Chủ nghĩa yêu nước. Bản thân phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

hamabeou

New member
Xu
0
Chủ nghĩa yêu nước. Bản thân phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
Em đang học triết học dành cho cao học nhưng thầy giao chủ đề này em không bít tìm ở đâu/ Mọi người giúp em với nhé. Em cảm ơn
 
Xin hỏi bạn đang học cao học ngành Triết hay ngành khác, bạn cần nói rõ thì mới viết dc chứ, vì mỗi ngành sẽ có đóng góp khác nhau trong công cuộc "công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", nếu viết chung chung thì làm sao dc, vì viết chung chung chẳng qua chỉ là nên cố gắng học tập thật tốt, lao động hết sức mình, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ....Cho nên bạn phải cụ thể thì mới giúp bạn dc chứ? Và tiểu luận có giới hạn trong bao nhiêu trang ko?
 
Dạ, em đang học cao học ngành Dược, tiểu luận này không giới hạn trang ạ, mọi người giúp em với nhá ^^, em xin cảm ơn nhìu nhìu
 
[FONT=&amp] Yêu nước là một truyền thống, một đức tính tốt đẹp của mỗi con người, mỗi dân tộc trong đó có dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ đất nước bị xâm lược, chia cắt, thế hệ ông cha chúng ta đã thể hiện lòng yêu nước bằng hành động xả thân, khộng tiếc xương máu như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Ngày nay đất nước hòa bình, thế hệ chúng ta phải làm sao để tiếp nối chí ông cha? Phải làm gì để tiếp tục kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước từ ngàn xưa của dân tộc? Theo tôi đó chính là chúng ta phải củng cố và phát triển đất nước, phải làm cho đất nước ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Và để làm được điều đó, trước tiên thế hệ trẻ chúng ta ngày nay phải có sự đóng góp tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
[/FONT]
Công cuộc "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là cả một quá trình phấn đấu đầy gian nan, thử thách và lâu dài trong đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải luôn không ngừng phấn đấu, rèn luyện, và với thế hệ trẻ thì lại càng phải phấn đấu và rèn luyện, phải xem công cuộc "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" là trách nhiệm của mình như trong bức thư của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh gửi thanh niên, đăng trên báo nhân dân ngày 26/3/2003, với tiêu đề “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là sự nghiệp của thanh niên”, có đoạn viết “… Đất nước Việt Nam có lịch sử mấy ngàn năm, đã trải qua nhiều thế hệ góp sức dựng nước và giữ nước. Mỗi thế hệ đều có trách nhiệm với lịch sử vào thời kì mình sống và cống hiến. Bước vào thế kỉ XXI Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra phương hướng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, Nước mạnh, xã hộ công bằng, dân chủ, văn minh. Đại hội đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 đât nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…Đó là trách nhiệm vẻ vang và cũng là thời cơ rất to lớn của các cháu, trước hết là các thế hệ tri thức trẻ đua tài cống hiến cho sự nghiệp phát triển thịnh vượng và bền vững của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân… Ý nghĩa cuộc sống của mỗi người không chỉ bó hẹp trong đời sống riêng tư mà phải vươn lên, gắn mình với xã hội, quan tâm tới mọi người, tới Tổ quốc, nhân dân. Do đó mục tiêu phấn đấu, ý nghĩa cuộc sống của lớp trẻ ngày nay là phải phấn đấu trở thành lực lượng xung kích, góp phần to lớn vào mục tiêu phấn đấu của toàn dân tộc… Cũng như các thế hệ cha anh, để có thể đảm đương trách nhiệm to lớn với lịch sử, mỗi người phải vươn lên tự rèn luyện. Thế hệ các cháu là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc, quyết tâm xoá tình trạng nước nghèo và kém phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá…

Các cháu hãy cố gắng lao động học tập, chăm lo rèn luyện tư cách, đạo đức và sức khoẻ vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao văn hoá- khoa học, tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, có cuộc sống tình nghĩa, thuỷ chung với gia đình, bạn bè, lòng biết ơn các thế hệ cha anh, có tình thương bao la với những người có số phận rủi ro… lấy việc đem lại hạnh phúc cho nhân dân, cho moị người làm niềm vui lớn, là hạnh phúc lớn cho đời mình…
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
[FONT=&amp] Đây là lời căn dặn rất chí tình, đạt lý mà chúng ta những người thuộc thế hệ trẻ cần lấy đó làm kim chỉ nam để phấn đấu và rèn luyện, bởi như Bác Hồ từng nói: "Thanh niên bây giờ là thế hệ vẻ vang, vì vậy nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình . Tức thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi, nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì lợi ích cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài thì ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có ích gì cho loài người..." Vậy thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để vừa có tài lại có đức?
[/FONT]
Trước tiên chúng ta cần rèn luyện về đạo đức, lối sống

Bác Hồ có nói: “Chữ nhân nghĩa là người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người. Nhân là phải có lòng bác ái yêu nước yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình. Nó bao gồm đủ cả. Kể từ lòng hiếu để và tình bằng hữu, lòng cung kính và sự huệ ái, lòng hiếu khách và tình đồng đội, đồng chí cho đến tình đồng bào và nghĩa đồng loại với đức hiếu sinh và đạo hiếu hòa. Thích Ca, Giê Su, Khổng Tử đến Mác - Lênin đều có chỗ giống nhau. Thương nước, thương dân, thương người, thương nhân loại là có sự nhất quán gắn liền nhau, theo lô gích của tình cảm… Các vị ấy đều lo cứu khổ, cứu nạn, cứu nguy, đều thương lành ghét dữ, đều muốn làm nảy nở điều thiện, đẩy lùi điều ác, không phải chỉ trong một phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi toàn nhân loại”. Có thể chúng ta không thể hoàn toàn thực hiện được như vậy vì nó quá cao cả, vĩ đại nhưng chí ít chúng ta phải là một người biết hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô, hòa thuận với anh chị em, chân thành với bè bạn và chan hòa với bà con xóm giềng, có lòng nhân ái với đồng bào của mình, phải biết chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, những người có số phận rủi ro (tất nhiên là trong phạm vi khả năng của mình).

Chúng ta phải có lối sống lành mạnh, phù hợp với những quy phạm đạo đức của xã hội, phải rèn luyện các đức tính "Cần, Kiệm, Liêm, Chính" vì những đức tính này là cần thiết đối với mọi người. Bác Hồ viết:

"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Ngưới có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì khônh thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người"

CẦN tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. KIỆM là tiết kiệm, chúng ta không những phải biết tiết kiệm về tiền bạc, của cải mà còn phải biết tiết kiệm về thời gian, phải sống không xa xỉ, không hoang phí. LIÊM là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. LIÊM còn có nghĩa là phải biết hổ thẹn, tức là phải có lòng tự trọng, những gì có được không phải bằng tài năng, kiến thức, bằng công sức lao động của bản thân thì không được nhận.CHÍNH là thẳng thắn, đứng đắn, không xu phụng, nịnh bợ, thấy cái đúng phải bảo vệ, thấy cái sai phải lên tiếng. Bốn đức tính này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. CẦN mà không KIỆM giống như một chiếc thùng lủng đáy, KIỆM mà không CẦN thì lấy gì mà KIỆM. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Bốn đức tính này còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Chính vì vậy thế hệ trẻ chúng ta cần phải rèn luyện bốn đức tính này để làm người, làm việc, để phụng sự cho bản thân, gia đình, cao hơn nữa là phụng sự cho nhân dân, cho Tổ quốc, đó cũng là cách thể hiện lòng yêu nước vậy .

Ngoài ra chúng ta còn phải là một người sống có nguyên tắc, biết giữ chữ "Tín", phải luôn nói đi đôi với làm, sống phải có lý tưởng, đạo đức; phải biết kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Phải có một phong cách sống giản dị, khiêm tốn, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh; phải biết yêu lao động, quý thời gian. Phải đối với bản thân thì nghiêm khắc nhưng đối với mọi người thì chan hòa, khoan dung.

Phải học tác phong làm việc và học tập một cách khoa học, làm ra làm, học ra học, chơi ra chơi.

Và cũng cần nói rằng vấn đề "Đạo đức" là vấn đề mà ta cần tu dưỡng suốt đời, bởi vì cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi con người, như Bác Hồ từng nói: "Học cái tốt thì khó,ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu" cho nên chúng ta không được xao nhãng việc tu dưỡng, mà phải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt trong thời kỳ hòa bình, khi cuộc sống tốt hơn nhưng sự cạnh tranh cũng khốc liệt hơn, nếu không ý thức được thì rất dễ bị tha hóa. Do đó việc tu dưỡng đạo đức phải gắn với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Chỉ có như vậy thì việc tu dưỡng đạo đức mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thứ hai là chúng ta phải ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực

Người xưa có câu: "Ngọc bất trác bất thành khí, Nhân bất học bất tri lý". Ai trong chúng ta cũng biết "Học" là một việc rất quan trọng đối với chúng ta, và thậm chí là đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. "Học" giúp con người mở mang kiến thức, giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Chính vì vậy các bậc vĩ nhân, những nhà Bác học dù học vấn của họ có uyên thâm đến đâu nhưng không bao giờ họ thỏa mãn với điều đó, Lê-nin nói “Học! Học nữa! Học mãi!”. Darwin nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Kiến thức là vô tận, như biển cả, còn hiểu biết của chúng ta thì nhỏ nhoi chỉ như hạt cát, vì vậy chúng ta phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức, nhất là trong lĩnh vực chuyên môn của mình; nhưng phải học một cách chủ động, sáng tạo, không nên học một cách thụ động, giáo điều. Học phải nắm được các quan điểm có tính nguyên tắc, phương pháp luận và cần học thêm về khoa học kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi của thời đại mới, thời đại của cách mạng khoa học- công nghệ đang phát triển như vũ bão.

Học phải đi đôi với hành, lý luận và thực tiễn phải phù hợp với nhau; học tập phải kết hợp với lao động, coi trọng việc tự học, học ở mọi lúc, mọi nơi, và ở mọi người. Nhưng điều quan trọng nhất là phải có nhận thức đúng đắn về việc học, phải xác định "Học" là nhằm trang bị, nâng cao kiến thức cho mình, để phục vụ cho công việc của bản thân chứ không phải học vì những lý do tiêu cực nào đó, như Bác từng nói:

"Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình" .

Quan điểm trên mặc dù được Bác đưa ra từ mấy chục năm trước nhưng tới ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Đúng! Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hôm nay chúng ta phải luôn học, phải luôn không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức, không ngừng rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực của mình đặc biệt là ở trong lĩnh vực chuyên môn của bản thân, nếu không ta sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, sẽ tự mình đào thải mình.

Và cũng như vấn đề "Đạo đức", vấn đề "Học" cũng là suốt đời, chúng ta phải luôn có tinh thần hiếu học, cầu tiến thì mới theo kịp thời đại, mới phục vụ tốt cho công tác chuyên môn của mình, mới có thể tạo ra cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và góp phần phát triển đất nước, đó cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước vậy!

Tuy nhiên, không chỉ học về kiến thức mà chúng ta còn phải học về truyền thống hào hùng của dân tộc, học về cách đối nhân xử thế, học những điều hay lẽ phải... Có như thế thì chúng ta mới ngày càng trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn và có ích hơn.

Thứ ba là chúng ta phải có ý thức rèn luyện sức khỏe:

Việc tu dưỡng Đạo đức là rèn luyện về cái "Tâm", việc học tập văn hóa kiến thức là trao dồi về cái "Tầm". Bác Hồ nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Tuy nhiên dù có tài, có đức mà không có sức khỏe cũng sẽ là người vô dụng. Vì sao? Vì dù chúng ta có "Tâm", có "Tầm" mà không có sức khỏe thì làm sao cống hiến, làm sao tạo ra lợi ích cho bản thân, gia đình; làm sao giúp Đất nước phát triển. Cho nên theo tôi việc rèn luyện sức khỏe cũng có một vai trò rất quan trọng. Bác Hồ từng nói: "Tập thể dục thể thao để giữ gìn, tăng cường sức khỏe, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân được nhiều hơn". Chúng ta nên học tập điều này ở Bác, chúng ta cần thường xuyên rèn luyện sức khỏe để có sự dẻo dai về thể lực, sáng suốt về tinh thần; để làm việc, học tập có năng suất cao hơn, để cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoài việc bản thân luôn rèn luyện thể thao, chúng ta cũng cần khuyến khích, vận động người thân, bạn bè, có thể cả những người xung quanh cùng tích cực rèn luyện thể thao để mọi người cùng có sức khỏe tốt hơn.

Chúng ta cũng phải quan tâm đến thể trạng, thể chất của thế hệ tương lai, sao cho con cháu chúng ta ngoài việc có đạo đức, có tài năng cũng phải có thể trạng, thể chất bằng với bạn bè trên thế giới. Vì hiện nay, dù tầm vóc người Việt Nam được cải thiện nhiều so với trước nhưng vẫn còn khoảng cách so với tiêu chuẩn quốc tế. Theo khảo sát của Bộ Văn Hóa thể thao và Du lịch về thể chất người dân từ 6-60 tuổi ở 22 tỉnh, thành phố vào năm 2000-2001, chiều cao trung bình của nam khoảng 163,7cm, cân nặng 53kg, chạy tùy sức 5 phút đạt 940m. Chiều cao của nữ đạt 153,4cm, chạy tùy sức 5 phút đạt 722m. Tuy nhiên, so với chuẩn quốc tế, chiều cao trung bình của nam thanh niên 18 tuổi của Việt Nam kém 13,1cm và nữ kém 10,7cm. Như vậy chúng ta vẫn còn thua kém các bạn bè thế giới rất nhiều, và để cải thiện thì đương nhiên hiện nay Nhà nước đang có chính sách nhằm nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, nhưng đó là tầm Vĩ mô, còn chúng ta cũng nên tùy theo sức mình mà góp một phần mình vào việc này. Hiện nay đời sống đã tốt hơn rất nhiều, chúng ta có đủ điều kiện để nâng cao dinh dưỡng cho chúng ta, cho gia đình, nhất là cho các cháu nhỏ, đó là điều khỏi bàn. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta cần khuyến khích và giáo dục chúng thấy được lợi ích của việc tập thể thao, tạo cho chúng có thói quen tập thể thao thường xuyên, như vậy cùng với chính sách của Nhà nước chúng ta mới hy vọng thế hệ tương lai chúng ta có thể "sánh vai với cường quốc năm châu" (Cả nghĩa đen và nghĩa bóng) như mong ước của Bác Hồ, đó cũng là cách chúng ta thể hiện lòng yêu nước vậy.

Có thể nói ba yếu tố "Đạo đức", "Kiến thức", "Sức khỏe" mà tôi tạm gọi là "Tâm", "Tầm" và "Lực" chính là ba yếu tố then chốt để tạo thành một con người hoàn chỉnh, một con người của thời đại Hồ Chí Minh. Ba yếu tố này như ba chân của cái Kiềng mà thiếu một trong bất kỳ yếu tố nào thì con người cũng khó gọi là hoàn thiện. Bản thân tôi thuộc thế hệ trẻ, tôi biết mình còn nhiều khiếm khuyết về đạo đức, lối sống; còn hạn hẹp, nông cạn về tri thức và thể lực cũng không thể gọi là tốt nhưng tôi luôn rèn luyện và phấn đấu về ba yếu tố này để từng bước khắc phục, từng bước hoàn thiện bàn thân để hướng đến sự "Chân, Thiện, Mỹ"; để ngày càng có thể làm việc hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, năng suất cao hơn, từ đó có thể đem lại nhiều hơn lợi ích về vật chất cũng như về tinh thần cho bản thân, gia đình và cao hơn nữa là có thể đóng góp một phần công sức cho sự phát triển của Đất nước và đó cũng chính là cách tôi bày tỏ lòng yêu nước của mình. Và tôi cũng hy vọng mỗi con người Việt Nam đều luôn cố gắng rèn luyện, phấn đấu về "Đạo đức", "Kiến thức", "Sức khỏe"; nếu mỗi người luôn không ngừng hoàn thiện mình, chúng ta sẽ có được những thế hệ người Việt Nam có đạo đức trong sáng, có kiến thức vững chắc, có sức khỏe dẻo dai, từ đó mỗi người đều có thể đóng góp tốt hơn, hiệu quả hơn cho gia đình, cho đất nước bởi vì "nhiều giọt nước sẽ tạo thành biển cả, nhiều cái cây sẽ tạo thành khu rừng". Nếu được như vậy, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta chắc chắn có thể hoàn thành sự nghiệp "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa", chắc chắn có thể phát triển Việt Nam thành một đất nước phát triển, tiến tới thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" ./.

Tài liệu tham khảo và trích dẫn:

- Hồ Chí Minh toàn tập.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

- Các tài liệu khác trên internet.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top