• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Chứng từ kế toán – Những kiến thức cơ bản



Chứng từ kế toán ra đời là kết quả của quá trình phát triển của kế toán.Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.



720251.jpg
Khái niệm chứng từ kế toán

Theo tiếng Latin,chứng từ là Documentum, có nghĩa là bằng cớ, chứng minh, điều này cho chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng bản thân tên gọi của chứng từ đã nói lên bản chất của nó. Về khái niệm chứng từ kế toán, nhiều tác giả khác nhau đã tiếp cận trên những góc độ và phương diện khác nhau.
Trên phương diện pháp lý, chứng từ là dấu hiệu vật chất bất kỳ chứng minh các quan hệ pháp lý của các sự kiện
Trên phương diện thông tin, chứng từ là đối tượng vật chất chứa đựng thông tin dưới dạng cố định và có mục đích chuyên môn để mô tả nó trong thời gian và không gian. Nó là công cụ vật chất được sử dụng trong quá trình giao tiếp mà trong đó con người nhờ các phương tiện và hình thức khác nhau để thể hiện và mã hóa thông tin cố định theo một hình thức hợp lý.

Tác dụng của chứng từ kế toán


  • Chứng từ kế toán là thông tin ban đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động kinh tế, tài chính hàng ngày của lãnh đạo đơn vị
  • Lập chứng từ kế toán là để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành. Điều này đảm bảo tính hợp lệ và hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ
  • Nhờ có chứng từ kế toán mà giám đốc chặt chẽ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó nắm bắt được sự biến động về tài sản, nguồn vốn kinh doanh trong đơn vị
  • Việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghiệp vụ phát sinh.
Tính pháp lý của chứng từ kế toán

Tính pháp lý của chứng từ thể hiện:

  • Tính hợp lý: Thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh trong chứng từ kế toán không vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chinhscuar Nhà nước đã ban hành.
  • Tính hợp lý: Thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và mang lại lợi ích cho đơn vị.
  • Tính hợp lệ: Thể hiện chứng từ kế toán được ghi chép rõ ràng, đầy đủ các yếu tố của chứng từ và có đủ chữ kỹ của người chịu trách nhiệm giám sát nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó.
Phân loại chứng từ kế toán

720252.jpg
Xuất phát từ tài sản của đơn vị gồm nhiều loại nên nội dung kinh tế của chứng từ cũng có nhiều loại khác nhau. Để hiểu rõ mỗi loại chứng tư có các cách phân loại sau:
Phân loại theo địa điểm lập chứng từ.

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được phân chia thành chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài

  • Chứng từ bên trong: là chứng từ do kế toán hoặc các bộ phận trong trong đơn vị lập chỉ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế giải quyết những quan hệ trong nội bộ đơn vị
  • Chứng từ bên ngoài: là chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến tài sản của đơn vị nhưng do cá nhân hoặc đơn vị khác lập và chuyển đến.
Phân loại theo mức độ phản ánh trên chứng từ( theo trình tự)

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành:

  • Chứng từ gốc: là chứng từ phản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó là cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế.
  • Chứng từ tổng hợp: là chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có nội dung kinh tế giống nhau. Sử dụng chứng từ này có tác dụng thuận lợi trong ghi sổ kế toán, giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ
Phân loại theo yêu cầu quản lý chứng từ của nhà nước

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành:

  • Chứng từ bắt buộc: là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế thể hiện quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi.
  • Chứng từ kế toán mang tính chất hướng dẫn: là chứng từ sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng để các ngành, các thành phần kinh tế vận dụng vào từng trường hợp cụ thể.
Phân loại theo hình thức biểu hiện

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành:


  • Chứng từ thông thường: là chứng từ được thể hiện dưới dạng giấy tờ để chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã thực sự hoàn thành mà không phải thể hiện qua dạng dữ liệu điện tử.
  • Chứng từ điện tử: là các chứng từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính.
Phân loại theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ

Theo cách phân loại này chứng từ kế toán được chia thành các loại khác nhau:

  • Chứng từ lao động và tiền lương
  • Chứng từ kế toán về hàng tồn kho
  • Chứng từ về tài sản cố định
  • Chứng từ bán hàng
  • Chứng từ tiền mặt
Trình tự xử lý chứng từ kế toán


  • Kiểm tra chứng từ kế toán
  • Hoàn chỉnh chứng từ
  • Tổ chức luân chuyển chứng từ
  • Bảo quản chứng từ

Tài liệu sưu tầm
Thị trường tài chính là bộ phận quan trọng bậc nhất, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hoá. TTTC phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của một quốc gia. Thị trường tài chính đóng vai trò nòng cốt trong quá trình luân chuyển vốn từ nhà đầu tư đến nhà sản xuất. Dòng vốn từ người cho vay – người tiết kiệm tớI người vay – người chi tiêu qua hai con đường: Thứ nhất là qua kênh tài chính trực tiếp, nghĩa là người đi vay vay vốn trực tiếp từ người cho vay thông qua việc bán chứng khoán. Thứ hai là kênh tài chính gián tiếp, nghĩa là vốn được chuyển từ người cho vay tới người đi vay thông qua trung gian tài chính. Từ việc nghiên cứu các hoạt động của thị trường tài chính, ta thấy thị trường này có các vai trò sau đây: - TTTC là kênh dẫn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế: Thông qua thị trường tài chính các chủ thể cần vốn có thể huy động được vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất,… của mình. Các công ty có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty; Nhà nước có thể phát hành trái phiếu Chính phủ,… để tập hợp lượng vốn cần thiết. Những chủ thể tạm thời thừa vốn cũng có một kênh để đầu tư sinh lợi cho phần vốn của mình. Qua đó hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư,… của nền kinh tế được thực hiện liên tục và không bị đình trệ. Bên cho vay sẽ thu được phần tiền lãi, còn bên đi vay phải tìm mọi cách sinh lời từ đồng vốn đã vay nhằm trả lãi và vốn ứng trước của người cho vay và có phần tích luỹ của mình. - Là kênh đầu tư của công chúng: TTTC có thể thu hút được rất nhiều nhà đầu tư với sự đa dạng hoá các hình thức đầu tư, như vậy nhà đầu tư có thể chọn lựa cách thức đầu tư phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra thị trường tài chính còn giúp cải thiện mức sống của cá nhân bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm tốt hơn (tiêu tiền trước rồi sẽ tìm nguồn tiền trả sau_thông qua các khoản vay) - Thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của Nhà nước: Hoạt động của thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ. Thông qua thị trường tài chính, việc bán cổ phần, phát hành trái phiếu ra nước ngoài đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nước. Ngoài ra Nhà nước có thể sử dụng các công cụ trên thị trường tài chính để tác động nhằm thực hiện và điều hành chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia…

Tài liệu sưu tầm
 
H

HuyNam

Guest
[SUB]
Cho mình xin chứng từ kế toán 2006 được không bạn ơi?

Mình có cái này bạn tham khảo

- Căn cứ Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong hoạt động kinh doanh;

- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Chánh Văn phòng Bộ Tài chính,
[/SUB]
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top