Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” miêu tả cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và bộc lộ tháu độ phê phán của tác giả. Tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” viết theo thể loại tùy bút, ghi chép về người và việc thực một cách chân thực, cụ thể, sinh động, qua đó tác giả Phạm Đình Hổ bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc đời.
Bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
CHUYÊN ĐỀ “CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH”
- Phạm Đình Hổ -
A. Kiến thức cơ bản
I. Tìm hiểu chung tác giả - tác phẩm
1. Tác giả Phạm Đình Hổ
- Phạm Đình Hổ ( 1768- 1839) tục gọi là Chiêu Hổ
- Quê: Đan Loan - Đường An - Tỉnh Hải Dương
- Sự nghiệp: Có nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị đủ các lĩnh vực tất cả đều bằng chữ Hán
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
- Gồm 88 mẩu chuyện nhỏ bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán, ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội lúc đó. Tác phẩm có giá trị văn chương đặc sắc, cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học.
b. Ý nghĩa nhan đề
"Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh
II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnhvà các quan lại hầu cận trong phủ chúa Trịnh
- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý
- Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp - > Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy việc xây dựng đình đài cứ liên miên, hao tài, tốn của
- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ (diễn ra thường xuyên, tháng ba bốn lần). Huy động rất đông người hầu hạ (Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ mà Tây Hồ rất rộng)
- Các nội thần, quan hộ giá, nhạc công ... bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém
- Việc tìm thu vật "phụng thủ" thực chất là cưỡng đoạt những của quý trong thiên hạ (chim quý, thú lạ) về tô điểm cho nơi ở của chúa.
VD: Miêu tả kĩ, công phu: Đưa một cây đa cổ thụ "từ bên bờ Bắc chở qua sông đem về" phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi
-> Ý nghĩa đoạn văn "Mỗi khi đêm thanh vắng... biết đó là triệu bất tường" => Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ, nhất là khi ông xem đó là "triệu bất tường" -> Điềm gở, điềm chẳng lành -> Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc.
2. Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận
Thời chúa Trịnh Sâm bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái -> Chúng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành tác oai, tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành đông vừa ăn cướp vừa la làng.
3. Tình cảnh của người dân
- Người dân bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay huỷ bỏ của quý của mình. Chính bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ.
4. Nghệ thuật
Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ, vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm kín đáo
B. Luyện đề
Dạng đề đọc – hiểu
Đề: Ý nghĩa nhan đề Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và thể loại tùy bút.
Gợi ý
– Ý nghĩa nhan đề Vũ trung tùy bút: tùy bút viết trong những ngày mưa. Những ngày mưa không nên chỉ hiểu theo nghĩa đen (mưa gió nhàn rỗi), mà tác giả muốn hàm ẩn một ý nghĩa sâu xa: thời kì nhân dân phải chịu cảnh loạn lạc, vất vả nghèo đói, đất nước liên miên, ngập chìm trong các cuộc nội chiến của các tập đoàn phong kiến. Đây là thời kì mưa gió, đen tối của lịch sử nước ta, và cũng đã đến lúc tan rã.
– Tùy bút: Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với phản ảnh khách quan. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là một tác phẩm đặc sắc được viết vào đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm giàu giá trị văn chương gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép tùy hứng, tản mạn, bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán,… ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội đương thời và một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương, quê hương ông. Tất cả những nội dung ấy được trình bày giản dị, sinh động và hấp dẫn. Đây còn là một tài liệu quý có giá trị về mặt sử học và xã hội học.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chuyên đề "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh". Hi vọng, bài viết này sẽ đem đến nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc.
Bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
CHUYÊN ĐỀ “CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH”
- Phạm Đình Hổ -
A. Kiến thức cơ bản
I. Tìm hiểu chung tác giả - tác phẩm
1. Tác giả Phạm Đình Hổ
- Phạm Đình Hổ ( 1768- 1839) tục gọi là Chiêu Hổ
- Quê: Đan Loan - Đường An - Tỉnh Hải Dương
- Sự nghiệp: Có nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị đủ các lĩnh vực tất cả đều bằng chữ Hán
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
- Gồm 88 mẩu chuyện nhỏ bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán, ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội lúc đó. Tác phẩm có giá trị văn chương đặc sắc, cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học.
b. Ý nghĩa nhan đề
"Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh
II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnhvà các quan lại hầu cận trong phủ chúa Trịnh
- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý
- Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp - > Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy việc xây dựng đình đài cứ liên miên, hao tài, tốn của
- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ (diễn ra thường xuyên, tháng ba bốn lần). Huy động rất đông người hầu hạ (Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ mà Tây Hồ rất rộng)
- Các nội thần, quan hộ giá, nhạc công ... bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém
- Việc tìm thu vật "phụng thủ" thực chất là cưỡng đoạt những của quý trong thiên hạ (chim quý, thú lạ) về tô điểm cho nơi ở của chúa.
VD: Miêu tả kĩ, công phu: Đưa một cây đa cổ thụ "từ bên bờ Bắc chở qua sông đem về" phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi
-> Ý nghĩa đoạn văn "Mỗi khi đêm thanh vắng... biết đó là triệu bất tường" => Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ, nhất là khi ông xem đó là "triệu bất tường" -> Điềm gở, điềm chẳng lành -> Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc.
2. Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận
Thời chúa Trịnh Sâm bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái -> Chúng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành tác oai, tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành đông vừa ăn cướp vừa la làng.
3. Tình cảnh của người dân
- Người dân bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay huỷ bỏ của quý của mình. Chính bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ.
4. Nghệ thuật
Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ, vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm kín đáo
B. Luyện đề
Dạng đề đọc – hiểu
Đề: Ý nghĩa nhan đề Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và thể loại tùy bút.
Gợi ý
– Ý nghĩa nhan đề Vũ trung tùy bút: tùy bút viết trong những ngày mưa. Những ngày mưa không nên chỉ hiểu theo nghĩa đen (mưa gió nhàn rỗi), mà tác giả muốn hàm ẩn một ý nghĩa sâu xa: thời kì nhân dân phải chịu cảnh loạn lạc, vất vả nghèo đói, đất nước liên miên, ngập chìm trong các cuộc nội chiến của các tập đoàn phong kiến. Đây là thời kì mưa gió, đen tối của lịch sử nước ta, và cũng đã đến lúc tan rã.
– Tùy bút: Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với phản ảnh khách quan. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là một tác phẩm đặc sắc được viết vào đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm giàu giá trị văn chương gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép tùy hứng, tản mạn, bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán,… ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội đương thời và một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương, quê hương ông. Tất cả những nội dung ấy được trình bày giản dị, sinh động và hấp dẫn. Đây còn là một tài liệu quý có giá trị về mặt sử học và xã hội học.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chuyên đề "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh". Hi vọng, bài viết này sẽ đem đến nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc.
Đính kèm
Sửa lần cuối: