Chuyên đề bài tập di truyền và biến dị

  • Thread starter Thread starter liti
  • Ngày gửi Ngày gửi

liti

New member
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ


QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI



I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN:

1. Một số khái niệm:


- Dòng thuần chủng: là hiện tượng tất cả các thế hệ con lai trong dòng họ đều có kiểu hình giống nhau và giống bố mẹ. ví dụ: P: đỏ x đỏ F1: 100% đỏ F2: 100% đỏ… Fn: 100% đỏ

- Con lai: là thế hệ con cháu được tạo thành khi đem lai 2 dòng thuần chủng có kiểu hình khác nhau. Ví dụ: Ptc: hoa đỏ x hoa trắng F1: 100% hoa đỏ. Hoa đỏ F1 là con lai trong phép lai trên (kiểu gen hoa đỏ F1 khác kiểu gen hoa đỏ Ptc)

- Gen: là nhân tố di truyền qui định đặc điểm bên ngoài của cá thể. Ví dụ: gen A qui định màu sắc hoa

- Alen: là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen, mỗi trạng thái qui định 1 kiểu hình khác nhau. Ví dụ: gen A có 2 alen là A  hoa đỏ; a  hoa trắng

- Gen trội (alen trội-A):thể hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử trội (AA) và dị hợp tử (Aa)

- Gen lặn (alen lặn-a): chỉ có thể biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn (aa)
- Kiểu gen: là các cặp alen qui định các kiểu hình cụ thể của tính trạng đang nghiên cứu. Ví dụ: AA hoa đỏ (tc); Aa hoa đỏ (con lai); aa hoa trắng

- Tính trạng: là 1 đặc điểm nào đó đang được nghiên cứu. Ví dụ: màu sắc hoa, hình dạng hạt…

- Kiểu hình: là đặc điểm cụ thể của tính trạng đang được nghiên cứu đã thể hiện ra bên ngoài cơ thể. Ví dụ: hoa đỏ, hoa trắng, hạt trơn, hạt nhăn…

- Cặp tính trạng tương phản: hai kiểu hình có biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 tính trạng. Ví dụ: hoa đỏ và hoa trắng, hạt trơn và hạt nhăn,..

2. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel

Mendel sử dụng phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai và lai phân tích, đánh giá kết quả dựa trên thống kê toán học để rút ra được những quy luật di truyền.

a. Phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai

* Phương pháp phân tích của ông như sau:


- Quan sát sự di truyền của một vài tính trạng qua nhiều thế hệ

- Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản.

- Lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra F1.

- Cho các cây lai F1 tự thụ phấn để tạo ra đời F2. Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra F3.

- Dùng thống kê toán học trên số lượng lớn, qua nhiều thế hệ  rút ra quy luật di truyền.

b. Phương pháp lai phân tích:

- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội (AA hoặc Aa) với một cá thể có kiểu hình lặn (aa) , mục đích là kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội là chủng hay không thuần chủng thuần

- Nếu con lai xuất hiện tỉ lệ 100%  cá thể có kiểu hình trội đem lai là thuần chủng (AA), nếu xuất hiện tỉ lệ 1 : 1  cá thể đem lai là dị hợp tử (Aa)

II. QUI LUẬT PHÂN LI:

1. Thí nghiệm của Mendel:


Bố mẹ thuần chủng: cây hoa đỏ x cây hoa trắng
Con lai thế hệ thứ nhất: 100% hoa đỏ

Cho F1 tự thụ phấn

Con lai thế hệ thứ 2: 705 cây hoa đỏ : 224 cây hoa trắng (xấp xỉ 3 đỏ : 1 trắng)

2. Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai:

Qui ước gen:
A ---> qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a ---> qui định hoa trắng
Ta có sơ đồ lai một cặp tính trạng như sau:

Ptc: AA x aa
Gp: A a
Aa
100% hoa đỏ
F1 x F1: Aa x Aa
GF1 A , a A , a
F2: KG: 1AA: 2Aa: 1aa

KH: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng


3. Giải thích bằng cơ sở tế bào học


- Trong tế bào 2n, các NST luôn tồn tại thành từng cặp đồng dạng, do đó các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp. Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định gọi là locut

- Khi giảm phân tạo giao tử, các alen của cùng một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia.

- Bố mẹ không truyền cho con cái kiểu hình cụ thể mà là các alen, sự tái tổ hợp các alen từ bố và mẹ tạo thành kiểu gen và qui định kiểu hình cụ thể ở cơ thể con lai.

4. Nội dung định luật

- Khi đem lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu hình của một cặp tính trạng tương phản thì F1 xuất hiện đồng loạt kiểu hình trội (qui luật đồng tính), F2 phân li theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP






DI TRUYỀN HỌC
Chương I – Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị
BÀI 1: GEN – MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN​



Câu 1. /

Nguyên tắc bán bảo toàn có nghĩa là

a Phân tử ADN con được tạo thành có một nửa giống phân tử ADN mẹ

b Phân tử ADN được tạo thành có 1 nửa đoạn có trình tự giống ADN mẹ

c ADN con có 1 mạch có nguồn gốc từ ADN mẹ, mạch còn lại từ môi trường

d 1 nửa số phân tử ADN con tạo ra có trình tự giống ADN mẹ

Câu 2. /

Những sản phẩm nào sau đây do gen mã hóa

a ARN hoặc prôtêin

b ARN hoặc polipeptit

c ADN hoặc prôtêin

d ADN hoặc ARN

Câu 3. /

Bộ gen của vi khuẩn nằm ở cấu trúc nào

a ARN

b Plasmit

c ADN dạng vòng

d ADN thẳng

Câu 4. /

Những đoạn không mã hóa axit amin trên gen được gọi là

a Vùng kết thúc

b Intrôn

c Vùng khởi đầu

d Exôn

Câu 5. / Trong các bộ 3 sau bộ 3 nào qui định axit amin Metiônin

a AUG

b UAA

c UAG

d UGA

Câu 6. / Giai đoạn tổng hợp ADN mới trong quá trình tái bản ADN chịu sự điều khiển

của enzim nào

a ADN-restrictaza

b ADN-polimeraza

c ADN-ligaza

d ADN-Toipoisomeraza

Câu 7. / Bazơ nitric gắn với đường đêôxiribô trong cùng một nuclêôtit ở vị trí cacbon
số

a 4’

b 3’

c 1’

d 2’

Câu 8. / Đặc điểm của các vòng xoắn trong ADN là

a Có số cặp nuclêôtit khác nhau

b Luôn chứa một loại đơn phân nhất định

c Lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ

d Có chiều dài tương đương với chiều dài của 20 nuclêôtit

Câu 9. / Trong thành phần của nuclêôtit trong phân tử ADN không có chứa chất nào
sau đây

a Bazơ nitric loại timin

b Bazơ nitric loại uraxin

c Đường đêôxiribô

d Axit phôtphoric

Câu 10. / Một gen có chứa 1198 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit thì có khối lượng
bằng bao nhiêu

a 621000 đơn vị cacbon

b 720000 đơn vị cacbon

c 480000 đơn vị cacbon

d 360000 đơn vị cacbon

Câu 11. / Trên một mạch của gen có 250 ađênin và 350 timin và gen có 30% xitôzin.

Khối lượng của gen bằng



a 540000 đơn vị cacbon

b 720000 đơn vị cacbon

c 360000 đơn vị cacbon

d 900000 đơn vị cacbon

Câu 12. / Phát biểu nào dưới đây không đúng

a Các liên kết hóa trị giữa các nu trong chuỗi pôlinu là các liên kết bền vững do đó các tác

nhân đột biến phải có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN

b Cơ chế nhân đôi của ADN đặt cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể

c Phân tử ADN đóng và tháo xoắn có tính chu kì trong quá trình phân bào nguyên nhiễm

d Việc lắp ghép các nuclêotit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo

cho thông tin di truyền được sao chép lại một cách chính xác


Câu 13. / Một gen nhân đôi 1 lần và đã sử dụng của môi trường 2400 nuclêôtit, trong

đó có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô có trong mỗi gen con được tạo ra là

a 2130 liên kết

b 3120 liên kết

c 2310 liên kết

d 1230 liên kết

Câu 14. / Thành phần nguyên tố cấu tạo nên ADN bao gồm

a C, H, O, S

b C, H, O, N, S

c C, H, O, N, P

d C, H, O, N

Câu 15. / Mục đích của tự nhân đôi ADN là

a Chuẩn bị cho sự tổng hợp prôtêin trong tế bào

b Làm tăng lượng tế bào chất trong tế bào

c Chuẩn bị cho sự phân chia tế bào

d Tạo ra nhiều tế bào mới

Câu 16. / Kết luận nào sau đây về ADN là đúng theo nguyên tắc bổ sung

a A + G có số lượng bằng T + X

b A + T có số lượng ít hơn G + X

c A = T = G = X

d A + G có số lượng nhiều hơn T + X

Câu 17. / ADN không thực hiện chức năng nào sau đây

a Bảo quản thông tin di truyền

b Chứa nhiễm sắc thể

c Truyền thông tin di truyền qua các thế hệ

d Chứa gen mang thông tin di truyền

Câu 18. / Đơn phân của ADN và đơn phân của ARN không giống nhau ở thành phần nào

sau đây


a Loại bazơ nitric ađênin

b Loại axit trong đơn phân

c Loại bazơ nitric guanin

d Phân tử đường trong đơn phân

Câu 19. / ADN có trong thành phần nào sau đây của tế bào

a Chỉ có ở bào quan

b Chỉ có ở trong nhân

c Phần lớn ở trong nhân và một ít ở bào quan

d Màng tế bào

Câu 20. / Trong tế bào sống, gen có thể có ở vị trí nào

a Ở bất kỳ đâu có ADN

b Chỉ ở tế bào chất

c Gắn trên mảng sinh chất

d Chỉ ở NST

Câu 21. / Trong tế bào nhân thực gen không có ở

a Ti thể

b Nhiễm sắc thể

c Trung thể

d Lục lạp

Câu 22. / Gen phân mảnh có đặc tính là

a Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi

b Do các đoạn Ôkazaki gắn lại

c Có những vùng mã hóa xen kẽ những đoạn không mã hóa

d Gồm các đoạn Nuclêotit không nối nhau liên tục

Câu 23. / Nếu cùng chứa thông tin của 500 axit amin như nhau, thì gen ở tế bào nhân

thực và tế bào nhân sơ, gen nào dài hơn


a Ở tế bào nhân sơ dài hơn

b Ở tế bào nhân thực dài hơn

c Dài bằng nhau

d Lúc hơn, lúc kém tùy loài

Câu 24. / Mã di truyền là

a Thành phần các axit amin qui định tính trạng

b Trình tự nu mã hóa cho axit amin

c Số lượng Nu mã hóa cho axit amin

d Toàn bộ các nu và axit amin ở tế bào

Câu 25. / Bộ 3 mở đầu của sinh vật nhân thực là

a AGG

b UGA

c UAG

d AUG

Câu 26. / Tính thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở điểm

a 1 bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin

b Được đọc liên tục 1 chiều không gối lên nhau

c Mọi loài sinh vật đều dùng chung 1 bộ mã

d 1 loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba

Câu 27. / Dấu hiệu để nhận biết mạch gốc là

a Mạch bên trái, chiều 3' - 5'

b Mạch ở phía trên, chiều 5' - 3

c Có codon mở đầu là 3' XAT 5'

d Có codon mở đầu là 5' XAT 3'

Câu 28. / Trên ADN, mã di truyền được đọc như thế nào

a Từ 1 điểm xác định theo từng bộ 3 ở 2 mạch

b Từ giữa gen sang 2 đầu, theo từng bộ 3

c Từ điểm bất kì, theo từng bộ 3 trên mạch gốc

d Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ 3 ở mỗi mạch

Câu 29. / Đầu 5' và 3' của chuỗi ADN có ý nghĩa gì?

a Đầu 5' có đường 5C, còn đầu 3' không có

b Đầu 5' có 5C tự do, đầu 3' có 3C tự do

c 5' là C5 của đường gắn với nhóm P tự do, 3' là C3 gắn với OH tự do

d 5' là C5 của photphat gắn với đường tự do, 3' là C3 gắn với OH tự do

Câu 30. / Gen có 2 mạch đối song song thì mạch bổ sung với mạch gốc là

a Mạch có chiều 3' - 5'

b Mạch có mã khởi đầu là 5' ATG 3'

c Mạch có mã khởi đầu là 3' ATG 5'

d Mạch có chiều 5' - 3'





BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ




Câu 31. / Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra tại đâu

a Nhân tế bào

b Tế bào chất

c mARN

d Ribosome

Câu 32. / Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau

a Chiều tổng hợp của enzim ARN-polimeraza là chiều 5’-3’

b Ở tế bào nhân sơ, sau khi phiên mã các đoạn intron sẽ bị loại bỏ

c Ở tế bào nhân chuẩn mARN vừa được tổng hợp gọi là mARN sơ khai

d Trong phiên mã, mạch được chọn làm khuôn là mạch 3’-5’

Câu 33. / Polixôm là

a Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân sơ

b Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn

c Một nhóm ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN vào cùng 1 thời điểm

d Một loại enzim có vai trò xúc tác quá trình sinh tông hợp prôtêin

Câu 34. / Đặc điểm của prôtêin bậc 4 khác biệt với prôtêin các bậc còn lại là

a Cấu tạo từ 2 mạch pôlipeptit

b Có các liên kết hiđrô

c Cấu tạo từ 2 hay nhiều mạch pôlipeptit

d Có các liên kết peptit giữa các đơn phân

Câu 35. / Mỗi axit amin được cấu tạo bởi 3 thành phần nào sau đây

a Đường ribô, axit phôtphoric, bazơ nitric

b Axit phôtphoric, nhóm amin, nhóm gốc

c Đường đêôxiribô, axit phôtphoric, bazơ nitric

d Nhóm amin, nhóm cacbôxyl, nhóm gốc

Câu 36. / Hoạt động nào sau đây của gen cấu trúc được xem là chuẩn bị cho quá trình tổng

hợp prôtêin

a Dịch mã

b Sao mã

c Tự sao

d Tự nhân đôi

Câu 37. / Đặc điểm có trong cấu trúc của prôtêin mà không có trong cấu trúc của ADN và
ARN là

a Trên mạch cấu tạo có các vòng xoắn

b Có các liên kết peptit giữa các axit amin

c Có tính đa dạng và tính đặc trưng

d Có cấu tạo 1 mạch

Câu 38. / Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là

a Tự sao b Giải mã

c Khớp mã d Sao mã

Câu 39. / Trong tổng hợp prôtêin, axit amin không tham gia vao cấu trúc của phân tử
prôtêin, dù trước đó đã được tổng hợp là

a Axit amin thứ nhất

b Axit amin cuối cùng

c Axit amin thứ hai

d Axit amin mở đầu

Câu 40. / Tổng hợp prôtêin xảy ra ở

a Tế bào chất

b Nhiễm sắc thể

c Nhân tế bào

d Tất cả các bào quan

Câu 41. / Hoạt động nào sau đây trong tế bào mở đầu cho quá trình giải mã tổng hợp prôtêin

a Lắp đặt các axit amin vào ribôxôm

b Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin

c Tổng hợp mARN

d Hoạt hoá axit amin

Câu 42. / Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện Okazaki là

a ARN-pôlimeraza chỉ trược theo chiều 5' - 3'

b Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao

c Pôlinuclêotit mới chỉ tạo thành theo chiều 5' - 3'

d Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêotit

Câu 43. / Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, cấu trúc nào làm nhiệm vụ vận chuyển axit
amin

a ADN b rARN

c mARN d tARN

Câu 44. / Phân tử mang mật mã trực tiếp cho ribôxôm dịch mã là

a mARN b rARN

c ADN d tARN

Câu 45. / Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã

a mARN b ADN

c tARN d rARN

Câu 46. / Có thể gọi mARN là

a Bản dịch mã

b Bản mã sao

c Bản mã đối

d Bản mã gốc

Câu 47. / Thực chất của quá trình dịch mã là

a Chuyển trình tự nuclêôtit thành trình tự axit amin trong Protêin

b Tạo ra chuỗi ribônuclêôtít từ chuỗi nuclêôtít

c Chuyển trình tự ribônuclêôtít thành trình tự nuclêôtít

d Tạo ra phân tử Prôtêin có cấu trúc bậc cao

Câu 48. / Phiên mã ngược là hiện tượng

a Từ ADN tổng hợp ARN

b Từ Prôtêin tổng hợp ARN

c Từ ARN tổng hợp ADN

d Từ ADN tổng hợp prôtêin

Câu 49. / Phân tử đóng vai trò giải mã trong tổng hợp protêin là

a tARN

b mARN

c ADN

d rARN

Câu 50. / Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau

a Ở tế bào nhân sơ, sau khi phiên mã các đoạn intron sẽ bị loại bỏ

b Ở tế bào nhân chuẩn mARN vừa được tổng hợp gọi là mARN sơ khai

c Trong phiên mã, mạch được chọn làm khuôn là mạch 3’-5’

d Chiều tổng hợp của enzim ARN-polimeraza là chiều 5’-3’





BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN




Câu 51. / Điều hòa hoạt động gen ở cấp độ dịch mã chủ yếu là

a Loại bỏ prôtêin chưa cần

b Ổn định số lượng gen trong hệ gen

c Điều khiển lượng mARN được tạo ra

d Điều hòa thời gian tồn tại của mARN

Câu 52. / Khi một gen nào đó bị đóng, không hoạt động, đó là biểu hiện điều hòa hoạt động
gen ở cấp độ

a Trước phiên mã

b Sau dịch mã

c Phiên mã

d Sau phiên mã

Câu 53. / Promotor -(P) - là

a Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng

b Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế

c Vùng khởi động đầu gen nơi bắt đầu phiên mã

d Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc

Câu 54. / Operator (O) là

a Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế

b Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng

c Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã

d Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế

Câu 55. / Regulator (R) là

a Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc

b Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã

c Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng

d Vùng mã hóa ở gen điều hòa tạo prôtêin ức chế

Câu 56. / Trong một Operon, nơi đầu tiên ARN-polimerase bám vào là

a Vùng điều hòa

b Vùng vận hành

c Vùng chỉ huy

d Vùng khởi động

Câu 57. / Đối với hoạt động của Operon, chất cảm ứng có vai trò

a Vô hiệu hóa prôtêin ức chế

b Hoạt hóa ARN-polimerase

c Hoạt hóa vùng khởi động

d Ức chế gen điều hòa

Câu 58. / Theo mô hình Operon Lac ở E.coli, khi nào gen điều hòa hoạt động

a Khi môi trường nhiều lactose

b Cả khi có hoặc không có đường lactose trong môi trường

c Khi môi trường có lactose

d Khi môi trường không có lactose

Câu 59. / Đối với Operon Lac ở E.coli thì lactose có vai trò gì

a Chất kích thích

b Chất bất hoạt

c Chất cảm ứng

d Chất ức chế

Câu 60. / Một Ôpêrôn là

a Cụm gen chỉ huy hoạt động của các gen cấu trúc

b Hệ thống gen làm nhiệm vụ kiểm soát tổng hợp prôtêin ức chế

c Hệ thống nhiều gen cùng phối hợp điều hòa hoạt động tổng hợp prôtêin

d Cụm các gen cấu trúc kiểm soát việc tổng hợp các polipeptit






BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN



Câu 61. / Các bazơ nitơ dạng nào thường kết cặp không đúng trong tái bản làm phát sinh đột biến

a Dạng hiếm

b Dạng G-X

c Dạng A-T

d Dạng thường

Câu 62. / Đột biến biến đổi bộ 3 UAU thành UAA gọi là dạng đột biến gì

a Đột biến vô nghĩa

b Đột biến nhầm nghĩa

c Đột biến đồng nghĩa

d Đột biến sai nghĩa

Câu 63. / Trong các tác nhân sau tác nhân nào không gây ra đột biến

a Các loại virut gây bệnh

b Các loại hoá chất như xà phòng, thuốc tím, chất sát trùng

c Các tác nhân vật lí như tia X, tia cực tím

d Các tác nhân hoá học như cônxixin, nicôtin

Câu 64. / Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến

a Là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình

b Là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình

c Là cơ thể mang đột biến gen trội

d Là cơ thể mang đột biến ở dạng tiềm ẩn

Câu 65. / Khi thay thế một cặp nu này bằng cặp nu kia thì

a Chỉ có bộ 3 có nu bị thay thế mới thay đổi

b Toàn bộ các bộ 3 của gen bị thay đổi

c Các bộ 3 từ vị trí bị thay thế trở đi sẽ thay đổi

d Nhiều bộ 3 trong gen bị thay đổi

Câu 66. / Rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) trong nguyên phân sẽ làm xuất
hiện dòng tế bào

a 2n b 4n

c 5n d 3n

Câu 67. / Đột biến gen là những biến đổi

a Trong cấu trúc NST xảy ra trong quá trình phân chia tế bào

b Trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nu

c Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc tế bào

d Trong cấu trúc gen liên quan đến một vài nu đặc biệt trên gen

Câu 68. / Một gen B sau đột biến đã gay hậu quả là làm cho protein tương ứng khác 1 axit
amin so với protein bình thường. Vậy đột biến trên gen có thể là:

a Thêm 1 bộ 3 mã bất kì vào vị trí bất kì

b Thêm 1 bộ 3 mã KT vào cuối gen

c Thêm 1 bộ 3 mã MĐ vào đầu gen

d Thay thế 1 cặp nu này = 1 cặp nu khác

Câu 69. / Đột biến gen là những biến đổi

a Liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nu, xảy ra tại 1 điểm nào đó của phân tử ADN

b Kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường

c Trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào

d Kiểu gen của cơ thể do lai giống

Câu 70. / Dạng đột biến gen nào làm biến đổi cấu trúc của phân tử protein tương ứng nhiều
nhất?

a Mất 1 cặp nu ở bộ mã liền sau mã MĐ

b Mất 1 cặp nu ở bộ mã liền trước mã KT

c Mất 3 cặp nu ở 2 bộ mã liền kề nhau

d Thay thế 1 cặp nu ở bộ mã liền sau mã MĐ

Câu 71. / Dạng đột biến gen cấu trúc nào làm biến đổi vật chất di truyền nhưng thành phần,
số lượng và trình tự các axit amin của phân tử protein do gen đó quy định không thay đổi?

a Do các dạng Đột biến dịch khung làm các mã bộ 3 được đọc muộn hoặc sớm hơn so với
ban đầu.

b Do thay đổi 3 cặp nu trên cùng 1 mã bộ 3.

c Không thể xảy ra dạng Đột biến mà phân tử protein không có thay đổi nào.

d Do các dạng Đột biến điểm tạo ra Đột biến đồng nghĩa

Câu 72. / Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do hồng cầu hình liềm không có đặc điểm nào
sau đây

a Thay thế axit glutamic thành axit amin valin

b Đột biến gen thay 1 cặp nu

c Đột biến xảy ra ở bộ 3 thứ 6 trên gen

d Đột biến mất 1 cặp nu

Câu 73. / Chất hóa học 5-brom uraxin có tác dụng gây đột biến gen dạng nào

a Thay thế G, biến đổi cặp G-X thành A-T

b Thay thế A, biến đổi cặp A-T thành G-X

c Thay thế X, biến đổi cặp G-X thành A-T

d Thay thế T, biến đổi cặp A-T thành G-X

Câu 74. / Cho đoạn gen có trình tự như sau: ...ATAXTXGTGAGAAXT... có bao nhiêu aa
được qui định bởi đoạn gen trên

a 4 b 3

c 5 d 2

Câu 75. / Cho đoạn gen: ...TAXAGTXTAXGTXAG... Dạng đột biến nào sau đây là nghiêm
trọng nhất

a Đột biến G cuối cùng thành T

b Đột biến A thứ 4 thành T

c Đột biến G thứ 5 thành T

d Đột biến G cuối cùng thành A

Câu 76. / Đột biến gen bao gồm những dạng nào

a Mất, thay, đảo và chuyển cặp nuclêôtit

b Mất, thay, nhân và lặp cặp nuclêôtit

c Mất, thay, thêm và đảo cặp nuclêôtit

d Mất, nhân, thêm và đảo cặp nuclêôtit

Câu 77. / Dạng đột biến dưới đây gây hậu quả lớn nhất là

a Mất 3 cặp nuclêôtit đầu tiên của gen

b Thêm 1 cặp nuclêôtit vào trước cặp nuclêôtit đầu tiên của gen

c Mất 3 cặp nuclêôtit sau cùng của gen

d Thay 1 cặp nuclêôtit đầu tiên của gen

Câu 78. / Yếu tố dưới nào đây không phải cơ chế phát sinh của đột biến gen là

a Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN

b Sự trao đổi chéo không bình thường của các crômatit

c Rối lọan trong quá trình tự nhân đôi ADN

d ADN bị đứt và đọan đứt ra được nối vào vị trí khác của ADN

Câu 79. / Đột biến gen hoặc đột biến điểm là

a Thay đổi một vài thành phần hóa học của gen

b Thay đổi số lượng 1 hay vài gen ở tế bào

c Thay đổi vị trí một vài gen trên NST

d Thay đổi cấu trúc gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit

Câu 80. / Tần số đột biến gen ở tự nhiên dao động trong khoảng

a 10-4 đến 10-6

b 10-1 đến 10-3

c 10-2 đến 10-6

d 10-5 đến 10-7

Nguồn: sưu tầm*​

Bài liên quan

1.Trắc nghiệm về quy luật phân li độc lập Mendel

2. Quy luật MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST




Câu 81. / Cơ sở của sự nhân đôi nhiễm sắc thể là

a Sự tổng hợp của các nhiễm sắc thể trong phân bào

b Sự tổng hợp protêin trong tế bào

c Sư co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kỳ của các nhiễm sắc thể trong phân bào

d Sự nhân đôi của ADN trong nhiễm sắc thể

Câu 82. / Nhiễm sác thể của HIV là

a Plasmit

b ADN vòng

c ADN thẳng

d ARN

Câu 83. / Mỗi NST của người thực chất là

a 1 phân tử ADN 2 mạch thẳng

b 1 phân tử ARN

c 1 phân tử ADN mạch đơn

d 1 phân tử ADN mạch vòng

Câu 84. / Số phân tử ADN trong 1tế bào vi khuẩn E.coli là

a 4 b 2

c 23 d 1

Câu 85. / Số phân tử ADN trong tinh trùng của người là

a 2 phân tử

b 46 phân tử

c 1 phân tử

d 23 phân tử

Câu 86. / Đặc tính của NST để nó trở thành vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là

a Ổn định về số lượng và cấu trúc

b Luôn đặc trưng cho loài

c Có khả năng tự nhân đôi, phân li và tổ hợp

d Mang hệ gen

Câu 87. / Thực chất, khi gọi bộ NST của một loài có nghĩa là

a Các NST ở tế bào sinh dưỡng của loài đó

b Tập hợp tất cả NST trong các giao tử của loài đó

c Tổng số NST trong 1 cá thể của loài đó

d Các NST trog 1 tế bào của loài đó

Câu 88. / Hai NST giống nhau về hình dạng, kích thước và thành phần gen được gọi là

a Cặp NST cùng nguồn

b Cặp NST chị em

c Cặp NST tương đồng

d Cặp NST bố mẹ

Câu 89. / Người ta gọi tế bào sinh dưỡng là

a Tê bào đơn bội (n)

b Tế bào sinh tinh

c Tế bào sinh trứng

d Tế bào lưỡng bội (2n)

Câu 90. / Thành phần cấu tạo nên NST theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là

a Crômatit --> NST kép --> NST đơn --> Crômatit

b Crômatit --> NST đơn --> NST kép --> Sợi NS

c ADN+Histon --> Nuclêôxôm --> Sợi NS -->Crômatit --> NST

d Sợi NS --> Crômatit kép --> NST kép --> NST đơn --> Sợi NS

Câu 91. / Mỗi NST đơn thực chất là

a Nhiều ADN khác nhau

b 1 đoạn ADN mà cả tế bào chỉ có 1 phân tử

c Một chuỗi Histon
d Một phân tử ADN độc lập

Câu 92. / Dạng đột biến nào dưới đây liên quan đến 2 nhiễm sắc thể

a Mất đoạn b Đảo đoạn

c Lập đoạn d Chuyển đoạn

Câu 93. / Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm các dạng

a Mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể

b Mất đoạn, nhân đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể

c Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể

d Mất đoạn, thêm đoạn, nhân đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể

Câu 94. / Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do

a Rối loạn phân li NST trong phân bào

b Mất NST

c Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác

d Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái hợp NST bất thường

Câu 95. / Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể dẫn đến

a Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền

b Gây chết

c Gây chết ở động vật

d Có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng

Câu 96. / Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là

a Do các chất phóng xạ

b Do tác nhân lí, hoá, sinh, làm đứt gãy nhiễm sắc thể hay do trao đổi chéo không đều

c Do ngẫu nhiên đứt gãy,rơi rụng từng đoạnm nhiễm sắc thể

d Do các chất hoá học

Câu 97. / Đột biến NST kiểu mất đoạn thường xuất hiện kèm theo với loại đột biến nào sau
đây

a Đột biến thêm đoạn mới

b Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ

c Đột biến lặp đoạn

d Đột biến đảo đoạn

Câu 98. / Loại đột biến NST nào dưới đây làm tăng cường hoặc giảm thiếu sự biểu hiện của
tính trạng

a Lặp đoạn b Mất đoạn

c Chuyển đoạn d Đảo đoạn

Câu 99. / Hậu quả của đột biến mất đoạn là

a Thường làm giảm sức sống hoặc gây chết

b Ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể

c Làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng

d Làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng

Câu 100. / Hậu quả của đột biến cấu trúc NST ở SV là

a Thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện của tính trạng

b Làm NST bị đứt gãy

c Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN

d Ảnh hưỡng tới hoạt động của NST trong tế bào

Câu 101. / Dạng đột biến nào sau đây làm tăng tính đa dạng của các nòi trong cùng 1 loài

a Mất đoạn b Chuyển đoạn

c Đảo đoạn d Lặp đoạn

Câu 102. / Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến đột biến đảo đoạn NST

a Các gen trong nhóm gen liên kết trên NST không bị thay đổi về thành phần và số lượng

b Góp phần làm tăng cường sự sai khác giữa các nòi trong loài

c Đoạn NST bị đảo phải nằm ở giữa và không mang tâm động

d Đoạn NST có thể chứa hoặc không chứa tâm động

Câu 103. / Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền

a Đảo đoạn và chuyển đoạn

b Mất đoạn và lặp đoạn

c Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ

d Lặp đoạn và chuyển đoạn

Câu 104. / Dạng đột biến nào có thể làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST

a Mất đoạn b Chuyển đoạn

c Đảo đoạn d Lặp đoạn

Câu 105. / Dạng đột biến được ứng dụng để loại bỏ gen gây hại

a Thêm đoạn

b Mất đoạn nhỏ

c Đảo đoạn nhỏ

d Chuyển đoạn

Câu 106. / Chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 crômatit khác nguồn trong cặp tương
đồng có thể phát sinh đột biến

a Lặp đoạn đồng thời mất đoạn

b Đảo đoạn đồng thời chuyển đoạn

c Chuyển đoạn đồng thời mất đoạn

d Trao đổi chéo đồng thời chuyển đoạn

Câu 107. / Cơ sở của sự nhân đôi nhiễm sắc thể là

a Sư co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kỳ của các nhiễm sắc thể trong phân bào

b Sự nhân đôi của ADN trong nhiễm sắc thể

c Sự tổng hợp protêin trong tế bào

d Sự tổng hợp của các nhiễm sắc thể trong phân bào

Câu 108. / Số phân tử ADN trong 1tế bào vi khuẩn E.coli là

a 2 b 1

c 4 d 23

Câu 109. / Số phân tử ADN trong tinh trùng của người là

a 1 phân tử b 2 phân tử

c 46 phân tử d 23 phân tử

Câu 110. / Hình thái NST qua chu kì tế bào thay đổi theo các bước

a Crômatit --> NST đơn --> NST kép --> Sợi NS

b Crômatit --> NST kép --> NST đơn --> Crômatit

c ADN+Histon --> Nuclêôxôm --> Sợi NS -->Crômatit --> NST

d Sợi NS --> Crômatit kép --> NST kép --> NST đơn --> Sợi NS







BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST


Câu 111. / Một người mang bộ NST có 45 NST với 1 NST giới tính X, người này

a Người nam mắc hội chứng Claiphentơ

b Người nữ mắc hội chứng Claiphentơ

c Người nữ mắc hội chứng Tớcnơ

d Người nam mắc hội chứng Tớcnơ

Câu 112. / Hội chứng Claiphentơ có những đặc điểm nào về mặt di truyền

a 47NST, XXY

b 47NST, +21

c 47NST, XXX

d 45NST, XO

Câu 113. / Cơ thể 3n hình thành do kết quả của đột biến rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm
sắc thể (NST) xảy ra ở

a Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục

b Tế bào xôma

c Giai đoạn tiền phôi

d Trong quá trình giảm phân của 1 trong 2 loại tế bào sinh dục đực hoặc cái

Câu 114. / Rối loạn trong phân li toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào từ tế
bào 2n = 14, làm xuất hiện thể

a 2n + 1 = 15 NST

b 3n = 21 NST

c 2n - 1 = 13 NST

d 4n = 28 NST

Câu 115. / Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến

a Là cơ thể mang đột biến ở dạng tiềm ẩn

b Là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình

c Là cơ thể mang đột biến gen trội

d Là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình

Câu 116. / Trường hợp một cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST được gọi là

a Thể không

b Thể hai

c Thể một

d Thể ba

Câu 117. / Những giống cây ăn quả không hạt thường là

a Thể đa bội chẵn

b Thể song nhị bội

c Thể đa bội lẻ

d Thể dị bội

Câu 118. / Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây

a Thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nào đó

b Thừa 1 nhiễm sắc thể ở 2 cặp tương đồng

c Mỗi cặp nhiễm sắc thể đều trở thành có 3 chiếc

d Thiếu 1 nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp

Câu 119. / Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác
nhân mà còn tùy thuộc vào

a Hình thái của gen

b Trật tự gen trên NST

c Số lượng gen trên NST

d Đặc điểm cấu trúc của gen

Câu 120. / Cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu
tốt là do

a Số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp 3

b Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các
chất hữu cơ diễn ra mạnh

c Các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường

d Thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng

Câu 121. / Các cơ thể thực vật đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được là do

a Thường không có hoặc hạt rất bé

b Có thể sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức giâm, chiết, ghép cành

c Rối loạn quá trình hình thành giao tử

d Không có cơ quan sinh sản

Câu 122. / Sự tổ hợp của 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử
có bộ NST là

a (2n-2-1) và (2n-1-1-1)

b (2n-2-1) hoặc (2n-1-1-1)

c (2n-3) hoặc (2n-1-1-1)

d (2n-3) và (2n-2-1)

Câu 123. / Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n-1) có thể phát triển thành

a Thể 1 nhiễm

b Thể khuyết nhiễm

c Thể 1 nhiễm hoặc thể khuyết nhiễm

d Thể 1 nhiễm kép hoặc thể khuyết nhiễm

Câu 124. / Loại biến dị nào dưới đây có thể di truyền qua sinh sản hữu tính

a Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng

b Đột biến xôma

c Thường biến

d Thể đa bội chẵn ở thực vật

Câu 125. / Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở

a Cả động vật và thực vật

b Vi sinh vật

c Thực vật

d Động vật

Câu 126. / Ứng dụng của thể đột biến đa bội là gì?

a Gây đa bội ở TV để thu hoạch cơ quan sinh dưỡng và quả không hạt

b Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống vật nuôi

c Tạo nguồn biến dị cho chọn giống

d Làm tăng tính đa dạng của SV

Câu 127. / Trường hợp nào sau đây không được xem là thể dị bội?

a 2n+1

b 2n+2

c n-2

d 2n-1

Câu 128. / Thể khảm tứ bội(4n) trên cơ thể lưỡng bội(2n) được phát sinh và biểu hiện trên 1
cây có hoa là do cơ chế nào?

a Các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở lần phân cắt đầu tiên của hợp tử

b Các cặp NST kép đồng dạng không phân li ở những tế bào sinh giao tử

c Các cặp NST kép đồng dạng không phân li ở lần phân bào I của giảm phân ở tế bào sinh
hạt phấn

d Các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở những tế bào non của đỉnh sinh trưởng

Câu 129. / Điều nhận xét nào là không đúng khi nói về thể đa bội chẵn?

a Thể 4n có thể hình thành từ hợp tử 2n bị tác dụng bởi consixin

b Thể tứ bội chỉ có thể di truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng

c Thể 4n có thể được hình thành do bố, mẹ (2n) bị Đột biến đa bội thể xảy ra trong giảm
phân tạo giao tử

d Thể tứ bội khá phổ biến ở TV nhưng rất hiếm gặp ở ĐV

Câu 130. / Thể tứ bội và thể song nhị bội có điểm khác nhau cơ bản là

a Thể tứ bội có khả năng hữu thụ còn thể song nhị bội thường bất thụ

b Thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội(đa bội cùng nguồn), thể song nhị bội
gồm 2 bộ NST lưỡng bội(đa bội khác nguồn)

c Thể tứ bội là KQ của các tác nhân gây Đột biến nhân tạo, thể song nhị bội là KQ của lai xa
và đa bỗi hóa tự nhiên

d Thể tứ bội và thể song nhị bội đều có khả năng duy trì nòi giống

Câu 131. / Hóa chất consixin có khả năng gây đột biến đa bội thể là vì

a Ngăn cản quá trình tạo các cromatit ở NST

b Ngăn cản sự tập hợp các vi ống để hình thành thoi tơ vô sắc

c Ngăn cản các cromatit trượt trên thoi tơ sắc tiến về 2 cực tế bào

d Làm tiêu biển các trung thể trong quá trình phân bào

Câu 132. / Thể tam nhiễm có thể hình thành từ

a Giao tử (n+2) và (n-1)

b Giao tử (n+1) và (n+1)

c Giao tử (n+1) và (n+2)

d Giao tử (n+1) và (n-1)

Câu 133. / Thể đa bội lẻ không có đặc điểm nào sau đây

a Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to

b Sinh trưởng phát tốt, khả năng chống chịu tốt

c Sinh sản hữu tính mạnh mẽ

d Quá trình tổng hợp chất hữu cơ tăng cao

Câu 134. / Tính chất của đột biến là

a Đồng loạt, không định hướng, đột ngột

b Riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định, đột ngột

c Xác định, đồng loạt, đột ngột

d Riêng lẻ, định hướng, đột ngột

Câu 135. / Tế bào sinh dưỡng ở một sinh vật không có một NST giới tính nào cả. Đây là dạng

a Thể bốn

b Thể không

c Thể một

d Thể ba

Câu 136. / Thể dị đa bội là

a Một loại đa bội dị thường

b Cơ thể vốn là đa bội, sau bị lệch bội hóa

c Một dạng đặc biệt của lệch bội

d Cơ thể chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài

Câu 137. / Bộ NST ở loài 1 là 2n1, loài 2 là 2n2 thì con lai dị tứ bội của chúng có bộ NST là

a n1+n2

b 2n2+2n2

c 2n1+2n2

d 2n1+2n1

Câu 138. / Điểm giống nhau chính giữa tự tứ bội và dị tứ bội là

a Đều có bộ NST là số chẵn

b 2 dạng này đều có số NST tăng gấp bội

c Cơ thể đều gồm 2 bộ NST đơn bội

d Cơ thể đều gồm 2 bộ NST lưỡng bội

Câu 139. / Bộ NST ở loài 1 là 2n1, loài 2 là 2n2 thì con lai song dị bội của chúng có thể phát sinh giao tử là

a 2n2+2n2

b 2n1+2n2

c 2n1+2n1

d n1+n2

Câu 140. / Cây lai xa giữa cải dại (2nR=18) và cải bắp (2nB=18) hữu thụ được gọi là

a Thể đa bội chẵn với 36 NST

b Thể lượng bội với 18 NST

c Thể song nhị bội hay dị tứ bội

d Thể tứ bội có 4n=36 NST





BÀI 7: ÔN TẬP CHƯƠNG I



Câu 141. / Phát biểu nào chưa đúng trong những khái niệm dưới đây

a Nhân tố gây ra đột biến gọi là tác nhân đột biến

b Cá thể mang đột biến là thể đột biến

c Đột biến gen thường chỉ liên quan đến một hoặc 2 cặp nu

d Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen

Câu 142. / Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng nào

a Bảo vệ cơ thể

b Chứa mã di truyền

c Điều hòa chuyển hóa

d Xúc tác phản ứng

Câu 143. / Phiên mã khác dịch như thế nào

a Dịch mã là tổng hợp ARN, phiên mã là tổng hợp prôtêin

b Phiên mã là tổng hợp ARN, dịch mã là tổng hợp protêin

c Dịch mã trước, phiên mã sau

d Không khác nhau

Câu 144. / Loại đột biến nào sau đây có thể xảy ra ở cả trong nhân và ngoài nhân

a Đột biến số lượng NST

b Đột biến cấu trúc NST

c Đột biến gen

d Đột biến dị bội thể

Câu 145. / Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen phát sinh trong nguyên phân

a Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng

b Sẽ phát triển thành thể khảm

c Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính

d Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN

Câu 146. / Bộ 3 nào dưới đây có thể đột biến thành bộ 3 vô nghĩa bằng cách thay thế cặp nu này = 1 cặp nu khác?

a AXT b TTT

c XAX d TXA

Câu 147. / Một đoạn polipeptide có trỉnh tự như sau: ...Val-Val-Val-Val... Nhận xét nào sau đây đúng về đoạn gen mã
hóa chuỗi polipeptide trên

a Có thể có hơn 3 loại nu trên gen

b Chỉ có 1 loại nu trên gen

c Trên gen phải có đủ 4 loại nu

d Chỉ có 3 loại nu trên gen

Câu 148. / Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác nhân mà còn tùy
thuộc vào

a Số lượng gen trên NST

b Đặc điểm cấu trúc của gen

c Trật tự gen trên NST

d Hình thái của gen

Câu 149. / Đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào xôma thường không có khả năng

a Di truyền qua sinh sản vô tính

b Di truyền qua sinh sản hữu tính

c Nhân lên trong mô sinh dưỡng

d Tạo thể khảm

Câu 150. / Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST

a Sự rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì trước 1 giảm phân

b Cấu trúc NST bị phá vỡ do các tác nhân gây đột biến

c Sự phân li không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào

d Sự rối loạn trình tự nhân đôi của NST ở kì trung gian quá trình phân bào

Câu 151. / Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về cơ chế phát sinh đột biến mất đoạn

a Một đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí khác.

b Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi.

c Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi hoặc sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm giảm số lượng
gen trên NST

d Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm giảm số lượng gen trên NST.

Câu 152. / Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi giống nhau ở chỗ

a Đều biểu hiện ra ngay thành kiểu hìngh trên thể đột biến

b Nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay trên một phần cơ thể

c Di truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính

d Biểu hiện ngay thành kiểu hình và di truyền cho thế hệ sau

Câu 153. / Đột biến giao tử là

a Phát sinh trong nguyên phân, ở 1 tế bào sinh dưỡng

b Phát sinh trong giảm phân, ở 1 tế bào xôma

c Phát sinh trong lần nguyên phân đầu của hợp tử

d phát sinh trong giảm phân, ở 1 tế bào sinh dục nào đó

Câu 154. / Thể mắt dẹt xuất hiện ở ruồi giấm do hậu quả của đột biến

a Lặp đoạn NST

b Đảo đoạn NST

c Đột biến trên gen X

d Mất đoạn NST

Câu 155. / Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen phát sinh trong nguyên phân

a Sẽ phát triển thành thể khảm

b Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng

c Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính

d Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN

Câu 156. / Dạng đột biến nào ở cây trồng có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe,
chống chịu tốt

a Đột biến đa bội

b Đột biến dị bội

c Đột biến gen

d Đột biến cấu trúc NST

Câu 157. / Loại biến dị nào sau đây sẽ làm xuất hiện kiểu gen mới

a Thường biến

b Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến

c Biến dị tổ hợp

d Biến dị đột biến

Câu 158. / Loại biến dị nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu gen mới

a Biến dị đột biến

b Biến dị tổ hợp và Biến dị đột biến

c Thường biến

d Biến dị tổ hợp

Câu 159. / Đột biến tiền phôi là

a Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu của hợp tử

b Xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hóa tế bào


c Đột biến xuất hiện khi phôi phát triển thành cơ thể mới

d Đột biến không di truyền cho thế hệ sau

Câu 160. / Điểm nào dưới đây không đúng với thường biến

a Là những biến đổi của cơ thể SV tương ứng với điều kiện sống

b Là biến dị di truyền được

c Là các biến đổi đồng loạt theo cùng 1 hướng

d Có lợi cho SV, giúp chúng thích nghi với môi trường

Câu 161. / Tìm câu đúng trong các câu sau đây

a Đột biến giao tử luôn biểu hiện ra kiểu hình ở ngay thế hệ sau

b Đột biến soma có thể di truyền qua sinh sản hữu tính

c Tiền đột biến là dạng Đột biến được tuyền từ thế hệ trước

d Đột biến tiền phôi có thể di truyền qua sinh sản hữu tính

Câu 162. / Đột biến NST là gì?

a Là sự thay đổi về cấu trúc hay số lượng bộ NST

b Là những biến đổi cấu trúc NST

c Là những biến đổi liên quan đến số lượng bộ NST

d Là những biến đổi về cấu trúc ADN

Câu 163. / Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thể dị bội(lệch bội)

a Toàn bộ các cặp NST không phân li

b Một hay vài cặp NST không phân li bình thường

c Thừa hoặc thiếu NST trong cặp đồng dạng

d Thừa hoặc thiếu NST trong cặp đồng dạng do 1 hoặc vài cặp NST không phân li bình thường

Câu 164. / Hiện tượng nào không phải là đột biến cấu trúc NST?

a Đảo đoạn NST

b Lặp đoạn NST do tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng

c Chuyển đoạn NST

d Sự tiếp hợp và trao đổi chéo bình thường giữa 2 cromatit không phải chị em trong cặp NST kép gây hoán vị gen

Câu 165. / Khi xử lí đột biến đa bội thể trên thực vật, người ta thường dùng loại hóa chất nào sau đây

a Consixin b Acridin

c 5BU d Etyl metan sunphonat

Câu 166. / Hóa chất nào sau đây có tác dụng gây đột biến gen dạng mất hoặc thêm 1 cặp nu trên ADN

a Consixin b 5BU

c Acridin d Etyl metan sunphonat

Câu 167. / Yếu tố dưới nào đây không phải cơ chế phát sinh của đột biến gen là

a Rối lọan trong quá trình tự nhân đôi ADN

b Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN

c Sự trao đổi chéo không bình thường của các crômatit

d ADN bị đứt và đọan đứt ra được nối vào vị trí khác của ADN

Câu 168. / Khi nói về biến dị của sinh vật, nhận định nào sau đây là không đúng


a Đột biến là những biến đổi theo 1 hướng xác định, thường biến xảy ra trên một số cá thể

b Đột biến di truyền được, thường biến không di truyền

c Đột biến là biến đổi kiểu gen, thường biến là biến đôi kiểu hình

d Đột biến là biến đổi đột ngột vô hướng, thường biến là biến đổi đồng loạt theo 1 hướng

Câu 169. / Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng sẽ làm xuất hiện

a Đột biến lệch bội

b Hoán vị gen

c Đột biến đảo đoạn NST

d Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST

Câu 170. / Đột biến cấu trúc NST là

a Biến đổi thành phần hóa học của NST

b Thay đổi cấu tạo không gian của NST

c Thay đổi số lượng gen ở NST

d Biến đổi cấu trúc gen ở NST đó

Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chương II: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền

BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN – QUY LUẬT PHÂN LI



Câu 171. / Hai phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden là

a Phương pháp lai xa và phương pháp lai gần

b Phương pháp lai phân tích và phương pháp lai xa

c Phương pháp lai gần và phương pháp lai phân tích

d Phương pháp lai phân tích và phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai

Câu 172. / Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của 1 cơ thể là

a Đề cập đến toàn bộ tính trạng lặn ở cơ thể đó

b Đề cập đến toàn bộ tính trạng trội đã được bộc lộ ở cơ thể đó

c Đề cập đến toàn bộ các tính trạng của cơ thể đó

d Đề cập một vài tính trạng đang nghiên cứu

Câu 173. / Kết quả được biểu hiện trong định luật đồng tính là

a Các con lai thuộc các thế hệ biểu hiện tính trạng của mẹ

b Tất cả các thế hệ con lai đều nhất loạt mang tính trạng trội

c Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất biểu hiện tính trạng của bố

d Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất đồng loạt biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ

Câu 174. / Biết B - thân cao là trội hoàn toàn so với b - thân thấp, khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về kiểu hình
ta được

a F1: 100% thân cao --> F2: 3 thân cao : 1 thân thấp

b F1: 100% thân thấp --> F2: 3 thân cao : 1 thân thấp

c F1: 100% thân thấp --> F2: 1 thân cao : 1 thân thấp

d F1: 100% thân cao --> F2: 1 thân cao : 1 thân thấp

Câu 175. / Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở cơ thể mang gen

a Đồng hợp trội và dị hợp

b Đồng hợp lặn và dị hợp

c Đồng hợp lặn

d Dị hợp

Câu 176. / Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập là

a Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân

b Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong nguyên phân và thụ tinh

c Cơ chế tự nhân đội của NST trong nguyên phân và giảm phân

d Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các crọmatic trong giảm phân

Câu 177. / Mục đích của phép lai phân tích là nhằm để

a Xác định mức độ thuần chủng của cơ thể mang kiểu hình lặn

b Kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang kiểu hình trội nào đó có thuần chủng hay không

c Làm tăng độ thuần chủng ở các cơ thể con lai

d Phân tích các đặc điểm di truyền ở sinh vật thành từng cặp tính trạng tương ứng

Câu 178. / Hoạt động nào sau đây, không nằm trong nội dung của phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai

a Chọn lựa đối tượng để tiến hành thí nghiệm

b Lai và theo dõi sự di truyền của một hay một số cặp tính trạng tương phản

c Kiểm tra để chọn được các cơ thể thuần chủng làm thế hệ xuất phát cho phép lai

d Sử dụng các tác nhân gây đột biến ở sinh vật rồi bồi dưỡng để tạo ra giống mới

Câu 179. / Đậu Hà Lan là đối tượng nghiên cứu di truyền thường xuyên của Menđen nhờ vào đặc điểm nào sau đây
của nó

a Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt

b Có thời gian sinh trưởng kéo dài

c Số lượng cây con tạo ra ở thế hệ sau rất lớn

d Con lai luôn phân tích 50% đực : 50% cái

Câu 180. / Đặc điểm của dòng thuần là

a Có các cơ chế mang kiểu gen khác nhau

b Khi đem gieo trồng thì cho đời con hoàn toàn giống bố mẹ

c Tạo ra sự phân tính ở con lai giữa gieo trồng

d Chứa kiểu gen dị hợp

Câu 181. / Phương pháp lai giống rồi tiến hành theo dõi sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ cho con lai, được gọi là

a Lai thuận nghịch

b Phân tích cơ thể lai

c Lai phân tích

d Lai hữu tính

Câu 182. / Cặp tính trạng tương phản là

a Hai loại tính trạng khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau

b Hai tính trạng biểu hiện khác nhau của hai loại tính trạng ở hai cơ thể có cùng giới tính

c Hai trạng thái biểu hiện ở hai cá thể có giới tính khác nhau

d Hai loại tính trạng khác nhau
Câu 183. / Trên thực tế, từ “kiểu hình” được dùng để chỉ

a Toàn bộ các đặc tính của cơ thể

b Toàn bộ các tính trạng trội của cơ thể

c Toàn bộ các tính trạng lặn của một cơ thể

d Một vài cặp tính trạng nào đó được nghiên cứu

Câu 184. / Kiểu gen là

a Toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật

b Toàn bộ các kiểu gen trong cơ thể của một cá thể

c Toàn bộ các kiểu gen nằm trong tế bào của một cơ thể sinh vật

d Tập hợp các gen trong các cơ thể khác nhau của loài

Câu 185. / Hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng được gọi là

a Cặp gen tương ứng

b Cặp tính trạng tương phản

c Kiểu hình cơ thể

d Cặp gen tương phản





BÀI 9: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP



Câu 186. / Điều kiện nghiệm đúng cần phải có đối với định luật phân ly độc lập là

a Tính trội phải là trội hoàn toàn
b Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằn trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau

c Thế hệ xuất phát phải thuần chủng về các tính trạng đem lại

d Số lượng cá thể phải đủ lớn

Câu 187. / Kiểu gen không xuất hiện từ phép lai AABbDd x AabbDd là

a AAbbDD

b aaBbDd

c AaBbdd

d AaBbDd

Câu 188. / Phép lai dưới đây có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất là

a AaBbDd x Aabbdd

b AaBbDD x AaBbdd

c AabbDd x aaBbDd

d AaBbDd x AaBbDd

Câu 189. / Phép lai hai tính AaBb x AaBb, trong đó có một tính trội là trội không hoàn toàn thì tỷ lệ kiểu hình ở con
lai là

a 9 : 3 : 3 : 1

b 1 : 2 : 2 : 4 : 1 : 2 : 1 : 2 : 1

c 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1

d 3 : 3 : 1 : 1

Câu 190. / Biết A - hoa đỏ; a - hoa trắng; B - quả tròn, b - quả dài. Lai 2 cá thể có kiểu gen AABb thì thu được kiểu
hình hoa trắng quả dài chiếm tỉ lệ bao nhiêu

a 25% b 0%

c 75% d 50%

Câu 191. / Biết A - hoa đỏ; a - hoa trắng; B - quả tròn, b - quả dài. Lai 2 cá thể có kiểu gen AABb thì thu được kiểu
hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ bao nhiêu

a 100% b 50%

c 25% d 75%

Câu 192. / Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li

a Số lượng cá thể thu được của phép lai phải lớn

b Các cặp gen qui định các cặp tính trạng đều nằm trên cặp NST tương đồng

c Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai

d Mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn

Câu 193. / Nhóm phép lai nào sau đây được xem là lai phân tích

a P: Aa x aa; P: AaBb x AaBb

b P: Aa x Aa; P: Aabb x aabb

c P: AA x Aa; P: AaBb x Aabb

d P: Aa x aa; P: AaBb x aabb

Câu 194. / Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là

a 4 b 16

c 8 d 32

Câu 195. / Khi cá thể mang gen BbDdEEff giảm phân bình thường, sinh ra các kiểu giao tử là

a B,b,D,d,E,e,F,f

b BDEf,bdEf,BdEf,bDEf

c BbEE,Ddff,BbDd,Eeff

d BbDd,Eeff,Bbff,DdEE

Câu 196. / Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là

a 128 b 32

c 64 d 256

Câu 197. / Trong phép lai aaBbDdeeFf X AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là

a 1/16 b 1/8

c 1/32 d 1/4

Câu 198. / Kiểu gen nào trong các kiểu gen dưới đậy chỉ sinh ra 2 loại giao tử bình thường với tỉ lệ bằng nhau

a Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAaa

b Cơ thể tam bội mang kiểu gen AAa

c Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAAa

d Cơ thể tam bội mang kiểu gen Aaa

Câu 199. / Cho phép lai AAaa (4n) x AAaa(4n). Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở đời con là

a 4/36 b 1/36

c 2/36 d 8/36

Câu 200. / Cho phép lai AAaa (4n) x AAaa(4n). Tỉ lệ kiểu gen Aaaa ở đời con là

a 12/36 b 18/36

c 8/36 d 16/36

Câu 201. / Tỉ lệ kiểu gen ở đời con trong phép lai Aaaa (4n) x AAAa (4n) là

a ¼ AAaa : 2/4 Aaaa : ¼ aaaa

b ¼ AAAa : 2/4 AAaa : ¼ Aaaa

c ¼ AAaa : 2/4 AAAa : ¼ Aaaa

d ¼ AAAA : 2/4 AAaa : ¼ aaaa

Câu 202. / Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh. Cho giao phấn tự do và ngẫu nhiên
giữa các cây đậu tứ bội(4n). Có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen ở các cây tứ bội và bn công thức lai có thể có?

a 5 kiểu gen, 15 công thức lai

b 3 kiểu gen, 6 công thức lai

c 6 kiểu gen, 21 công thức lai

d 4 kiểu gen, 10 công thức lai

Câu 203. / Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh. Sự giao phấn giữa các cây đậu tứ
bội(4n) cho thể hệ con có sự phân tính với các cây có hạt xanh chiếm tỉ lệ 8,33%. Kiểu gen của bố, mẹ là

a AAaa x aaaa

b AAaa x Aaaa

c Aaaa x Aaaa

d AAaa x Aaaa

Câu 204. / Cơ sở tế bào học của hiện tượng phân li độc lập khi lai nhiều tính trạng

a Các cặp alen là trội lặn hoàn toàn

b Các alen không cùng nằm trên cùng một NST

c Số lượng cá thể và giao tử rất lớn

d Các alen tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh

Câu 205. / Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng tương phản, phân li độc lập, thì số loại kiểu gen ở F2 là

a 1n b 3n

c 2n d 4n




[SUB]
BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN[/SUB]



Câu 206. / Tác động của gen không alen là

a Nhiều gen trên cùng một nhiễm sắc thể cùng tương tác quy định một tính trạng

b Nhiều gen trên cùng môt cặp nhiễm sắc thể tương đồng tương tác quy định một tính trạng

c Một gen trên nhiễm sắc thể đồng thời quy định nhiều tính trạng khác nhau

d Nhiều gen thuộc những lôcut khác nhau cùng tương tác quy định một tính trạng

Câu 207. / Tác động gen kiểu bổ trợ là

a Nhiều cặp gen tác động tạo ra sự sắp xếp lại các tính trạng ở con lai một cách khác với bố mẹ

b Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể có thể tác đông bổ sung quy định một tính trang tương ứng

c Nhiều gen không alen cùng tác động làm xuất hiện một tính trạng mới so với mỗi khi gen tác động riêng lẽ

d Các gen alen với nhau cùng tác động bổ sung để quy định một tính trạng

Câu 208. / Có 4 phép lai với 4 kết quả sau, cho biết kết quả nào là của kiểu tác động cộng gộp

a 180 hạt vàng : 140 hạt trắng

b 81 hạt vàng : 63 hạt trắng

c 130 hạt vàng : 30 hạt trắng

d 375 hạt vàng : 25 hạt trắng

Câu 209. / Có 4 phép lai với 4 kết quả sau, cho biết kết quả nào là của kiểu tác động bổ trợ

a 263 hạt vàng : 61 hạt trắng

b 375 hạt vàng : 25 hạt trắng

c 130 hạt vàng : 30 hạt trắng

d 180 hạt vàng : 140 hạt trắng

Câu 210. / Lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen cùng quy định một tính trạng được tỉ lệ kiểu hình là (1 : 2 : 1), kết
quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung

a 13 : 3

b 9 : 7

c 9 : 6 : 1

d 9 : 3 : 3 : 1

Câu 211. / Khi các gen alen cùng quy định 1 kiểu hình thì đó là trường hợp

a 1 gen quy định 1 tính trạng (đơn gen)

b Nhiều gen quy định nhiều tính trạng

c Nhiều gen quy định một tính trạng (đa gen)

d 1 gen quy định nhiều tính trạng (gen đa hiệu)

Câu 212. / Theo quan niệm hiện đại thì mối quan hệ nào mô tả chính xác nhất về vai trò của gen

a 1 gen quy định 1 tính trạng

b 1 gen quy định 1 enzime hoặc 1 phân tử prôtêin

c 1 gen quy định 1 chuỗi pôlipéptít hoặc 1 đoạn ARN

d 1 gen quy định 1 chuỗi pôlipéptít

Câu 213. / Khi một tính trạng do nhiều gen không alen cùng quy định thì gọi là hiện tượng gì

a Đơn gen

b Tương tác gen

c Đa alen

d Gen đa hiệu

Câu 214. / Khi một gen chỉ có 2 alen , thì gọi là hiện tượng di truyền

a Gen đa hiệu

b Đa alen

c Đơn gen

d Tương tác gen

Câu 215. / Thực chất hiện tượng tương tác giữa các gen không alen là

a Sản phẩm của các gen khác lôcut tương tác nhau xác định 1 kiểu hình

b Gen này làm biến đổi gen không alen khác khi tính trạng hình thành

c Các gen khác lôcut tương tác trực tiếp nhau xác định 1 kiểu hình

d Nhiều gen cùng lôcut xác định 1 kiểu hình chung

Câu 216. / Hình dạng quả của 1 loài bí được quy định bởi 2 cặp gen không alen: kiểu gen D_F_ cho quả dẹt, ddff
cho quả dài, còn lại cho quả tròn. Nếu cơ thể DdFf tạp giao sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ngay ở đời sau là

a 9 : 7

b 9 : 6 : 1

c 9 : 3 : 3 : 1

d 9 : 3 : 4

Câu 217. / Màu hoa của đậu thơm Lathyrus odoratus được quy định bởi 2 cặp gen không alen: kiểu gen A_B_ cho
màu đỏ, những trường hợp còn lại cho màu trắng. Nếu cơ thể AaBb tự thụ phấn thì kiểu hình ngay ở đời sau là

a 9 : 3 : 3 : 1

b 9 : 6 : 1

c 9 : 7

d 9 : 4 : 3

Câu 218. / Nếu 2 cặp gen A,a và B,b phân li độc lập cùng tương tác quy định sự hình thành kiểu hình theo kiểu tương tác cộng gộp thì cơ thể AaBb tạp giao có thể dẫn đến sự phân li tỉ lệ kiểu hình là

a 15 : 1

b 13 : 3

c 9 : 6 : 1

d 9 : 7

Câu 219. / Ví dụ minh họa cho hiện tượng đa alen là

a Ở một loài cú: lông đen là trội hơn so với lông xám, lông xám trội hơn so với lông đỏ

b Ở đậu Hà lan: A --> hạt vàng, a --> hạt xanh; B --> hạt trơn, b --> hạt nhăn

c Ở ruồi giấm: gen quy định cánh cụt đồng thời quy định thân ngắn và chu kỳ sống giảm

d Ở cây đậu: các gen A, a và B, b cùng quy định màu của hoa

Câu 220. / Màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kỳ làm tăng
lượng mêlanin nên da sẫm hơn.Người da trắng có kiểu gen là

a aabbcc

b AABBCC

c aaBbCc

d AaBbCc

Câu 221. / Tính trạng không thuộc loại tính trạng số lượng là

a Chiều cao 1 cây đậu

b Số hạt trên một bông lúa

c Màu của hạt ngô

d Khối lượng của 1 con lợn

Câu 222. / Loại tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi kiểu

a Tương tác trội lặn

b Tương tác át chế

c Tương tác cộng gộp

d Tương tác bổ sung

Câu 223. / Tương tác gen thường dẫn đến điều nào sau

a Xuất hiện biến dị tổ hợp

b Nhiều tính trạng cùng biểu hiện

c Phát sinh tính trạng khác bố mẹ

d Cản trở biểu hiện tính trạng

Câu 224. / Kiểu tương tác gen thường được chú ý nhiều trong sản xuất nông nghiệp là

a Tương tác át chế

b Tương tác trội lặn

c Tương tác bổ sung

d Tương tác cộng gộp

Câu 225. / Lai cây hoa đỏ với hoa trắng cùng loài, được F1 toàn hoa đỏ.Cho F1 tự thụ phấn --> F2 gồm 245 hoa
trắng : 315 hoa đỏ. Sơ đồ lai là

a AABB x aabb --> AaBb --> 13 : 3

b AABB x aabb --> AaBb --> 9 : 7

c AA x aa --> Aa --> 3 : 1

d AAbb x aabb --> AaBb --> 9 : 7




BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN


Câu 226. / Phương pháp thí nghiệm được sử dụng để phát hiện hiện tượng di truyền liên kết là

a Giao phối gần động vật

b Tự thụ phấn ở hoa loa kèn

c Đem lai phân tích thế hệ F1

d Phép lai xa

Câu 227. / Điểm có ở liên kết gen và không có ở hoán vị gen (tần số nhỏ hơn 50%) là

a Tỉ lệ các loại giao tử ngang nhau

b Các tính trạng di truyền phụ thuộc vào nhau

c Nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể

d Mỗi gen qui định một tính trạng

Câu 228. / Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa

a Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và làm tăng sự tiến hoá của loài

b Làm hạn chế biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng

c Tạo ra sự biến đổi kiểu gen ở các thế hệ sau so với bố mẹ

d Làm tăng biến dị tổ hợp và tạo nên tính đa dạng ở sinh vật

Câu 229. / Lai phân tích cơ thể chứa 2 cặp gen dị hợp cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai bằng 45% : 45% : 5% : 5%. Tần
số hoán vị gen bằng

a 5%

b 15%

c 10%

d 22,5%

Câu 230. / Số nhóm gen liên kết tối đa của ruồi giấm là

a 24

b 4

c 7

d 8

Câu 231. / Vì sao các gen liên kết với nhau

a Vì chúng cùng ở cặp NST tương đồng

b Vì chúng nằm trên cùng 1 chiếc NST

c Vì chúng có lôcut giống nhau

d Vì các tính trạng do chúng quy định cùng biểu hiện

Câu 232. / Có thể kết luận các tính trạng di truyền liên kết khi thấy hiện tượng

a Chúng phân li độc lập nhưng có kiểu hình mới

b Chúng biểu hiện cùng nhau và có tái tổ hợp

c Chúng phân li khác quy luật Mendel

d Chúng luôn biểu hiện cùng với nhau

Câu 233. / Các gen liên kết với nhau có đặc tính là

a Cùng cặp tương đồng

b Đều thuộc về một ADN

c Có lôcut khác nhau

d Thường cùng biểu hiện

Câu 234. / Trong thí nghiệm của Morgan, khi ông thu được F2: 50% xám, dài : 50% đen, cụt. Cơ sở để ông cho
rằng có hiện tượng liên kết gen là

a F2 không có hiện tượng phân li

b F2 có 2 kiểu hình nên ruồi cái F1 chỉ cho 2 loại giao tử

c F2 có tỉ lệ phân li đúng như lai phân tích

d Rg đực thân đen, cánh cụt chỉ có 1 loại giao tử

Câu 235. / Cho các alen: F, f và V, v. Khi nói các gen này liên kết với nhau thì cách viết phải là

a FF, ff hoặc VV, vv

b Ff, fF hoặc Vv, vV

c FV, fv hoặc Fv, fV

d FfVv hoặc FFVV, ffvv

Câu 236. / Cách thí nghiệm của Morgan về hoán vị gen khác với thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính là

a Đảo cặp bố mẹ ở F2

b Dùng lai phân tích thay cho F1 tự phối

c Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P

d Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1

Câu 237. / Trong thí nghiệm của Morgan về hoán vị gen, F2: 965 xám, dài : 944 đen, cụt : 206 xám, cụt : 185 đen,
dài. Biến dị tổ hợp ở F2 chiếm bao nhiêu

a 8,5%

b 17%

c 41,5%

d 83%

Câu 238. / Kết quả của sự tiếp hợp NST là

a Trao đổi vật chất di truyền giữa 2 NST

b Có thể trao đổi chéo

c NST đứt đoạn hoặc chyển đoạn


d Phát sinh hoán vị gen

Câu 239. / Trong thí nghiệm của Morgan, nếu gọi B --> thân xám; b --> thân đen; V --> cánh dài; v --> cánh cụt.

Thì cơ sở tế bào học cho thí nghiệm là

a Sự hoán vị giữa B với B và giữa V với V

b Sự hoán vị giữa b với b và giữa v với v

c Sự hoán vị giữa B với b và giữa V với v

d Sự hoán vị giữa B với V và giữa B với v


Nguồn: sưu tầm*​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 240. / Tần số hoán vị gen là
a Tần số kiểu hình giống P ở F1 khi lai phân tích P
b Tần số biến dị tổ hợp ở F1 khi cho P dị hợp tạp giao
c Tần số kiểu hình khác P ở F1 khi P dị hợp tạp giao
d Tần số biến dị tái tổ hợp ở F1 khi cho P lai phân tích

Câu 241. / Hoán vị gen không có ý nghĩa
a Bảo toàn các kiểu hình của đời trước
b Tăng biến dị tổ hợp, thêm nguyên liệu cho chọn lọc
c Là cơ sở để lập bản đồ gen
d Tái tổ hợp các gen quý không cùng ở 1 NST

Câu 242. / Khoảng cách giữa 2 gen trên một NST được đo bằng
a Đơn vị %
b Đơn vị cM
c Đơn vị cm
d Đơn vị ăngstrong

Câu 243. / Ý nghĩa cảu bản đồ di truyền là
a Nắm khái quát về di truyền của loài đó
b Lập kế hoạch chọn lọc tính trạng có lợi
c Tiên đoán tần số tái tổ hợp khi lai
d Hiểu biết khái quát về nhóm gen liên kết

Câu 244. / Đối với tiến hóa, hoán vị gen có ý nghĩa
a Phát sinh nhóm gen liên kết mới
b Phát sinh nhiều tổ hợp gen độc lập
c Giảm thiểu số kiểu hình ở quần thể
d Góp phần giảm bớt biến dị tổ hợp

Câu 245. / Khoảng cách giữa 2 gen nhất định trên 1 NST của 1 loài sinh vật trong tự nhiên là
a Thay đổi theo quy luật
b Không ổn định
c Tùy ý con người
d Ổn định


BÀI 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN


Câu 246. / Hiện tượng di truyền liên kết được phát hiện do
a Moocgan phát hiện trên bướm tằm
b Coren và Bo phát hiện trên hoa loa kèn
c Moocgan phát hiện trên ruồi giấm
d Menđen phát hiện trên đậu Hà Lan

Câu 247. / Di truyền thẳng là hiện tượng
a Gen trên Y truyền cho tất cả các cá thể chứa cặp XY trong dòng
b Gen trên X truyền cho tất cả các thể mang XX và mang XY trong dòng
c Gen trên X chỉ truyền cho con chứa đôi XY
d Gen trên X chỉ truyền cho con chứa đôi XX

Câu 248. / Nhiễm sắc thể giới tính là nhiễm sắc thể
a Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm hai chiếc giống hệt nhau trong cặp sinh dưỡng
b Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng ở tất cả các cá thể đực và cái
c Luôn giống nhau giữa các cá thể đực và cái trong loài
d Chỉ có 1 cặp trong tế bào sinh dưỡng và khác nhau giữa các cá thể đực và cái trong mỗi loài

Câu 249. / Lý do giải thích trong di truyền qua tế bào chất, kiểu hình của con luôn giống mẹ là
a Hợp tử phát triển chủ yếu trong tế bào chất của trứng, tế bào chất của tinh trùng nhỏ, không đáng kể
b Sau khi thụ tinh, hợp tử chỉ chứa nguyên liệu di truyền của mẹ
c Gen trên nhiễm sắc thể của bố bị gen trên nhiễm sắc thể của mẹ lấn át
d Tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ bố chậm hôn tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ mẹ

Câu 250. / Ở chim ,bướm cặp NST giới tính của cá thể đực là
a XY
b YO
c XO
d XX

Câu 251. / Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng
a Gen qui định các tính trạng nằm trên NST Y
b Gen qui định các tính trạng nằm trên NST X
c Gen qui định các tính trạng nằm trên NST thường
d Gen qui định các tính trạng nằm trên NST giới tính

Câu 252. / Đặc điểm di truyền của các tính trạng được qui định bởi gen lặn nằm trên NST Y là
a Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực
b Có hiện tượng di truyền chéo
c Tính trạng chỉ biểu hiện ở trạng thái đồng hợp XX
d Tính trạng chỉ biểu hiện ở trạng thái di hợp XY

Câu 253. / Đặc điểm di truyền của các tính trạng được qui định bởi gen lặn nằm trên NST X
a Tính trạng chỉ biểu hiện ở cá thể mang XX
b Tính trạng chỉ biểu hiện ở cá thể mang XY
c Có hiện tượng di truyền thẳng
d Có hiện tượng di truyền chéo

Câu 254. / Ở ruồi giấm Drosophila melanogaster, tính trạng do gen ở NST giới tính quy định là
a Chiều dài cánh
b Dạng cánh
c Màu thân
d Màu mắt

Câu 255. / Bộ NST của con đực là đơn bội, con cái là lưỡng bội gặp ở
a Người, thú, ruồi giấm
b Châu chấu, cào cào, gián
c Ong, kiến, tò vò
d Chim, bướm, cá

Câu 256. / Vật chất quyết định kiểu hình trong di truyền ngoài nhân là
a AND dạng thẳng, xoắn kép
b ARN ngoài nhân
c ADN dạng vòng
d Prôtêin

Câu 257. / Hiện tượng tế bào chất của giao tử cái lớn hơn rất nhiều lần so với giao tử đực có ý nghĩa là
a Di truyền theo dòng mẹ là quan trọng
b Tính trạng của mẹ cần ưu tiên hơn
c Mẹ có nhiều gen trội cần cho con hơn
d Cần dự trữ chất dinh dưỡng cho hợp tử phân bào

Câu 258. / Khi lai thuận nghịch cho kết quả với tỉ lệ khác nhau nhưng kiểu hình phân li đều ở 2 giới thì
a Tính trạng do gen trên NST giới tính
b Tính trạng do gen ở NST thường
c Tính trạng bị ảnh hưởng bởi giới tính
d Tính trạng do gen ở tế bào chất quy định

Câu 259. / Ở người, yêu tố nào quyết định giới tính đực
a Sự có mặt của NST X trong hợp tử
b Sự có mặt của NST Y trong hợp tử
c Sự có mặt của NST XY trong hợp tử
d Môi trường sống của cá thể

Câu 260. / Bệnh máu khó đông do 1 gen lặn ở NST giới tính X quy định, alen trội quy định máu đông bình thường. Bố bị bệnh, mẹ bình thường sinh 1con trai và 1 con gái. Nếu người con gái này lấy 1 người chồng bình thường thì xác suất có cháu trai mắc bệnh là
a 25%
b 0%
c 50%
d 1/8

Câu 261. / Một giống tằm có gen quy định màu trứng ở NST giới tính X: gen B --> màu sẫm trội hoàn toàn so với gen --> màu sáng. Cho tằm đực nở từ trứng màu sáng lai với tằm cái nở từ trứng màu sẫm, được F1. Trứng F2 do F1 tạp giao sinh ra là:
a 100% trứng sẫm màu
b 75% trứng sẫm : 25% trứng sáng
c 50% trứng sẫm : 50% trứng sáng
d 75% trứng sáng : 25% trứng sẫm

Câu 262. / Ở người, bệnh nào sau đây do gen ở NST Y gây ra
a Máu khó đông
b Phêninkêtô niệu
c Bạch tạng
d Dính ngón tay 2 và 3

Câu 263. / Gen quy định màu mắt ruồi giấm trong thí nghiệm của Morgan nằm ở
a Nhiễm sắc thể X
b Nhiễm sắc thể X và Y
c Nhiễm sắc thể Y
d Nhiễm sắc thể thường

Câu 264. / Trong NST giới tính, đoạn không tương đồng là
a Đoạn mang gen quy định tính trạng giới tính
b Đoạn có alen quy định tính trạng khác giới
c Đoạn có các gen đặc trưng trong mỗi chiếc
d Đoạn có các locut như nhau

Câu 265. / Có thể kết luận một tính trạng liên kết với giới tính khi nào
a Lúc biểu hiện ở giống này, lúc biểu hiện ở giống kia
b Biểu hiện phụ thuộc vào giới tính
c Hay gặp ở giống này và ít gặp ở giống kia
d Chỉ ở giống này mà không thấy ở giống khác


BÀI 16: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN
SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN


Câu 266. / Mức phản ứng của cơ thể được quy định bởi
a Môi trường
b Kiểu gen và môi trường
c Kiểu gen
d Kiểu hình

Câu 267. / Ví dụ nào sau không phải là thường biến
a Mùa đông cây rụng lá
b Bọ que thân giống cái que
c Rùng mình khi trời lạnh
d Sự thay đổi đặc điểm lông gấu vào mùa đông và hè

Câu 268. / Trong mối quan hệ giữa giống - kỹ thuật canh tác - năng suất cây trồng
a Năng suất phụ thuộc nhiều vào chất lượng giống, ít phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác
b Năng suất là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật canh tác
c Năng suất chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác mà ít phụ thuộc vào chất lượng giống
d Giới hạn của năng suất phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác

Câu 269. / Chọn câu đúng trong các phát biểu sau
a Cùng một kiểu gen có khi kiểu hình khác nhau
b Kiểu gen như nhau chắc chắn có kiểu hình như nhau
c Kiểu hình như nhau bao giờ cũng có cùng kiểu gen
d Cùng một kiểu hình chỉ có một kiểu gen

Câu 270. / Thường biến là
a Biến đổi bình thường ở kiểu gen
b Biến đổi kiểu hình do kiểu gen thay đổi
c Biến đổi do ảnh hưởng của môi trường
d Biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen

Câu 271. / Đặc tính nổi bậc của thường biến là
a Thích nghi
b Di truyền
c Phổ biến
d Định hướng

Câu 272. / Mức phản ứng là
a Tập họp tất cả các kiểu gen và kiểu hình của cơ thể
b Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen trong những môi trường khác nhau
c Tập họp tất cả các kiểu gen cùng quy định một kiểu hình
d Tập họp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen

Câu 273. / Sự mềm dẻo của kiểu hình biểu hiện ở hiện tượng
a 1 kiểu hình có nhiều trạng thái khác nhau
b 1 kiểu hình của cơ thể thay đổi bất thường
c 1 kiểu hình biểu hiện ở nhiều mức độ
d 1 kiểu hình do nhiều gen khác nhau quy định

Câu 274. / Để biết được một biến dị là thường biến hay đột biến, người ta thường dựa vào điều gì
a Kiểu hình của cá thể đó
b Biến dị đó có di truyền được hay không
c Khả năng phản ứng của cá thể đó
d Kiểu gen của cá thể đó

Câu 275. / Nhân tố quy định giới hạn năng suất của một giống cây trồng là
a Kỹ thuật nuôi trồng
b Chế độ dinh dưỡng
c Điều kiện khí hậu
d Kiểu gen của giống


BÀI 14: ÔN TẬP CHƯƠNG II


Câu 276. / Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau khi thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là
a Sinh trưởng và phát triển mạnh
b Con cháu xuất hiện ngày càng đông và mang nhiều kiểu gen, kiểu hình
c Sinh trưởng phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu
d Khả năng chống chịu tốt và các điều kiện của môi trường
Câu 277. / Hiện tượng không được phát hiện trong quá trình nghiên cứu của Menđen
a Gen trội át không hoàn toàn gen lặn
b Gen trội át hoàn toàn gen lặn
c Bố mẹ thuần chủng thì con lai đồng loạt giống nhau
d Bố mẹ không thuần chủng thì con lai phân tính

Câu 278. / Hiện tượng nào dưới đây làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
a Tác động qua lại giữa các gen
b Hiện tượng các gen phân ly độc lập
c Liên kết gen
d Hoán vị gen

Câu 279. / F1 chứa 2 cặp gen dị hợp có thể tạo ra 4 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau khi được chi phối bởi
a Định luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen
b Định luật phân li độc lập và quy luật tác động gen không alen
c Quy luật tác động gen không alen và quy luật hoán vị gen với tần số 50%
d Định luật phân li độc lập, quy luật tác động gen không alen và quy luật hoán vị gen với tần số 50%

Câu 280. / Biến dị tổ hợp dẫn đến làm xuất hiện kiểu hình mới hoàn toàn xuất hiện ở
a Quy luật liên kết gen
b Quy luật hoán vị gen
c Quy luật tác động gen không alen
d Định luật phân ly độc lập

Câu 281. / Định luật phân ly độc lập của các cặp tính trạng và quy luật hoán vị gen có ý nghĩa giống nhau là
a Tạo ra các cơ thể mang các tính trạng ổn định
b Tạo ra những dòng thuần chủng giúp cho quá trình tạo giống mới
c Góp phần làm tăng sự sai khác giữa các cá thể trong loài, tạo sự phong phú đa dạng ở sinh vật
d Tạo ra rất nhiều con lai ở thế hệ sau

Câu 282. / Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình
a Trội hoàn toàn
b Phân li độc lập
c Trội không hoàn toàn
d Phân li

Câu 283. / Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ phép lai AAA x Aaa là:
a 100% thân cao
b 11 thân cao : 1 thân thấp
c 35 thân cao : 1 thân thấp
d 75% thân cao : 25% thân thấp

Câu 284. / Thể tứ bội(4n) AAaa có thể cho các loại giao tử nào?
a 1AA:4Aa:1aa
b 1AA:2Aa:1aa
c AA:Aa
d AA:aa

Câu 285. / Cơ thể tứ bội(4n) giảm phân bình thường tạo giao tử 2n. Thể tứ bội nào sau đây sẽ tạo được giao tử(2n) là Aa tỉ lệ 66,67%?
a AAAa
b Aaaa
c AAaa
d AAAa, Aaaa

Câu 286. / Cho 1 cây cà chua tứ bội AAaa x lưỡng bội Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là bao nhiêu?
a 1/12
b 1/2
c 1/36
d 1/6

Câu 287. / Khi lai cây tứ bội AAaa với nhau thì tỉ lệ kiểu gen gồm 3 trội 1 lặn ở thế hệ sau là
a 18/36
b 8/36
c 3/36
d 1/16

Câu 288. / Khi cho cây tứ bội AAaa giao phấn với cây Aaaa. Số kiểu tổ hợp giao tử bình thường được tạo ra là
a 6 kiểu
b 4 kiểu
c 16 kiểu
d 36 kiểu

Câu 289. / Cho 2 cây dị hợp 3n giao phấn với nhau, F1 thu được tỷ lệ kiểu hình: 35 thân cao/1 thân thấp. Biết P giảm phân bình thường và gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn, a thân thấp. Phép lai P tạo ra kết quả trên là
a AAa x AAa
b AAa x Aaa
c AAA x Aaa
d Aaa x Aaa

Câu 290. / Khi người ta cho lai các thể tứ bội: P AAaa x AAaaTrong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F1 sẽ là
a 1 aaaa : 8 AAAA : 8 Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAA.
b 1 AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 18Aaaa : 1aaaa.
c 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa.
d 1aaaa : 18AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1AAAA.


Nguồn: sưu tầm*​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHƯƠNG III: DI TRUYỀN QUẦN THỂ

Câu 291. / Cấu trúc di truyền và quần thể tự phối:
a Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
b Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
c Đa dạng và phong phú về kiểu gen
d Không Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 292. / Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng:
a Thể hiện đặc điểm đa hình
b Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm
c Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
d Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau

Câu 293. / Tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các kiểu gen:
a Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
b Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể
c Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể
d Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể

Câu 294. / Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen A và a là: A/ a= 0,7 / 0,3 . Tần số tương đối A : a ở thế hệ sau là:
a A : a = 0,5 : 0,5
b A : a = 0,7 : 0,3
c A : a = 0,75 : 0,25
d A : a = 0,8 : 0,2

Câu 295. / Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc gen nào đó:
a Không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
b Chịu sự chi phối của các quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen
c Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
d Chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen

Câu 296. / Ý nghĩa nào dưới nay không phải là của định luật Hacđi - Vanbec:
a Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình
b Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa
c Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể
d Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian

Câu 297. / Người đầu tiên phát biểu về nội dung trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối là:
a Hacdi và Vanbec
b Menden và Morgan
c Morgan và Hacdi
d Hacdi và Menden

Câu 298. / Tần số tương đối của alen trong quần thể được xác định bằng:
a Tỉ lệ giao tử mang alen tương ứng
b Tỉ lệ của kiểu gen đồng hợp trội
c Tỉ lệ của kiểu gen dị hợp
d Tỉ lệ của kiểu gen lặn

Câu 299. / Định luật Hacdi - Vanbec có đặc điểm nào sau đây:
a Không áp dụng được khi có chọn lọc tự nhiên trong quần thể
b Đúng cho tất cả các loại quần thể
c Áp dụng cho quần thể giao phối ở mọi điều kiện
d Áp dụng cho mọi quần thể tự phối

Câu 300. / Khi quần thể xảy ra hiện tượng tự phối sẽ dẫn đến kết quả:
a Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
b Tăng số kiểu gen đồng hợp và giảm số kiểu gen dị hợp
c Tăng số kiểu gen dị hợp và giảm số kiểu gen đồng hợp
d Xuất hiện thêm các alen mới

Câu 301. / Quần thể nào sau đây chưa cân bằng ?
a 0,04BB : 0,32Bb : 0,64bb
b 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb
c 0,01BB : 0,18Bb : 0,81bb
d 0,1BB : 0,4 Bb : 0,5bb

Câu 302. / Ở bắp, tính trạng hạt vàng ( alen Aquy định) là trội so với tính trạng hạt trắng ( alen a quy định ). 1 quần thể bắp ở trạng thái cân bằng có số cây hạt trắng chiếm 36% , tần số alen A và alen a của quần thể bắp trên là :
a 0,4AA và 0,6aa
b 0,36A và 0,64a
c 0,4a và 0,6A
d 0,4A và 0,6a

Câu 303. / Ở bò , tính trạng lông đen ( alen Bquy định) là trội so với tính trạng lông vàng ( alen b quy định ). 1 đàn bò ở trạng thái cân bằng có số bò lông đen chiếm 36% , tần số alen B và alen b trong đàn bò trên là :
a 0,4B và 0,6b
b 0,2bb và 0,8BB
c 0,2B và 0,8b
d 0,4b và 0,6B

Câu 304. / Quần thể nào sau ðây ở trạng thái cân bằng di truyền
a 0.04 AA : 0.64 Aa : 0.32 aa
b 0.32 AA : 0.64 Aa : 0.04 aa
c 0.64 AA : 0.04 Aa : 0.32 aa
d 0.64 AA : 0.32 Aa : 0.04 aa

Câu 305. / Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm biến đổi tần số alen của quần thể ?
a Giao phối không ngẫu nhiên
b Chọn lọc tự nhiên
c Yếu tố ngẫu nhiên
d Đột biến, giao phối và Di - nhập gen

Câu 306. / Một quần thể có 100% kiểu gen Aa, tự thụ phấn qua 3 thế hệ liên tiếp. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ 3 của quần thể là
a 0.4 AA : 0.2 Aa : 0.4 aa
b 0.4375 AA : 0.125 Aa : 0.4375 aa
c 0.25 AA : 0.5 Aa : 0.25 aa
d 0.375 AA : 0.125 Aa : 0.375 aa

Câu 307. / Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau: P: 0,45AA : 0,40Aa : 0,15aa Nếu cho các cá thể của P giao phối tự do thì ở F1 tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ là
a 9%AA : 42%Aa : 49%aa
b 42,25%AA : 45,5%Aa : 12,25%aa
c 12,25%AA : 45,5%Aa : 42,25%aa
d 49%AA : 42%Aa : 9%aa

Câu 308. / Đặc điểm cấu trúc di truyền của 1 quần thể tự phối
a Cấu trúc di truyền ổn định
b Các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất
c Quần thể ngày càng thoái hoá
d Phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp
Câu 309. / Về mặt lí luận, định luật Hacđi - Vanbec có ý nghĩa
a Giúp nghiên cứu tác dụng của chọn lọc tự nhiên trong quần thể
b Tạo cơ sở giải thích sự ổn định của một số quần thể trong tự nhiên
c Giải thích sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong tự nhiên
d Giúp giải thích quá trình tạo loài mới từ một loài ban đầu

Câu 310. / Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối dẫn đến hậu quả nào sau đây
a Tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm và tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng
b Làm tăng biến dị tổ hợp trong quần thể
c Tăng khả năng tiến hoá của quẩn thể
d Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình

Câu 311. / Điểm thể hiện trong quần thể giao phối là:
a Các cá thể có sự cách li sinh sản
b Ít phát sinh biến dị tổ hợp
c Kiểu gen của quần thể ít thay đổi
d Luôn xảy ra sự giao phối ngẫu nhiên

Câu 312. / Trong một quần thể gia súc cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại có lông ngắn. Biết A: lông ngắn, a: lông dài. Tần số của A và a trong quần thể là
a Tần số của A = 0,45, của a = 0,55
b Tần số của A = 0,25, của a = 0,75
c Tần số của A = 0,55, của a = 0,45
d Tần số của A = 0,75, của a = 0,25

Câu 313. / Cấu trúc di truyền 1 quần thể TV : 50% AA : 50% aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là
a 25% AA : 50% Aa: 25% aa
b 25% AA : 50% aa : 25% Aa
c 50% AA : 50% Aa
d 50% AA : 50% aa

Câu 314. / Trong 1 quần thể giao phối giả sử gen 1 có 2alen gen 2 có 3alen, các gen phân li độc lập, thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra tối đa bao nhiu kiểu hợp tử?
a 30
b 6
c 60
d 18

Câu 315. / Đặc điểm nào sau đây SAI với quần thể giao phối?
a Nhóm cá thể cùng loài hoặc khác loài
b Cách li ở mức độ nhất định với nhóm cá thể lân cận cùng loài
c Các cá thể giao phối tự do với nhau
d Các cá thể sống chung qua nhiều thế hệ trong khoảng Không gian xác định
Câu 316. / Nội dung của định luật Hacdi-Vanbec liên quan đến vấn đề nào sau đây
a Tỉ lệ kiểu gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường
b Tỉ lệ phân bố kiểu hình trong quần thể
c Sự thay đổi tần số alen qua các thế hệ
d Sự duy trì ổn định tần số tương đối của các alen qua các thế hệ

Câu 317. / Phát biểu nào sau đây Không phải là hạn chế của định luật Hacdi-Vanbec
a Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số tương đối các alen
b Sức sống và giá trị thích nghi của các kiểu khác nhau Không giống nhau
c Số lượng cá thể của quần thể giao phối thường Không nhiều nên hạn chế giao phối tự do
d Giải thích vì sao trong tự nhiên có quần thể ổn định trong thời gian dài

Câu 318. / Một quần thể ngẫu phối 1000 cá thể, 90 mang kiểu gen đồng hợp lặn aa, còn lại AA, Aa.Tần số tương đối các alen trong quần thể là
a A=0,1 ; a=0,9
b A=0,3 ; a=0,7
c A=0,9 ; a=0,1
d A=0,7 ; a=0,3

Câu 319. / Một quần thể ngẫu phối 1000 cá thể, 90 mang kiểu gen đồng hợp lặn aa, còn lại AA, Aa. Cấu trúc di truyền của quần thể là
a 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
b 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
c 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa
d 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa

Câu 320. / Một quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền. Điều kiện để quần thể này đạt trạng thái cân bằng di truyền là
a Cho ngẫu phối và tự phối
b Cho ngẫu phối qua 1 thế hệ
c Cho ngẫu phối qua nhiều thế hệ rồi tự phối
d Cho tự phối


CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Câu 321. / Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật:
a Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí - hoá học
b Lai giữa loài đã thuần hoá với loài hoang dại
c Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng quý
d Ưu thế lai

Câu 322. / Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt:
a Thể ba nhiễm
b Đột biến đa bội
c Đột biến dị bội
d Đột biến gen

Câu 323. / Phương pháp chọn giống chủ yếu đối với vi sinh vật là
a Tự thụ
b Tạp giao
c Lai giống
d Gây đột biến nhân tạo và chọn lọc

Câu 324. / Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở
a Hạt nảy mầm
b Hạt khô
c Rễ
d Hạt phấn, bầu nhụy

Câu 325. / Tác dụng của các tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là
a Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội
b Gây ra rối loạn phân li của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
c Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc
d Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tố chất và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN

Câu 326. / Tác dụng của cônsixin trong việc gây ra đột biến nhân tạo là
a Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc
b Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi thấm vào tế bào
c Làm rối loạn phân li nhiễm sắc thể trong phân bào làm xuất hiện dạng dị bội
d Gây ra đột biến gen dạng thay nuclêôtit

Câu 327. / Chọn giống hiện đại khác với chọn giống cổ điển ở điểm
a Hoàn toàn phụ thuộc và sự phát sinh ngẫu nhiên của các biến dị
b Chủ yếu dựa vào phương pháp gây đột biến nhân tạo
c Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của thế hệ lai
d Thực hiện trên cơ sở lí luận mới của di truyền học

Câu 328. / Phương pháp nhân giống thuần chủng ở vật nuôi được sử dụng trong trường hợp
a Cải tạo giống
b Tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp tử cao, sử dụng ưu thế lai
c Cần giữ lại các phẩm chất quý của một giống, tạo ra độ đồng điệu về kiểu gen của phẩm giống
d Cần được phát hiện gen xấu để loại bỏ

Câu 329. / Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là
a Ở cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại
b Là sự phối hợp giữa các gen trội trong cùng 1 kiểu gen đồng hợp
c Các alen trội thường có tác động có lợi nhiều hơn các alen lặn
d Con lai ở trạng thái dị hợp tử có những ưu thế vượt trội về mặt kiểu hình so với các dạng đồng hợp

Câu 330. / Ở thực vật, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp
a Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng
b Sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F1
c Lai luân phiên, F1 được đem lai với cơ thể bố hoặc mẹ
d Cho F1 thực hiện việc tự thụ phấn

Câu 331. / Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết là để
a Cải tiến giống có năng suất thấp
b Tạo giống mới
c Kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm
d Củng cố các đặc tính tốt và tạo dòng thuần chủng

Câu 332. / Giới hạn nãng suất của giống được qui định bởi
a Điều kiện thời tiết
b Chế độ thời tiết
c Kỹ thuật canh tác
d Kiểu gen

Câu 333. / Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa 2 loài lai xa là
a Tế bào cơ thể lai xa có bộ NST tăng gấp bội so với 2 loài bố mẹ
b Tế bào cơ thể lai mang đầy đủ bộ NST của hai loài bố mẹ
c Tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt
d Tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp NST tương đồng

Câu 334. / Trong chọn giống, người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hóa học đối với
a Vật nuôi, cây trồng
b Vi sinh vật, cây trồng
c Vi sinh vật và vật nuôi
d Vật nuôi

Câu 335. / Giao phối gần không dẫn đến hiện tượng nào sau:
a Giảm thể dị hợp
b Ưu thế lai
c Thoái hóa giống
d Tăng thể đồng hợp

Câu 336. / Phát biểu nào dưới đây là không đúng
a Hệ số di truyền cao cho thấy tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen, chịu ảnh hưởng ít của môi trường
b Hệ số di truyền thấp cho thấy tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh
c Hệ số di truyền cho thấy mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh hưởng của môi trường
d Hệ số di truyền thấp cho thấy tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen, chịu ảnh hưởng ít của môi trường

Câu 337. / Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn trong họ hàng gần dự trên cơ sở di truyền học nào
a Dễ làm xuất hiện các gen đột biến lặn có hại gây bệnh
b Dễ làm xuất hiện các gen đột biến trội có hại gây bệnh
c Thế hệ sau xuất hiện các biểu hiện bất thường
d Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra các tật bệnh ở người

Câu 338. / Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong
a Chọn giống cây trồng
b Chọn giống vật nuôi
c Chọn giống vi sinh vật
d Chọn giống vật nuôi và cây trồng

Câu 339. / Khái niệm nào sau đây đúng
a Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc hoá học của các axit nuclêic và di truyền vi sinh
b Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên cơ thể sinh vật dựa vào những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật
c Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc không gian của ADN
d Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên cơ thể sinh vật dựa vào những hiểu biết về đặc điểm phát triển của vi sinh

Câu 340. / Ở cây trồng, để tạo ra những giống có sản lượng cao, chống bệnh giỏi, người ta thường dùng phương pháp lai xa kết hợp với phương pháp
a Đa bội hoá
b Gây đột biến nhân tạo
c Lai xa
d Lai khác dòng

Câu 341. / Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa ở động vật người ta sử dụng phương pháp
a Không có phương pháp khắc phục
b Lai tế bào
c Gây đột biến đa bội để tạo thể song nhị bội
d Gây đột biến gen

Câu 342. / Người ta thường dùng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận, vì
a Vi khuẩn E. coli sinh sản nhanh
b Vi khuẩn E. coli không gây hại cho sinh vật
c Vi khuẩn E.coli có nhiều trong môi trường
d Vi khuẩn E. coli dễ nuôi cấy

Câu 343. / Nội dung nào dưới đây không phải thuộc về tính trạng chất lượng
a Đó là các tính trạng về năng suất của giống
b Ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường
c Thường do gen qui định
d Sử dụng phương pháp chọn lọc các thể thường đem lại hiệu quả cao

Câu 344. / Các tia phóng xạ có thể gây đột biến khi
a Đủ cường độ và liều lượng với thời gian thích hợp
b Không có phương án đúng
c Cường độ, liều lượng cao trong thời gian ngắn
d Cường độ, liều lượng thấp nhưng chiếu trong thời gian dài

Câu 345. / Giao phối cận huyết là:
a Hình thức giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ.
b Hình thức giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen, kiểu hình.
c Hình thức giao phối giữa các cá thể cùng loài.
d Hình thức giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần.

Câu 346. / Điều nào sau đây đúng khi cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần hai cơ thể có kiểu gen đồng hợp về các gen trội có lợi qua các thế hệ?
a Hiện tượng thoái hóa giống xảy ra chậm chạp
b Thành phần kiểu gen dị hợp sẽ giảm đi 1 nữa qua mỗi thế hệ
c Không xảy ra hiện tượng thoái hóa giống.
d Đời con sẽ được xài làm sản phẩm chứ không được xài làm giống.

Câu 347. / Khi dùng 1 con đực cao sản thuần chủng để cải tạo 1 giống địa phượng có năng suất thấp, ở thế hệ thứ 5 tỉ lệ kiểu gen của đực cao sản sẽ là:
a 75%
b 87,5%
c 93,75%
d 96,875%

Câu 348. / Trong lai khác dòng đơn trên đối tượng cây trồng, để chọn được cặp bố mẹ thuộc hai dòng khác nhau người ta thường tiến hành tự thụ phấn. Số thế hệ tự thụ phấn để tạo 2 dòng thuần là:
a 4 thế hệ
b 3 thế hệ
c 5-7 thế hệ
d Trên 7 thế hệ

Câu 349. / Làm cách nào khắc phục hiện tượng con lai bất thụ trong lai xa khác loài?
a Dùng phương pháp nuôi cấy mô, nuôi phôi lai trong những môi trường nhân tạo đặc biệt.
b Thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.
c Đa bội hóa tạo thể song nhị bội.
d Cho tự thụ liên tiếp nhiều thế hệ.

Câu 350. / Lai khác thứ là:
a Tổ hợp vốn gen quý của 2 hay nhiều loài khác nhau.
b Tạo ra những dòng thuần bằng cách tự thụ bắt buộc, hoặc cho giao phối gần qua nhiều thế hệ rồi chọn ra 2 dòng thuộc 2 giống khác nhau và đem lai với nhau.
c Tổ hợp vốn gen quý của 2 hay nhiều giống khác nhau.
d Dùng 1 giống năng suất cao lai với 1 giống có năng suất thấp.

Câu 351. / Hiệu quả của lai cải tạo giống là?
a Qua 1 số thế hệ lai tạo, giống địa phương sẽ có được 1 số phẩm chất gần giống như giống nhập ngoại thuần chủng.
b Giúp đời con biểu hiện ưu thế lai nên năng suất sẽ tăng giúp tăng giá trị KT
c Tạo ra giống mới kết hợp đặc tính tốt của giống địa phương và giống ngoại nhập
d Tránh hiện tượng thoái hóa giống khi tiến hành giao phối cận huyết

Câu 352. / Trong chọn giống vật nuôi cà cây trồng, giai đoạn nào quan trọng nhất?
a Chọn lọc giống tốt, kiểm tra kiểu gen và kiểu hình
b Gây đột biến
c Nhân giống để đưa vào sản xuất
d Kiểm tra ảnh hưởng của môi trường lên giống

Câu 353. / Người ta dựa vào những hiểu biết về di truyền học phân tử, về cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền và biến dị và các quy luật di truyền để áp dụng vào trong chọn giống mục đích gì?
a Chuyển gen giữa các Sinh vật
b Tiến hành chọn lọc cá thể hay chọn lọc hàng loạt
c Tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc
d Xài phương pháp lai tạo giống mới

Câu 354. / Thành công đầu tiên khi tiến hành lai tế bào là ở đối tượng nào?
a Lai 2 loài dưa chuột
b Lai hai loài thuốc lá khác nhau.
c Lai giữa những loài đậu
d Lai cây cà chua với cây khoai tây

Câu 355. / Trong kỹ thuật cấy gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo từ:
a ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào 1 đoạn ADN của tế bào cho.
b ADN plasmit sau khi được nối thêm vào 1 đoạn ADN của tế bào nhận.
c ADN plasmit sau khi được nối thêm vào 1 đoạn ADN của tế bào cho.
d ADN của tế bào cho sau khi được nối vào 1 đoạn ADN của tế bào nhận.

Câu 356. / Đặc điểm không phải của Plasmit là
a Có khả năng tự nhân đôi
b Nằm trên NST
c Có mang gen qui định tính trạng
d Có thể bị đột biến

Câu 357. / Kỹ thuật cấy gen có nghĩa là
a Tác động làm thay đổi cấu trúc gen trong tế bào
b Chuyển ADN từ NST này sang NST khác
c Tác động làm tăng số lượng gen trong tế bào
d Chuyển một đoạn của ADN từ tế bào này sang tế bào khác

Câu 358. / Tế bào nhận thường được dùng phổ biến trong kĩ thuật chuyển gen là
a Tế bào người
b Tế bào vi khuẩn lactic
c Tế bào vi Sinh vật
d Tế bào vi khuẩn E.coli

Câu 359. / Ligaza có vai trò gì trong kĩ thuật di truyền
a Ghép đoạn ADN của tế bào nhận vào plasmit
b Nhận ra và cắt đứt ADN ở những vị trí xác định
c Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào plasmit
d Nối ADN của tế bào cho với ADN của tế bào nhận

Câu 360. / Trong KTDT, thực khuẩn thể thực hiện chức năng gì
a Gắn đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của nó để tạo thành ADN tái tổ hợp
b Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện trong tế bào nhận
c Gắn ADN của tế bào cho vào ADN của tế bào nhận
d Gắn ADN của nó vào plasmit


Nguồn: sưu tầm*​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI


Câu 361. / Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người:
a Phương pháp lai phân tích
b Phương pháp phả hệ
c Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
d Phương pháp di truyền tế bào

Câu 362. / Trong phương pháp phả hệ, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện qua ít nhất là:
a 2 thế hệ
b 5 thế hệ
c 10 thế hệ
d 3 thế hệ

Câu 363. / Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp:
a Di truyền hoá sinh
b Di truyền tế bào
c Di truyền phân tử
d Phả hệ

Câu 364. / Kĩ thuật ADN tái tổ hợp được ứng dụng trong
a Phương pháp phả hệ
b Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
c Phương pháp di truyền phân tử
d Phương pháp di truyền tế bào

Câu 365. / Di truyền y học phát triển, cho phép chuẩn đoán chính xác một số tật, bệnh di truyền từ giai đoạn
a Sơ sinh
b Trước sinh
c Trước khi có biểu hiện rõ ràng của bệnh ở cơ thể trưởng thành
d Thiếu niên

Câu 366. / Việc nghiên cứu di truyền người gặp khó khăn do
a Con người không tuân theo các qui luật di truyền
b Sinh sản chậm, bộ NST phức tạp, khó gây đột biến, không thể thực hiện ngẫu phối
c Con người sống thành xã hội phức tạp
d Bộ NST của các chủng người rất khác nhau

Câu 367. / Những phương pháp nào được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người
a Nghiên cứu phả hệ, trẻ đồng sinh và phương pháp tế bào học
b Nghiên cứu tế bào, trẻ đồng sinh và di truyền chủng tộc
c Nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu bệnh di truyền và phả hệ
d Nghiên cứu tế bào, nghiên cứu bệnh di truyền và phả hệ

Câu 368. / Các bệnh, dị tật nào dưới đây liên quan đến đột biến gen lặn
a Bệnh mù màu, tiểu đường, thừa ngón
b Bệnh bạch tạng, máu khó đông, tật dính ngón tay 2 và 3
c Bệnh máu khó đông, bạch tạng, ngón tay ngắn
d Bệnh mù màu, máu khó đông, hồng cầu lưỡi liềm
Câu 369. / Phương pháp nghiên cứu tế bào là
a Nghiên cứu quá trình nguyên phân và giảm phân
b Quan sát, so sánh hình thái và số lượng NST trong tế bào tìm ra những trường hợp bất thường
c Nghiên cứu sự trao đổi chất diễn ra bên trong tế bào
d Tạo tế bào trần để lai tế bào sinh dưỡng

Câu 370. / Trẻ đồng sinh cùng trứng có đặc điểm nào sau đây
a Có nhóm máu khác nhau
b Có thể có giới tính giống hoặc khác nhau
c Luôn có giới tính giống nhau
d Luôn có giới tính khác nhau

Câu 371. / Bệnh, tật nào sau đây ở người là do thể 3 nhiễm
a Máu khó đông
b Hội chứng Down
c Mù màu
d Tật dính ngón tay 2 và 3

Câu 372. / Ở người những biến dị nào sau đây là thường biến
a Hồng cầu có dạng hình lưỡi liềm
b Bàn tay bị dính ngón 2 và 3, mù màu
c Người bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng
d Da bị sạm đen khi phơi nắng, số lượng hồng cầu tăng khi di cư lên vùng cao

Câu 373. / Ở người bệnh ung thư máu được phát hiện là do
a Mất đoạn NST số 2
b Lặp đoạn NST số 1
c Mất đoạn NST số 22
d Lặp đoạn NST số 5

Câu 374. / Bệnh di truyền nào dưới đây có nguyên nhân do sự biến đổi số lượng NST
a Claiphentơ, Tơcnơ, máu khó đông
b Tơcnơ, Down, tiểu đường
c Claiphentơ, Down, hồng cầu lưỡi liềm
d Down, Tơcnơ, Claiphentơ

Câu 375. / Để nâng cao tính chính xác và hiệu quả chẩn đoán bệnh di truyền. Người ta thường kết hợp phương
pháp nghiên cứu tế bào với phương pháp
a Nghiên cứu trẻ đồng sinh
b Lai tế bào
c Nghiên cứu phả hệ.
d Tất cả các phương pháp nghiên cứu

Câu 376. / Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hội chứng claiphentơ ở người
a Nghiên cứu phả hệ
b Nghiên cứu tế bào
c Di truyền hoá sinh
d Nghiên cứu trẻ đồng sinh

Câu 377. / Kĩ thuật ADN tái tổ hợp được ứng dụng trong
a Phương pháp tạp giao thực nghiệm
b Phương pháp di truyền phân tử
c Phương pháp phả hệ
d Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

Câu 378. / Bệnh Down không có biểu hiện nào sau đây
a Si đần, vô sinh
b Lười dày và dài
c Thể hiện ở người con trai
d Có ba nhiễm sắc thể X

Câu 379. / Kết quả quan trọng nhất thu được từ phương pháp phân tích di truyền tế bào là
a Xác định thời gian của chu kì tế bào
b Xác định được nhiều bệnh, tật di truyền liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể
c Xác định số lượng gen trong tế bào
d Xác định số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng của người

Câu 380. / Nếu một bệnh di truyền không thể chữa được thì cần phải làm gì
a Ngăn chặn hậu quả cho con cháu bằng cách không sinh đẻ
b Không cần đặt vấn đề này ra vì bệnh nhân sẽ chết
c Không có phương pháp nào cả
d Ngăn chặn hậu quả cho con cháu bằng cách cấm kết hôn gần, hạn chế sinh đẻ

Câu 381. / Từ phả hệ đã cho người ta có thể
a Theo dõi các alen nhất định trên những người thuộc cùng gia đình, dòng họ qua nhiều thế hệ
b Xác định được tính trạng nào do gen quyết định và tính trạng nào phụ thuộc vào môi trường
c Biết được tính trạng nào đó là trội hay lặn, do một hay nhiều gen quy định, có di truyền liên kết với giới tính hay không
d Các bệnh tật di truyền có liên quan với các đột biến NST

Câu 382. / Ở người, tính trạng bệnh nào sau đây di truyền tuân theo quy luật của Menden
a Máu khó đông
b Bạch tạng
c Teo cơ
d Mù màu

Câu 383. / Một người mắc bệnh mù màu đỏ có 1 người em trai sinh đôi bình thường. Kết luận nào sau đây đúng
a Bệnh của người con trai là do cả bố mẹ truyền cho
b 2 người này là sinh đôi cùng trứng
c Người em trai sinh đôi có kiểu hình bình thường khi lấy vợ bình thường thì xác suất sinh ra con gái bị bệnh là 50%
d 2 người này là sinh đôi khác trứng

Câu 384. / Phát biểu nào sau đây SAI
a Bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh là do gen đột biến lặn
b Các năng khiếu toán học, âm nhạc, hội họa có cơ sở di truyền đa gen đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường
c Bệnh máu khó đông, mù màu đỏ và lục di truyền liên kết với giới tính
d Tật xương chi ngắn, tật 6 ngón tay, ngón tay ngắn là do đột biến gen lặn

Câu 385. / Có 1 bà mẹ sinh 2 người con gái 1 lần sinh, làm sao biết đây là sinh đôi đồng trứng hay khác trứng
a Phân tích ADN
b Không xác định được
c Xét nghiệm nhóm máu của 2 đứa trẻ
d Kiểm tra bộ NST

Câu 386. / Trong 1 gia đình, bố mẹ đều bình thường nhưng khi sinh con trai đầu thì nó bị bệnh câm điếc. Xác suất để đứa con thứ 2 sinh ra cũng mặc bệnh như người anh sẽ là
a 6,25%
b 25%
c 50%
d 12,5%

Câu 387. / Cơ chế hình thành hợp tử XYY ở ngươi như thế nào
a Cặp NST giới tính ở bố sau khi tự nhân đôi không phân li ở phân bào 2 của giảm phân tạo giao tử YY
b Cặp NST giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân li ở kì sau phân bào 1 của giảm phân tạo giao tử XX
c Cặp NST giới tính của bố và mẹ đều không phân li ở kì sau phân bào 1 của giảm phân tạo giao tử XX và XY
d Cặp NST giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kì sau phân bào 1 của giảm phân ở bố tạo giao tử XY

Câu 388. / Trong tế bào sinh dưỡng, Thể ba nhiễm ở người có số lượng NST là
a 45
b 43
c 49
d 47

Câu 389. / Nếu mất đoạn NST thứ 21 ở người sẽ gây ra
a Bệnh ung thư máu
b Hội chứng Đao(Down)
c Hội chứng Tớcnơ
d Bệnh hồng cầu hình liềm

Câu 390. / Ở người, thừa 1 NST số 23 có thể gây ra
a Hội chứng Tơcnơ
b Hội chứng Claiphentơ
c Hội chứng Đao
d Hội chứng tiếng mèo kêu

Câu 391. / Hậu quả của đột biến cấu trúc liên quan đến NST 21 ở người là
a Gây hội chứng mèo kêu
b Gây bệnh ung thư máu
c Thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm
d Gây hội chứng Đao

Câu 392. / Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
a Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi di lên núi cao
b Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng
c Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa
d Cây sồi rụng lá vào cuối thu và ra lá non vào mùa xuân

Câu 393. / Bệnh ung thư máu ở người có thể phát sinh do
a Đột biến chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể số 22
b Đột biến mất một đoạn trên nhiễm sắc thể số 22
c Đột biến lặp 1 đoạn trên nhiễm sắc thể số 22
d Đột biến đảo đoạn trên nhiễm sắc thể số 22

Câu 394. / Hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST?
a Đao
b Tơcnơ
c Tiếng mèo kêu
d Claiphentơ

Câu 395. / Cơ chế hình thành thể đột biến NST có kí hiệu là XYY ở người diễn ra ntn?
a NST X-X không phân li ở lần phân bào I của giảm phân
b Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY ở lần phân bào II của giảm phân
c Cặp NST XY không phân li ở lần phân bào I của giảm phân
d NST Y-Y không phân li ở lần phân bào II của giảm phân

Câu 396. / Một tế bào giao tử của người có bộ NST (22+XY), tế bào này là
a Tế bào trứng vừa thụ tinh
b Tế bào sinh dưỡng vừa qua nguyên phân
c Tế bào sinh dưỡng bất thường
d Tinh trùng bất thường vừa được hình thành

Câu 397. / Một tế bào sinh dưỡng ở người có bộ NST được kí hiệu: (2n+2). Các giải thích nào sau đây hợp lí cho bộ NST này
a 44+3NST thứ 21+XXY
b 44+XXXY
c 42+3NST thứ 21 +XXY
d 44+3NST thứ 21 +OX

Câu 398. / Xét cặp NST giới tính XY ở 1 tế bào sinh tinh, sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào II của giảm phân sẽ dẫn tới KQ là tạo các giao tử mang bộ NST giới tính là
a X và Y
b XY và O
c XX, YY và O
d XX và O

Câu 399. / Xét cặp NST giới tính XX ở 1 tế bào sinh trứng, sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào II của giảm phân sẽ dẫn tới KQ là tạo các giao tử mang bộ NST giới tính là
a XX và O
b XX
c X và O
d O

Câu 400. / Trong di truyền học người, phương pháp nghiên cứu tế bào
a Xét nghiệm tế bào về mặt hóa học
b Phân tích cấu tạo protêin hay ADN ở tế bào
c Phân tích bộ NST ở tế bào người
d Xét nghiệm ADN để tìm hiểu cấu trúc gen


Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1_c... 2_b... 3_c... 4_b... 5_a... 6_b... 7_b... 8_c... 9_b... 10_d... 11_d... 12_c... 13_b... 14_c... 15_c... 16_a... 17_b... 18_d... 19_c... 20_a... 21_c... 22_c... 23_b... 24_b... 25_d... 26_d... 27_d... 28_d... 29_c... 30_b... 31_d... 32_b... 33_c... 34_c... 35_d... 36_b... 37_b... 38_b... 39_d... 40_a... 41_d... 42_c... 43_d... 44_a... 45_a... 46_b... 47_a... 48_c... 49_a... 50_a... 51_d... 52_c... 53_c... 54_d... 55_d... 56_d... 57_a... 58_b... 59_c... 60_c... 61_a... 62_a... 63_b... 64_b... 65_a... 66_b... 67_b... 68_d... 69_a... 70_a... 71_d... 72_d... 73_d... 74_a... 75_c... 76_c... 77_b... 78_b... 79_d... 80_a... 81_d... 82_d... 83_a... 84_d... 85_d... 86_d... 87_d... 88_c... 89_d... 90_c... 91_d... 92_d... 93_c... 94_d... 95_d... 96_b... 97_c... 98_a... 99_a... 100_a... 101_c... 102_c... 103_a... 104_d... 105_b... 106_a... 107_b... 108_b... 109_d... 110_d... 111_c... 112_a... 113_d... 114_d... 115_b... 116_a... 117_c... 118_a... 119_d... 120_b... 121_c... 122_b... 123_d... 124_d... 125_c... 126_a... 127_c... 128_d... 129_b... 130_b... 131_b... 132_c... 133_c... 134_b... 135_b... 136_d... 137_c... 138_d... 139_d... 140_c... 141_c... 142_b... 143_b... 144_c... 145_a... 146_b... 147_a... 148_b... 149_b... 150_c... 151_c... 152_c... 153_d... 154_a... 155_b... 156_a... 157_b... 158_c... 159_a... 160_b... 161_d... 162_a... 163_d... 164_d... 165_a... 166_b... 167_c... 168_a... 169_d... 170_b... 171_d... 172_d... 173_d... 174_a... 175_c... 176_a... 177_b... 178_d... 179_a... 180_b... 181_b... 182_a... 183_d... 184_a... 185_b... 186_b... 187_b... 188_d... 189_c... 190_a... 191_d... 192_b... 193_d... 194_c... 195_b... 196_c... 197_b... 198_c... 199_c... 200_b... 201_b... 202_a... 203_d... 204_b... 205_b... 206_d... 207_c... 208_d... 209_d... 210_c... 211_a... 212_c... 213_b... 214_c... 215_a... 216_b... 217_c... 218_a... 219_a... 220_a... 221_c... 222_c... 223_c... 224_d... 225_b... 226_c... 227_a... 228_b... 229_c... 230_b... 231_b... 232_b... 233_b... 234_b... 235_c... 236_d... 237_b... 238_b... 239_c... 240_d... 241_a... 242_b... 243_c... 244_a... 245_d... 246_c... 247_a... 248_d... 249_a... 250_d... 251_d... 252_a... 253_d... 254_d... 255_c... 256_c... 257_d... 258_c... 259_b... 260_a... 261_c... 262_d... 263_a... 264_c... 265_c... 266_c... 267_b... 268_b... 269_a... 270_d... 271_a... 272_b... 273_c... 274_b... 275_d... 276_c... 277_a... 278_c... 279_d... 280_c... 281_c... 282_c... 283_a... 284_a... 285_c... 286_a... 287_b... 288_a... 289_a... 290_c... 291_a... 292_a... 293_c... 294_b... 295_c... 296_b... 297_a... 298_a... 299_a... 300_b... 301_d... 302_d... 303_d... 304_d... 305_a... 306_b... 307_b... 308_d... 309_b... 310_a... 311_d... 312_c... 313_d... 314_d... 315_a... 316_d... 317_d... 318_d... 319_a... 320_b... 321_a... 322_b... 323_d... 324_c... 325_d... 326_a... 327_d... 328_c... 329_d... 330_a... 331_d... 332_d... 333_d... 334_d... 335_b... 336_d... 337_d... 338_a... 339_a... 340_a... 341_a... 342_a... 343_d... 344_a... 345_d... 346_c... 347_a... 348_c... 349_c... 350_c... 351_a... 352_c... 353_c... 354_b... 355_c... 356_b... 357_d... 358_d... 359_c... 360_a...
361_a... 362_d... 363_b... 364_c... 365_b... 366_b... 367_a... 368_b... 369_b... 370_c... 371_b... 372_d... 373_c... 374_d... 375_c... 376_b... 377_b... 378_d... 379_b... 380_d... 381_c... 382_b... 383_d... 384_d... 385_a... 386_b... 387_a... 388_d... 389_a... 390_b... 391_b... 392_b... 393_b... 394_c... 395_d... 396_d... 397_b... 398_c... 399_a... 400_c...
 
Một số bài tập trắc nghiệm hay

MỘT SỐ BÀI TẬP DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1:

Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất?

A. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu.

B. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc.

C. Đảo vị trí giữa 2 nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc.

D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen.

Câu 2:

Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác?

A. Đảo đoạn NST.

B. Chuyển đoạn NST.

C. Lặp đoạn NST.

D. Mất đoạn NST.

Câu 3:

Mục đích chủ yếu của kỹ thuật di truyền là:

A. Sử dụng các thành tựu nghiên cứu về axit nuclêic.

B. Sử dụng các thành tựu về di truyền vi sinh vật.

C. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền để tổng hợp một loại prôtêin với số lượng lớn trong thời gian ngắn.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4:

Khi lai giữa các dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ nào?

A. F1

B. F2

C. F3

D. F4

Câu 5:

Điều nào sau đây là đúng đối với cấu trúc của quần thể tự phối?

A. Tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng.

B. Bao gồm các dòng thuần.

C. Tần số tương đối của các alen ở các lôcút thay đổi.

D. Tất cả giải đáp đều đúng.

Câu 6:

Điều nào đúng trong sự hình thành loài theo quan niệm của sinh học hiện đại?

A. Loài mới được hình thành từ sự tích lũy một đột biến có lợi cho sinh vật.

B. Loài mới được hình thành từ các biến dị tổ hợp ở mỗi cá thể.

C. Loài mới được hình thành từ một hay một tập hợp quần thể tồn tại trong quá trình chọn lọc tự nhiên.

D. Loài mới được hình thành bởi sự phân ly tính trạng từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

Câu 7:

Ai đã phát hiện ra tia X có thể gây ra đột biến?

A. J. Watson.

B. T.H.Morgan.

C. H.Muller.

D. Chargaff.

Câu 8:

Sự hình thành hợp tử XYY ở người là do?

A. Cặp NST giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY.

B. Cặp NST giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX.

C. Cặp NST giới tính ở bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY.

D. Cặp NST giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và XY.

Câu 9:

Thể tứ bội kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử nào?

A. 100% Aa

B. 1 AA : 1 aa

C. 1 AA : 4 Aa : 1 aa

D. 1AA : 2Aa : 1 aa

Câu 10:

Thể truyền là gì?

A. Plasmit của vi khuẩn.

B. Thể thực khuẩn Lambda.

C. Phân tử ADN có khả năng mang gen ghép và tự nhân đôi độc lập.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 11:

Trong quá trình tiến hóa tiền sinh học, sự kiện nào là quan trọng nhất?

A. Sự kết hợp các đại phân tử hữu cơ thành côaxecva.

B. Sự hình thành màng kép lipôprôtêin ở coaxecva.

C. Sự tạo thành hệ enzym trong coaxecva.

D. Sự tương tác giữa prôtein và axit nuclêic.

Câu 12:

Sự di truyền tín hiệu của người được thực hiện bởi:

A. ADN và sự tổng hợp prôtêin.

B. Sự sao mã và giải mã của ARN.

C. Tiếng nói và chữ viết.

D. Tất cả giải đáp đều đúng.

Câu 13:

Bệnh nào sau đây do đột biến mất đoạn NST ở người?

A. Ung thư máu.

B. Máu không đông.

C. Mù màu.

D. Hồng cầu hình liềm.

Câu 14:

Để hạ giá thành sản xuất thuốc chữa bệnh tiểu đường, người ta dùng plamit làm thể truyền để chuyển gen mã hoá hoocmôn....... của người vào vi khuẩn E.coli:

A. Glucagon.

B. Insulin.

C. Tiroxin.

D. Cả 2 câu A và B.

Câu 15:

Hiện nay, sự sống không còn hình thành từ chất vô cơ được, vì:

A. Chất hữu cơ tổng hợp được ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân hủy.

B. Điều kiện lịch sử cần thiết không còn nữa.

C. Chất hữu cơ chỉ được tổng hợp sinh học trong cơ thể sống.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 16:

Mất đoạn lớn nhiễm sắc thể thường dẫn đến hậu quả:

A. Làm giảm cường độ biểu hiện các tính trạng.

B. Gây chết và giảm sức sống.

C. Mất khả năng sinh sản.

D. Làm tăng cường độ biểu hiện các tính trạng.

Câu 17:

Biến đổi nào sau đây không phải của thường biến:

A. Hồng cầu tăng khi di chuyển lên vùng cao.

B. Xù lông khi gặp trời lạnh.

C. Tắc kè đổi màu theo nền môi trường.

D. Thể bạch tạng ở cây lúa.

Câu 18:

Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích:

A. Tạo ưu thế lai.

B. Tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp về đặc tính mong muốn.

C. Nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.

D. Tạo giống mới.

Câu 19:

Các loại tia nào sau đây đều thuộc nhóm tia phóng xạ:

A. Tia X, tia gamma, tia bêta, chùm nơtron.

B. Tia X, tia gamma, tia bêta, tia tử ngoại.

C. Tia gamma, tia tử ngoại, tia bêta, chùm nơtron.

D. Chùm nơtron, tia tử ngoại.

Câu 20:

Theo quan niệm của Đác-Uyn về sự hình thành loài mới:

A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.

B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc nhân tạo, theo con đường phân ly tính trạng.

C. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng, từ một nguồn gốc chung.

D. Loài mới được hình thành tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.

Câu 21:

Các quần thể sinh vật ở cạn bị phân cách nhau bởi sự xuất hiện các chướng ngại địa lí như núi, biển, sông gọi là:

A. Cách li địa lí.

B. Cách li sinh thái.

C. Cách li sinh sản.

D. Cách li di truyền.

Câu 22:

Thể đa bội là do:

A. Một hay vài cặp NST không phân ly bình thường.

B. Thừa hoặc thiếu NST trong cặp đồng dạng.

C. Toàn bộ các cặp NST không phân ly.

D. Cả 2 câu B và C.

Câu 23:

Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục . Cho biết các kiểu giao tử của cây tam nhiễm đực, nêu tình trạng hoạt động của chúng?

A. Giao tử (n +1) bất thụ.

B. Không có giao tử hữu thụ.

C. Giao tử (n) và (n +1) hữu thụ.

D. Giao tử (n) hữu thụ và (n+1) bất thụ.

Câu 24:

Thường biến là:

A. Những biến đổi đồng loạt về kiểu gen.

B. Những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen.

C. Những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình.

D. Những biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường.

Câu 25:

Tính trạng có mức phản ứng rộng là:

A. Tính trạng không bền vững.

B. Tính trạng ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi.

C. Tính trạng dễ thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

D. Tính trạng khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 26:

Ý nghĩa của thường biến trong thực tiễn là gì?

A. Ý nghĩa gián tiếp trong chọn giống và tiến hoá.

B. Ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.

C. Giúp sinh vật thích nghi trong tự nhiên.

D. Cả 2 câu A và C.

Câu 27:

Lai xa thường được áp dụng phổ biến ở đối tượng nào sau đây?

A. Vi sinh vật.

B. Cây trồng.

C. Vật nuôi.

D. Vi sinh vật và cây trồng.

Câu 28:

Thế nào là chọn lọc cá thể?

A. Chọn ra một nhóm cá thể phù hợp để làm giống.

B. Chọn một dòng cá thể tốt nhất để làm giống.

C. Chọn một số ít cá thể tốt nhất để làm giống.

D. Cả 3 câu A,B và C.



Câu 29:

Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là gì?

A. Chọn lọc dựa trên kiểu gen.

B. Chọn lọc dựa trên kiểu hình.

C. Chọn lọc tính trạng có hệ số di truyền thấp.

D. Cả 2 câu B và C.

Câu 30:

Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời là:

A. Gen trội có hại có điều kiện át chế gen lặn.

B. Gen trội được biểu hiện gây hại.

C. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 31:

Ý nghĩa của sự xâm chiếm môi trường cạn của sinh vật trong đại Cổ sinh là:

A. Giúp cá vây chân chuyển thành lưỡng cư đầu cứng.

B. Hình thành lớp ếch nhái từ ếch nhái đầu cứng.

C. Hình thành bò sát và cây hạt trần phát triển rất mạnh trong đại Trung sinh.

D. Đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa.

Câu 32:

Đặc điểm nào sau đây không thuộc về đại Tân sinh?

A. Hình thành dạng vượn người từ bộ Khỉ.

B. Chim, thú thay thế bò sát.

C. Băng hà phát triển làm cho biển rút.

D. Chim gần giống chim ngày nay nhưng trong miệng còn có răng.

Câu 33:

Người đầu tiên đưa vai trò của ngoại cảnh trong cơ chế tiến hóa của sinh vật là:

A. Lin-nê

B. La-Mác

C. Đác-Uyn

D. Kimura

Câu 34:

Theo Đác-Uyn,vai trò chính của ngoại cảnh là:

A. Gây ra các biến dị ở sinh vật.

B. Chọn lọc tự nhiên diễn ra dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.

C. Gây ra các biến dị tập nhiễm.

D. Cung cấp vật chất và năng lượng cho sinh vật.

Câu 35:

Mặt chưa thành công trong học thuyết của La-Mác là:

A. Chưa giải thích được tính thích nghi của sinh vật.

B. Chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp.

C. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 36:

Để giải thích tai thỏ dài, quan niệm nào sau đây là của Đác-Uyn:

A. Thỏ có bản năng tự vệ yếu đuối, khi ăn cỏ chúng phải vươn tai lên để nghe ngóng phát hiện địch thủ từ xa do đó tai chúng ngày càng dài ra, biến dị này được di truyền cho các thế hệ sau tạo thành thỏ tai dài.

B. Thỏ lúc đầu tai chưa dài, trong quá trình sinh sản phát sinh nhiều biến dị cá thể: Tai ngắn, tai vừa, tai dài. Khi có động vật ăn thịt xuất hiện trên môi trường thì thỏ tai dài phát hiện sớm và thoát hiểm, còn thỏ tai ngắn và tai vừa phát hiện muộn, số con cháu giảm dần rồi bị đào thải. Thỏ tai dài tiếp tục sinh sản, di truyền củng cố biến dị tạo thành loài thỏ tai dài.

C. Thỏ lúc đầu tai chưa dài, trong quá trình sinh sản đột biến gen qui định tính trạng tai dài xảy ra. Đột biến ở trạng thái lặn nên không được biểu hiện ngay ra kiểu hình mà chỉ được phát tán chậm chạp trong quần thể qua giao phối. Chỉ qua rất nhiều thế hệ sau, các cá thể dị hợp mới có khả năng gặp gỡ nhau quá trình giao phối tạo điều kiện cho đột biến gen lặn ở trạng thái đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình thành thỏ tai dài. chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Khi có động vật ăn thịt xuất hiện thì kiểu gen lặn có lợi cho thỏ và được giữ lại tạo thành loài thỏ tai dài.

D. Cả 2 câu B và C.

Câu 37:

Động lực gây ra sự phân ly tính trạng trong chọn lọc nhân tạo là:

A. Tạo ra các nòi mới, thứ mới.

B. Nhu cầu và thị hiếu nhiều mặt của con người.

C. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật với các điều kiện của môi trường sống.

D. Tích lũy các biến dị có lợi cho vật nuôi, cây trồng.

Câu 38:

Động lực gây ra sự phân ly tính trạng trong điều kiện tự nhiên là:

A. Nhu cầu và thị hiếu khác nhau của con người.

B. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật ở những vùng phân bố địa lý khác nhau.

C. Sự xuất hiện các yếu tố cách ly.

D. Sự hình thành các loài mới.

Câu 39:

Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.

B. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể.

C. Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.

D. Tổng tần số tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen.

Câu 40:

Theo Đác-Uyn, các nhân tố chủ yếu của quá trình tiến hóa trong sinh giới là:

A. Chọn lọc nhân tạo trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.

B. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị và di truyền và diễn ra bằng con đường phân li tính trạng.

C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên.

D. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.


Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cho mình hỏi:
Làm sao phân biệt được một bài toán là quy luật di truyền độc lâp hay liên kết gen hay hoán vị gen ko?
Cám ơn, mong nhận được câu trả lời của bạn sớm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
đầu tiên phải xét sự phân ly từng tính trạng --> thành phần kiểu gen
Nếu 2 cặp gen/ 2NST thì tích sư phân ly KH chung= tích sự phân ly kiểu hình riêng
nếu ko--> 2 cap gen / 1NST
sau đó dựa vào đề bài để suy ra LH hay HVG
 
thực ra môn này cũng không đáng sợ như bạn nghĩ đâu.Chỉ cần đọc kĩ sách giáo khoa để nắm vững kiến thức cơ bản,ngẫm nghĩ để hiểu bản chất những thông tin mình đang đọc(bạn có thể dùng bút nhớ hoặc bút chì gạch chân những từ quan trọng trong bài .làm như vậy sẽ đỡ tốn thời gian đọc mà vẫn hiệu quả).Hiểu bản chất rồi thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
 
may linh môn sinh chỉ cần bạn nắm được lí thuyết là đã ổn rồi mỗi 1 tiết học bạn quan tâm đến nó nhiều hơn chú ý nghe giảng là sẽ học được mà
 
Cám ơn rất nhiêu! Nhưng bài phía dưới không có đáp án

Các bạn up lên nhưng tin liên quan đến thi HSG lớp 11 được không vậy!! Không biết phần trọng tâm của Sinh Học 11 vào kì 1 là gì nhỉ?
 
NOKIAN9 à nắm vững kiến thức không khó như bạn nghĩ đâu 1 bài bạn chỉ cần nhớ nội dung của nó là ok rồi đấy nếu được như thế thì 4 chữ đó bạn đã làm được rồi đấy.

Tin liên quan đến HSG 11:ko biết trường của các bạn thì sao chứ còn ở trường mình đang thi olympic vòng trường để chuẩn bị cho kỳ thi olympic diễn ra vào tháng 4 tại vũng tàu đấy.

Kiến thức trọng tâm học kỳ 1 của môn này là những nội dung về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (nhớ các cách làm thực hành bài 14 nhé năm nay nó là 1 câu trong đề thi HSG của 12 đó),chuyển hóa vật chất và năng lượng (B15->B20), cảm ứng ở thực vật (cách làm thí nghiệm để xác định hướng động của thực vật-1 câu trong đề thi HSG 12 năm nay đó),càm ứng ở động vật,sinh trưởng và phát triển của thực vật.(LƯU Ý:nắm những ý chính về các phần đó thôi nha).nếu như các bạn có dự định theo môn sinh thì hãy cố gắng ngay từ bây giờ nhé(ngay từ bây giờ còn hơi muộn đấy) hãy nắm vững các kiến thức từ lớp 10 đến 12 (năm nay mình thi ké với lớp 12 toàn thấy đa số kiến thức của lớp 10 đó) đừng chủ quan là học 12 thì chỉ thi của 12 là không phải đâu đó.

Bài tập ở tất cả các dạng như:ADN,ARN,prôtêin,vi sinh vật,áp suất để cây sống được trong mùa hè và mùa đông,quần thể (thực vật, động vật,người,nhóm máu),hiệu suất sinh thái,năng suất sinh học,hệ số hô hấp,tổng nhiệt hữu hiệu,quy luật di truyền,tế bào(số lần phân chia, số hợp tử,tinh trùng, trứng,bộ NST->đây là những cái đề thường yêu cầu tìm đó)

=>LƯU Ý :bài tập về ADN,ARN,protein,quy luật di truyền là 2 dạng hay gặp nhát trong đề thi HSG,còn những dạng kia thì trong đề thi casio có tất cả những dạng đó.ngoài ra đề casio còn có bài tập về tính nồng độ rượu trong máu,tính tổng số lỗ khí của 2 mặt lá và diện tích của tất cả những lỗ khí đó(năm nay mình đi thi gặp đề dạng này ngồi cắn bút làm đại vì thầy chưa dạy cũng chưa từng nhắc đến hjc).

Nếu bạn nào chưa biết các công thức nào trong số đó(trừ công thức ở bên casio vì mình chưa được thầy dạy hjhj) thì lên chatbox tìm mình nha từ 19h đến 23h mình cắm rễ trên đó đó hjhj
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top