Chúng ta là nên tiêu thụ sự im lặng nhiều hơn.

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Cách đây vài tuần, tôi từng suy nghĩ rất nhiều về sự ồn ào và yên lặng. Có lẽ đó là do tôi sống ở thành phố New York, cơn lốc của âm lượng. Đặc biệt vào mùa hè, tiếng ồn nã liên hồi vào tôi từ mọi hướng. Nó giống như thế giới là một cái chuông và tôi là quả lắc. Gần cuối ngày, tôi cảm thấy khá chói tai. Tôi đoán là bạn đôi lúc cũng cảm thấy như vậy, cho dù bạn có đang sống ở thành phố hay không.

Một lí do chúng ta cảm thấy chói tai là do tiếng ồn vật lý có cường độ cao. Xung quanh chúng ta có rất nhiều tiếng ồn vật lý và tiếng ồn chói tai tiếp tục tăng. Trong thành phố, còi báo động la hét và máy bay lượn trên đầu chúng ta.

Nhưng kiểu tiếng ồn khác thì âm ỉ và lan toả khắp nơi hơn: những âm thanh của chuông điện thoại, âm thanh báo email, và tivi có cường độ thấp hơn. Nó là một sự tấn công liên tục không chỉ lên màng nhĩ mà còn tinh thần của chúng ta. Quá nhiều tiếng ồn không chỉ làm bạn bị điếc mà nó còn có thể làm bạn mất tinh thần.

Matt Richtel (New York Times) viết về nhiều nhà khoa học thần kinh đã dành một tuần đi cắm trại ở vùng Utah xa xôi hẻo lánh. Chuyến đi là một nỗ lực để hiểu việc sử dụng quá nhiều những thiết bị kỹ thuật số đã thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và hành xử như thế nào - và một cuộc quay về với thiên nhiên có thể đảo ngược những tác động như thế nào. Điện thoại di động ở chế độ yên lặng, không thể truy cập email và laptop, đó là chuyến đi kéo dài một tuần vào trái tim của sự yên lặng.

Bài báo đề cập đến một nghiên cứu ở đại học Michigan, cho thấy con người không học tốt sau khi đi bộ xuống một con đường ồn ào so với sau khi họ đi bộ trong rừng. Các nhà khoa học thần kinh trong chuyến đi nêu ra lý thuyết rằng sự khác biệt có liên quan đến vai trò trung tâm của sự chú ý trong việc học và ghi nhớ. Nếu có nhiều thứ trong môi trường sống của bạn yêu cầu sự chú ý của bạn thì bạn không thể tập trung hoàn toàn vào bất kì thứ nào trong số chúng. Và quá trình di chuyển sự chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác thì tốn thời gian, thêm nữa nó làm giảm sự chú ý mà bạn đang có.

Và có một yếu tố đặc biệt liên quan đến những người dùng đồ công nghệ nhiều. Nếu bạn đang ở trong một tình huống mà bạn có thể bị làm gián đoạn bởi một email, hoặc một tin nhắn, hoặc một cuộc điện thoại, hoặc một tiếng gõ cửa, thì một phần sự chú ý nhỏ nhưng quan trọng của bạn sẽ được tập trung vào việc tiên liệu điều gì có thể xảy ra, ngay cả nếu nó không bao giờ xảy ra. Kết quả là sự chú ý của bạn, vốn đã bị phân chia cho nhiều nhiệm vụ, lại tiếp tục bị rút ngắn bởi sự chuyển đổi và tiên liệu những kích thích có thêm. Cuối cùng, bạn không thực sự chú ý đến bất cứ cái gì. Nhưng bạn bị kiệt sức hoàn toàn bởi kinh nghiệm này.

Vậy giải pháp cho tình trạng bị chói tai là gì? Trong cuốn sách In Pursuit of Silence: Listening for Meaning in a World of Noise, George Prochnik noi rằng chúng ta không nên nghĩ về môi trường ồn ào xung quanh chúng ta như là vấn đề ô nhiễm âm thanh. Ông nói, chúng ta nên nghĩ về nó giống như vấn đề ăn uống: Chế độ ăn âm thanh của chúng ta thật tồi tàn. Nó đầy những âm thanh có cường độ quá cao, không có dinh dưỡng và ăn những phần ăn quá nhiều - và chúng ta không ăn đủ sự yên lặng.

Sự thật là chúng ta không thể không dùng điện thoại và tai nghe nhạc của chúng ta. Thay vào đó, mục tiêu của chúng ta là nên tiêu thụ sự im lặng nhiều hơn. Nó sẽ ngăn không cho tiếng ồn làm chúng ta bị điếc. Và nó chắc chắn sẽ ngăn không cho tiếng ồn làm chúng ta mất tinh thần. Bên cạnh đó, sự im lặng là cái làm cho âm thanh có ý nghĩa ngay từ đầu.

Nhà soạn nhạc Claude Debussy từng nhận xét rằng âm nhạc là thứ nằm giữa các nốt nhạc. Ông có vẻ như đang nói rằng hầu như bất kì ai cũng có thể bấm đúng các nốt nhạc. Nhưng các nốt chỉ trở thành nhạc khi bạn đặt sự yên lặng vào hai bên của nốt nhạc một cách đúng đắn. Sự yên lặng đem lại lại ý nghĩa cho mọi thứ khác.

Các nhà khoa học thần kinh ở đại học Stanford gần đây đã chứng thực lời nói của Debussy. Họ chỉ ra rằng khi chúng ta nghe nhạc, chính những khoảng lặng đã kích hoạt hoạt động não mạnh mẽ, tích cực nhất.

Nói cách khác, để những âm thanh của cuộc sống có ý nghĩa, chúng ta cần tiêu thụ sự im lặng tối thiểu hằng ngày được yêu cầu.


Nguồn
Getting Your Minimum Daily Requirement of Silence
What to do when the world is a bell and you’re the clapper
Published on August 14, 2013 by Galen Guengerich, Ph.D. in The Search for Meaning
PsychologyToday

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top