Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Nhật Bản ở châu Á đã có những toan tính của riêng mình với âm mưu bá chủ ở châu Á. Tình hình quốc tế thời kỳ này có lợi cho Nhật vì các nước phương Tây bận tham chiến ở chiến trường châu Âu và Bắc phi còn Mĩ tiếp tục quan điểm “ biệt lập” đứng ngòa cuộc chiến. Điều này tạo điều kiện cho Nhật dẽ dàng thôn tính châu Á. Ngay trong đầu tháng 9 năm 1939 chính phủ của thủ tướng Abe đã ra tuyên bố nêu rõ , Nhật sẽ không tham gia chiến tranh ở châu Âu để nỗ lực vào việc kết thúc chiến tranh ở Trung Quốc. Đồng thời Nhật sau thất bại ở khu vực hồ Khassan (1938) và sông Khalkhin – Gol (1939), giới quân phiệt Nhật đã tỏ ra thận trọng trong việc tấn công Liên Xô, bởi thấy không dễ dàng gì có thể tấn công Liên Xô bằng cuộc chiến tranh chớp nhoáng.
Do đó Nhật chủ trương tạm thời đình hoãn cuộc tấn công phía bắc Liên Xô để quay xuống phía nam đánh chiếm các khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương – nơi mà Nhật phải tập trung ít lực lượng hơn, do hia đối thủ lớn nhất là Pháp và Hà Lan đã bị thất bại ở châu Âu còn Anh thì đang khốn đốn trước những đòn tấn công của quân Đức.
Vì vậy, tháng 7 năm 1940 Nhật Bản đã đề nghị với Liên Xô kí kết một hiệp ước không tấn công nhau, để tâp trung mặt trận phía Nam.
Và tới những năm 1942, Nhật đã gần như chi phối được toàn bộ vùng Đông Nam Á với tổng cộng khoảng 3,86 triệu km2 với dân số 150 triệu người và vùng lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn.
Giấc mơ “ Đại Đồng Á” và sự hình thành khu vực thịnh vượng chung đã đạt được những kết quả bước đầu.
Việc chủ nghĩa phát xít thống trị hầu như toàn bộ Đông, Tây Âu và khu vực Viễn Đông đã chứng tỏ sự thắng thế tạm thời của chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật đặt ra yêu cầu phải xác lập một địa vị quốc tế trong quan hệ quốc tế, đồng thời phủ nhận trật tụ V- O không hề có lợi cho các nước này.
Do đó ngày 27/9/1940 Đức, Ý, Nhật ký kết hiệp ước đồng minh quân sự và chính trị ở Beclin, được gọi là hiệp ước Tay ba với nội dung cơ bản như sau:
Điều 1: Nhật Bản thừa nhận và tôn trọng sự thống trị của Đức và Ý trong việc thành lập một trật tự mới ở châu Âu.
Điều 2: Đức và Ý thừa nhận và tôn trọng sự lãnh đạo của Nhật Bản trong việc lập trật tự mới ở Đại Đông Á.
Điều 3: Đức, ý, Nhật Bản đồng ý hợp tác với nhau trên cơ sở đã nêu ở trên. Họ có trách nhiệm ủng hộ nhau bằng tất cả các phương tiện quân sự, kinh tế, chính trị trong trường hợp một trong ba bên thỏa thuận bị tấn công từ cường quốc nào mà hiện giờ chưa tham chiến tranh châu Âu và xung đột Trung – Nhật.
Hiệp ước trên đánh dấu sự ra đời của “trật tự mới” do các nước phát xít thiết lập, đồng thời thể hiện sự thay đổi tương quan lực lượng trong mối quan hệ giữa các nước trong quan hệ quốc tế với ưu thế tạm thời nghiêng về phía phát xít.
Sửa lần cuối: