Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Chuyên đề : Lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Thandieu2" data-source="post: 6110" data-attributes="member: 1323"><p><strong>Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1991 đến năm 2000)</strong></p><p></p><p><strong>Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1991 đến năm 2000)</strong></p><p></p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 1991</strong></span></p><p></p><p><em><strong>Từ 25 đến 29-4</strong></em></p><p>- Đại hội đại biểu lần thứ XI (vòng 1) Đảng bộ thành phố, 548 đại biểu về dự Đại hội đã đóng góp ý kiến vào dự thảo Văn kiện chuẩn bị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Ngày 16-11-1991.</p><p> </p><p>- Đại hội đại biểu lần thứ XI (vòng 2) khai mạc; 438 đại biểu chính thức thay mặt cho 138.794 đảng viên toàn Đảng bộ thành phố. </p><p>Đại hội đánh tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X. Trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế, trong nước, những yêu cầu khách quan đang đặt ra trước Đảng bộ và nhân dân thủ đô trước bước đường đổi mới. Đại hội đặt ra 5 mục tiêu tổng quát: </p><p>- Bảo đảm ổn định về chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, tạo chuyển biến rõ rệt về trật tự đô thị và an toàn xã hội. </p><p>- Phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, từng bước ổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. </p><p>- Tăng cường xây dựng và quản lý đô thị. </p><p>- Nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, gia đình văn hóa, kiên quyết đấu tranh có hiệu quả chống tham nhũng và tiêu cực xã hội. </p><p>- Phát huy dân chủ XHCN đi đôi với tuân thủ pháp luật, kỷ cương xã hội, đổi mới tổ chức và cán bộ, nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, hiệu lực của Chính quyền các cấp và hoạt động của các đoàn thể quần chúng. </p><p>Đại hội đã bầu 51 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ bầu 12 đồng chí vào Ban Thường vụ; đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu lại làm Bí thư; đồng chí Lê Xuân Tùng, đồng chí Phạm Lợi làm Phó Bí thư. </p><p></p><p><strong><em>Ngày 12-8 </em></strong> </p><p>- Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9 từ ngày 27-7 đến 12-8 đã phê chuẩn địa giới hành chính mới của thành phố Hà Nội, có 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì); 5 huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì) và thị xã Sơn Tây được bàn giao về tỉnh Hà Tây (tại kỳ họp Quốc hội đã quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh: Hà Tây và Hòa Bình). </p><p> </p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 1992</strong></span> </p><p><strong><em>Ngày 13-4 </em></strong> </p><p>- Hội nghị lần thứ 3 Thành ủy đã thông qua Chương trình 05 “<em>Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Thủ đô</em>” với mục tiêu “<em>Giữ vững ổn định chính trị ở Thủ đô trong mọi tình huống, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động diễn biến hòa bình của địch…”</em>. </p><p>Ngay sau khi ban hành <em>Chương trình 05</em>, Thành ủy làm việc với các đồng chí Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan, Bí thư Đảng ủy các bộ ngành trung ương và Bí thư Đảng ủy các quân binh chủng đóng trên địa bàn để thông báo nội dung chương trình và bàn kế hoạch phối hợp hoạt động. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Tháng 4 </em></strong> </p><p>- Thành ủy sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 8B của Trung ương, đánh giá tình hình các tầng lớp nhân dân, công tác dân vận của Đảng, Chính quyền, Mặt trận các đoàn thể. Hội nghị đề ra những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm và đời sống của người lao động, gắn lợi ích và nguyện vọng của hội viên với hoạt động chung của đoàn thể; đổi mới tổ chức bộ máy và phương hướng hoạt động của Mặt trận tổ quốc, phát huy chủ nghĩa yêu nước của toàn dân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 5-5</em></strong> </p><p>- Thành ủy đề ra Chương trình 06 “<em>Kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới Thủ đô</em>”. Chương trình nêu rõ thực trạng nông nghiệp và nông thôn ngoại thành sau khi thực hiện Khoán 10 - những khuyết điểm còn tồn tại, những khuyết điểm riêng của ngoại thành; đề ra phương hướng, mục tiêu, biện pháp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Thủ đô (1992-1995). </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 19-7</em></strong> </p><p>- Cử tri Thủ đô đã bầu các đại biểu Quốc hội khóa IX đảm bảo dân chủ an toàn, đúng luật. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 4-12</em></strong> </p><p>- Ủy ban Nhân dân thành phố đã sơ kết, đánh giá kết quả bước đầu của Chương trình 06 và bổ sung những giải pháp lãnh đạo, đầu tư vốn, phát triển thủ công nghiệp, đào tạo cán bộ xã để đẩy mạnh kinh tế ngoại thành. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 28-12 </em></strong> </p><p>- Thành ủy họp Hội nghị lần 6 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thành phố năm 1992, khẳng định: Thành phố giữ vững ổn định chính trị, tiến hành có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Kinh tế có bước chuyển biến khá, thu nhập trong nước trên địa bàn tăng 21%, riêng Hà Nội tăng 19,5% so với 1991. Cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch tích cực. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển toàn diện, sản lượng lương thực tăng 30%, đàn lợn tăng 10,3%, đàn bò sữa tăng 20,8%, diện tích trồng rừng tăng 40% so với năm 1991. </p><p> </p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 1993</strong></span> </p><p><strong><em>Ngày 12-1</em></strong> </p><p>- Thành ủy đề ra Chương trình 18 “<em>Sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội</em>”. Thực hiện Chương trình 18, UBND thành phố thành lập <em>Tiểu Ban Chỉ đạo thành phố về đổi mới doanh nghiệp</em>, có kế hoạch chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị sản xuất kinh doanh; giải thể những đơn vị thua lỗ, sáp nhập đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả kém vào các đơn vị làm ăn khá. Đến cuối năm 1993, trên địa bàn Thành phố có 1.012 doanh nghiệp quốc doanh, 888 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. </p><p></p><p>- Nông nghiệp ngoại thành tiếp tục thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy. Sản lượng lương thực quy thóc tăng từ 209.907 tấn năm 1990 lên 244,244 tấn năm 1993, tăng 16%. Diện tích đất trồng hoa và cây ăn quả ngày càng tăng đưa giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ đạt 14,9 triệu đồng /ha canh tác năm 1991 lên 21,3 triệu đồng trong năm 1993. Do đó, đời sống của nông dân bước đầu được cải thiện. Số hộ nghèo giảm từ 9,17% (1990) xuống còn 5,83% (1993). </p><p></p><p>Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương nghiệp, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp. Sự khởi sắc của kinh tế Thủ đô có đóng góp to lớn của đội ngũ công nhân viên chức, nông dân - lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh. </p><p></p><p><strong><em>Ngày 4-2 </em></strong> </p><p>- Thành ủy đề ra Chương trình 20 nhằm vạch những mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản cho công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, trong những năm cuối thế kỷ XX. Chương trình 20 hướng vào giải quyết các chương trình trọng tâm: lập quy hoạch tổng thể toàn Thành phố và quy hoạch chi tiết các quận; tập trung đầu tư xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị. </p><p></p><p><strong><em>Ngày 10-4</em></strong> </p><p>- Hội đồng Nhân dân thành phố khóa X ra Nghị quyết số 51; tiếp đó UBND thành phố thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 20 và kế hoạch tổ chức triển khai. </p><p></p><p><strong><em>Từ tháng 5 đến tháng 8</em></strong> </p><p>- Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố chỉ đạo các ngành, UBND các quận, huyện tổ chức kiểm tra và quản lý sử dụng đất. Ngày 18-8-1993, Ban Thường vụ Thành ủy nghe UBND thành phố báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể phải đưa việc quản lý đất đai vào nề nếp, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm Luật đất đai. </p><p></p><p><strong><em>Ngày 16-9 </em></strong> </p><p>- Thành ủy họp với các đồng chí Thường vụ quận, huyện ủy phụ trách công tác dân vận, trưởng các đoàn thể và một số ban, ngành của Thành phố để xác định rõ trách nhiệm cụ thể với thanh niên trên các mặt: giáo dục đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu vui chơi lành mạnh, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, phạm pháp. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 17-9</em></strong> </p><p>- Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hà Nội được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 trường: trường Đảng Lê Hồng Phong, trường Quản lý Nhà nước thành phố, trường Đoàn Trung cấp thành phố. </p><p> </p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 1994</strong></span> </p><p><strong><em>Từ 27 đến 29-1 </em></strong> </p><p>- Thành ủy họp Hội nghị lần thứ 14 để kiểm điểm công tác, bảo đảm an ninh trật tự ở Thủ đô 3 năm (1991-1993), đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 1993 và đề ra phương hướng năm 1994. </p><p>- Trong 3 năm, lực lượng công an và các ngành chức năng đã khám phá 945 vụ án kinh tế, xử lý 298 đối tượng, thu hồi cho ngân sách 4.262.000 đồng. Công an và hải quan cửa khẩu phát hiện và xử lý hơn 200 trường hợp người nước ngoài vi phạm các quy định xuất nhập cảnh. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 31-1</em></strong> </p><p>- Thành ủy ra Chỉ thị 19 về “<em>Tăng cường chỉ đạo triển khai thi hành luật đất đai và luật thuế sử dụng thuế nông nghiệp</em>”. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 3-3</em></strong> </p><p>- Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 84/TTG về “<em>Chấn chỉnh tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh khu vực hợp tác xã tiểu - thủ công nghiệp</em>”. Thực hiện Chỉ thị, UBND thành phố và Sở Công nghiệp tổ chức “<em>Hội nghị sơ kết thí điểm xây dựng hợp tác xã công nghiệp cổ phần</em>”. Hội nghị khẳng định: thành công của việc thí điểm không chỉ giới hạn ở phạm vi củng cố và phát triển ở từng hợp tác xã mà hơn thế, còn đóng góp, giới thiệu với Đảng và Nhà nước một mô hình hợp tác xã đổi mới. </p><p>- Đến tháng 10-1994, toàn Thành phố có 134/272 hợp tác xã sản xuất kinh doanh tương đối ổn định </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Từ 29 đến 31-3</em></strong> </p><p>- Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đảng bộ thành phố, với sự tham gia của 220 đại biểu. Báo cáo chính trị trình trước Hội nghị nêu bật những thành tựu to lớn của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô trong việc thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ XI: kinh tế phát triển tương đối toàn diện với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đạt mức tăng trưởng khá; chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội có tiến bộ; cơ sở hạ tầng đô thị bước đầu được hiện đại hóa; đời sống văn hóa xã hội bước đầu được nâng cao. </p><p>Báo cáo cũng chỉ rõ những yếu kém, trách nhiệm trước hết thuộc về lãnh đạo và chỉ đạo của Thành ủy và sự điều hành, tổ chức thực hiện của Chính quyền thành phố. </p><p></p><p>Báo cáo đề ra những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tiếp tục phát triển kinh tế hành hóa nhiều thành phần, củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh; mở rộng kinh tế đối ngoại; đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị; nâng cao chất lượng văn hóa và tiến bộ xã hội; tăng cường công tác an ninh quốc phòng, đấu tranh chống các thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, củng cố chính quyền các cấp theo hướng xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng. </p><p>- Hà Nội bầu bổ sung 8 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XI. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 14-5</em></strong> </p><p>- Ủy ban Nhân dân thành phố ra kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện những vấn đề bức xúc của đô thị. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 13-7</em></strong> </p><p>- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND thành phố kiểm tra tại chỗ và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm hành lang bảo vệ đê từ Yên Phụ đến Nhật Tân. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 14-7</em></strong> </p><p>- Chợ Đồng Xuân mới được cải tạo do bị cháy, gây thiệt hạn nghiêm trọng về tài sản của Thành phố và nhân dân. Ngay sáng 15-7-1994, Thường vụ Thành ủy họp khẩn cấp, chỉ đạo UBND thành phố, Sở Công thương, quận Hoàn Kiếm nhanh chóng có các biện pháp khắc phục hậu quả cháy chợ và tổ chức sắp xếp chợ tạm Phùng Hưng để các hộ buôn bán ở chợ Đồng Xuân sớm ổn định kinh doanh. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 23-8</em></strong> </p><p>- Thành ủy ra Chỉ thị cho các cấp, các ngành giải quyết di dân, giải phóng mặt bằng trên các tuyến đường đang mở rộng và xây dựng, vừa quan tâm đảm bảo đời sống của các hộ dân đang ở, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 20-11</em></strong> </p><p>- Bầu cử Hội đồng Nhân dân 3 cấp được tổ chức chu đáo, diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao, đảm bảo dân chủ, an toàn, đúng luật; 99,5% cử tri Thành phố đã đi bầu cử ; 84 đại biểu trúng cử Hội đồng Nhân dân thành phố; 314 đại biểu trúng cử Hội đồng Nhân dân cấp huyện, quận, 4908 đại biểu trúng cử Hội đồng Nhân dân cấp phường, xã. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 15-12</em></strong> </p><p>- Hội đồng Nhân dân thành phố họp phiên đầu tiên. Đồng chí Lê Ất Hợi được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 19-12</em></strong> </p><p>- Chủ tịch nước công bố danh sách 212 “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” người Hà Nội, trong đó có 104 Mẹ còn sống. Ngày 22-12-1994 Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội đã tổ chức long trọng lễ trao danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”. Việc làm này mang ý nghĩa chính trị và tư tưởng, tình cảm sâu sắc, có tác dụng giáo dục, động viên, cổ vũ to lớn trong toàn Đảng bộ và nhân dân. </p><p> </p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 1995</strong></span> </p><p><strong><em>Ngày 15-2 </em></strong> </p><p>- Thủ tướng Chính phủ làm việc với các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố đánh giá kết quả kinh tế - xã hội thành phố năm 1994 và có ý kiến chỉ đạo những việc Thành phố cần tập trung làm trong năm 1995 nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của Thủ đô. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 28-2 </em></strong> </p><p>- Ban Thường vụ Thành ủy ra thông báo chỉ đạo về xử lý vi phạm pháp lệnh đê, thống nhất các việc cần tập trung giải quyết. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 15-3 </em></strong> </p><p>- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ xử lý vấn đề đê “Yên Phụ - Nhật Tân”, Ban Chấp hành Đảng bộ họp đột xuất để thống nhất chủ trương lãnh đạo, các biện pháp cụ thể xử lý những vi phạm, hạ quyết tâm đến ngày 30-6-1995 phải kiên quyết trả lại mặt đê, mái đê và lưu thông hai bên thân đê, cách chân đê 5 mét; kịp thời sửa chữa, tu bổ, đảm bảo độ vững chắc, an toàn của đê. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 29-3 </em></strong> </p><p>- Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm việc với Bộ Thủy Lợi và UBND thành phố về việc triển khai cụ thể các phương án xử lý kỹ thuật di chuyển các hộ dân, các công trình trong phạm vi cần giải tỏa. </p><p>Sau 3 tháng thực hiện, 202 nhà nằm trong chỉ giới đã tự nguyện tháo dỡ hoàn toàn hoặc một phần. Các chính sách đền bù, hỗ trợ dân di chuyển được Thành phố chỉ đạo thực hiện chu đáo. UBND thành phố tạm ứng 6,5 tỷ đồng cho UBND quận Ba Đình và 6,5 tỷ đồng cho UBND huyện Từ Liêm để chi cho việc hỗ trợ dân di chuyển theo chính sách. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 13-4 </em></strong> </p><p>- Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành kế hoạch “<em>Cải cách một bước nền hành chính Nhà nước của Thành phố</em>”, trước hết cải cách thủ tục hành chính; điều chỉnh tổ chức và các mối quan hệ trong bộ máy hành chính; xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức và cán bộ chính quyền cơ sở. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính được thành lập do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Từ tháng 6 </em></strong> </p><p>- Ủy ban Nhân dân thành phố tổ chức chế độ giao ban thường kỳ hàng tháng giữa Chủ tịch UBND thành phố với Chủ tịch UBND các quận, huyện để nâng cao trách nhiệm cá nhân, đôn đốc, chỉ đạo những công tác trọng tâm. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 12-7</em></strong> </p><p>- Ủy ban Nhân dân thành phố trình Hội đồng Nhân dân thành phố về việc “<em>Điều chỉnh địa giới hành chính quận, huyện thành phố Hà Nội đến năm 2010</em>” căn cứ vào quy hoạch tổng thể mặt bằng Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 28-10 </em></strong> </p><p>- Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định thành lập quận Tây Hồ. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Từ quý III </em></strong> </p><p>- Thành ủy tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp tổng kết việc thực hiện 8 chương trình công tác của Thành ủy. Ba chương trình kinh tế (06, 13, 18) của Thành ủy được mở đường và tạo sức mạnh tổng hợp cho các thành phần kinh tế Thủ đô phát triển. Gắn với các chương trình kinh tế và đô thị, Thành phố chú trọng chỉ đạo các chương trình văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Do đó, văn hóa - xã hội của Thủ đô đã khởi sắc; đời sống tinh thần có nhiều mặt được đổi mới, nâng cao. </p><p> <span style="color: Red"></span></p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 1996</strong></span> </p><p><strong><em>Ngày 30-1</em></strong> </p><p>- Ban Thường vụ Thành ủy họp, đánh giá công tác lãnh đạo và chỉ đạo năm 1995 và nhận định: Đảng bộ và nhân dân thủ đô đã thu được thắng lợi to lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội do Đại hội XI đề ra. Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội thành phố vẫn tồn đọng nhiều hạn chế trên bước đường đổi mới; công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn còn nhiều sơ hở, gây hậu quả nghiêm trọng như quản lý đất đai, đê kè, quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa; cải cách nền hành chính triển khai chậm, các biểu hiện trì trệ do phân công, phân cấp quản lý Thành phố, quản lý cán bộ, quản lý đô thị… chậm được khắc phục. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 7-5</em></strong> </p><p>- Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội khai mạc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt -Xô, 398 đại biểu đại diện cho 14 vạn đảng viên dự Đại hội. Tổng Bí thư Đỗ Mười thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng về dự và phát biểu với Đại hội. Tổng Bí thư biểu dương Đảng bộ, Chính quyền nhân dân Thủ đô đã cố gắng, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 1991-1995 và giao cho Đảng bộ nhiệm vụ: phấn đấu xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về an ninh quốc phòng, đẹp về văn hóa, cao về trí tuệ, xứng đáng với vị trí, vai trò là Thủ đô của đất nước trong thời kỳ mới. </p><p></p><p>Đại hội đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của thủ đô Hà Nội, với 5 mục tiêu tổng quát 1996-2000 là: </p><p>- Đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế </p><p>- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN </p><p>- Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch </p><p>- Cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa, môi trường sống của Nhân dân </p><p>- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị. </p><p></p><p><strong><em>Ngày 9-5 </em></strong> </p><p>- Đại hội bế mạc, 51 đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XII, tiêu biểu cho trí tuệ, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trên con đường đổi mới. </p><p></p><p><strong><em>Ngày 13-5 </em></strong> </p><p>- Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu 15 đồng chí vào Ban Thường vụ Thành ủy. Đồng chí Lê Xuân Tùng được bầu làm Bí thư thành ủy; các đồng chí Hoàng Văn Nghiêm, Phạm Lợi, Trần Văn Tuấn được bầu làm Phó Bí thư thành ủy. </p><p></p><p><strong><em>Tháng 7</em></strong> </p><p>- Tại kỳ họp thứ 2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 1996 và đưa ra các chủ trương giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện 6 tháng cuối năm 1996. </p><p></p><p>Đối với công nghiệp - thương mại dịch vụ, sau kỳ họp thứ 2, Thường vụ Thành ủy đã tổ chức cuộc tiếp xúc giữa Tổng Bí thư Đỗ Mười với các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thuộc các ngành cơ khí, điện tử, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải…để góp phần xây dựng cơ chế chính sách và định hướng phát triển các thành phần kinh tế. Đồng thời, Thành phố đầu tư 137 tỷ đồng tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân sản xuất, kinh doanh. Trong năm 1996, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 18,6%, xuất khẩu tăng 33%, trong đó kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 2,7% tăng 80,2%; kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 60%, tăng 15%. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 22-11</em></strong> </p><p>- Chính phủ ra Nghị định 74/CP về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy. </p><p>Như vậy đến năm 1997, Hà Nội có 7 quận nội thành là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Ba Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy; 5 huyện ngoại thành: Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn. </p><p> </p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 1997</strong></span> </p><p><strong><em>Ngày 5-3 </em></strong> </p><p>- Thành phố nghe báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 02 (1-12-1994) về “<em>Tổ chức quản lý Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp ở Hà Nội</em>”. Sau 2 năm thực hiện, sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã có sự chuyển biến bước đầu, giá trị sản xuất năm 1996 tăng 8,6% so với năm 1995. Một số hợp tác xã: Thành Đồng, Tự Cường (quận Hai Bà Trưng), Sông Hương (quận Hoàn Kiếm), Trúc Sơn (quận Tây Hồ), Trường Sơn (quận Đống Đa) đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 20-6</em></strong> </p><p>- Để nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, Thành phố chủ trương cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các khu vui chơi giải trí. Sở Văn hóa Thông tin tích cực chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 18-8</em></strong> </p><p>- Thường trực Thành ủy có cuộc họp chuyên đề bàn về các vấn đề kinh tế đối ngoại; đề ra định hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu; phát triển du lịch của Hà Nội đến năm 2000. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 13-10 </em></strong> </p><p>- Hội nghị lần thứ 6 Thành ủy đã thảo luận thông qua kế hoạch 16-KH/TU về “<em>Chiến lược cán bộ đến năm 2000</em>”. Hội nghị nhất trí đề ra nhiệm vụ tập trung vào các khâu: đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; đổi mới tổ chức bộ máy làm công tác cán bộ. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Năm 1997</em></strong> </p><p>- Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, Thành phố đã trích 141 tỷ đồng để trợ cấp một lần cho 139.000 người diện chính sách; Thành phố và các quận, huyện còn cho xây dựng 391 căn nhà mới, sửa chữa 1.150 nhà diện chính sách, tăng hơn 10.000 sổ tiết kiệm, xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 13 tỷ đồng. </p><p>- Đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, các ngành chức năng đã điều tra, khám phá 213 vụ, 297 đối tượng tham nhũng, thu hồi hơn 260 tỷ đồng và 62.000 m2 đất. </p><p> </p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 1998</strong></span> </p><p><strong><em>Ngày 13-1</em></strong> </p><p>- Hội nghị lần thứ 7 Thành ủy đã thông qua chương trình “<em>Thực hiện một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng</em>”. Về 3 nhiệm vụ trọng tâm của chương trình, Hội nghị nhấn mạnh: với tổ chức cơ sở Đảng, cần coi trọng công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng đảng viên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu công tác. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 18-2 </em></strong> </p><p>- Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt phổ biến Chỉ thị, đồng thời có kế hoạch hướng dẫn cơ sở thực hiện. </p><p>Trong khi chỉ đạo các điểm xây dựng quy chế, quy ước cụ thể để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thành ủy đã ban hành Quyết định 1418-QĐ/UB về công tác tiếp dân. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Tháng 4</em></strong> </p><p>- Thành ủy, UBND Thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tiếp dân 1991-1997. Hội nghị đánh giá những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của công tác tiếp dân và xác định phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tới. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 8 và 9- 4</em></strong> </p><p>- Hội nghị lần thứ 8 Thành ủy (khóa XII) đã thống nhất nhận định: tình hình mọi mặt của Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, nổi bật là tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được giữ vững, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội. Tổng sản phẩm trong nước năm 1996 tăng 13% và 1997 tăng 12,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 20-6</em></strong> </p><p>- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Thành phố đến năm 2020. Thành phố đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh các tiến độ xây dựng quy hoạch các lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, thủy lợi. Quy hoạch chi tiết 10 quận, huyện và hầu hết các quy hoạch ngành đã được xây dựng, phê duyệt và từng bước công bố.</p><p> </p><p>Một số nhóm dự án trọng điểm giai đoạn 1998-2000 được khởi công. Thành phố xây dựng 69 km đường theo quy hoạch trong đó có một số trọng điểm: đường Trần Khát Chân, đường 32 (đoạn Cầu Giấy - Mai Dịch), đường Cầu Giấy - Hùng Vương (đoạn Kim Mã - Voi Phục), đường Hoàng Quốc Việt, đường Láng Trung - La Thành. </p><p>Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1, có một số công trình đã hoàn thành như: hệ thống cống ngầm khu vực Trúc Bạch, Trần Bình Trọng, hồ điều hòa Nam Yên Sở rộng 43 ha, trạm bơm có công suất 15 m3/s </p><p> </p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 1999</strong></span> </p><p><strong><em>Đầu năm 1999 </em></strong> </p><p>- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 6 (lần 2) khóa VIII đã ra Nghị quyết “<em>Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng</em>”, trên ba lĩnh vực: nhận thức tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên. Hội nghị quyết định tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình nhân kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc vận động được tiến hành từ 19-5-1999 đến 19-5-2001, sau đó trở thành nề nếp thường xuyên. </p><p>Qua sinh hoạt tự phê bình, phê bình ở các tổ chức Đảng trên toàn Thành phố có 478 đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng, trong đó khiển trách 150, cảnh cáo 197, cách chức 19, khai trừ 82. Nội dung sai phạm chủ yếu là: thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm về nhà đất, cố ý làm trái quy định Pháp luật Nhà nước, ý thức chấp hành Chỉ thị, Nghị quyết không nghiêm, tham ô, tư lợi… </p><p></p><p>Công tác phát triển Đảng có nhiều tiến bộ. Năm 1999, toàn Đảng bộ Thành phố kết nạp được 4807 đảng viên mới, tăng 9,77% so với năm 1998. Việc đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm được các cấp ủy quan tâm. Số đảng viên loại 1 tăng từ 80,8% (năm 1998) lên 82,3% (năm 1999). </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 2-6</em></strong> </p><p>- Công ty liên doanh Vinaconex (V.N) và Kolon (Hàn Quốc) khởi công dự án cải tạo mở rộng dự án cấp nước Hà Nội giai đoạn 4. Mục tiêu của dự án là tăng thêm công suất nước sạch lên 60.000m3/ ngày. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 29-8</em></strong> </p><p>- Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đỗ Mười đã đến thăm công trình xây dựng Bắc Linh Đàm thuộc dự án xây dựng nhà ở của Thành phố. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 26-9</em></strong> </p><p>- Thành phố tổ chức lễ khởi công xây dựng khu Đô thị mới Định Công 35 ha, cách trung tâm Hà Nội 5 km. Đây là một trong những dự án trọng điểm của chương trình phát triển nhà ở, được thực hiện 5 năm, khi hoàn thành sẽ cung cấp chỗ ở cho khoảng 16.500 người. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Tháng 10</em></strong> </p><p>- Thành phố tiếp tục khởi công xây dựng khu nhà ở 228 đường Láng và A6 Thành Công với tổng diện tích sàn 11.000m2, phục vụ việc di dân giải phóng mặt bằng. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 10-10</em></strong> </p><p>- Chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội chính thức phát sóng, tăng máy phát công suất 10 km cho cả hệ thống phát thanh và truyền hình đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 14-11</em></strong> </p><p>- Bầu cử Hội đồng Nhân dân 3 cấp. Nêu cao tinh thần trách nhiệm tham gia xây dựng chính quyền, toàn Thành phố có trên 1.824.000 cử tri (chiếm tỷ lệ 99,75%) đã đi bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố (khóa XII) và Hội đồng Nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn nhiệm kỳ 1999-2004. Kết quả đã bầu được 85 đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố. Trong kỳ họp thứ nhất, Hội đồng Nhân dân thành phố đã bầu một Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, bầu một Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Năm 1999</em></strong> </p><p>- Thành phố tiếp tục giữ vững lá cờ đầu trong hoạt động y tế, thể dục, thể thao, đồng thời thực hiện các chính sách xã hội. Thành phố đã huy động 22 tỷ đồng để xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách; duy trì phụng dưỡng 122 bà mẹ Việt Nam Anh hùng của Thành phố và 87 bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở Quảng Nam - Đà Nẵng với mức bình quân 200.000 - 300.000 đồng/người; xây mới 150 nhà, sửa chữa 100 nhà ở cho người có công với cách mạng. </p><p></p><p>- Với những thành tựu quan trọng đã đạt được trong gần 15 năm đổi mới; uy tín ngày càng được nâng cao trong khu vực và quốc tế, Hà Nội đã được UNESCO bình chọn là Thành phố duy nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận danh hiệu cao quý “Thành phố vì hòa bình”. </p><p>Thủ đô Hà Nội tự tin, phấn chấn bước vào năm 2000 - năm có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Đất nước và Thủ đô. </p><p> </p><p><span style="color: Red"><strong>Năm 2000</strong></span> </p><p><strong><em>Đầu năm 2000</em></strong> </p><p>- Liên đoàn Lao động thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn đã phát động phong trào thi đua lao động, sản xuất lập thành tích chào mừng kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Đại hội Đảng các cấp. Thủ đô bừng lên một khí thế và sức sống mới. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 28-3 </em></strong> </p><p>- Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố mở Hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm đẩy mạnh các hoạt động kỷ niệm 990 Thăng Long - Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy chủ trì Hội nghị <span style="color: #0000ff"><em>(3). </em></span>Các nhiệm vụ trọng tâm được xác định: động viên và tổ chức các phong trào thi đua thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, công trình phúc lợi và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. </p><p><strong><em><span style="color: black"></span></em></strong></p><p><strong><em><span style="color: black">Tháng 3 </span></em></strong> </p><p>- Hàng loạt các công trình trọng điểm trong chương trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội được triển khai đồng bộ: cải tạo, chỉnh trang các tuyến đê nội thành; làm hồ Yên Sở, cải tạo sông Kim Ngưu; xây dựng hệ thống điện nông thôn; xây dựng nhà Thái Học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám; tôn tạo di tích tượng vua Lê, di tích nhà tù Hỏa Lò, di tích Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Môn, Hậu Lâu trong khu Thành cổ; chỉnh trang khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm; xây dựng khu vui chơi giải trí Hồ Tây; xây dựng 990 nhà tình nghĩa, tình thương… </p><p>- Sở Văn hóa Thông tin thành phố cùng các chuyên gia lịch sử, văn hóa, các nghệ sỹ đêm ngày chuẩn bị kịch bản lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 7-10</em></strong> </p><p>- Tại Hội trường Ba Đình, Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã tổ chức trọng thể cuộc mít tính kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội và đón nhận danh hiệu cao quý “Thủ đô Anh hùng” do Đảng và Nhà nước trao tặng. Vinh dự đặc biệt cao quý này không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của nhân dân Hà Nội mà còn là niềm vui chung của nhân dân cả nước. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Đêm 8-10</em></strong> </p><p>- Tại sân vận động Hà Nội diễn ra Lễ hội 990 năm Thăng Long - Hà Nội có quy mô hoành tráng gây ấn tượng sâu đậm trong đồng bào Thủ đô cũng như cả nước và bè bạn Quốc tế. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 15-12</em></strong> </p><p>- Bộ Chính trị ra Nghị quyết 15 về “<em>Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà nội trong thời kỳ 2001-2010</em>”. Nghị quyết Bộ Chính trị đã đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ chính trị (khóa V) và 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới ở Thủ đô; xác định vị trí của Thủ đô “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Nghị quyết đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô: “<em>Trong 10 năm tới, gắn với chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành phố phải phát triển kinh tế - khoa học, công nghệ, văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững; đảm bảo xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất kỹ thuật và xã hội của Thủ đô XHCN giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu “Thủ đô Anh hùng</em>”. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Ngày 28-12</em></strong> </p><p>- Ủy Ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội. Với Pháp lệnh này, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước ta, Nhà nước có một văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho Thủ đô. Nghị quyết Bộ Chính trị và Pháp lệnh về Thủ đô thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tạo động lực mới để Thủ đô tiến nhanh trên con đường văn minh, hiện đại. </p><p><strong><em></em></strong></p><p><strong><em>Từ 27 đến 30-12 </em></strong> </p><p>- <span style="color: black">Tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội</span>, Đại hội Đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội được tiến hành. Có 401 đại biểu, đại diện cho 156.000 đảng viên toàn Đảng bộ về dự Đại hội. Đại hội vinh dự đón Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; các đồng chí cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. </p><p>Đại hội đã đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng bộ Thành phố; nhìn lại 10 năm phát triển kinh tế Thủ đô (1991-2000); tổng kết những kinh nghiệm sau 15 năm đổi mới (1986-2000 ); đề ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô thời kỳ 2001-2010 và nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 2001-2005; thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp dự thảo các Văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội. </p><p></p><p>Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIII gồm 51 đồng chí, bầu đoàn đại biểu gồm 31 đồng chí đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu Ban thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Ban Chính trị được bầu làm Bí thư Thành ủy; các đồng chí Trần Văn Tuấn, Hoàng Văn Nghiêm, Phùng Hữu Phú làm Phó Bí thư Thành ủy. </p><p></p><p><strong><em>Trần Trung Sơn</em></strong> </p><p> <span style="color: #0000ff"><em>(3) Tháng 1-2000 Bộ Chính trị phân công đồng chí Lê Xuân Tùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy lên Trung ương nhận nhiệm vụ mới. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị thôi phụ trách công tác tư tưởng văn hóa – khoa giáo của Trung ương để giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội.</em></span></p><p></p><p></p><p><span style="color: #0000ff"><em><span style="color: Black">(Nguồn: Sưu tầm)</span></em></span></p><p><span style="color: #0000ff"><em></em></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Thandieu2, post: 6110, member: 1323"] [b]Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1991 đến năm 2000)[/b] [B]Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1991 đến năm 2000)[/B] [COLOR=Red][B]Năm 1991[/B][/COLOR] [I][B]Từ 25 đến 29-4[/B][/I] - Đại hội đại biểu lần thứ XI (vòng 1) Đảng bộ thành phố, 548 đại biểu về dự Đại hội đã đóng góp ý kiến vào dự thảo Văn kiện chuẩn bị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Ngày 16-11-1991. - Đại hội đại biểu lần thứ XI (vòng 2) khai mạc; 438 đại biểu chính thức thay mặt cho 138.794 đảng viên toàn Đảng bộ thành phố. Đại hội đánh tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X. Trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế, trong nước, những yêu cầu khách quan đang đặt ra trước Đảng bộ và nhân dân thủ đô trước bước đường đổi mới. Đại hội đặt ra 5 mục tiêu tổng quát: - Bảo đảm ổn định về chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, tạo chuyển biến rõ rệt về trật tự đô thị và an toàn xã hội. - Phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, từng bước ổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. - Tăng cường xây dựng và quản lý đô thị. - Nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, gia đình văn hóa, kiên quyết đấu tranh có hiệu quả chống tham nhũng và tiêu cực xã hội. - Phát huy dân chủ XHCN đi đôi với tuân thủ pháp luật, kỷ cương xã hội, đổi mới tổ chức và cán bộ, nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, hiệu lực của Chính quyền các cấp và hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Đại hội đã bầu 51 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ bầu 12 đồng chí vào Ban Thường vụ; đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu lại làm Bí thư; đồng chí Lê Xuân Tùng, đồng chí Phạm Lợi làm Phó Bí thư. [B][I]Ngày 12-8 [/I][/B] - Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9 từ ngày 27-7 đến 12-8 đã phê chuẩn địa giới hành chính mới của thành phố Hà Nội, có 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì); 5 huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì) và thị xã Sơn Tây được bàn giao về tỉnh Hà Tây (tại kỳ họp Quốc hội đã quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh: Hà Tây và Hòa Bình). [COLOR=Red][B]Năm 1992[/B][/COLOR] [B][I]Ngày 13-4 [/I][/B] - Hội nghị lần thứ 3 Thành ủy đã thông qua Chương trình 05 “[I]Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Thủ đô[/I]” với mục tiêu “[I]Giữ vững ổn định chính trị ở Thủ đô trong mọi tình huống, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động diễn biến hòa bình của địch…”[/I]. Ngay sau khi ban hành [I]Chương trình 05[/I], Thành ủy làm việc với các đồng chí Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan, Bí thư Đảng ủy các bộ ngành trung ương và Bí thư Đảng ủy các quân binh chủng đóng trên địa bàn để thông báo nội dung chương trình và bàn kế hoạch phối hợp hoạt động. [B][I] Tháng 4 [/I][/B] - Thành ủy sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 8B của Trung ương, đánh giá tình hình các tầng lớp nhân dân, công tác dân vận của Đảng, Chính quyền, Mặt trận các đoàn thể. Hội nghị đề ra những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm và đời sống của người lao động, gắn lợi ích và nguyện vọng của hội viên với hoạt động chung của đoàn thể; đổi mới tổ chức bộ máy và phương hướng hoạt động của Mặt trận tổ quốc, phát huy chủ nghĩa yêu nước của toàn dân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. [B][I] Ngày 5-5[/I][/B] - Thành ủy đề ra Chương trình 06 “[I]Kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới Thủ đô[/I]”. Chương trình nêu rõ thực trạng nông nghiệp và nông thôn ngoại thành sau khi thực hiện Khoán 10 - những khuyết điểm còn tồn tại, những khuyết điểm riêng của ngoại thành; đề ra phương hướng, mục tiêu, biện pháp phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Thủ đô (1992-1995). [B][I] Ngày 19-7[/I][/B] - Cử tri Thủ đô đã bầu các đại biểu Quốc hội khóa IX đảm bảo dân chủ an toàn, đúng luật. [B][I] Ngày 4-12[/I][/B] - Ủy ban Nhân dân thành phố đã sơ kết, đánh giá kết quả bước đầu của Chương trình 06 và bổ sung những giải pháp lãnh đạo, đầu tư vốn, phát triển thủ công nghiệp, đào tạo cán bộ xã để đẩy mạnh kinh tế ngoại thành. [B][I] Ngày 28-12 [/I][/B] - Thành ủy họp Hội nghị lần 6 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thành phố năm 1992, khẳng định: Thành phố giữ vững ổn định chính trị, tiến hành có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Kinh tế có bước chuyển biến khá, thu nhập trong nước trên địa bàn tăng 21%, riêng Hà Nội tăng 19,5% so với 1991. Cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch tích cực. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển toàn diện, sản lượng lương thực tăng 30%, đàn lợn tăng 10,3%, đàn bò sữa tăng 20,8%, diện tích trồng rừng tăng 40% so với năm 1991. [COLOR=Red][B]Năm 1993[/B][/COLOR] [B][I]Ngày 12-1[/I][/B] - Thành ủy đề ra Chương trình 18 “[I]Sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội[/I]”. Thực hiện Chương trình 18, UBND thành phố thành lập [I]Tiểu Ban Chỉ đạo thành phố về đổi mới doanh nghiệp[/I], có kế hoạch chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị sản xuất kinh doanh; giải thể những đơn vị thua lỗ, sáp nhập đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả kém vào các đơn vị làm ăn khá. Đến cuối năm 1993, trên địa bàn Thành phố có 1.012 doanh nghiệp quốc doanh, 888 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Nông nghiệp ngoại thành tiếp tục thực hiện Chương trình 06 của Thành ủy. Sản lượng lương thực quy thóc tăng từ 209.907 tấn năm 1990 lên 244,244 tấn năm 1993, tăng 16%. Diện tích đất trồng hoa và cây ăn quả ngày càng tăng đưa giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ đạt 14,9 triệu đồng /ha canh tác năm 1991 lên 21,3 triệu đồng trong năm 1993. Do đó, đời sống của nông dân bước đầu được cải thiện. Số hộ nghèo giảm từ 9,17% (1990) xuống còn 5,83% (1993). Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương nghiệp, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp. Sự khởi sắc của kinh tế Thủ đô có đóng góp to lớn của đội ngũ công nhân viên chức, nông dân - lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh. [B][I]Ngày 4-2 [/I][/B] - Thành ủy đề ra Chương trình 20 nhằm vạch những mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản cho công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, trong những năm cuối thế kỷ XX. Chương trình 20 hướng vào giải quyết các chương trình trọng tâm: lập quy hoạch tổng thể toàn Thành phố và quy hoạch chi tiết các quận; tập trung đầu tư xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị. [B][I]Ngày 10-4[/I][/B] - Hội đồng Nhân dân thành phố khóa X ra Nghị quyết số 51; tiếp đó UBND thành phố thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 20 và kế hoạch tổ chức triển khai. [B][I]Từ tháng 5 đến tháng 8[/I][/B] - Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố chỉ đạo các ngành, UBND các quận, huyện tổ chức kiểm tra và quản lý sử dụng đất. Ngày 18-8-1993, Ban Thường vụ Thành ủy nghe UBND thành phố báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể phải đưa việc quản lý đất đai vào nề nếp, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm Luật đất đai. [B][I]Ngày 16-9 [/I][/B] - Thành ủy họp với các đồng chí Thường vụ quận, huyện ủy phụ trách công tác dân vận, trưởng các đoàn thể và một số ban, ngành của Thành phố để xác định rõ trách nhiệm cụ thể với thanh niên trên các mặt: giáo dục đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu vui chơi lành mạnh, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, phạm pháp. [B][I] Ngày 17-9[/I][/B] - Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hà Nội được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 trường: trường Đảng Lê Hồng Phong, trường Quản lý Nhà nước thành phố, trường Đoàn Trung cấp thành phố. [COLOR=Red][B]Năm 1994[/B][/COLOR] [B][I]Từ 27 đến 29-1 [/I][/B] - Thành ủy họp Hội nghị lần thứ 14 để kiểm điểm công tác, bảo đảm an ninh trật tự ở Thủ đô 3 năm (1991-1993), đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 1993 và đề ra phương hướng năm 1994. - Trong 3 năm, lực lượng công an và các ngành chức năng đã khám phá 945 vụ án kinh tế, xử lý 298 đối tượng, thu hồi cho ngân sách 4.262.000 đồng. Công an và hải quan cửa khẩu phát hiện và xử lý hơn 200 trường hợp người nước ngoài vi phạm các quy định xuất nhập cảnh. [B][I] Ngày 31-1[/I][/B] - Thành ủy ra Chỉ thị 19 về “[I]Tăng cường chỉ đạo triển khai thi hành luật đất đai và luật thuế sử dụng thuế nông nghiệp[/I]”. [B][I] Ngày 3-3[/I][/B] - Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 84/TTG về “[I]Chấn chỉnh tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh khu vực hợp tác xã tiểu - thủ công nghiệp[/I]”. Thực hiện Chỉ thị, UBND thành phố và Sở Công nghiệp tổ chức “[I]Hội nghị sơ kết thí điểm xây dựng hợp tác xã công nghiệp cổ phần[/I]”. Hội nghị khẳng định: thành công của việc thí điểm không chỉ giới hạn ở phạm vi củng cố và phát triển ở từng hợp tác xã mà hơn thế, còn đóng góp, giới thiệu với Đảng và Nhà nước một mô hình hợp tác xã đổi mới. - Đến tháng 10-1994, toàn Thành phố có 134/272 hợp tác xã sản xuất kinh doanh tương đối ổn định [B][I] Từ 29 đến 31-3[/I][/B] - Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đảng bộ thành phố, với sự tham gia của 220 đại biểu. Báo cáo chính trị trình trước Hội nghị nêu bật những thành tựu to lớn của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô trong việc thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ XI: kinh tế phát triển tương đối toàn diện với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đạt mức tăng trưởng khá; chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội có tiến bộ; cơ sở hạ tầng đô thị bước đầu được hiện đại hóa; đời sống văn hóa xã hội bước đầu được nâng cao. Báo cáo cũng chỉ rõ những yếu kém, trách nhiệm trước hết thuộc về lãnh đạo và chỉ đạo của Thành ủy và sự điều hành, tổ chức thực hiện của Chính quyền thành phố. Báo cáo đề ra những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tiếp tục phát triển kinh tế hành hóa nhiều thành phần, củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh; mở rộng kinh tế đối ngoại; đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị; nâng cao chất lượng văn hóa và tiến bộ xã hội; tăng cường công tác an ninh quốc phòng, đấu tranh chống các thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, củng cố chính quyền các cấp theo hướng xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng. - Hà Nội bầu bổ sung 8 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XI. [B][I] Ngày 14-5[/I][/B] - Ủy ban Nhân dân thành phố ra kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện những vấn đề bức xúc của đô thị. [B][I] Ngày 13-7[/I][/B] - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND thành phố kiểm tra tại chỗ và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm hành lang bảo vệ đê từ Yên Phụ đến Nhật Tân. [B][I] Ngày 14-7[/I][/B] - Chợ Đồng Xuân mới được cải tạo do bị cháy, gây thiệt hạn nghiêm trọng về tài sản của Thành phố và nhân dân. Ngay sáng 15-7-1994, Thường vụ Thành ủy họp khẩn cấp, chỉ đạo UBND thành phố, Sở Công thương, quận Hoàn Kiếm nhanh chóng có các biện pháp khắc phục hậu quả cháy chợ và tổ chức sắp xếp chợ tạm Phùng Hưng để các hộ buôn bán ở chợ Đồng Xuân sớm ổn định kinh doanh. [B][I] Ngày 23-8[/I][/B] - Thành ủy ra Chỉ thị cho các cấp, các ngành giải quyết di dân, giải phóng mặt bằng trên các tuyến đường đang mở rộng và xây dựng, vừa quan tâm đảm bảo đời sống của các hộ dân đang ở, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công. [B][I] Ngày 20-11[/I][/B] - Bầu cử Hội đồng Nhân dân 3 cấp được tổ chức chu đáo, diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao, đảm bảo dân chủ, an toàn, đúng luật; 99,5% cử tri Thành phố đã đi bầu cử ; 84 đại biểu trúng cử Hội đồng Nhân dân thành phố; 314 đại biểu trúng cử Hội đồng Nhân dân cấp huyện, quận, 4908 đại biểu trúng cử Hội đồng Nhân dân cấp phường, xã. [B][I] Ngày 15-12[/I][/B] - Hội đồng Nhân dân thành phố họp phiên đầu tiên. Đồng chí Lê Ất Hợi được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố. [B][I] Ngày 19-12[/I][/B] - Chủ tịch nước công bố danh sách 212 “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” người Hà Nội, trong đó có 104 Mẹ còn sống. Ngày 22-12-1994 Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội đã tổ chức long trọng lễ trao danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”. Việc làm này mang ý nghĩa chính trị và tư tưởng, tình cảm sâu sắc, có tác dụng giáo dục, động viên, cổ vũ to lớn trong toàn Đảng bộ và nhân dân. [COLOR=Red][B]Năm 1995[/B][/COLOR] [B][I]Ngày 15-2 [/I][/B] - Thủ tướng Chính phủ làm việc với các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố đánh giá kết quả kinh tế - xã hội thành phố năm 1994 và có ý kiến chỉ đạo những việc Thành phố cần tập trung làm trong năm 1995 nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của Thủ đô. [B][I] Ngày 28-2 [/I][/B] - Ban Thường vụ Thành ủy ra thông báo chỉ đạo về xử lý vi phạm pháp lệnh đê, thống nhất các việc cần tập trung giải quyết. [B][I] Ngày 15-3 [/I][/B] - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ xử lý vấn đề đê “Yên Phụ - Nhật Tân”, Ban Chấp hành Đảng bộ họp đột xuất để thống nhất chủ trương lãnh đạo, các biện pháp cụ thể xử lý những vi phạm, hạ quyết tâm đến ngày 30-6-1995 phải kiên quyết trả lại mặt đê, mái đê và lưu thông hai bên thân đê, cách chân đê 5 mét; kịp thời sửa chữa, tu bổ, đảm bảo độ vững chắc, an toàn của đê. [B][I] Ngày 29-3 [/I][/B] - Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm việc với Bộ Thủy Lợi và UBND thành phố về việc triển khai cụ thể các phương án xử lý kỹ thuật di chuyển các hộ dân, các công trình trong phạm vi cần giải tỏa. Sau 3 tháng thực hiện, 202 nhà nằm trong chỉ giới đã tự nguyện tháo dỡ hoàn toàn hoặc một phần. Các chính sách đền bù, hỗ trợ dân di chuyển được Thành phố chỉ đạo thực hiện chu đáo. UBND thành phố tạm ứng 6,5 tỷ đồng cho UBND quận Ba Đình và 6,5 tỷ đồng cho UBND huyện Từ Liêm để chi cho việc hỗ trợ dân di chuyển theo chính sách. [B][I] Ngày 13-4 [/I][/B] - Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành kế hoạch “[I]Cải cách một bước nền hành chính Nhà nước của Thành phố[/I]”, trước hết cải cách thủ tục hành chính; điều chỉnh tổ chức và các mối quan hệ trong bộ máy hành chính; xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức và cán bộ chính quyền cơ sở. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính được thành lập do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban. [B][I] Từ tháng 6 [/I][/B] - Ủy ban Nhân dân thành phố tổ chức chế độ giao ban thường kỳ hàng tháng giữa Chủ tịch UBND thành phố với Chủ tịch UBND các quận, huyện để nâng cao trách nhiệm cá nhân, đôn đốc, chỉ đạo những công tác trọng tâm. [B][I] Ngày 12-7[/I][/B] - Ủy ban Nhân dân thành phố trình Hội đồng Nhân dân thành phố về việc “[I]Điều chỉnh địa giới hành chính quận, huyện thành phố Hà Nội đến năm 2010[/I]” căn cứ vào quy hoạch tổng thể mặt bằng Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. [B][I] Ngày 28-10 [/I][/B] - Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định thành lập quận Tây Hồ. [B][I] Từ quý III [/I][/B] - Thành ủy tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp tổng kết việc thực hiện 8 chương trình công tác của Thành ủy. Ba chương trình kinh tế (06, 13, 18) của Thành ủy được mở đường và tạo sức mạnh tổng hợp cho các thành phần kinh tế Thủ đô phát triển. Gắn với các chương trình kinh tế và đô thị, Thành phố chú trọng chỉ đạo các chương trình văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Do đó, văn hóa - xã hội của Thủ đô đã khởi sắc; đời sống tinh thần có nhiều mặt được đổi mới, nâng cao. [COLOR=Red] [B]Năm 1996[/B][/COLOR] [B][I]Ngày 30-1[/I][/B] - Ban Thường vụ Thành ủy họp, đánh giá công tác lãnh đạo và chỉ đạo năm 1995 và nhận định: Đảng bộ và nhân dân thủ đô đã thu được thắng lợi to lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội do Đại hội XI đề ra. Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội thành phố vẫn tồn đọng nhiều hạn chế trên bước đường đổi mới; công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn còn nhiều sơ hở, gây hậu quả nghiêm trọng như quản lý đất đai, đê kè, quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa; cải cách nền hành chính triển khai chậm, các biểu hiện trì trệ do phân công, phân cấp quản lý Thành phố, quản lý cán bộ, quản lý đô thị… chậm được khắc phục. [B][I] Ngày 7-5[/I][/B] - Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội khai mạc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt -Xô, 398 đại biểu đại diện cho 14 vạn đảng viên dự Đại hội. Tổng Bí thư Đỗ Mười thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng về dự và phát biểu với Đại hội. Tổng Bí thư biểu dương Đảng bộ, Chính quyền nhân dân Thủ đô đã cố gắng, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 1991-1995 và giao cho Đảng bộ nhiệm vụ: phấn đấu xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về an ninh quốc phòng, đẹp về văn hóa, cao về trí tuệ, xứng đáng với vị trí, vai trò là Thủ đô của đất nước trong thời kỳ mới. Đại hội đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của thủ đô Hà Nội, với 5 mục tiêu tổng quát 1996-2000 là: - Đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế - Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN - Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch - Cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa, môi trường sống của Nhân dân - Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị. [B][I]Ngày 9-5 [/I][/B] - Đại hội bế mạc, 51 đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XII, tiêu biểu cho trí tuệ, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trên con đường đổi mới. [B][I]Ngày 13-5 [/I][/B] - Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu 15 đồng chí vào Ban Thường vụ Thành ủy. Đồng chí Lê Xuân Tùng được bầu làm Bí thư thành ủy; các đồng chí Hoàng Văn Nghiêm, Phạm Lợi, Trần Văn Tuấn được bầu làm Phó Bí thư thành ủy. [B][I]Tháng 7[/I][/B] - Tại kỳ họp thứ 2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 1996 và đưa ra các chủ trương giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện 6 tháng cuối năm 1996. Đối với công nghiệp - thương mại dịch vụ, sau kỳ họp thứ 2, Thường vụ Thành ủy đã tổ chức cuộc tiếp xúc giữa Tổng Bí thư Đỗ Mười với các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thuộc các ngành cơ khí, điện tử, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải…để góp phần xây dựng cơ chế chính sách và định hướng phát triển các thành phần kinh tế. Đồng thời, Thành phố đầu tư 137 tỷ đồng tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân sản xuất, kinh doanh. Trong năm 1996, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 18,6%, xuất khẩu tăng 33%, trong đó kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 2,7% tăng 80,2%; kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 60%, tăng 15%. [B][I] Ngày 22-11[/I][/B] - Chính phủ ra Nghị định 74/CP về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy. Như vậy đến năm 1997, Hà Nội có 7 quận nội thành là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Ba Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy; 5 huyện ngoại thành: Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn. [COLOR=Red][B]Năm 1997[/B][/COLOR] [B][I]Ngày 5-3 [/I][/B] - Thành phố nghe báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 02 (1-12-1994) về “[I]Tổ chức quản lý Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp ở Hà Nội[/I]”. Sau 2 năm thực hiện, sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã có sự chuyển biến bước đầu, giá trị sản xuất năm 1996 tăng 8,6% so với năm 1995. Một số hợp tác xã: Thành Đồng, Tự Cường (quận Hai Bà Trưng), Sông Hương (quận Hoàn Kiếm), Trúc Sơn (quận Tây Hồ), Trường Sơn (quận Đống Đa) đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. [B][I] Ngày 20-6[/I][/B] - Để nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, Thành phố chủ trương cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các khu vui chơi giải trí. Sở Văn hóa Thông tin tích cực chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. [B][I] Ngày 18-8[/I][/B] - Thường trực Thành ủy có cuộc họp chuyên đề bàn về các vấn đề kinh tế đối ngoại; đề ra định hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu; phát triển du lịch của Hà Nội đến năm 2000. [B][I] Ngày 13-10 [/I][/B] - Hội nghị lần thứ 6 Thành ủy đã thảo luận thông qua kế hoạch 16-KH/TU về “[I]Chiến lược cán bộ đến năm 2000[/I]”. Hội nghị nhất trí đề ra nhiệm vụ tập trung vào các khâu: đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; đổi mới tổ chức bộ máy làm công tác cán bộ. [B][I] Năm 1997[/I][/B] - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, Thành phố đã trích 141 tỷ đồng để trợ cấp một lần cho 139.000 người diện chính sách; Thành phố và các quận, huyện còn cho xây dựng 391 căn nhà mới, sửa chữa 1.150 nhà diện chính sách, tăng hơn 10.000 sổ tiết kiệm, xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 13 tỷ đồng. - Đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, các ngành chức năng đã điều tra, khám phá 213 vụ, 297 đối tượng tham nhũng, thu hồi hơn 260 tỷ đồng và 62.000 m2 đất. [COLOR=Red][B]Năm 1998[/B][/COLOR] [B][I]Ngày 13-1[/I][/B] - Hội nghị lần thứ 7 Thành ủy đã thông qua chương trình “[I]Thực hiện một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng[/I]”. Về 3 nhiệm vụ trọng tâm của chương trình, Hội nghị nhấn mạnh: với tổ chức cơ sở Đảng, cần coi trọng công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng đảng viên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu công tác. [B][I] Ngày 18-2 [/I][/B] - Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt phổ biến Chỉ thị, đồng thời có kế hoạch hướng dẫn cơ sở thực hiện. Trong khi chỉ đạo các điểm xây dựng quy chế, quy ước cụ thể để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thành ủy đã ban hành Quyết định 1418-QĐ/UB về công tác tiếp dân. [B][I] Tháng 4[/I][/B] - Thành ủy, UBND Thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tiếp dân 1991-1997. Hội nghị đánh giá những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của công tác tiếp dân và xác định phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tới. [B][I] Ngày 8 và 9- 4[/I][/B] - Hội nghị lần thứ 8 Thành ủy (khóa XII) đã thống nhất nhận định: tình hình mọi mặt của Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, nổi bật là tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được giữ vững, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội. Tổng sản phẩm trong nước năm 1996 tăng 13% và 1997 tăng 12,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. [B][I] Ngày 20-6[/I][/B] - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Thành phố đến năm 2020. Thành phố đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh các tiến độ xây dựng quy hoạch các lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, thủy lợi. Quy hoạch chi tiết 10 quận, huyện và hầu hết các quy hoạch ngành đã được xây dựng, phê duyệt và từng bước công bố. Một số nhóm dự án trọng điểm giai đoạn 1998-2000 được khởi công. Thành phố xây dựng 69 km đường theo quy hoạch trong đó có một số trọng điểm: đường Trần Khát Chân, đường 32 (đoạn Cầu Giấy - Mai Dịch), đường Cầu Giấy - Hùng Vương (đoạn Kim Mã - Voi Phục), đường Hoàng Quốc Việt, đường Láng Trung - La Thành. Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1, có một số công trình đã hoàn thành như: hệ thống cống ngầm khu vực Trúc Bạch, Trần Bình Trọng, hồ điều hòa Nam Yên Sở rộng 43 ha, trạm bơm có công suất 15 m3/s [COLOR=Red][B]Năm 1999[/B][/COLOR] [B][I]Đầu năm 1999 [/I][/B] - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 6 (lần 2) khóa VIII đã ra Nghị quyết “[I]Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng[/I]”, trên ba lĩnh vực: nhận thức tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên. Hội nghị quyết định tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình nhân kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc vận động được tiến hành từ 19-5-1999 đến 19-5-2001, sau đó trở thành nề nếp thường xuyên. Qua sinh hoạt tự phê bình, phê bình ở các tổ chức Đảng trên toàn Thành phố có 478 đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng, trong đó khiển trách 150, cảnh cáo 197, cách chức 19, khai trừ 82. Nội dung sai phạm chủ yếu là: thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm về nhà đất, cố ý làm trái quy định Pháp luật Nhà nước, ý thức chấp hành Chỉ thị, Nghị quyết không nghiêm, tham ô, tư lợi… Công tác phát triển Đảng có nhiều tiến bộ. Năm 1999, toàn Đảng bộ Thành phố kết nạp được 4807 đảng viên mới, tăng 9,77% so với năm 1998. Việc đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm được các cấp ủy quan tâm. Số đảng viên loại 1 tăng từ 80,8% (năm 1998) lên 82,3% (năm 1999). [B][I] Ngày 2-6[/I][/B] - Công ty liên doanh Vinaconex (V.N) và Kolon (Hàn Quốc) khởi công dự án cải tạo mở rộng dự án cấp nước Hà Nội giai đoạn 4. Mục tiêu của dự án là tăng thêm công suất nước sạch lên 60.000m3/ ngày. [B][I] Ngày 29-8[/I][/B] - Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đỗ Mười đã đến thăm công trình xây dựng Bắc Linh Đàm thuộc dự án xây dựng nhà ở của Thành phố. [B][I] Ngày 26-9[/I][/B] - Thành phố tổ chức lễ khởi công xây dựng khu Đô thị mới Định Công 35 ha, cách trung tâm Hà Nội 5 km. Đây là một trong những dự án trọng điểm của chương trình phát triển nhà ở, được thực hiện 5 năm, khi hoàn thành sẽ cung cấp chỗ ở cho khoảng 16.500 người. [B][I] Tháng 10[/I][/B] - Thành phố tiếp tục khởi công xây dựng khu nhà ở 228 đường Láng và A6 Thành Công với tổng diện tích sàn 11.000m2, phục vụ việc di dân giải phóng mặt bằng. [B][I] Ngày 10-10[/I][/B] - Chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội chính thức phát sóng, tăng máy phát công suất 10 km cho cả hệ thống phát thanh và truyền hình đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. [B][I] Ngày 14-11[/I][/B] - Bầu cử Hội đồng Nhân dân 3 cấp. Nêu cao tinh thần trách nhiệm tham gia xây dựng chính quyền, toàn Thành phố có trên 1.824.000 cử tri (chiếm tỷ lệ 99,75%) đã đi bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố (khóa XII) và Hội đồng Nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn nhiệm kỳ 1999-2004. Kết quả đã bầu được 85 đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố. Trong kỳ họp thứ nhất, Hội đồng Nhân dân thành phố đã bầu một Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, bầu một Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. [B][I] Năm 1999[/I][/B] - Thành phố tiếp tục giữ vững lá cờ đầu trong hoạt động y tế, thể dục, thể thao, đồng thời thực hiện các chính sách xã hội. Thành phố đã huy động 22 tỷ đồng để xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách; duy trì phụng dưỡng 122 bà mẹ Việt Nam Anh hùng của Thành phố và 87 bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở Quảng Nam - Đà Nẵng với mức bình quân 200.000 - 300.000 đồng/người; xây mới 150 nhà, sửa chữa 100 nhà ở cho người có công với cách mạng. - Với những thành tựu quan trọng đã đạt được trong gần 15 năm đổi mới; uy tín ngày càng được nâng cao trong khu vực và quốc tế, Hà Nội đã được UNESCO bình chọn là Thành phố duy nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận danh hiệu cao quý “Thành phố vì hòa bình”. Thủ đô Hà Nội tự tin, phấn chấn bước vào năm 2000 - năm có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Đất nước và Thủ đô. [COLOR=Red][B]Năm 2000[/B][/COLOR] [B][I]Đầu năm 2000[/I][/B] - Liên đoàn Lao động thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn đã phát động phong trào thi đua lao động, sản xuất lập thành tích chào mừng kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Đại hội Đảng các cấp. Thủ đô bừng lên một khí thế và sức sống mới. [B][I] Ngày 28-3 [/I][/B] - Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố mở Hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm đẩy mạnh các hoạt động kỷ niệm 990 Thăng Long - Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy chủ trì Hội nghị [COLOR=#0000ff][I](3). [/I][/COLOR]Các nhiệm vụ trọng tâm được xác định: động viên và tổ chức các phong trào thi đua thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, công trình phúc lợi và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. [B][I][COLOR=black] Tháng 3 [/COLOR][/I][/B] - Hàng loạt các công trình trọng điểm trong chương trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội được triển khai đồng bộ: cải tạo, chỉnh trang các tuyến đê nội thành; làm hồ Yên Sở, cải tạo sông Kim Ngưu; xây dựng hệ thống điện nông thôn; xây dựng nhà Thái Học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám; tôn tạo di tích tượng vua Lê, di tích nhà tù Hỏa Lò, di tích Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Môn, Hậu Lâu trong khu Thành cổ; chỉnh trang khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm; xây dựng khu vui chơi giải trí Hồ Tây; xây dựng 990 nhà tình nghĩa, tình thương… - Sở Văn hóa Thông tin thành phố cùng các chuyên gia lịch sử, văn hóa, các nghệ sỹ đêm ngày chuẩn bị kịch bản lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. [B][I] Ngày 7-10[/I][/B] - Tại Hội trường Ba Đình, Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã tổ chức trọng thể cuộc mít tính kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội và đón nhận danh hiệu cao quý “Thủ đô Anh hùng” do Đảng và Nhà nước trao tặng. Vinh dự đặc biệt cao quý này không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của nhân dân Hà Nội mà còn là niềm vui chung của nhân dân cả nước. [B][I] Đêm 8-10[/I][/B] - Tại sân vận động Hà Nội diễn ra Lễ hội 990 năm Thăng Long - Hà Nội có quy mô hoành tráng gây ấn tượng sâu đậm trong đồng bào Thủ đô cũng như cả nước và bè bạn Quốc tế. [B][I] Ngày 15-12[/I][/B] - Bộ Chính trị ra Nghị quyết 15 về “[I]Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà nội trong thời kỳ 2001-2010[/I]”. Nghị quyết Bộ Chính trị đã đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ chính trị (khóa V) và 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới ở Thủ đô; xác định vị trí của Thủ đô “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Nghị quyết đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô: “[I]Trong 10 năm tới, gắn với chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành phố phải phát triển kinh tế - khoa học, công nghệ, văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững; đảm bảo xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất kỹ thuật và xã hội của Thủ đô XHCN giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu “Thủ đô Anh hùng[/I]”. [B][I] Ngày 28-12[/I][/B] - Ủy Ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội. Với Pháp lệnh này, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước ta, Nhà nước có một văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho Thủ đô. Nghị quyết Bộ Chính trị và Pháp lệnh về Thủ đô thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tạo động lực mới để Thủ đô tiến nhanh trên con đường văn minh, hiện đại. [B][I] Từ 27 đến 30-12 [/I][/B] - [COLOR=black]Tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội[/COLOR], Đại hội Đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội được tiến hành. Có 401 đại biểu, đại diện cho 156.000 đảng viên toàn Đảng bộ về dự Đại hội. Đại hội vinh dự đón Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; các đồng chí cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội đã đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng bộ Thành phố; nhìn lại 10 năm phát triển kinh tế Thủ đô (1991-2000); tổng kết những kinh nghiệm sau 15 năm đổi mới (1986-2000 ); đề ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô thời kỳ 2001-2010 và nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 2001-2005; thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp dự thảo các Văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng trình Đại hội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIII gồm 51 đồng chí, bầu đoàn đại biểu gồm 31 đồng chí đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu Ban thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Ban Chính trị được bầu làm Bí thư Thành ủy; các đồng chí Trần Văn Tuấn, Hoàng Văn Nghiêm, Phùng Hữu Phú làm Phó Bí thư Thành ủy. [B][I]Trần Trung Sơn[/I][/B] [COLOR=#0000ff][I](3) Tháng 1-2000 Bộ Chính trị phân công đồng chí Lê Xuân Tùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy lên Trung ương nhận nhiệm vụ mới. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị thôi phụ trách công tác tư tưởng văn hóa – khoa giáo của Trung ương để giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội.[/I][/COLOR] [COLOR=#0000ff][I][COLOR=Black](Nguồn: Sưu tầm)[/COLOR] [/I][/COLOR] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Chuyên đề : Lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
Top