• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Có ai biết nhiều về trọng âm không?

Cách nhấn trọng âm (Stress)

1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất


Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:

Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble

Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy


Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...


Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.

Ví dụ: FOllow, BOrrow...

Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.

Ví dụ: PAradise, EXercise


2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai

Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN


Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.

Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...


Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm.

Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...


3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên

Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên

Ví dụ:

Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...

Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...

Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.


4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên:

Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy

Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên.

Ví dụ: CRItical, geoLOgical


5) Từ ghép (từ có 2 phần)

Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...

Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...

Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...


Lưu ý:

1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.

2. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine
chi~ giup duco nhieu do thoy nhek phan con lai la tu ban than hoc ik!!!!voi lai la ban nen nho khi nhan am thi nhung tu 2-3 nhan van 1 . 4 van nhan 2 . 5 van nhan van 3!!! day la kinh ngiem ma minh duc ket dc sau 10 nam

3. Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
 
Một vài nguyên tắc nhấn trọng âm mà thỏ ngọc đã được học:
- Đối với từ có hai âm tiết:
+Là danh từ thì "chủ yếu" nhấn vào âm tiết đứng đầu.
+Là động từ thì chủ yếu nhấn vào âm tiết sau.
- Như anh Butchi nói, đuôi "tion", ngoài ra các đuôi "sion", "ic", "id", "ible", "ish", "ive", "ous", "ial", "ic", "ity" thì nhấn ở âm tiết đứng trước nó.
- Với các từ có đuôi: "cy", "ty", "phy", "gy" thì nhấn vào âm tiết thứ 3 tính từ đuôi.
- Trọng âm không rơi vào các tiền tố (tiếp đầu ngữ) như "im", "un", "re". Chú ý phân biệt giữa tiền tố và từ gắt đầu từ các kí tự này.
- Hầu hết các từ có đuôi: "ain", "ee", "ese", "ique", "ette", "esque", "eer", "ality", "oo", "oon", "mental" thì trọng âm nhấn ngay vào những âm tiết chứa hậu tố này.
Chú ý: Nguyên tắc chỉ mang tính tương đối, không nên quá rập khuôn!
Đúng là quy tắc chỉ mang tính tương đối và giỏi lắm ứng được với 90% thôi, Cái này theo mình là dựa vào cả những quy tắc trên, một phần là "linh cảm", và quan trọng nhất là tích lũy . Vấn đề này khá nhiều người bàn tới nhưng mình có cảm giác là với mình "linh cảm" thường đúng.Hì
 
1. Những từ có tận cùng là "tion", "sion" (các bạn chú ý là 2 đuôi này đọc khác nhau 1 chút đấy nhé !) và "tive", trọng âm nằm ở những âm ngay trc nó.
Ví dụ : distinctive /dis'tingktiv/
2. Danh từ, tính từ có 2 âm tiết, trọng âm nhấn ở âm đầu.
Ví dụ : beauty /'biu:ti/, lovely /'l^vli/
Động từ có 2 âm tiết, trọng âm nhấn ở âm thứ 2.
Ví dụ : elect /i'lekt/
3. Đối với những từ có nhiều âm tiết (từ 3 âm trở lên), trọng âm là âm thứ 3 tính từ cuối.
Ví dụ : anthropology
4. Khi thêm tiền tố hoặc hậu tố vào một từ có sẵn thì vị trí trọng âm của từ đó ko đổi.
Ví dụ : expect /ik'spekt/ --> expected /ik'spektid/ --> unexpected /,^nik'spektid/ --> unexpectedly /,^nik'spektidli/
 
1 Đánh trọng âm lên âm tiết đầu tiên + của những danh từ có 2 âm tiết +của những tính từ có 2 âm tiết
2.Đánh trọng âm lên âm tiết cuối ,của +động từ có 2 âm tiết
3,Đánh trọng âm vào những âm đứng thứ 2 từ cuối lên của những từ +kết thúc bằng -ic +kết thúc bằng -sion hoặc -tion
4 Đánh trọng âm vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên+từ kết thúc bằng -cy,-ty,-phy,-gy +từ kết thúc bằng -al
[/I]
5 Từ ghép
Với danh từ ghép ,trọng âm được đánh dấu vào phần thứ 1

Với tính từ ghép,trọng âm rơi vào phần thứ 2
u]Với động từ ghép,trọng âm rơi vào phần thứ 2
 
* đối với động có 2 âm thì dấu nhấn rơi vào âm thứ 2:
ex: attract, begin,, suppose,...
* một số danh từ và tính từ thì dấu nhấn rơi vào âm thứ nhất:
ex: beautiful, kitchen, sunny,...
* các âm sau đây luôn luôn được nhấn:
-ee: careeer, employee,engineer,...
-oint: appoint, disappoint,...
-oy: schoolboy, employ, enjoy,...
-ain (v) : entertain, remain,...
* các âm sau đây có dấu nhấn đặt ngay trước nó:
- tion/ action: education,..
- sion: compreliension,...
- ic: scientific, historic,...
- ity: natinality, personality,...
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top