Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Xây dựng miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ-Diệm ở miền Nam (1954-1960).
Sau tháng 7-1954, đất nước ta tạm chia làm hai miền. Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà.
1. Công cuộc xây dựng miền Bắc (1954-1960)
* Tiếp quản Miền Bắc (1954-1955)
Trước khi rút quân ra khỏi miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ, thực dân Pháp cùng đế quốc Mỹ tiến hành nhiều hoạt động nhằm chống phá công cuộc xây dựng miền Bắc.
Trong các thành phố, chúng tháo dỡ máy móc chuyển vào Nam, đóng cửa một số nhà máy cửa hàng, lôi kéo lực lượng trí thức, cán bộ kỹ thuật tay nghề cao vào Sài Gòn. Hồ sơ, tài liệu trong các công sở bị thiêu huỷ hoặc chuyển về vùng kiểm soát. Chúng xuyên tạc, dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệu đồng bào di cư vào Nam, xúi dục bạo loạn, cài gián điệp ở lại… Cuộc đấu tranh chống địch phá hoại miền Bắc diễn ra khá gay go, trên tất cả các lĩnh vực.
Vì chuẩn bị chu đáo nên ta đã tiếp quản Hà Nội nhanh, gọn, an toàn. Ngày 1-1-1955, hàng vạn nhân dân đã tiến hành cuộc mít tinh chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh về thủ đô. Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tháng 5-1955, quân đội Pháp hoàn toàn rút khỏi miền Bắc.
Ta và địch tiến hành trao trả cho nhau hàng vạn tù binh, 15 vạn chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. Miền Bắc bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Trong nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc, có hơn 1.400.000 hécta đất bị bỏ hoang, hàng chục vạn nông dân không nhà ở, nhiều công trình thủy lợi bị thực dân Pháp tàn phá, hàng chục vạn trâu bò bị giựt...Trong công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp máy móc thiếu, hoặc quá lạc hậu. Khai thác mỏ giảm một nửa so với trước chiến tranh. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng nói chung bị tàn phá nghiêm trọng. Hàng triệu người miền Bắc mù chữ. Số trường lớp thiếu, tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Số kỹ sư và cán bộ kỹ thuật ở lại trong các công sở thuộc Pháp trước đây rất ít. Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hầu như không đáng kể.
Thực trạng trên đòi hỏi phải khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đó là nhiệm vụ trung tâm, nặng nề của nhân dân miền Bắc sau tháng 7- 1954.
Trong năm 1954 và đầu năm 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội đã ra chiếu chỉ thị, chủ trương khôi phục kinh tế. Kế hoạch khôi phục kinh tế trong 3 năm (1955-1957) là phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế trước chiến tranh.
Nông nghiệp: Thực hiện cải cách ruộng đất trong những năm 1954-1956 không chỉ nhằm thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân chủ, chia ruộng đất cho nông dân, mà nó còn có ý nghĩa quyết định trong khôi phục và phái triển kinh tế nông nghiệp.
Từ đợt 1 đến đợt V, cải cách ruộng đất được tiến hành trong 3653 xã, đã chia khoảng 334.100 ha ruộng đất cho khoảng 2 triệu hộ nông dân không có hoặc thiếu ruộng. Sau cải cách ruộng đất, các tầng lớp nông dân có diện tích canh tác tương đối đồng đều.
Do nông dân thực sự được quyền sở hữu ruộng đất và do các chính sách khuyến nông như, thủy lơi, phân bón, sức kéo... nền nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. Đến năm 1957, sản lượng lúa của miền Bắc đạt khoảng 4 triệu tấn, tăng hơn 1,5 triệu tấn so với năm 1939.
Về công nghiệp: Hầu hết các cơ sở sản xuất cũ được khôi phục, hơn 50 cơ sở mới, chủ yếu thuộc ngành sản xuất tiêu dùng được xây dựng. Bên cạnh việc xây dựng cơ sơ sản xuất quốc doanh, khu vực công nghiệp tư nhân. bao gồm các cơ sở sản xuất tư bản tư doanh và tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển sản xuất.
- Ngành văn hoá giáo dục phát triển khá nhanh. Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học được tiêu chuẩn hóa một bước. Năm học 1956-1957, có gần 1 triệu học sinh phổ thông, hơn 600.000 học sinh vỡ lòng, 2984 sinh viên đại học, gần 8000 học sinh chuyên nghiệp trung cấp. Hơn 1 triệu người được xoá nạn mù chữ.
- Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nhà nước quan tâm xây dựng. Nếp sống lành mạnh, vệ sinh được vận động thực hiện khắp mọi nơi. Đến năm 1957, miền Bắc có 153 cơ sở điều trị, 108 đội y tế lưu động, khoảng 8000 cán bộ y tế từ bác sĩ đến y tá. Những nạn dịch rất phổ biến ở miền Bắc như đau mắt hột, sốt rét… không còn xuất hiện nhiều như trước nữa.
Tuy nhiên trong buổi đầu xây dựng đất nước không thể tránh khỏi những khuyết điểm hạn chế. Những sai lầm trong khi thực hiện cải cách ruộng đất ảnh hưởng lớn đến tư tưởng quần chúng nhân dân, nhất là tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, trí thức. Lực lượng trong và ngoài nước lợi dụng tình hình đó đã đẩy mạnh hoạt động thổ phỉ ở một số vùng miền núi, gây bạo loạn ở một số nơi ở vùng đồng bằng; nhóm Nhân văn giai phẩm ra nhiều ấn phẩm chống lại vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đánh giá đúng nguyên nhân của các sự kiện trên, một mặt, Đảng và chính phủ nghiêm khắc sửa chữa sai lầm của mình, mặt khác, tuyên truyền giáo dục, phân hoá những người lầm đường trở về với sự nghiệp chung của dân tộc. Đối với những phần tử đầu sỏ, ngoan cố, nhà nước kiên quyết xử lý theo pháp luật.
Trong ba năm khôi phục kinh tế, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi, phát triển với sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế. Trên 10 vạn người thất nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng và các thị xã, thị trấn trên miền Bắc đã có việc làm ổn định. Đời sống nhân dân dần được nâng cao.
Với những thành tựu thu được trong thời kỳ khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá xã hội (1955-1957), miền Bắc đã cơ bản khắc phục được hậu quả của chiến tranh. Đây là thời đoạn lịch sử quá độ chuẩn bị cho miền Bắc bước vào thời kỳ mới.
- Trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960)
Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng )tháng 11-1958) vạch chủ trương thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, tiểu thương tiểu chủ, thợ thủ công và nông dân cá thể. Đi đôi với quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hội nghị xác định phải ra sức xây dựng, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
Trong kế hoạch 3 năm lần thứ hai, nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp có vị trí trọng tâm, quan trọng nhất. Phương hướng cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp là đưa nông dân vào làm ăn tập thể.
Từ quý III năm 1958, một số hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có vị trí trọng tâm, quan trọng nhất. Phương hướng cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp được xây dựng thí điểm. Năm 1959, phong trào phát triển khắp nơi và trở thành cao trào trong năm 1960. Đến cuối năm 1960, có 85,83% tổng sản xuất tập thể
Tư sản dân tộc miền Bắc vốn ít, phần đông kinh doanh thương nghiệp và nhà ở. Họ từng là bạn đồng minh của giai cấp công nhân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vì vậy với chính sách cải tạo hoà bình, bằng trưng mua, chuộc lại, nên đến năm 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với lực lượng này căn bản đã hoàn thành. Khoảng 3 vạn công nhân trong các cơ sơ sản xuất tư nhân đã trở thành cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước.
Chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với lực lượng tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công là đưa họ vào con đường làm ăn tập thể trong các hợp tác xã thủ công nghiệp, tổ sản xuất thủ công nghiệp, hợp tác xã mua bán. Phần lớn lực lượng tiểu thương được chuyển sang sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời với nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, công nghiệp quốc doanh được ưu tiên đầu tư xây dựng. Vốn đầu tư năm 1960 ở khu vực công nghiệp quốc doanh tăng 2.6 lần so với năm 1957. Vì vậy, có hàng trăm cơ sở sản xuất mới và tỷ trọng giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngày một cao. Tỷ trọng công nghiệp quốc doanh và công ty hợp doanh chiếm 25.6% vào năm 1957 đã lên 58% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp vào năm 1960. Tỷ trọng giữa công nghiệp và nông nghiệp năm 1957 là 31,4%/ 68,4% đã tăng lên 42,6%/ 57.4% vào năm 1960. Một số khu công nghiệp được xây dựng như Thượng Đình, Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng. Công nghiệp địa phương cũng phát triển khá nhanh, năm 1960 đã tăng 10 lần so với năm 1957.
Lực lượng lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh tăng từ 259.100 người vào năm 1957 lên 477.400 người vào năm 1960.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế-xã hội miền Bắc, đưa thành phần kinh tế toàn dân và tập thể thành vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Văn hóa, giáo dục cũng thu được nhiều thành tựu to lớn. Vào năm học 1959-1960, miền Bắc có 6.300 trường, với 2,5 triệu học sinh, sinh viên, chiếm khoảng 17% dân số. Số học sinh phổ thông ở các cấp I, II, III và số sinh viên đại học tăng từ 2 đến 4 lần so với năm học 1956-1957. Số nữ sinh và học sinh các dân tộc miền núi đến trường ngày càng đông.
Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng phát triển khá nhanh. Số cơ sở điều trị, điều dưỡng, nhà hộ sinh tăng hơn 10 lần so với năm 1956. Các bệnh dịch lây lan với quy mô và phạm vi lớn ở miền Bắc căn bản không còn nữa.
Hệ thống chính trị được củng cố, hoàn thiện. Hiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được ban hành ngày 1-1-1960. Cơ quan hành chính các cấp từ trung ương đến cơ sở tuy giảm về số lượng biên chế, nhưng hiệu quả công tác lại được nâng cao hơn trước.
Lực lượng vũ trang cách mạng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chế độ nghĩa vụ quân sự xác định nhập ngũ bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Các sư đoàn chủ lực được trang bị binh khí kỹ thuật mới, tiến dần lên chính quy hiện đại. Bộ đội địa phương, dân quân du kích được tổ chức, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng Công an nhân dân được kiện toàn về tổ chức, nghiệp vụ được nâng cao. Đến năm 1960, về căn bản, quân và dân miền Bắc đã tiêu trừ xong lực lượng phỉ và bọn bạo loạn.
Thực hiện kế hoạch 3 năm lần thứ nhất (1955-1957) và 3 năm lần thứ hai 1 (1958-1960) đã làm diện mạo miền Bắc thay đổi.
2. Đấu tranh chống Mỹ-Ngụy ở miền Nam
* Quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam
Sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ từng bước thay thế vị trí của Pháp ở miền Nam:Về chính trị, Mỹ đã ép Pháp trao quyền cai trị ở miền Nam cho Ngô Đình Diệm con bài Mỹ đã chuẩn bị từ trước. Từng bước một, Diệm loại lực lượng thân Pháp khói bộ máy hành chính.
Tháng 3 năm 1956, Mỹ Diệm tổ chức bầu cử Quốc hội ở miền Nam, lập chế độ việt Nam cộng hòa do Diệm làm Tổng thống. Sự kiện Mỹ Diệm lập quốc gia độc lập dân chủ ở miền Nam là cột mốc đánh dấu Mỹ đã áp đặt xong thể chế chính trị hoàn toàn phụ thuộc Mỹ ở miền Nam.
Để gây dựng và duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ đã tăng cường viện trợ mọi mặt cho Diệm. Lực lượng cột trụ để bảo vệ "Việt Nam cộng hòa" là quân đội Sài Gòn do Mỹ huấn luyện,chỉ huy. Mỹ nhanh chóng xây dựng 10 sư đoàn cho quân ngụy, với trang bị hiện đại. Sau khi dẹp xong lực lượng Việt quốc,Việt cách ở miền Trung: Diệm quay sang tiêu diệt lực lượng vũ trang của các giáo phái thân Pháp (Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên). Cuộc chiến giữa Diệm với lực lượng thân Pháp bùng nổ tại Sài Gòn và vùng bưng biền Đồng Tháp trong những năm 1954-1955 ở quy mô một cuộc chiến tranh, về thực chất là sự hất cẳng quân sự của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đối với Pháp.
Viện trợ tài chính cho Sài Gòn liên tục được tăng cường song song với sự hiện diện ngày càng nhiều cố vấn quân sự Mỹ. Các căn cứ quân sự hiện đại được xây dựng nhanh chóng. Lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ du nhập và truyền bá vào miền Nam.
Miền Nam có vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mục tiêu của Mỹ ở đây là biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự, ngăn chặn "làn sóng đỏ" đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang bùng nổ ở khu vực này.
Khi Mỹ triển khai và đã áp đặt xong chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam, thì đối tượng đấu tranh của nhân dân ta không còn là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, mà đã chuyển sang chủ nghĩa thực dân kiểu mới - đế quốc Mỹ, một siêu cường có tiềm lực kinh tế và quân sự khổng lồ, hung hăng, hiếu chiến. Vì vậy, cuộc đấu tranh vì độc lập, thống nhất dân tộc của nhân dân ta chắc chắn sẽ diễn ra ác liệt gấp bội so với thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những năm 1954-1956
Trong 300 ngày chuyển quân tập kết, cán bộ và chiến sĩ chiến đấu, công tác ở miền Nam rời chiến trường ra Bắc. Chính quyền kháng chiến các cấp giải thể; vùng giải phóng rộng lớn ở miền Trung và Nam Bộ được giao cho đối phương quản lý.
Nhìn trong phạm vi cục bộ, cuộc đấu tranh với Mỹ - Diệm của đồng bào, đồng chí ở lại miền Nam không còn có đủ những ưu thế giống như họ từng có trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, nhân dân miền Nam đã chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chuyển hướng chủ đạo chiến lược của Đảng với lực lượng chính trị của mình, đã kiên cường đấu tranh chống kẻ thù đang rắp tâm phá hoại hiệp định Giơnevơ, chống đàn áp, trả tthù những người kháng chiến cũ.
Khẩu hiệu đấu tranh chính, chủ yếu của nhân dân miền Nam trong thời kỳ này là đòi hỏi đối phương phải thả tù chính trị, đòi thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước như Hiệp Định Giơnevơ đã quy định. Mục tiêu đó đã thu hút hàng triệu quần chúng xuống đường trong các năm từ 1954-1956. Ở Sài Gòn – Gia Định, có những cuộc mít tinh, tuần hành lôi cuốn hàng chục vạn đồng bào tham gia. Từ ngày ký hiệp định Giơnevơ cho đến giữa năm 1956, lực lượng nhân dân miền Nam luôn chiếm ưu thế về chính trị.
Tuy mục tiêu đấu tranh đòi hiệp thương Tổng tuyển cử không thực hiện được bởi Mỹ - Diệm ngoan cố chia cắt nước ta, nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, của đồng bào đô thị đã thể hiện rằng thống nhất đất nước là nguyện vọng sâu sắc, thiêng liêng của nhân dân cả nước. Với kẻ thù mới, nhân dân miền Nam cần có phương hướng đấu tranh thích hợp để hoàn thành mục tiêu cách mạng của mình.
Sau tháng 7-1954, đất nước ta tạm chia làm hai miền. Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà.
1. Công cuộc xây dựng miền Bắc (1954-1960)
* Tiếp quản Miền Bắc (1954-1955)
Trước khi rút quân ra khỏi miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ, thực dân Pháp cùng đế quốc Mỹ tiến hành nhiều hoạt động nhằm chống phá công cuộc xây dựng miền Bắc.
Trong các thành phố, chúng tháo dỡ máy móc chuyển vào Nam, đóng cửa một số nhà máy cửa hàng, lôi kéo lực lượng trí thức, cán bộ kỹ thuật tay nghề cao vào Sài Gòn. Hồ sơ, tài liệu trong các công sở bị thiêu huỷ hoặc chuyển về vùng kiểm soát. Chúng xuyên tạc, dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệu đồng bào di cư vào Nam, xúi dục bạo loạn, cài gián điệp ở lại… Cuộc đấu tranh chống địch phá hoại miền Bắc diễn ra khá gay go, trên tất cả các lĩnh vực.
Vì chuẩn bị chu đáo nên ta đã tiếp quản Hà Nội nhanh, gọn, an toàn. Ngày 1-1-1955, hàng vạn nhân dân đã tiến hành cuộc mít tinh chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh về thủ đô. Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tháng 5-1955, quân đội Pháp hoàn toàn rút khỏi miền Bắc.
Ta và địch tiến hành trao trả cho nhau hàng vạn tù binh, 15 vạn chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. Miền Bắc bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Trong nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc, có hơn 1.400.000 hécta đất bị bỏ hoang, hàng chục vạn nông dân không nhà ở, nhiều công trình thủy lợi bị thực dân Pháp tàn phá, hàng chục vạn trâu bò bị giựt...Trong công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp máy móc thiếu, hoặc quá lạc hậu. Khai thác mỏ giảm một nửa so với trước chiến tranh. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng nói chung bị tàn phá nghiêm trọng. Hàng triệu người miền Bắc mù chữ. Số trường lớp thiếu, tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Số kỹ sư và cán bộ kỹ thuật ở lại trong các công sở thuộc Pháp trước đây rất ít. Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hầu như không đáng kể.
Thực trạng trên đòi hỏi phải khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đó là nhiệm vụ trung tâm, nặng nề của nhân dân miền Bắc sau tháng 7- 1954.
Trong năm 1954 và đầu năm 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội đã ra chiếu chỉ thị, chủ trương khôi phục kinh tế. Kế hoạch khôi phục kinh tế trong 3 năm (1955-1957) là phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế trước chiến tranh.
Nông nghiệp: Thực hiện cải cách ruộng đất trong những năm 1954-1956 không chỉ nhằm thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân chủ, chia ruộng đất cho nông dân, mà nó còn có ý nghĩa quyết định trong khôi phục và phái triển kinh tế nông nghiệp.
Từ đợt 1 đến đợt V, cải cách ruộng đất được tiến hành trong 3653 xã, đã chia khoảng 334.100 ha ruộng đất cho khoảng 2 triệu hộ nông dân không có hoặc thiếu ruộng. Sau cải cách ruộng đất, các tầng lớp nông dân có diện tích canh tác tương đối đồng đều.
Do nông dân thực sự được quyền sở hữu ruộng đất và do các chính sách khuyến nông như, thủy lơi, phân bón, sức kéo... nền nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. Đến năm 1957, sản lượng lúa của miền Bắc đạt khoảng 4 triệu tấn, tăng hơn 1,5 triệu tấn so với năm 1939.
Về công nghiệp: Hầu hết các cơ sở sản xuất cũ được khôi phục, hơn 50 cơ sở mới, chủ yếu thuộc ngành sản xuất tiêu dùng được xây dựng. Bên cạnh việc xây dựng cơ sơ sản xuất quốc doanh, khu vực công nghiệp tư nhân. bao gồm các cơ sở sản xuất tư bản tư doanh và tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển sản xuất.
- Ngành văn hoá giáo dục phát triển khá nhanh. Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học được tiêu chuẩn hóa một bước. Năm học 1956-1957, có gần 1 triệu học sinh phổ thông, hơn 600.000 học sinh vỡ lòng, 2984 sinh viên đại học, gần 8000 học sinh chuyên nghiệp trung cấp. Hơn 1 triệu người được xoá nạn mù chữ.
- Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nhà nước quan tâm xây dựng. Nếp sống lành mạnh, vệ sinh được vận động thực hiện khắp mọi nơi. Đến năm 1957, miền Bắc có 153 cơ sở điều trị, 108 đội y tế lưu động, khoảng 8000 cán bộ y tế từ bác sĩ đến y tá. Những nạn dịch rất phổ biến ở miền Bắc như đau mắt hột, sốt rét… không còn xuất hiện nhiều như trước nữa.
Tuy nhiên trong buổi đầu xây dựng đất nước không thể tránh khỏi những khuyết điểm hạn chế. Những sai lầm trong khi thực hiện cải cách ruộng đất ảnh hưởng lớn đến tư tưởng quần chúng nhân dân, nhất là tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, trí thức. Lực lượng trong và ngoài nước lợi dụng tình hình đó đã đẩy mạnh hoạt động thổ phỉ ở một số vùng miền núi, gây bạo loạn ở một số nơi ở vùng đồng bằng; nhóm Nhân văn giai phẩm ra nhiều ấn phẩm chống lại vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đánh giá đúng nguyên nhân của các sự kiện trên, một mặt, Đảng và chính phủ nghiêm khắc sửa chữa sai lầm của mình, mặt khác, tuyên truyền giáo dục, phân hoá những người lầm đường trở về với sự nghiệp chung của dân tộc. Đối với những phần tử đầu sỏ, ngoan cố, nhà nước kiên quyết xử lý theo pháp luật.
Trong ba năm khôi phục kinh tế, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi, phát triển với sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế. Trên 10 vạn người thất nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng và các thị xã, thị trấn trên miền Bắc đã có việc làm ổn định. Đời sống nhân dân dần được nâng cao.
Với những thành tựu thu được trong thời kỳ khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá xã hội (1955-1957), miền Bắc đã cơ bản khắc phục được hậu quả của chiến tranh. Đây là thời đoạn lịch sử quá độ chuẩn bị cho miền Bắc bước vào thời kỳ mới.
- Trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960)
Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng )tháng 11-1958) vạch chủ trương thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, tiểu thương tiểu chủ, thợ thủ công và nông dân cá thể. Đi đôi với quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hội nghị xác định phải ra sức xây dựng, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
Trong kế hoạch 3 năm lần thứ hai, nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp có vị trí trọng tâm, quan trọng nhất. Phương hướng cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp là đưa nông dân vào làm ăn tập thể.
Từ quý III năm 1958, một số hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có vị trí trọng tâm, quan trọng nhất. Phương hướng cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp được xây dựng thí điểm. Năm 1959, phong trào phát triển khắp nơi và trở thành cao trào trong năm 1960. Đến cuối năm 1960, có 85,83% tổng sản xuất tập thể
Tư sản dân tộc miền Bắc vốn ít, phần đông kinh doanh thương nghiệp và nhà ở. Họ từng là bạn đồng minh của giai cấp công nhân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vì vậy với chính sách cải tạo hoà bình, bằng trưng mua, chuộc lại, nên đến năm 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với lực lượng này căn bản đã hoàn thành. Khoảng 3 vạn công nhân trong các cơ sơ sản xuất tư nhân đã trở thành cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước.
Chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với lực lượng tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công là đưa họ vào con đường làm ăn tập thể trong các hợp tác xã thủ công nghiệp, tổ sản xuất thủ công nghiệp, hợp tác xã mua bán. Phần lớn lực lượng tiểu thương được chuyển sang sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời với nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, công nghiệp quốc doanh được ưu tiên đầu tư xây dựng. Vốn đầu tư năm 1960 ở khu vực công nghiệp quốc doanh tăng 2.6 lần so với năm 1957. Vì vậy, có hàng trăm cơ sở sản xuất mới và tỷ trọng giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngày một cao. Tỷ trọng công nghiệp quốc doanh và công ty hợp doanh chiếm 25.6% vào năm 1957 đã lên 58% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp vào năm 1960. Tỷ trọng giữa công nghiệp và nông nghiệp năm 1957 là 31,4%/ 68,4% đã tăng lên 42,6%/ 57.4% vào năm 1960. Một số khu công nghiệp được xây dựng như Thượng Đình, Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng. Công nghiệp địa phương cũng phát triển khá nhanh, năm 1960 đã tăng 10 lần so với năm 1957.
Lực lượng lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh tăng từ 259.100 người vào năm 1957 lên 477.400 người vào năm 1960.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế-xã hội miền Bắc, đưa thành phần kinh tế toàn dân và tập thể thành vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Văn hóa, giáo dục cũng thu được nhiều thành tựu to lớn. Vào năm học 1959-1960, miền Bắc có 6.300 trường, với 2,5 triệu học sinh, sinh viên, chiếm khoảng 17% dân số. Số học sinh phổ thông ở các cấp I, II, III và số sinh viên đại học tăng từ 2 đến 4 lần so với năm học 1956-1957. Số nữ sinh và học sinh các dân tộc miền núi đến trường ngày càng đông.
Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng phát triển khá nhanh. Số cơ sở điều trị, điều dưỡng, nhà hộ sinh tăng hơn 10 lần so với năm 1956. Các bệnh dịch lây lan với quy mô và phạm vi lớn ở miền Bắc căn bản không còn nữa.
Hệ thống chính trị được củng cố, hoàn thiện. Hiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được ban hành ngày 1-1-1960. Cơ quan hành chính các cấp từ trung ương đến cơ sở tuy giảm về số lượng biên chế, nhưng hiệu quả công tác lại được nâng cao hơn trước.
Lực lượng vũ trang cách mạng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chế độ nghĩa vụ quân sự xác định nhập ngũ bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Các sư đoàn chủ lực được trang bị binh khí kỹ thuật mới, tiến dần lên chính quy hiện đại. Bộ đội địa phương, dân quân du kích được tổ chức, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng Công an nhân dân được kiện toàn về tổ chức, nghiệp vụ được nâng cao. Đến năm 1960, về căn bản, quân và dân miền Bắc đã tiêu trừ xong lực lượng phỉ và bọn bạo loạn.
Thực hiện kế hoạch 3 năm lần thứ nhất (1955-1957) và 3 năm lần thứ hai 1 (1958-1960) đã làm diện mạo miền Bắc thay đổi.
2. Đấu tranh chống Mỹ-Ngụy ở miền Nam
* Quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam
Sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ từng bước thay thế vị trí của Pháp ở miền Nam:Về chính trị, Mỹ đã ép Pháp trao quyền cai trị ở miền Nam cho Ngô Đình Diệm con bài Mỹ đã chuẩn bị từ trước. Từng bước một, Diệm loại lực lượng thân Pháp khói bộ máy hành chính.
Tháng 3 năm 1956, Mỹ Diệm tổ chức bầu cử Quốc hội ở miền Nam, lập chế độ việt Nam cộng hòa do Diệm làm Tổng thống. Sự kiện Mỹ Diệm lập quốc gia độc lập dân chủ ở miền Nam là cột mốc đánh dấu Mỹ đã áp đặt xong thể chế chính trị hoàn toàn phụ thuộc Mỹ ở miền Nam.
Để gây dựng và duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ đã tăng cường viện trợ mọi mặt cho Diệm. Lực lượng cột trụ để bảo vệ "Việt Nam cộng hòa" là quân đội Sài Gòn do Mỹ huấn luyện,chỉ huy. Mỹ nhanh chóng xây dựng 10 sư đoàn cho quân ngụy, với trang bị hiện đại. Sau khi dẹp xong lực lượng Việt quốc,Việt cách ở miền Trung: Diệm quay sang tiêu diệt lực lượng vũ trang của các giáo phái thân Pháp (Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên). Cuộc chiến giữa Diệm với lực lượng thân Pháp bùng nổ tại Sài Gòn và vùng bưng biền Đồng Tháp trong những năm 1954-1955 ở quy mô một cuộc chiến tranh, về thực chất là sự hất cẳng quân sự của chủ nghĩa thực dân kiểu mới đối với Pháp.
Viện trợ tài chính cho Sài Gòn liên tục được tăng cường song song với sự hiện diện ngày càng nhiều cố vấn quân sự Mỹ. Các căn cứ quân sự hiện đại được xây dựng nhanh chóng. Lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ du nhập và truyền bá vào miền Nam.
Miền Nam có vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mục tiêu của Mỹ ở đây là biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự, ngăn chặn "làn sóng đỏ" đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang bùng nổ ở khu vực này.
Khi Mỹ triển khai và đã áp đặt xong chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam, thì đối tượng đấu tranh của nhân dân ta không còn là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, mà đã chuyển sang chủ nghĩa thực dân kiểu mới - đế quốc Mỹ, một siêu cường có tiềm lực kinh tế và quân sự khổng lồ, hung hăng, hiếu chiến. Vì vậy, cuộc đấu tranh vì độc lập, thống nhất dân tộc của nhân dân ta chắc chắn sẽ diễn ra ác liệt gấp bội so với thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những năm 1954-1956
Trong 300 ngày chuyển quân tập kết, cán bộ và chiến sĩ chiến đấu, công tác ở miền Nam rời chiến trường ra Bắc. Chính quyền kháng chiến các cấp giải thể; vùng giải phóng rộng lớn ở miền Trung và Nam Bộ được giao cho đối phương quản lý.
Nhìn trong phạm vi cục bộ, cuộc đấu tranh với Mỹ - Diệm của đồng bào, đồng chí ở lại miền Nam không còn có đủ những ưu thế giống như họ từng có trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, nhân dân miền Nam đã chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chuyển hướng chủ đạo chiến lược của Đảng với lực lượng chính trị của mình, đã kiên cường đấu tranh chống kẻ thù đang rắp tâm phá hoại hiệp định Giơnevơ, chống đàn áp, trả tthù những người kháng chiến cũ.
Khẩu hiệu đấu tranh chính, chủ yếu của nhân dân miền Nam trong thời kỳ này là đòi hỏi đối phương phải thả tù chính trị, đòi thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước như Hiệp Định Giơnevơ đã quy định. Mục tiêu đó đã thu hút hàng triệu quần chúng xuống đường trong các năm từ 1954-1956. Ở Sài Gòn – Gia Định, có những cuộc mít tinh, tuần hành lôi cuốn hàng chục vạn đồng bào tham gia. Từ ngày ký hiệp định Giơnevơ cho đến giữa năm 1956, lực lượng nhân dân miền Nam luôn chiếm ưu thế về chính trị.
Tuy mục tiêu đấu tranh đòi hiệp thương Tổng tuyển cử không thực hiện được bởi Mỹ - Diệm ngoan cố chia cắt nước ta, nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, của đồng bào đô thị đã thể hiện rằng thống nhất đất nước là nguyện vọng sâu sắc, thiêng liêng của nhân dân cả nước. Với kẻ thù mới, nhân dân miền Nam cần có phương hướng đấu tranh thích hợp để hoàn thành mục tiêu cách mạng của mình.
Sửa lần cuối: