Chứng minh lòng yêu nước, thương dân của các vị vua, chủ tướng thông qua: “Chiếu dời đô” ; “Hịch tướ

Thandieu2

Thần Điêu
Chứng minh lòng yêu nước, thương dân của các vị vua, chủ tướng thông qua: “Thiên đô chiếu” (“Chiếu dời đô” - Lý Công Uẩn); “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn); “Nước Đại Việt Ta” (Nguyễn Trãi).

Bài làm mẫu

Khi nhắc đến cảm hứng chủ đạo trong những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại từ thế kỉ XV thì ta không thể không nhắc đến cảm hứng yêu nước. Trải qua những trang sử dài lâu, vẻ vang, “tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau”, nhưng vẫn luôn hiện hữu niềm tin tự hào trong mỗi người dân Việt Nam về những con người mang đậm “tình yêu nước, nghĩa thương dân”. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến những vị anh hùng như Lý Công Uẩn trong “Chiếu dời đô”, Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sĩ” và Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta”.

Đọc ba áng văn chương kiệt tác này, ta mới cảm nhận được tấm lòng sâu sắc của những con người luôn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nước, cho dân. Đối với họ, nỗi niềm đất nước là nỗi niềm trăn trở, canh cánh không nguôi. Chính khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt đã làm nên vẻ đẹp “thần hiếm” trong các vị vua, chủ tướng này.

Buổi đầu, mới giành được độc lập, đất nước ta còn chưa cường thịnh. Trong mấy chục năm mà đã thay đổi trị vì đến ba vương triều. Các triều đại Đinh, Tiền Lê số phận ngắn ngủi thực là đau xót! Có lẽ, sự suy vong của các triều đại như “tiếng chuông cảnh báo” cho giang sơn, bờ cõi Đại Việt. Làm thế nào để Đại Việt phát triển thành một quốc gia phồn thịnh? Đó là nguồn vọng của một vị hoàng đề và cũng là ý muốn của muôn dân trăm họ. Ý nguyện của dân chúng là đã thôi thúc hoàng đế Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Kinh đô là trung tâm chính trị, hành chính, là điểm tụ của quốc gia. Khi dời kinh đô đi nơi khác, người đứng đầu cuộc “hành trình” phải có những hiểu biết sâu rộng về địa hình, có cẻ sự nhạy bén và can đảm để đi đến quyết định cuối cùng. Qua đó, ta thấy rõ được tài năng “xuất chúng” của Lý Công Uẩn - vị vua anh minh và tài giỏi. Ông nắm giữ được tình hình, thời vận của đất nước, ông muốn mọi thứ dưới quyền hành của mình phải thực sự tốt đẹp - dân ấm no, nước hưng thịnh. Chính vì vậy, Người quyết định dời đo - một quyết định không có gì trái với luân lí, trái với quy luật tự nhiên cả. Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi “trung tâm của đất trời”, địa thế “rồng cuộn hổ ngồi” - và ông đã chọn Đại La. “Đại La là nơi trung tâm của đất trời, mở ra bốn hướng Nam - Bắc, Đông - Tây; có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, còn là kinh đô cũ của Cao Vương, muôn vật tốt tươi, xem khắt Đại Việt cỉ có nơi đây là thắng địa”. Nhìn sâu vào khát vọng của vị vua anh minh này, chúng ta mới thực sự cảm nhận được tình yêu mãnh liệt hằn ẩn trong con người ông. Lý Công Uẩn chính là một trong những con người bước lên và đã có công khiến cho “con thuyền “ Đại Việt băng băng lướt sóng trên con đường xấy dựng và phát triển đất nươc.

Nếu lòng yêu nước, thương dân của Lý Công Uẩn đã được bộc lộ trong “Chiếu dời đô” với nguyện vọng đất nước phồn thịnh muôn đời thì với Trần Quốc Tuấn - một vị chủ tướng tài ba đã chứng minh lòng yêu nước của mình qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý niệm sẵn sàng hi sinh vì đất nước qua tác phẩm “Hịch tướng sĩ”.

Là một chủ tướng có lòng yêu nước hào hùng, ông không thể “mặt lấp tai ngơ” trước những hành động bạo tàn của kẻ thù, ông căm thù chúng làm ông không tiếc những lời cay xé để lên án hành động như “nghênh ngang đi lại ngoài đường” như một đất nước không vua, “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” hay “vơ vét vàng bạc, ngọc lụa để vung đầy túi tham của chúng”. Từ lòng căm thì giặc, ta lại càng cảm thương cho vị chủ tướng khi quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến “tim gan thắt ruột”, “nước mắt đầu đìa” vì uất ức chưa trả được mối thù nợ nước. Từ đó, tấm lòng xả thân vì nước, nguyện hi sinh “trăm thân” cho quê hương làm nổi bật hẳn một vị anh hùng đáng cảm phục. Có lẽ vi thế, ông đã nghiêm khắc thức tỉnh các tướng sĩ đang sống trongc ảnh “xa hoa”, sung sướng. Ông muốn họ thực sự kiên quyết chống giặc đồng tthời cũng muốn đất nước, hưng thịnh đến muôn đời. Qua đó, ta mới hiểu rõ tấm lòng cao cả, anh minh, yêu nước, thương dẫn của cị tướng Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn.

Đối với “Chiếu dời đô” đã toát lên niềm tự hào cao độ về bản lĩnh, khí phách của Đại Việt, còn “Hịch tướng sĩ” lại khẳng định một nền độc lập - tự do bền vững. Còn đối với Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta” lại khác, lòng yêu nước, thương dân, khát vọng tự do đã được đúc kết thành chân lí ôm ấp trong trái tim người dân đất Việt.

Bài cáo của Nguyễn Trãi như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai mang ý nghĩa lịch sử của cả một đất nước, thể hiện ý thức tự chủ, quyền dân tộc. Tư tưởng nhân - nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của Nho Giáo, được hiểu là “lòng thương người chính là việc cần làm”. “Yên dân” là làm cho dân được hưởng thái bình những muốn “yên dân” thì phải đi đôi với việc “trừ bạo”. Có bảo vệ được dân thì mới thực hiện được mục đích “yên dân”. Nguyễn Trãi đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của một đất nước, đồng thời khơi gợi cho chúng ta một niềm tự hào dân tộc cao cả. Chân lí của Nguyễn Trãi như sức mạnh trong tâm hồn yêu nước, thương dân có trong trái tim mãnh liệt của ông. Điều đó như tiềm thức khắc sâu trong tim mỗi độc giả chúng ta:

“... Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông, bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc - Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập
....
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch đằng giết tươi Ô Mã ...”


Ra đời trong hào khí chiến thắng, cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn, cả ba áng văn thiên cổ hùng văn đã khẳng định quyền và tính độc lập dân tộc. Đồng thời, thấy rõ những phẩm chất ằn hẩn chứa trong các vị vua, vị chủ tướng nghiêm khắc mà có trái tim nồng ấm.

Kết quả của sự lãnh đạo anh minh của các vị “tướng tài, vua giỏi” Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuần, Nguyễn Trãi là niềm tin vững chắc về một tương lai tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay. Một lần nữa, khúc khải hoàn kia lại khẳng định cao hơn, chi tiết hơn tầm quan trọng cả họ vô cùng to lớn đến giang sơn đất nước. Những vị ấy đã cố gắng giữ gìn và gây dựng đất nước thì con cháu chúng ta lại càng phải cùng nhau gây dựng và bảo vệ đất nước vững mạnh hơn.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tình cảm yêu nước thương dân trong văn học trung đại

Chúng ta đã trải qua những trang lịch sử lâu dài và vẻ vang, tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau, nhưng vẫn luôn hiện hữu niềm tự hào trong mỗi người dân Việt Nam về những con người yêu nước, dành trọn tình yêu cho quê hương của họ.Trong số đó, có những vị anh hùng nổi bật như Lý Công Uẩn- tác giả của “Chiếu Dời Đô”, Trần Quốc Tuấn trong “Hịch Tướng Sĩ” và Nguyễn Trãi của “Nước Đại Việt Ta”.

Kinh đô là trung tâm hành chính, chính trị, là tâm điểm của một đất nước.Khi dời kinh đô đi nơi khác ,người đứng đầu phải có sự hiểu biết sâu rộng về địa hình, có cả sự nhạy bén và can đảm để đi đến quyết định cuối cùng cho bao nhiêu con người sống tại nơi đó.Qua đó, ta mới thấy được tài năng của Lý Công Uẩn- một vị vua anh minh và tài giỏi.

Ông nắm được tình hình, thời vận của quê hương minh, ông muốn mọi thứ dưới quyển hành của ông phải thật tốt đẹp:dân ấm no, đất nước hưng thịnh, thái bình và chính vì vậy, ông dời đô- không có gì là trái với luân lý, trái với quy luật tự nhiên cả.Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi trung tâm của trời đất , địa thế rồng cuộn hổ ngồi và ông đã chọn Đại La.Đại La ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng Nam- Bắc- Đông – Tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoàng, tránh được nạn lụt lội chật chội, còn là kinh đô cũ của Cao Vương, muôn vật cũng tốt tươi, “xem khắp Việt Nam, chỉ có nơi đây là thắng địa”!Nhìn sâu vào khát vọng của người vua anh minh này, chúng ta mới cảm nhận được tình yêu nước mãnh liệt của ông.Ông luôn đặt hết tình yêu thương, những mong muốn cháy bỏng và dồn hết tải năng của mình cho đất nước, cho quê hương, cho những con người ông xem như con, như cháu, như những người bạn (qua bài Chiếu dời đô, bạn sẽ thấy rõ được điều đó), Lý Công Uẩn chính là một trong những người bước lên và đã có công khiến cho con thuyền Đại Việt băng băng lướt tới. Kính thay!

Tiếp đến là Trần Quốc Tuấn, một vị tướng tài ba, chứng mình lòng yêu nước của mình qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý niệm sẵn sàng hy sinh cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã làm bao người khâm phục.

Là một chủ tướng có lòng yêu nước hào hùng, ông không thể “mắp lấp tai ngơ” trước những hành động tàn bạo của kẻ thù, ông căm thù chúng, làm ông không tiếc lời nhục mạ, cay xé để lên án hành động như nghênh ngang đi lại ngoài đường như một đất nước không vua, “uốn lưỡi củ diều” mà sỉ nhục triều đình, hay thu vét vàng bạc, ngọc lụa để vung đầy túi tham không đáy của chúng.Từ lòng căm thù, chính tôi lại càng xúc động và càm thương người chủ tướng khi ông quên an mất ngủ, đau đớn đến thắt tim thắt ruột, “nước mắt đầm đìa” vì uất ức, chưa trả được mối thù nhà nợ nước.Từ đó, tấm lòng xả thân vì nước, nguyện hy sinh trăm thân này cho quê hương của ông đã được làm nổi bật, làm cho bao con người xúc động và than phục.Có thể vì lẽ đó, ông đã phải nghiêm khắc thức tỉnh các tướng sĩ còn đang sống trong xoa hoa, niềm vui chiến thắng, ông muốn họ phải cùng ông chống lại bọn giặc còn đang lâm le ngoài bờ cõi, ông muốn các tướng sĩ và bao nhiêu đồng bào khác được sống trong ấm no và hưng thịnh, ,được lưu danh ngàn đời.Qua đó, chúng ta mới hiểu được tấm lòng của con người như ông, tấm lòng cao cả và anh minh, tấm lòng yêu nước, thương dân, Hưng Đạo Vương mãi là vị thánh sống trong lòng mọi người, cả xưa và nay.

Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là bảng tuyên ngôn độc lập mang ý nghĩa lịch sử của cả một đất nước, thể hiện ý thức chủ quyền dân tộc.Tư tưởng nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của của nho giáo trung hoa, được hiểu là lòng thương người, là việc cần làm.Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc, nhưng muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo, làm hại hết dân bỏi nhân nghĩa là gắn liền với việc chống giặc trong lẫn giặc ngoài, bảo vệ cuộc sống nhân dân.Có bảo vệ được dân thì mới thực hiện được mục đích cao cả là yên dân.Trong “Bình ngô Đại cáo”, Nguyễn Trãi đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của một đất nước, đồng thời khơi gợi cho chúng ta một niềm tự hào dân tộc cao cả.Điều đó có nghịa là kẻ xâm lược sẽ luôn chuốc lấy thất bại khi có mưu đồ chiếm hữu nước ta, bởi sự độc lập toàn quyền và tư tưởng nhân nghĩa là chân lý, không bao giờ đổi thay.Sức mạnh trong tâm hồn yêu nước, thương dân cao cả của Nguyễn Trãi chứng minh qua bài tuyên ngôn này đã làm cho chúng ta thêm phần nào yêu quý và cảm phục ông hơn.

Chúng ta nên học hỏi và thùa kế truyền thống yêu nước tốt đẹp của ông cha xưa, và không chỉ qua lời nói, chúng ta phải thực hiện bằng hành động, cho dù là những hành động nhỏ nhất.

Cả baì văn đều như 3 bản hùng ca thể hiện rõ những tấm lòng yêu nước, thương dân qua những cách khác nhau của những con người tài hoa.

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top