Bình luận ý kiến sau đây của triết học gia Hi Lạp Dê – Nông “ Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” ?
Gợi ý:
A. Mở bài:
- Nói và nghe là hai hoạt động sinh lí – tâm lí của con người. Nói và nghe là sự thể hiện cách sống, cách ứng xử giao tiếp của mỗi người.
- Nhà triết học Hi Lạp dê – Nông từng nhắc nhở: “ Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” ?
B. Thân bài:
- Tại sao trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn:
+ Nói là để biểu đạt tình cảm, tư tưởng, nhận thức, sự hiểu biết của mình, phải biết làm chủ mình nên phải nói ít, biết mười nói một, làm nhiều nói ít là người khôn.
Câu tục ngữ: “ Người khôn nói ít làm nhiều,
Không như người dại lắm điều rởm tai.
Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn”.
+ Ông bà, cha mẹ thường hay bảo con cháu: “ Học ăn, học nó,i học gó,i học mở”
+ Ngôn ngữ là thước đo, là sự phản ánh vốn sống, sự hiểu biết , đạo đức, trình độ học vấn của mỗi người. Trong giao tiếp cũng vậy, nên nói ít nghe nhiều, phải suy nghĩ chín chắn rồi mới nói. Nghe nhiều , nói ít mới đúng là người có nhân cách văn hóa.
- Trong xã hội mới, trong nền kinh tế tri thức , bài học nghe nhiều, nói ít vẫn rất thiết thực và bổ ích đối với thế hệ trẻ chúng ta.
- Học cho rộng, suy cho kỹ, nghĩ cho sâu là con người mới.
C. Kết bài:
- Câu nói trên đây của nhà triết học gia Hi Lạp Dê – Nông vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Nghe nhiều hơn và nói ít hơn là một lời khuyên đẹp, một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía.
- Nói ít, nghe nhiều, làm giỏi là thước đo giá trị và nhân phẩm. làm theo câu nói của Dê – Nông là để sống đẹp.