Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Chuyên đề : Lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ThangLongVN" data-source="post: 6116" data-attributes="member: 12833"><p>Tôi đã tìm thấy một cảm giác về Hà Nội, nói đúng hơn là Hà Thành vào trung thu năm nay.</p><p></p><p></p><p> Sống và học tập ở Hà Nội đã 3 năm có lẻ, tôi vẫn chưa cảm thấy được nét riêng nào của nó cho đến Trung thu năm nay. </p><p></p><p> Tối hôm trước ngày rằm, vừa từ thư viện bước ra nhà để xe, tôi bắt gặp hình ảnh vầng trăng 14 sáng trắng trên đầu. Ngay lúc ấy trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ là nhất định phải được ngắm trăng rằm vào tối mai, đồng nghĩa với nghỉ học thêm tiếng Anh - vốn là dạo này tôi hay quyết tâm làm những thứ mình thực sự thích. Tôi tưởng tượng ra việc mình đang ở cái vỉa-hè-giữa-lòng-đường-Văn-Cao, ngồi ngả lưng với hai tay chống phía sau, lấp đầy tầm nhìn bằng bầu trời đêm thu trong mát với vầng trăng sáng vằng vặc. Nếu được nằm ra thì tốt nhưng tôi chắc là mình chẳng dám hành động kỳ quặc như vậy. Tôi cũng không định bụng rủ ai đi cùng, tôi muốn một mình, để được thành thực với cảm giác của mình. </p><p></p><p> Chập tối hôm sau, tức hôm rằm, cũng lại bước ra khỏi thư viện thì - ha! - chào đón tôi là bầu trời xám mù mịt. Nhưng tôi chỉ thất vọng trong chốc lát, vì xen lẫn với hi vọng là trời sẽ quang trở lại tôi còn tự nhủ rằng nếu không có trăng thanh thì sẽ hưởng gió mát cũng đủ sướng rồi (Trăng thanh gió mát vẫn được cho là của các đêm hè, nhưng mùa thu tôi cũng cảm thấy vậy, do tôi thiếu tinh tế hay là tại biến đổi khí hậu không biết chừng!) Cho nên tôi vẫn nghỉ học. Cơm nước xong, tôi tìm cách đi chơi trung thu một mình một cách thuận tiện nhất. Nếu tôi già như một bác trung niên thì tôi đã có thể thoải mái tản bộ ra đến Văn Cao mà không cảm thấy ngại ngùng gì, nhưng tôi lại còn rất trẻ, vì sao trẻ lại thấy ngại thì quả thực giải thích ra cũng dài dòng - tóm lại là tôi thấy ngại. Rồi tôi cũng nghĩ ra cách, tôi đi giày thể thao và giả vờ như là mình đi tập thể dục. </p><p></p><p> Mải để ý sang đường nên ngay khi bước chân lên cái vỉa-hè-giữa-lòng-đường ấy tôi thấy hơi bất ngờ vì ở đó không vắng vẻ như tôi tưởng, mà người ta đang nhộn nhịp ăn rằm! Ăn cỗ trông trăng ở đây tất nhiên là một ý tưởng hợp lý, ngay cả tôi dù chỉ có một mình còn nghĩ ra cơ mà, thế nhưng trước đó tôi lại tưởng tượng ra chỉ có mình với các ông bà già đi bộ khác. </p><p></p><p> Trời vẫn mờ mịt mây, tôi chỉ còn cách đi bộ xung quanh ngắm người ta đón rằm. Điều khiến tôi thấy thú vị là chỉ có các gia đình, mà tôi chắc là người Hà Nội, chứ không có nhóm thanh niên nào cả. Họ trải bạt ra thảm cỏ, bày biện đồ ăn và người lớn thì quây quần ngồi bên nhau còn trẻ con ríu rít chạy xung quanh. Ngay lập tức, tôi cảm thấy cái gì đó rất thành thị, rất Hà Nội trong không khí nơi đây, cảm giác mà trước đây tôi chưa bao giờ có. Đối với tôi, Hà Nội chỉ là một thành phố, và sự ồn ào, nhộn nhịp, đầy đủ tiện nghi của nó chỉ gợi cho tôi cảm thấy cái nét thành phố chứ chưa bao giờ là thành thị. Có lẽ hai từ này cùng nghĩa, nhưng từ thành thị cho tôi cảm giác khác, gắn với những con người trí thức, những nếp sống quý tộc, những thú chơi tao nhã. Cảm giác về từ thành thị hình thành trong tôi từ khi tôi đọc những câu văn về túi mía ướp hoa bưởi trong truyện ngắn Tiên sư anh Tào Tháo của Nam Cao, khi tiếng còi vang lên trong đêm lúc hai chị em Liên và An đứng nhìn đoàn tàu chở khách từ Hà Nội đi qua phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Và lúc này, tôi cũng có cảm giác như thế, rằng những gia đình đang ngồi kia là những người Hà Nội đích thực, họ đang có một cái thú chơi rất nhã đó là ăn cỗ trông trăng ở một nơi tuyệt hảo như thế này, dù hôm ấy không có trăng. Vâng, không có trăng, lúc ấy tôi muốn trăng hiện ra hơn bao giờ hết, không hẳn là vì tôi tha thiết muốn ngắm trăng, mà tôi thấy hơi cô đơn, lạc lõng trong thế giới của người Hà Nội, chỉ có trăng là dành cho tất cả chúng ta.</p><p></p><p> Tôi không thể nói dối là tôi thấy yêu Hà Nội mà tôi đang sống được, nhưng nói thực là tôi yêu Hà Nội xưa, như yêu một nét văn hóa thanh cao, nhã nhặn. Hôm qua, khi xem triển lãm áo dài, một lần nữa tôi lại thấy phảng phất từ “Hà Nội” trong tà áo lụa mềm mượt bay trên cầu Thê Húc rực sáng đèn, cứ như là các thiếu nữ Hà Thành đang đi trong ánh trăng vậy.</p><p></p><p>Bài viết sưu tầm..</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ThangLongVN, post: 6116, member: 12833"] Tôi đã tìm thấy một cảm giác về Hà Nội, nói đúng hơn là Hà Thành vào trung thu năm nay. Sống và học tập ở Hà Nội đã 3 năm có lẻ, tôi vẫn chưa cảm thấy được nét riêng nào của nó cho đến Trung thu năm nay. Tối hôm trước ngày rằm, vừa từ thư viện bước ra nhà để xe, tôi bắt gặp hình ảnh vầng trăng 14 sáng trắng trên đầu. Ngay lúc ấy trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ là nhất định phải được ngắm trăng rằm vào tối mai, đồng nghĩa với nghỉ học thêm tiếng Anh - vốn là dạo này tôi hay quyết tâm làm những thứ mình thực sự thích. Tôi tưởng tượng ra việc mình đang ở cái vỉa-hè-giữa-lòng-đường-Văn-Cao, ngồi ngả lưng với hai tay chống phía sau, lấp đầy tầm nhìn bằng bầu trời đêm thu trong mát với vầng trăng sáng vằng vặc. Nếu được nằm ra thì tốt nhưng tôi chắc là mình chẳng dám hành động kỳ quặc như vậy. Tôi cũng không định bụng rủ ai đi cùng, tôi muốn một mình, để được thành thực với cảm giác của mình. Chập tối hôm sau, tức hôm rằm, cũng lại bước ra khỏi thư viện thì - ha! - chào đón tôi là bầu trời xám mù mịt. Nhưng tôi chỉ thất vọng trong chốc lát, vì xen lẫn với hi vọng là trời sẽ quang trở lại tôi còn tự nhủ rằng nếu không có trăng thanh thì sẽ hưởng gió mát cũng đủ sướng rồi (Trăng thanh gió mát vẫn được cho là của các đêm hè, nhưng mùa thu tôi cũng cảm thấy vậy, do tôi thiếu tinh tế hay là tại biến đổi khí hậu không biết chừng!) Cho nên tôi vẫn nghỉ học. Cơm nước xong, tôi tìm cách đi chơi trung thu một mình một cách thuận tiện nhất. Nếu tôi già như một bác trung niên thì tôi đã có thể thoải mái tản bộ ra đến Văn Cao mà không cảm thấy ngại ngùng gì, nhưng tôi lại còn rất trẻ, vì sao trẻ lại thấy ngại thì quả thực giải thích ra cũng dài dòng - tóm lại là tôi thấy ngại. Rồi tôi cũng nghĩ ra cách, tôi đi giày thể thao và giả vờ như là mình đi tập thể dục. Mải để ý sang đường nên ngay khi bước chân lên cái vỉa-hè-giữa-lòng-đường ấy tôi thấy hơi bất ngờ vì ở đó không vắng vẻ như tôi tưởng, mà người ta đang nhộn nhịp ăn rằm! Ăn cỗ trông trăng ở đây tất nhiên là một ý tưởng hợp lý, ngay cả tôi dù chỉ có một mình còn nghĩ ra cơ mà, thế nhưng trước đó tôi lại tưởng tượng ra chỉ có mình với các ông bà già đi bộ khác. Trời vẫn mờ mịt mây, tôi chỉ còn cách đi bộ xung quanh ngắm người ta đón rằm. Điều khiến tôi thấy thú vị là chỉ có các gia đình, mà tôi chắc là người Hà Nội, chứ không có nhóm thanh niên nào cả. Họ trải bạt ra thảm cỏ, bày biện đồ ăn và người lớn thì quây quần ngồi bên nhau còn trẻ con ríu rít chạy xung quanh. Ngay lập tức, tôi cảm thấy cái gì đó rất thành thị, rất Hà Nội trong không khí nơi đây, cảm giác mà trước đây tôi chưa bao giờ có. Đối với tôi, Hà Nội chỉ là một thành phố, và sự ồn ào, nhộn nhịp, đầy đủ tiện nghi của nó chỉ gợi cho tôi cảm thấy cái nét thành phố chứ chưa bao giờ là thành thị. Có lẽ hai từ này cùng nghĩa, nhưng từ thành thị cho tôi cảm giác khác, gắn với những con người trí thức, những nếp sống quý tộc, những thú chơi tao nhã. Cảm giác về từ thành thị hình thành trong tôi từ khi tôi đọc những câu văn về túi mía ướp hoa bưởi trong truyện ngắn Tiên sư anh Tào Tháo của Nam Cao, khi tiếng còi vang lên trong đêm lúc hai chị em Liên và An đứng nhìn đoàn tàu chở khách từ Hà Nội đi qua phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Và lúc này, tôi cũng có cảm giác như thế, rằng những gia đình đang ngồi kia là những người Hà Nội đích thực, họ đang có một cái thú chơi rất nhã đó là ăn cỗ trông trăng ở một nơi tuyệt hảo như thế này, dù hôm ấy không có trăng. Vâng, không có trăng, lúc ấy tôi muốn trăng hiện ra hơn bao giờ hết, không hẳn là vì tôi tha thiết muốn ngắm trăng, mà tôi thấy hơi cô đơn, lạc lõng trong thế giới của người Hà Nội, chỉ có trăng là dành cho tất cả chúng ta. Tôi không thể nói dối là tôi thấy yêu Hà Nội mà tôi đang sống được, nhưng nói thực là tôi yêu Hà Nội xưa, như yêu một nét văn hóa thanh cao, nhã nhặn. Hôm qua, khi xem triển lãm áo dài, một lần nữa tôi lại thấy phảng phất từ “Hà Nội” trong tà áo lụa mềm mượt bay trên cầu Thê Húc rực sáng đèn, cứ như là các thiếu nữ Hà Thành đang đi trong ánh trăng vậy. Bài viết sưu tầm.. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Chuyên đề : Lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
Top