• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chuyên đề “Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Nói tới “Phong cách Hồ Chí Minh” không thể không nhấn mạnh rằng: Ở Người có một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng với đạo đức và phong cách. Theo cố giáo sư Đặng Xuân Kì: Phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Năm phương diện hay năm cung bậc đó tổng hợp lại cho ta hình dung thấy phong cách Hồ Chí Minh cũng có thể gọi là phong cách sống Hồ Chí Minh.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chuyên đề “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà.

_Chuyên đề Phong cách Hồ Chí Minh - vnkienthuc.png


Chuyên đề “Phong cách Hồ Chí Minh”
- Lê Anh Trà -

A. Kiến thức cơ bản

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Lê Anh Trà

- Lê Anh Trà: Sinh ngày 02 tháng 4 năm 1927. Mất năm 1999.
- Quê Phổ Minh, Đức Phổ, Quảng Ngãi.
- Học vị: Tiến sĩ.
- Giữ nhiều chức vụ cao: Viện trưởng viện văn hóa, chủ tịch hội đồng biên tập tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật...

2. Tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
- Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người.
- Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990).

II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”

1. Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới

+ Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường :
+ Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên: (Gian khổ, khó khăn; Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới).
+ Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
+ Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới, Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài (không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế).
+ Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
+ Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.

2. Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”:

a. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị :

- Căn nhà của Bác: chiếc nhà sàn nhỏ bằng gô bên cạnh chiếc ao; vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
-Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp như của các chiến sĩ trường Sơn.
- Bữa ăn của Bác: đạm bạc với những món ăn không cầu kì như: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Tư trang của Bác: ít ỏi, một chiếc va li với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời dài.

b. Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng :
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.

c. Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.

d. Nghệ thuật
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”…
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản)
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,…

e. Liên hệ: Đức tính giản dị của Bác Hồ…

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chuyên đề “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà. Chúng ta thấy được vẻ đẹp rất đời thường trong con người của Bác. Đồng thời thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại giữa giản dị và thanh cao trong con người Hồ Chí Minh. Bác mãi là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.
 
Sửa lần cuối:

Ngọc Suka

Cộng tác viên
B. Luyện đề “Phong cách Hồ Chí Minh”

_Chuyên đề Phong cách Hồ Chí Minh - vnkienthuc.png

I. Dạng đề đọc – hiểu bài “Phong cách Hồ Chí Minh”

Đề 1:
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:
…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Gợi ý
1. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.
- Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.

2. Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao
Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.

3. Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập:
- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
- Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
- Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.

Đề 2: Văn bản có tựa đề Phong cách Hồ Chí Minh. Tác giả không giải thích “phong cách” là gì nhưng qua nội dung văn bản, em hiểu từ “phong cách” trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ?Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà nêu trong bài viết là gì ?
Gợi ý

- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh
+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới:
+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”

Đề 3: Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác Hồ là một “lối sống thanh cao” và “có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”?
Gợi ý:

- Lối sống giản dị của Bác thể hiện một quan niệm sống đẹp, văn minh, một quan niệm thẩm mĩ sâu sắc. Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần, là cách sống không lệ thuộc vào điều kiện vật chất, không coi mục đích sống chỉ là hưởng thụ vật chất. Đó cũng là cách sống coi trọng và luôn tạo được sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đem lại niềm vui, sự khỏe khoắn và thanh cao cho tâm hồn thể xác. Chẳng hạn ngôi nhà sàn của Bác dù ở giữa chốn đô thị vẫn có sự hài hòa với thiên nhiên vườn cây, ao cá như những ngôi nhà sàn giản dị ở làng quê.
- Lối sống giản dị và thanh cao của Bác là sự kế tục truyền thống của các bậc hiền triết phương Đông. Cách sống ấy thể hiện quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị.
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Luyện đề “Phong cách Hồ Chí Minh”

_Chuyên đề Phong cách Hồ Chí Minh - vnkienthuc.png

II. Dạng đề nghị luận văn học

Đề 1: Cảm nhận phong cách giản dị Hồ Chí Minh
1. Mở bài:
giới thiệu về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
- Giới thiệu về Bác Hồ và tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc dành cho Người: Bác là vị lãnh tụ dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của mỗi người Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới luôn dành cho Bác sự ngưỡng mộ và lòng tôn kính.
- Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.

2. Thân bài: Bàn về đức tính giản dị trong cuộc sống
a. Con đường hình thành nên phong cách của Hồ Chí Minh:
- Vốn kiến thứ của Hồ Chí Minh:
+ Nhờ vào sự nổ lực bác đã có một kiến thức yên thâm
+ Bác đi rất nhiều nơi, có được kiến thức nhiều nước, những kiến thức chọn lọc và văn hóa sâu sắc
+ Dù những kiến thức Bác văn hóa nước ngoài uyên thâm nhưng Bác vẫn giữ giá trị truyền thống của mình
+ Lối sống bình dị, rất Việt Nam
- Lối sống của Hồ Chí Minh:
+ Ngôi nhà sàn với đồ đạc đơn sơ, mộc mạc
+ Trang phục vô cùng giản dị: đồ bà ba, dép cao su,…
+ Những món ăn rất giản dị và quen thuộc

b. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
- Một cách sống có văn hóa, dựa vào cách sống có thể đoan được nhân cách con người
- Bác rất coi trọng giá trị tinh thần, vật chất chỉ là những thứ xa hoa, phù phiếm

3. Kết bài: Nêu cảm nhận về phong cách giản dị trong cuộc sống của Hồ Chí Minh
- Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác
- Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.

III. Dạng đề nghị luận xã hội

Đề bài:
Từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà, nêu suy nghĩ của mình về phong cách sống của lớp trẻ hiện nay bằng một đoạn văn (12-15 câu).

- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc ra đi để lại cho nhân loại một di sản vô giá, một trong những di sản đó là phong cách của Người. Toàn dân tộc Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nhất là thế hệ thanh niên trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

- Giải thích khái niệm phong cách: Đó là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử…tạo nên cái riêng của mỗi người hay của một tầng lớp người nào đó.

- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
+ Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao hiểu biết của mình
-> Bác đi nhiều, bôn ba khắp các nc, đến đâu cũng học tập, mở mang kiến thức…
->Bác có vốn kiến thức văn hóa uyên thâm, sâu rộng.
+ Văn hóa của Bác là sự nhào nặn giữa văn hóa Phương Đông và Phương Tây, sự kết hợp giữa dân tộc và hiện đại. Bác chắt lọc tinh hoa văn hóa thế giới nhưng không đánh mất bản sắc dân tộc của VN.
+ Phong cách của Bác là đức tính khiêm nhường, giản dị, c/s thanh bạch, gần gũi lạ thường (Ngôi nhà, bữa ăn, đồ dùng, cách viết, cách nói…)

- Bàn luận: Phong cách của lớp trẻ hiện nay
+ Đa số lớp trẻ hiện nay có phong cách sống cao đẹp: sống có lý tưởng, ứng xử có văn hóa, năng động, thông minh, sáng tạo.. biểu hiện trong học tập, lao động, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, trong cuộc sống đời thường …( Dẫn chứng: Tấm gương anh chiến sỹ công an trẻ hy sinh bảo vệ c/s bình yên của nhân dân, sinh viên với mùa hè tình nguyện xanh, học sinh đạt giải quốc tế...)
+ Bên cạnh đó còn 1 bộ phận không nhỏ thanh niên có lối sống thực dụng, hưởng thụ, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình, không chịu khó học tập rèn luyện, sa vào ăn chơi tiêu xài, tệ nạn xã hội…(Dẫn chứng: đua xe, hút hít, cờ bạc, trộm cắp, đánh điện tử, bỏ học, đánh nhau..)
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Phong cách sống ở bất cứ thời đại nào cũng có nền tảng chung, đó là sống có lý tưởng, cống hiến hết mình cho đất nc, cho dân tộc, giữ được cốt cách của dân tộc…
+ Thanh niên ngày nay học tập tấm gương Bác Hồ, chúng ta cần thường xuyên rèn đức, luyện tài để trở thành những công dân có ích cho XH, đóng góp sức mình vào công cuộc dựng xây của đất nước.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top