Chữ Nhẫn của đại tướng Võ Nguyên Giáp

NguoiDien

Người Điên
Xu
0
Gửi lão Backysinh bài thơ luận về chữ Nhẫn của đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Kienthuc dai tuong Vo Nguyen Giap - butnghien.jpg

Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Có khi nhẫn để yêu thương

Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân.

Có khi nhẫn để chuyển vần

Thiên thời địa lợi nhân tâm hiệp hòa.

Có khi nhẫn để vị tha

Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù.

Có khi nhẫn tỉnh giả ngu

Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường.

Có khi nhẫn để vô thường

Không không sắc sắc đoạn trường trần ai.

Có khi nhẫn để tăng tài

Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng.

Có khi nhẫn để khoan dung

Ta vui người cũng vui cùng có khi.

Có khi nhẫn để tăng uy

Có khi nhẫn để kiên trì bền gan.

Có khi nhẫn để an toàn

Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai.

Bạn bè giao thiệp cùng ai

Có khi nhẫn để kính người trọng ta.

Kể ra cũng khó đó mà

Chữ tâm chữ nhẫn xem ra cũng gần.
 
Thêm một chút tư liệu vê chữ Nhẫn đây!

Chữ Nhẫn được kết hợp bởi bộ đao ( ) ở trên và bộ tâm ( ) ở dưới. Người xưa lấy hình ảnh rất đơn giản ấy để nói lên đức tính nhẫn nại, chịu đựng của con người. Hiểu một cách nôm na là khi đao đè lên tim mình (có thể đến ứa máu), nhưng mình vẫn có thể chịu đựng để vượt qua... khi ấy bản thân bắt đầu rèn luyện được đức Nhẫn.

Người xưa nói: Luyện tính "nhẫn" như lúc nào cũng có lưỡi dao đè lên người là vậy."Nhẫn" có nghĩa là biết lắng nghe, biết tiếp thu ý kiến của người khác, để điều chỉnh hành vi."Nhẫn" là nhịn, sẵn lòng: nhẫn một tý để đỡ sinh chuyện, nhẫn nại, nhẫn nhịn, nhẫn nhục.Nhẫn nại: bền bỉ, chịu khó, chịu khổ, kiên trì theo đuổi đến cùng công việc đã đặt ra, nhẫn nại học tập, biết nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ trong rèn luyện. "Nhẫn" còn có ý là chịu dằn lòng xuống để tránh bực tức, cãi vã: "Nhẫn nhịn nhiều chứ nếu không thì sinh chuyện rồi"...

Ai cũng biết câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật, là tấm gương tiêu biểu cho đức Nhẫn ấy. Nói rộng ra hơn, trong cuộc sống hàng ngày khi vấp phải những khó khăn, nếu biết nhẫn nại, kiên trì ắt sẽ thành công.

Ý nghĩa của chữ NHẪN

Từ xa xưa, tổ tiên ta muốn các thế hệ con cháu luôn luôn nhớ và thực hiện đức tính "nhẫn" đã nghĩ ra cách, dùng kim loại chế tác một cái vòng xỏ vào ngón tay để luôn nhắc nhở ta, rèn luyện lời ăn tiếng nói, hành vi cử chỉ sao cho tốt đẹp, gọi đó là cái "nhẫn".

Thuở ban đầu, đời sống kinh tế còn thấp, nên nhẫn được làm bằng đồng thau, rồi tiến đến bằng bạc, và thế kỷ XX làm bằng vàng, hoặc nhẫn khảm đá quý.Có điều đáng nói là, không ít người chỉ coi chiếc nhẫn là đồ trang sức, nhằm tô thêm vẻ đẹp, sự sang trọng cho con người, mà quên hẳn, thậm trí không biết đó là một thực thể, để nhắc ta luôn luôn nhớ đến việc thực thi đức "nhẫn" trong đời sống hàng ngày.Đối với chiếc nhẫn cưới, cũng là thế!

"Chữ NHẪN trên đầu ngọn cây"

Câu này đã được nghe lâu lắm rồi trong quá khứ. Quả thật không ngoa. Trong nhà Phật, đây là một pháp môn rất thù thắng, không mấy ai dễ gì làm được. Sự nhẫn nhục có thể mất hết cả một đời người để luyện tập. Khi đạt được rồi thì mới thấy cái huyền diệu của nó, mới ngộ ra được cái gì gọi là "ta", và cái gì gọi là an lạc tư tâm và cho mọi người.

Có lúc, người ta cho rằng nhẫn nhịn là một sự thiệt thòi và nhục nhã…cũng đúng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, sự nhẫn nhịn ở đây phải tùy trường hợp, cái mà gọi là tuy duyên. Đó đòi hỏi sự sáng suốt quyết đoán để đưa cái ích lợi cho mình và người…

Nếu người chẳng là ai và ta chẳng là ai, thể cái gì gọi là nhẫn, cái gì gọi là vinh, và cái gì gọi là nhục. Chỉ có những người trải nghiệm việc này thì tự cảm nhận được thôi.



Một tư liệu từ một người bạn trên net:
Cụ Tử An Trần Lê Nhân viết tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp:


Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để chớ tàn hại nhau.


 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp Là một người có đóng góp to lớn cho đất nước như vậy nhưng ông cũng nêu một tấm gương lớn về chữ “nhẫn” vì đại nghĩa của dân tộc và đất nước theo đúng lời ông nói: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chủ tịch đã ủy quyền cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh quân đội, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Hồ Chủ tịch còn giao quyền “tướng quân tại ngoại”, ông được quyết định tại mặt trận và báo cáo sau. Ông đã thực hiện quyền hạn của mình với trách nhiệm cao nhất và phát huy tài năng quân sự của mình.

Song, trong chiến dịch Mậu Thân 1968 ông được cử đi nghỉ ở Hungary, và chỉ về nước theo chỉ thị của Bác Hồ khi chiến dịch đã bắt đầu. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới, nhưng về quân sự có những tổn thất không đáng có và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.

Trong chiến dịch Quảng Trị 1972, ý kiến của ông về chiến lược và chiến thuật bị bác bỏ. Tổn thất to lớn trong chiến dịch Quảng Trị là một bài học đau xót. Sau đó, ông vẫn đóng vai trò to lớn trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lúc đó ông mới 64 tuổi.

Năm 1982, ông được cử làm Phó thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật và Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, những lĩnh vực rất xa lạ với cuộc đời binh nghiệp của ông.

Nhưng, việc nào ông cũng làm một cách rất nghiêm túc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Những đóng góp của ông về chính sách khoa học - công nghệ được tất cả nhà khoa học ghi nhận.

Ông đã trải qua nhiều thử thách vô cùng khó khăn, bất ngờ. Trong tất cả những trường hợp đó, ông luôn thể hiện thái độ rất bình tĩnh, tự tin, gương mẫu thực hiện đúng kỷ luật Đảng, luôn đặt lợi ích của dân tộc và đất nước lên trên hết như tinh thần “chí công vi thượng” mà Bác Hồ đã dặn ông ở hang Pắc Bó mà ông vẫn thường nhắc lại với chúng tôi.

Trong suốt thời gian dài được biết ông, làm việc, trao đổi về rất nhiều lĩnh vực, tôi chưa bao giờ nghe ông than phiền một lời nào về anh A, anh B hay về cách đối xử đối với cá nhân mình.

Ông chỉ bảo vệ danh dự và sự thật về mình. Để bảo vệ sức khỏe về thể lực và trí tuệ, ông tập thể dục, đi bộ, tập thiền và đánh đàn piano. Ông tiếp tục sống bình thản, làm việc, phân tích tình hình, gặp gỡ các người giúp việc, ngủ ngon giấc, làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên và khâm phục.

Mặc dầu đã về hưu, tuổi đã cao nhưng ông vẫn luôn quan tâm đến tình hình kinh tế-xã hội của nước nhà và thể hiện sự minh mẫn khác thường, tư duy độc lập về nhiều vấn đề chiến lược của dân tộc. Ông có kiến thức rất sâu rộng về nhiều vấn đề, mỗi lần gửi thư, phát biểu ý kiến công khai về những vấn đề quan trọng của đất nước như dự án khoáng sản ở Tây Nguyên, dự án xây dựng tòa nhà Quốc hội, về giáo dục... ông đều làm việc, bàn thảo rất kỹ lưỡng với anh em cán bộ, cân nhắc từng câu, từng chữ. Tất cả đều thể hiện lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước dân tộc, không kể tuổi tác.

Mặc dầu không được chấp nhận, nhưng ông vẫn kiên trì đóng góp ý kiến với tấm lòng hướng tới toàn thể đồng bào, đồng chí của ông.

Cuộc đời của Đại tướng không chỉ vẻ vang về những chiến công hiển hách. Chữ “nhẫn” trong cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng thể hiện một nhân cách cao đẹp, tinh thần trách nhiệm của ông với sự nghiệp của đất nước.
 
Sự nghiệp, tư tưởng của Đại tướng sẽ sống mãi cùng với chúng ta, trong hành động và suy nghĩ của từng người Việt Nam, trong đó có doanh nhân.

Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi doanh nhân (ngày 7/5/2004)

Trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đội ngũ doanh nhân Việt Nam tuy còn nhỏ bé nhưng giàu lòng yêu nước, đã tích cực tham gia đóng góp tiền của và công sức cho sự nghiệp chung. Ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam hoan nghênh giới công thương đã đoàn kết lại thành Công thương Cứu quốc đoàn và gia nhập Mặt trận Việt Minh, đem vốn làm ích nước lợi dân.

Người chỉ rõ: "Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này".

Ngày nay, doanh nhân Việt Nam là đội ngũ xung kích của toàn dân, không cam chịu nghèo nàn và lạc hậu, góp phần xứng đáng làm nên những "Điện Biên Phủ” lớn, nhỏ trong sự nghiệp đổi mới.
Doanh nhân - người đứng đầu và là "nhạc trưởng" doanh nghiệp phải có ý chí vươn lên theo tinh thần luôn đổi mới, sáng tạo, nghĩ những điều chưa ai nghĩ, làm những việc chưa có tiền lệ, với ý thức vượt khỏi những ràng buộc của lối mòn, tiếp cận những đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến.


Doanh nhân Việt Nam phải thực hiện kinh doanh không những có khoa học và nghệ thuật, mà còn phải có văn hóa, hợp pháp luật, đồng thời chống tiêu cực, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, nêu cao ý thức tiết kiệm, tích tụ vốn liếng, tài sản, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, nói tóm lại phải nâng cao trình độ quản lý để doanh nghiệp không ngừng phát triển trở thành những doanh nghiệp có quy mô, tầm cỡ quốc gia và quốc tế trong thời đại Hồ Chí Minh, xứng danh với truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Để phát huy truyền thống doanh nhân Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, tự cường, thông minh, sáng tạo, tinh thần nhân ái, thương dân, nên có "Ngày Doanh nhân Việt Nam" và "Giải thưởng doanh nhân Việt Nam" làm ngày truyền thống hàng năm, trao cho những doanh nhân tiêu biểu không chỉ giỏi sản xuất kinh doanh, làm giàu mà còn đóng góp tích cực vào cuộc chiến xóa đói, giảm nghèo và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với tinh thần Điện Biên Phủ, đội ngũ doanh nhân Việt Nam hãy phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần thực tiễn và sáng tạo, mang tâm huyết cùng toàn dân xây dựng xã hội mới "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Chúc đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển lớn mạnh, đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp chấn hưng đất nước.

Chào thân ái!


Doanh Nhân Sài Gòn
-----------

Cách tưởng nhớ Đại tướng là học tập, vận dụng những tư tưởng quân sự của Đại tướng vào kinh doanh. Sau đây, thử gợi ý một số nội dung:

1. Xác định quyết tâm chiến đấu trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình cụ thể, làm rõ thế mạnh, thế yếu của đối thủ. Khi bắt đầu cuộc kháng chiến năm 1946, lực lượng chúng ta hầu như chưa có gì trong khi quân địch rất mạnh. Quân ta, dưới sự chỉ đạo của Đại tướng, vừa tích cực xây dựng lực lượng, vừa chiến đấu, lợi dụng những sơ hở và mặt yếu của địch, kéo địch ra khỏi thành phố, đồng bằng, bắt địch phải chiến đấu trên địa bàn rừng núi hiểm trở. Điện Biên Phủ là điển hình cho việc đưa địch vào một thung lũng chỉ có thể tiếp tế bằng đường không trong khi quân ta có thể bao vây chúng.

Các doanh nhân cần học cách phân tích, điều tra kỹ tình hình kinh tế, thị trường, đối thủ cạnh tranh, xác định rõ cơ hội, thách thức, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ để xác định chiến lược kinh doanh của mình. Doanh nhân cần phát huy lợi thế của mình về thị trường địa phương, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng trong kinh doanh.

Đại tướng cũng nêu tấm gương kiên cường, chịu đựng gian khổ, tìm mọi cách vượt qua khó khó khăn.

2. Sáng tạo, dũng cảm, vận dụng phương châm “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”, tận dụng cơ hội và tạo ra cơ hội để chiến đấu. Đại tướng đã thể hiện sự sáng suốt trong khi ra lệnh “kéo pháo vào lại kéo pháo ra”, biết lúc cần phải rút lui để chuẩn bị chiến đấu có hiệu quả hơn.
Các doanh nhân của chúng ta chưa chú ý đến phân tích và đối phó với rủi ro, thường chỉ có phương án phát triển, ít khi chuẩn bị phương án tạm thời rút lui khi tình thế không thuận lợi.

3. Đánh giá đúng lực lượng, thay vì “đánh nhanh - thắng nhanh” chuyển sang “đánh nhỏ - thắng nhỏ, đánh chắc - thắng chắc” nhưng khi có thời cơ thì cũng sẵn sàng “thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa”, thể hiện tinh thần rất linh hoạt, không giáo điều, công thức.
Trong khi thực lực doanh nghiệp còn yếu nên áp dụng chiến thuật “đánh chắc - thắng chắc, đánh nhỏ - thắng nhỏ”, đồng thời vẫn luôn hướng tới mục tiêu đạt được quy mô và trình độ cao hơn.

4. Đại tướng nêu tấm gương lớn về tự học. Đại tướng đã trở thành danh tướng được thế giới thừa nhận và khâm phục mà không qua trường học quân sự nào. Đại tướng luôn luôn học hỏi từ thực tiễn, thường xuyên rút kinh nghiệm qua từng trận đánh để trưởng thành.
Bên cạnh số ít doanh nhân trẻ đã được đào tạo bài bản, nhiều doanh nhân đã tự học trong kinh doanh. Chính Đại tướng đã nêu tấm gương sáng về tinh thần tự học, sáng tạo ra học thuyết quân sự Việt Nam.

5. Bài học lớn mà Đại tướng để lại là yêu thương chiến sỹ, chan hòa, thông cảm với chiến sĩ, là “Đại tướng của nhân dân”. Chính nhân cách lớn này của Đại tướng đã đem lại sức mạnh tinh thần to lớn cho quân đội ta. Khi gặp khó khăn, Đại tướng thể hiện chữ “nhẫn”, vì đại nghĩa mà nín nhịn với tinh thần “dĩ công vi thượng” của Bác Hồ.

Đại tướng đã đánh thắng những kẻ địch mạnh hơn rất nhiều lần. Biết ơn, tưởng nhở Đại tướng, doanh nhân hãy học tập Đại tướng để chiến thắng trên mặt trận kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh như Đại tướng hằng mong ước.
 
Chữ Nhẫn được kết hợp bởi bộ đao ( ) ở trên và bộ tâm ( ) ở dưới. Người xưa lấy hình ảnh rất đơn giản ấy để nói lên đức tính nhẫn nại, chịu đựng của con người. Hiểu một cách nôm na là khi đao đè lên tim mình (có thể đến ứa máu), nhưng mình vẫn có thể chịu đựng để vượt qua... khi ấy bản thân bắt đầu rèn luyện được đức Nhẫn.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top