"Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên ch

  • Thread starter Thread starter steppe huynh
  • Ngày gửi Ngày gửi
S

steppe huynh

Guest
Trong “Thi nhân Việt Nam” ở câu kết của bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca Hoài Thanh có viết: “Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt”.

Bằng những hiểu biết về phong trào Thơ mới anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Dàn ý
I. Mở bài:

- Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện một làn sóng Thơ mới với cá tính độc đáo sáng tạo. Cuộc cách tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ mới.

- Trong “Thi nhân Việt Nam” ở câu kết của bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca Hoài Thanh có viết:

“Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt”.

II. Thân bài:

1. Giải thích nhận định:

-
Tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa trong phong trào thơ mới chỉ có sự thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh , tinh thần ấy không hề mất đi, bất chấp mọi sự hủy diệt do xã hội, do hoàn cảnh lịch sử đem lại.

-
Khẳng định tinh thần dân tộc tình yêu tiếng mẹ đẻ của nhà thơ mới.

2. Tinh thần dân tộc sâu sắc của nhà thơ mớ: tinh thần dân tộc được biểu hiện trên nhiều phương diện, nhiều khía cạnh khác nhau
(DC).

-
Tấm lòng gắn bó quê hương, đất nước:

+
Mảng thơ làng quê các nhà thơ trong phong trào thơ mới: Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bình…

+
Tấm lòng hoài cổ nuối tiếc vẻ đẹp vàng son một thời (Ông Đồ - Vũ Đình Liên).

+ Mượn lời con hổ để nói lên nỗi lòng của một người dân mất nước (Nhớ Rừng - Thế Lữ, Huy Thông, Chế Lan Viên… )

+ Khám phá vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất người dân quê, nhất là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ thôn quê (Chân quê - Nguyễn Bính).

+ Thể hiện trong sinh hoạt văn hóa làng quê (nhiều bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân… đã ghi lại thật sinh động những lễ hội chợ Tết, những sinh hoạt văn hóa dân gian đậm đà màu sắc Việt Nam).

- Khác với các giai đoạn văn học trước đó, tinh thần dân tộc của các nhà thơ mới đôi lúc, đôi chỗ còn e dè, kín đáo. Đặt trong hoàn cảnh bi thương của xã hội, cách thể hiện dù ở mức độ nào cũng đáng được đề cao trân trọng.

3. Nghệ thuật thơ mới: cũng nối tiếp phát huy truyền thống văn hóa dân gian của thơ trung đại.


- Về thể loại: thơ lục bát, thơ năm chữ được tiếp tục phát triển cách tân, độc đáo, đa phong cách (DC: thơ Nguyễn Bính, Vũ Đình Liêm, Nguyễn Nhược Pháp…).

- Về ngôn ngữ, họ yêu tiếng Việt, phát huy hết khả năng diễn đạt thật tinh tế, sinh động của tiếng mẹ đẻ trong hoàn cảnh mất nước, bởi đó là “hồn thiên đất nước”. Điều đó đáng trân trọng.

III. Kết bài:


- Khẳng định nhận định của Hoài Thanh : “Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt” là đúng.

- Nhận định trên cho thấy các thi nhân Việt Nam đặt trong một hoàn cảnh đặc biệt vẫn không nguôi tình cảm một người dân Việt, vẫn phát huy tối đa tinh thần dân tộc, lòng yêu đất nước yêu quý tiếng mẹ đẻ.
Nguồn : St


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top