng, các con vật kỳ lạ. Công chúa
sẽ thích lắm. Ta sẽ đem những của đó đến gặp nàng xem sao.
Vua sai đòi tất cả các thợ kim hoàn trong nước đến bắt làm
đêm ngày cho xong những vật đẹp lộng lẫy. Khi đã đem các thứ đó
xuống thuyền, "bác Jôhannơt trung thành" ăn mặc giả nhà buôn,
vua cũng trá hình như vậy. Vua tôi vượt bể đi đến thành phố của
Công chúa Mai vàng.
"Jôhannơt trung thành" lên bến một mình, dặn vua ở lại chờ.
Bác nói:
- May ra thì thần đem được công chúa về đây. Vậy bệ hạ nên
cho dọn dẹp trang trí con thuyền, bày đồ vàng ra.
Sau đó, bác dắt vào lưng đủ mọi thứ nữ trang, rồi lên bờ đi đến
cung điện vua cha nàng.
Khi vào trong sân, bác thấy một cô gái đẹp ở gần giếng cầm hai
chiếc thùng vàng múc nước. Lúc quẩy nước lóng lánh đi, cô ngoảnh
lại, trông thấy khách lạ, liền hỏi bác là ai.
Bác cởi thắt lưng ra cho cô xem mà nói:
- Tôi là lái buôn, cô ạ.
Cô reo lên:
- Lắm đồ tư trang đẹp thật!
Cô đặt thùng nước xuống, xem từng thứ rồi nói:
- Công chúa thích đồ vàng lắm. Ông cho Công chúa xem, Công
chúa sẽ mua tất cả đấy.
Cô gánh nước đó là thị tì của Công chúa. Cô dẫn bác đến ra
mắt công chúa.
Công chúa thấy đồ nữ trang thích quá, nói:
- Đẹp lắm, ta muốn mua ngay tất cả.
Nhưng "bác Jôhannơt trung thành" bảo nàng:
- Tôi chỉ là đầy tớ của một phú thương. Những đồ này chỉ là
một phần không đáng kể trong số hàng của chủ tôi để ở trên
thuyền. Đồ vàng đó đẹp và quí giá vô cùng.
Nàng muốn bảo đem hàng đến cho nàng xem, nhưng bác
Jôhannơt nói:
- Hàng nhiều quá, phải nhiều ngày mới tải được hết đến đây.
Trong cung điện này e không có đủ phòng mà chứa.
Nàng càng thêm tò mò ao ước, nói:
- Thế bác đưa ta đến xem những vật quí của chủ để dưới
thuyền vậy.
Jôhannơt hớn hở đưa nàng về thuyền. Thấy nàng đẹp hơn cả
trong tranh, vua sướng ngây ngất. Nàng xuống thuyền, vua đón
vào.
Jôhannơt đứng đằng sau bảo người lái cho nhổ neo:
- Căng hết buồm ra cho thuyền lướt nhanh như chim bay.
Trong khi đó, ở trong thuyền, vua cho Công chúa xem bát đũa,
cốc chén, chim, thú rừng và những con vật kỳ lạ bằng vàng.
Nàng mải mê xem, không để ý là thuyền đã nhổ neo đi được vài
giờ rồi.
Xem xong, nàng cảm ơn người phú thương giả để về cung. Ra
tới mạn thuyền, nàng mới biết thuyền đã ra khơi, cánh buồm đương
căng thẳng. Nàng sợ hãi kêu lên:
- Thôi ta bị lừa rồi. Ta bị mắc vào tay một tên lái buôn, thà chết
cho rảnh.
Vua cầm tay nàng bảo:
- Tôi không phải là lái buôn, tôi là vua một nước, chỉ vì quá
yêu nàng nên phải dùng mưu bắt nàng. Lần đầu thoạt tiên trông
thấy chân dung nàng, tôi đã ngã xuống ngất đi.
Công chúa Mai vàng nghe nói yên tâm, cảm kích thuận lấy
vua.
Thuyền đang lênh đênh ngoài khơi thì một hôm, bác Jôhannơt
ngồi đằng mũi chơi đàn bỗng thấy ba con quạ bay đến trước mặt
bác. Bác bèn lắng tai nghe tiếng chúng vì bác hiểu tiếng chúng.
Một con nói:
- Úi chà! Vua bắt Công chúa Mai vàng đem đi về nhà rồi!
Con thứ hai nói:
- Nhưng vua chưa chiếm được Công chúa đâu.
Con thứ ba nói:
- Chẳng chiếm được là gì! Công chúa ngồi bên vua ở trong
thuyền ấy.
Con thứ nhất lại nói:
- Ăn thua gì! Khi vua lên bộ, một con ngựa màu hung sẽ nhảy
lại. Vua mà lên ngựa thì ngựa sẽ bay lên chín tầng mây, vua không
còn bao giờ thấy mặt vợ trẻ ấy nữa.
Con thứ hai nói:
- Có cách nào thoát nạn không?
Con thứ nhất đáp:
- Có chứ! Nếu có một người khác nhảy tót lên ngựa, rút súng ở
yên ra bắn cho nó chết thì cứu được vua. Nhưng ai biết được việc
đó? Người nào biết mà nói với vua thì sẽ hóa đá từ chân đến đầu
gối.
Con thứ ba nói:
- Tao còn biết thêm là dù con ngựa có bị giết chăng nữa vua
cũng không lấy nổi Công chúa đâu! Khi hai người về đến cung điện,
thì thấy một cái đĩa vàng trong đặt một cái áo lót của chú rể trông
như dệt bằng vàng bằng bạc nhưng kỳ thực chỉ là nhựa thông và
diêm sinh. Nếu vua mặc áo lót đó thì sẽ bị thiêu đến xương tuỷ.
Con thứ nhất hỏi:
- Không có cách nào tránh được nạn ấy à?
Con thứ hai đáp:
- Có, miễn là có người đeo bao tay, cầm áo lót ném vào lửa thì
vua thoát nạn, Nhưng cũng chẳng ăn thua gì! Người nào biết mà
nói ra cho vua biết thì sẽ hóa đá từ đầu gối đến quả tim.
Con thứ ba nói:
- Tao còn biết thêm là áo lót có cháy đi nữa, vua cũng vẫn chưa
lấy được vợ, vì sau lễ cưới, nếu cô dâu khiêu vũ thì người bỗng sẽ
tái đi, rồi chết ngất. Nếu không có người nâng nàng dậy, mút ngực
bên phải ra ba giọt máu, rồi nhổ ngay đi, thì nàng bị chết mất.
Nhưng ai biết mà nói ra cho vua biết, thì sẽ hóa đá từ đầu đến
chân.
Ba con quạ nói chuyện xong lại bay đi. Từ khi được biết hết sự
việc, bác Jôhannơt buồn rầu, không nói năng gì cả. Không nói thì
hại đến chúa mà cho chúa biết thì thiệt đến thân, Nhưng sau bác
nghĩ bụng: "Ta nhất định cứu chúa, dù phải hy sinh tính mệnh
cũng cam".
Thuyền cặp bến, sự việc xảy ra đúng như lời quạ nói. Một con
ngựa hung rất đẹp nhảy tới.
Vua nói:
- Được để ta cưỡi nó về cung.
Vua chưa kịp lên ngựa thì bác Jôhannơt đã nhảy lên, rồi rút
súng ở yên ra bắn chết con ngựa.
Những tên hầu khác vốn ghen ghét bác Jôhannơt nhao nhao
lên:
- Nó xược quá! Dám giết con ngựa đẹp đem đến để vua cưỡi về
cung.
Nhưng vua bảo chúng:
- Chúng bay im đi, "Jôhannơt trung thành" của ta làm như thế
chắc là có lý do chính đáng.
Vua và Công chúa về cung thì thấy trên một cái đĩa bằng vàng
có một chiếc áo lót chú rể trông tựa như là dệt bằng vàng bằng bạc.
Vua định lấy áo mặc thì bác Jôhannơt đẩy vua ra, lấy áo ném vào
lửa cho cháy.
Những tên hầu khác lại nhao nhao lên:
- Đấy, nó lại đốt cả cái áo lót cưới của vua.
Nhưng vua lại quở rằng:
- Jôhannơt hết sức trung thành của ta làm thế chắc có lý do,
chúng bay biết đâu.
Hôn lễ đã cử hành. Cuộc khiêu vũ bắt đầu, Công chúa sắp
nhảy. Bác Jôhannơt luôn luôn theo dõi nàng, bỗng thấy nàng tái đi
ngã lăn ra bất tỉnh. Bác vội chạy đến nâng nàng dậy và đem về
buồng đặt nàng lên giường. Rồi bác quì xuống mút ở ngực bên phải
của nàng ba giọt máu, nhổ đi. Công chúa hồi lại. Vua thấy vậy
không hiểu tại sao bác lại hành động như thế, nổi giận thét: "Giam
nó vào ngục".
Sáng hôm sau, bác bị kết án tử hình rồi bị đưa lên giá treo cổ.
Bác trèo hết bậc thang rồi nói:
- Trước khi bị xử tử, tội nhân nào cũng được phép nói, vậy thần
có được phép nói không?
- Được, ta cho phép.
- Thần đã bị xử oan, thần đã luôn luôn tận tụy với bệ hạ.
Rồi bác kể lại cho vua biết bác đã nghe thấy ở trên mặt bể ba
con quạ nói với nhau những gì và tại sao bác đã phải làm những
việc vừa qua để cứa chúa.
Vua bèn kêu lên:
- Tội nghiệp quá! Hãy tha cho Jôhannơt trung thành của trẫm.
Cho bác xuống.
Nhưng bác Jôhannơt vừa nói dứt lời thì ngã lăn ra hóa đá rồi.
Vua và hoàng hậu thấy thế buồn lắm.
Vua nói:
- Jôhannơt đã tận tụy với ta mà ta đã nỡ xử như thế ư!
Rồi vua sai khiêng tượng Jôhannơt vào buồng ngủ, đặt bên
giường mình. Mỗi lần trông thấy tượng, vua lại khóc mà nói:
- Jôhannơt trung thành ơi, ước gì ta làm cho ngươi sống lại
được.
Cách đó ít lâu, hoàng hậu đẻ sinh đôi. Hai đứa con trai lớn lên
là nguồn vui của mẹ. Một hôm, hoàng hậu đi lễ nhà thờ, hai con ở
nhà chơi gần bố. Bố lại ngắm bức tượng thở dài và nói:
- Jôhannơt trung thành của ta ơi, ước gì ngươi sống lại.
Bức tượng bỗng lên tiếng nói:
- Bệ hạ có thể làm trẫm sống lại, nếu bệ hạ chịu hy sinh cái gì
bệ hạ yêu quí nhất.
Vua nói:
- Trẫm sẽ vì ngươi mà hy sinh tất cả cái gì trẫm có ở trần gian.
Tượng đá nói:
- Nếu bệ hạ chịu tự tay chặt đầu hai Hoàng tử lấy máu bôi vào
thần thì thần sẽ sống lại.
Nghe nói, vua rùng mình, không dám tự tay giết con. Nhưng
vua lại nhớ đến ơn người bầy tôi trung thành đã vì mình mà chết,
bèn rút gươm chặt đầu hai con lấy máu bôi vào tượng thì quả là
tượng sống lại. Bác Jôhannơt lại khỏe mạnh tươi tắn đừng trước
vua. Bác tâu với vua:
- Bệ hạ ăn ở có thủy có chung, bệ hạ được hưởng phúc.
Rồi bác cầm lấy hai cái đầu lắp vào thân hai đứa bé, bôi máu
vào chỗ chặt. Hai đứa bé sống lại, chơi đùa chạy nhảy như trước.
Vua mừng lắm. Khi thấy hoàng hậu về, vua giấu bác Jôhannơt
và hai con vào một cái tủ lớn.
Hoàng hậu bước vào nói:
- Lúc nào thiếp cũng nghĩ đến "bác Jôhannơt trung thành" đã
vì chúng ta mà chịu nạn.
Vua bảo:
- Nàng có thể làm cho bác sống lại, nhưng phải chịu hy sinh hai
đứa con mình.
Hoàng hậu tái mặt đi, lòng se lại, nhưng rồi đáp:
- Bác Jôhannơt đã trung thành đối với mình, mình chịu ơn bác
nhiều lắm.
Vua thấy vợ mình cũng chung một ý nghĩ như mình, thích lắm,
đi mở tủ cho bác Jôhannơt và hai con ra và nói:
- Lạy Chúa, bác đã được giải thoát và hai con nhỏ của mình
sống lại.
Rồi vua kể cho hoàng hậu nghe sự việc vừa qua.
Từ đó, vua, hoàng hậu, hai Hoàng tử và bác Jôhannơt cùng vui
hưởng hạnh phúc suốt đời.
Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người
biết sống có tình, có nghĩa. Con người luôn vượt qua được những
khó khăn, cản trở nếu có tấm lòng cao thượng.
 
Ba sợi tóc vàng của quỷ

Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được
một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn
tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua
làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì
dân làng tâu:
- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn
tuổi, nó sẽ lấy được công chúa.
Nhà vua vốn độc ác nghe nói như vậy tức lắm, liền đến ngay
nhà bố mẹ đứa trẻ, giả vờ thân mật bảo:
- Các bác nghèo khó, hãy giao con cho tôi để tôi chăm sóc nó
cho.
Hai vợ chồng nhà kia trước con từ chối, sau thấy người lạ mặt
đưa cho nhiều vàng, nghĩ bụng: "Con mình là đứa tốt số. Như thế
lại hay cho nó", nên cuối cùng bằng lòng trao con.
Vua đặt đứa trẻ vào một cái hòm, cưỡi ngựa tới một chỗ nước
sâu, ném hòm xuống, nghĩ thầm: "Thế là con gái ta thoát khỏi tay
anh chàng rể bất đắc dĩ này".
Nhưng cái hòm không chìm, cứ nổi như một chiếc tàu nhỏ,
nước không thấm vào một giọt. Hòm trôi lềnh bềnh cách kinh kỳ
hai dăm, đến cửa cổng một cối xay thì bị mắc lại. May lúc đó có
thằng bé xay bột trông thấy, lấy móc kéo vào. Nó tưởng trong có
của, nhưng khi mở ra thì thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó
mang đứa trẻ về cho chủ. Hai vợ chồng này không có con, nên mừng
lắm.
Họ hết sức chăm sóc, đứa bé hay ăn chóng lớn.
Một hôm, tình cờ vua vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi vợ
chồng người xay bột có phải gã thanh niên cao lớn là con trai họ
không.
Họ đáp:
- Tâu bệ hạ không phải, đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười
bốn năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt tới cửa cổng, thằng bé
xay bột nhà chúng tôi đã vớt nó lên.
Vua nghĩ thầm chắc là đứa bé tốt số mà mình đã vứt xuống
nước trước kia, bèn nói:
- Này ta muốn nhờ gã này mang một lá thư đến cho hoàng hậu,
có được không? Ta sẽ thưởng cho hai đồng vàng.
Bố mẹ nuôi vâng lệnh bảo gã chuẩn bị đi.
Vua viết thư cho hoàng hậu nói: "Khi gã thanh niên mang thư
này đến, thì giết nó ngay và chôn nó đi. Phải thi hành mệnh lệnh
này trước khi ta về".
Chàng thanh niên cầm thư lên đường, nhưng đi lạc đến một
khu rừng to. Trong đêm tối, chàng thấy một ánh đèn, lại gần thì là
một cái nhà nhỏ.
Chàng vào nhà thấy một bà lão ngồi một mình bên bếp lửa. Bà
lão thấy chàng, hoảng sợ hỏi:
- Con ở đâu đến? Con đi đâu?
- Con ở nhà xay đến. Con phải mang thư đến cho hoàng hậu,
nhưng bị lạc trong rừng. Con muốn xin ngủ lại đêm nay ở đây.
- Tội nghiệp! Con lạc vào nhà kẻ cướp rồi. Chúng về thì chúng
sẽ giết con.
- Thôi, muốn ra sao thì ra. Cháu chẳng sợ. Vả lại cháu mệt quá,
không đi được nữa đâu.
Chàng nằm lên ghế dài ngủ.
Lát sau bọn cướp về, tức giận hỏi gã thanh niên nào ngủ đó.
Bà lão nói:
- Trời ơi! Thằng bé có tội tình gì đâu! Nó lạc vào rừng, tôi
thương tình cho nó vào đây. Nó phải mang thư cho hoàng hậu đấy.
Bọn cướp bóc dấu niêm phong thư thấy nói là phải giết ngay
người mang thư này. Bọn cướp tuy nhẫn tâm mà cũng động lòng,
tên tướng cướp xé tan lá thư đó, viết lá thư khác đại ý nói phải gả
công chúa ngay cho chàng thanh niên mang thư này đến. Họ để cho
chàng ngủ yên đến sáng. Sáng hôm sau, họ giao thư cho chàng và
chỉ đường cho đi.
Hoàng hậu nhận được thư, theo lệnh tổ chức đám cưới linh
đình, gả công chúa cho chàng tốt số.
Chú rể đẹp trai và tốt nết, công chúa sống với chồng hạnh phúc
lắm.
Sau đó ít lâu, vua về, thấy lời tiên tri đã thành sự thật, đứa bé
tốt số đã lấy con mình, bèn nói:
- Chẳng hiểu sao lại thế, trong thư ta ra lệnh khác cơ mà.
Hoàng hậu lấy thư đưa vua xem. Vua thấy thư đã bị đánh tráo,
bèn hỏi con rể thư cũ đâu, sao lại đánh tráo thư khác.
Chàng đáp:
- Tâu bệ hạ, con không biết. Chắc ban đêm con ngủ trong rừng,
thư đã bị đánh tráo.
Vua tức giận nói:
- Như thế không ổn. Muốn lấy con ta thì phải xuống âm phủ
nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ đem về nộp ta. Nếu người làm nổi
thì vẫn được phép làm chồng con ta.
Vua định làm như thế để tống khứ chàng thanh niên đi.
Nhưng chàng đáp:
- Con không sợ quỉ, con sẽ lấy được tóc vàng về.
Chàng bèn cáo từ vua ra đi.
Khi chàng đến một thành phố lớn, lính canh hỏi chàng làm
nghề gì và biết những gì.
Chàng đáp:
- Gì cũng biết.
Lính canh nói:
- Thế anh bảo giùm chúng tôi tại sao giếng ở chợ chúng tôi
trước kia luôn chảy ra rượu vang, mà nay lại cạn hẳn đi, đến một
giọt nước cũng không còn.
Chàng nói:
- Chờ khi tôi về, tôi sẽ bảo cho biết.
Chàng lại đi, đến một thành phố khác. Lính canh cũng hỏi
chàng làm nghề gì và biết những gì.
Chàng lại đáp:
- Gì cũng biết.
Lính canh nói:
- Thế anh bảo giùm chúng tôi biết tại sao trong thành chúng tôi
có cây táo trước kia ra quả vàng mà nay đến một chiếc lá cũng
không còn?
Chàng lại đáp:
- Chờ tôi về, tôi sẽ cho biết.
Chàng lại đi, đến một con sông lớn.
Người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì.
Chàng đáp:
- Gì cũng biết.
Người lái đò nói:
- Thế anh bảo giùm tôi biết tại sao tôi cứ phải chở đò qua lại
trên khúc sông này không có ai thay.
Chàng đáp:
- Để khi trở về tôi sẽ bảo cho biết.
Qua sông đến bến, chàng thấy cửa âm phủ tối om, ám khói.
Con quỉ đi vắng. Ở nhà chỉ có một bà già ngồi trong một chiếc ghế
bành rộng. Bà không có vẻ ác. Bà hỏi:
- Cháu muốn g´?
- Cháu muốn lấy ba sợi tóc của con quỉ, nếu không thì mất vợ.
- Kể thì quá đấy. Nếu con quỉ về mà thấy cháu ở đây thì chắc
chắn là cháu mất đầu. Nhưng thôi, ta thương hại cháu, để xem có
cách nào giúp cháu không.
Bà làm phép cho chàng biến ra kiến và bảo:
- Cháu hãy bò vào trong áo ta thì mới toàn tính mệnh được.
- Vâng, quí hóa quá, nhưng con còn muốn biết ba điều:
"Một là tại sao giếng nước trước kia chảy ra rượu vang, nay
bỗng cạn hẳn, không còn một giọt nước?
Hai là tại sao cây táo kia trước có quả táo vàng mà giờ không
có đến một cái lá?
Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở đò mãi, không có ai
thay".
Bà già nói:
- Ba câu hỏi này khó thật, nhưng cháu cứ yên tâm, lắng tai
nghe con quỉ nói khi ta nhổ ba sợi tóc vàng của nó nhé.
Đến tối con quỉ về nhà. Vừa vào cửa, nó đã ngờ ngợ thấy mùi gì
lạ. Nó nói:
- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người ở đây, có phải không?
Bà lão chế nó:
- Tôi vừa quét dọn ngăn nắp, bây giờ anh lại lục tung cả ra. Lúc
nào mũi anh cũng chỉ ngửi thấy mùi thịt người. Thôi ngồi xuống ăn
đi.
Ăn uống xong, con quỉ thấy mền mệt, tựa đầu vào gối bà già và
bảo bà bắt chấy cho. Được một lát, nó thiu thiu ngủ rồi ngáy khò
khò. Bà già nhổ một sợi tóc vàng của nó, để bên mình.
Con quỉ hỏi:
- Ái chà, bà làm gì thế?
Bà lão nói:
- Tôi mộng thấy sự không lành, nên tôi đã nắm tóc anh đấy.
Con quỉ hỏi:
- Bà mộng thấy gì?
- Tôi nằm mộng thấy giếng ở chợ trước kia thường chảy ra rượu
vang, nay cạn hẳn, đến một giọt nước cũng không còn? Tại sao thế?
Con quỉ đáp:
- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Dưới tảng đá ở đáy
giếng có một con cóc. Đem giết nó đi thì rượu vang lại chảy ra.
Bà lão lại bắt chấy cho con quỉ. Quỉ lại ngủ, Ngáy rung cả cửa
kính. Bà già lại nhổ một sợi tóc nữa.
Quỉ cáu, nói:
- Ô hay, làm gì thế?
Bà lão đáp:
- Anh đừng giận nhé, tôi lại mộng đấy mà.
- Lại mộng gì nữa thế?
- Tôi thấy ở một nước nọ có một cây táo trước kia thường vẫn ra
quả vàng mà nay đến một cái là cũng chẳng còn. Tại sao thế?
- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Có một con chuột
nhắt gặm rễ cây. Giết nó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu để chuột
gặm mãi thì cây đến chết mất. Nhưng thôi, đừng có mơ mộng gì nữa
nhé, để cho tôi ngủ yên, nếu còn làm tôi thức giấc, tôi sẽ tát cho
đấy.
Bà lão dỗ dành con quỉ, rồi lại bắt chấy cho nó. Nó lại ngủ và
ngáy. Bà nhổ sợi tóc vàng thứ ba của nó.
Con quỉ chồm dậy, kêu lên và toan đánh bà, nhưng bà lại nói
ngọt rằng:
- Khốn nỗi cứ mộng mãi thì biết làm thế nào?
Con quỉ tò mò hỏi:
- Bà còn mộng thấy gì nữa?
- Tôi chiêm bao thấy có một người lái đò than phiền là cứ phải
chở đò qua lại mãi mà không có người thay. Tại sao thế?
Quỉ đáp:
- Ngốc quá. Nếu có ai muốn qua sông, thì hắn chỉ việc trao mái
chèo cho người ấy là thoát, và người kia sẽ chở đò thay hắn thôi.
Sau khi đã nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ và đã được nghe nó
trả lời ba lần, bà già để cho nó ngủ đến sáng.
Con quỉ bước chân ra khỏi cửa, thì bà liền bắt con kiến ở trong
nếp áo bà ra, hóa phép biến nó lại thành người.
Bà lão nói:
- Đây ba sợi tóc vàng đây, còn ba câu trả lời của con quỉ thì
cháu nghe được rõ rồi chứ?
Chàng đáp:
- Vâng, cháu đã nghe rõ rồi, cháu sẽ nhớ kỹ.
Bà lão bảo:
- Thôi thế mày thoát rồi nhé. Lên đường về được rồi đấy.
Chàng cảm ơn bà lão đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn.
Chàng đi khỏi âm phủ, Trong lòng phấn khởi vì mọi việc đều được
như ý.
i chàng gặp bác lái đò, bác xin chàng giải đáp cho như chàng đã
hứa.
Chàng tốt số nói:
- Bác hãy chở tôi sang bờ bên kia, tôi sẽ bảo bác cách giải thoát.
Tới bờ, chàng cho bác biết câu trả lời của con quỉ:
- Nếu có người muốn qua sông thì bác chỉ việc đặt mái chèo vào
tay người ấy rồi đi.
Chàng lại lên đường, đến thành phố có cây trụi quả. Lính canh
cũng đang chờ chàng giải đáp. Chàng nhắc lại lời của con quỉ:
- Giết con chuột nhắt gặm rễ cây đi, thì cây lại ra quả táo vàng.
Họ cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa tải nặng vàng.
Sau cùng, chàng đến thành phố có giếng cạn. Chàng cũng nhắc
lại lời con quỉ:
- Có một con cóc ngồi dưới hòn đá ở đáy giếng, phải tìm nó giết
đi, thì rượu vang lại chảy ra nhiều.
Lính canh cảm ơn chàng và cũng tặng chàng hai con la trở
nặng vàng.
Chàng về tới nhà; vợ chàng vui mừng khôn xiết, vì lại trông
thấy mặt chồng và thấy chồng đi gặp được mọi việc đều như ý.
Chàng dâng vua ba sợi tóc vàng của con quỉ. Vua thấy bốn con
la tải nặng vàng, mừng lắm, nói:
- Nay con đã làm xong mọi việc ta giao cho, thì con vẫn được
lấy con gái ta. Này con, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Thật là một
kho tàng vô giá!
- Con lấy ở bên kia sông, đó là cát trên bờ.
Vua tham lam, hỏi:
- Ta có lấy được không?
Chàng rể đáp:
- Bẩm muốn lấy bao nhiêu cũng được ạ. Bệ hạ bảo người chở đò
đưa sang bờ bên kia thì tha hồ lấy.
Ông vua tham lam kia vội lên đường ngay. Đến bờ sông, vua ra
hiệu cho bác chở đò đưa qua sông.
Người lái đò mời vua xuống thuyền. Khi sang đến bờ bên kia,
bác đặt mái chèo vào tay vua rồi nhảy lên bờ. Thế là ông vua, vì
tham của mà chịu tội thành anh lái đò.
- Thế vua còn trèo đò nữa không?
- Sao! Thì đã có ai cầm mái chèo cho nhà vua đâu!
Các em vừa được đọc một câu truyện thật là hấp dẫn. Chàng
trai trong truyện có xứng đáng làm Vua của một nước sau khi ông
Vua tham lam và độc ác trở thành người lái đò không? Chàng là
một con người dũng cảm, nhân hậu và có trái tim tràn ngập tình
yêu nên chàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc, đúng không nào?
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top