CHỦ NGHĨA MARX ĐỐI LẬP VỚI DÂN CHỦ?
TERRY EAGLETON
ĐINH XUÂN HÀ và PHƯƠNG SƠN dịch
PHẢN BÁC:
Những người Mác-xít là những người cổ vũ cho hành động chính trị bạo lực. Họ không tán thành biện pháp cải tổ dần dần và ôn hòa, mà thay vào đó là sự lựa chọn những cuộc hỗn loạn vấy máu. Một nhóm thiểu số những kẻ nổi dậy vùng lên, lật đổ chính phủ và áp đặt ý chí của mình lên đại đa số. Đây là một trong số những điều khiến cho chủ nghĩa Mác và dân chủ không thể song song cùng tồn tại. Bởi vì họ thường coi đạo đức chỉ là tư tưởng thuần túy, nếu những người Mác-xít không bị rơi vào tình trạng lộn xộn thì quan điểm chính trị của họ sẽ áp đặt lên toàn dân chúng. Mặc dù mục đích đã biện minh cho những phương tiện ấy, song đã có rất nhiều người phải bỏ mạng trong quá trình này.
BIỆN GIẢI:
Ý niệm về cách mạng thường gợi lên những hình ảnh bạo lực và sự hỗn loạn. Điều này đối lập với cải cách xã hội, là những gì mà chúng ta có xu hướng coi là hòa bình, ôn hòa và diễn tiến dần dần. Tuy nhiên, đó là một sự đối lập sai lầm. Nhiều cải cách đã từng là bất cứ thứ gì ngoại trừ hòa bình. Lấy ví dụ về phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ, một phong trào không hề có tính cách mạng nhưng gây ra chết chóc, đánh lộn, phân biệt chủng tộc và đàn áp tàn bạo. Ở những nước Mỹ Latinh thuộc địa của thế kỷ XVIII và XIX, mọi cố gắng cho cải cách dân chủ đều làm bùng lên xung đột bạo lực xã hội.
Một số cuộc cách mạng, ngược lại, lại diễn ra khá hòa bình. Có những cuộc cách mạng nhung lụa bên cạnh những cuộc cách mạng bạo lực. Không có nhiều người chết trong cuộc nổi dậy ở Dublin năm 1916, cuộc nổi dậy đã dẫn tới độc lập một phần cho Ailen. Cuộc cách mạng Bônsêvích năm 1917 cũng có ít máu đổ đến đáng ngạc nhiên. Thực tế, việc tiếp quản những vị trí then chốt ở Mátxcơva được hoàn thành mà không một tiếng súng nổ. Chính phủ, theo lời của Isaac Deutscher, "bị hất nhẹ nhàng ra khỏi chỗ"[1], sự ủng hộ của quần chúng nhân dân đối với những người nổi dậy là quá lớn. Khi hệ thống Xôviết đổ vỡ hơn bảy mươi năm sau, phần đất đai rộng lớn với một lịch sử xung đột bạo tàn này đã sụp đổ mà không đổ nhiều máu, giống như những gì đã diễn ra trong những ngày nó thành lập.
Đúng là một cuộc nội chiến đẫm máu đã theo sát ngay sau cách mạng Bônsêvích. Nhưng đấy là bởi vì trật tự xã hội mới xuất hiện cùng với sự tấn công của lực lượng cánh hữu cũng như ngoại xâm. Quân đội Anh và Pháp đã ra sức ủng hộ lực lượng Bạch vệ phản cách mạng.
Đối với chủ nghĩa Mác, một cuộc cách mạng không được mô tả bởi việc nó kéo theo bao nhiêu bạo lực. Đó cũng không phải là một cuộc lật đổ hoàn toàn. Nước Nga đã không thức dậy trong buổi sáng sau cách mạng Bôn-sê-vích để chợt nhận thấy tất cả quan hệ thị trường đã bị xóa bỏ và toàn bộ nền công nghiệp giờ đây thuộc sở hữu nhà nước. Ngược lại, thị trường và sở hữu tư nhân đã tồn tại một thời gian dài sau khi những người Bôn-sê-vích tiến hành xóa bỏ một cách dần dần. Đảng cánh tả đã sử dụng đường lối ủng hộ giai cấp nông dân. Không hề có việc ép buộc vào hợp tác nông nghiệp; thay vào đó, quá trình này diễn ra dần dần và nhận được sự đồng thuận.
Các cuộc cách mạng thường được chuẩn bị trong một thời gian dài, và có thể mất hàng thế kỷ để đạt được mục đích. Giai cấp trung lưu ở châu Âu không xóa bỏ chế độ phong kiến qua một đêm. Giành quyền lực chính trị là một hành động trước mắt; thay đổi phong tục tập quán, thể chế và thói quen của xã hội kéo dài hơn rất nhiều. Bạn có thể tổ chức toàn bộ ngành công nghiệp theo phương thức xã hội chủ nghĩa bằng một mệnh lệnh chính phủ, nhưng chỉ một mình pháp luật không thể sản sinh ra những con người cảm nhận và cư xử khác với ông bà của họ. Điều đó phải có một quá trình thay đổi về giáo dục và văn hóa lâu dài.
Những người nghi ngờ tính khả thi của sự thay đổi như thế nên nhìn kỹ lại bản thân mình. Bản thân chúng ta ở nước Anh thời hiện đại là sản phẩm của một quá trình lâu dài, một cuộc cách mạng đạt tới đỉnh điểm vào thế kỷ XVII, và dấu ấn thành công của nó là ở chỗ hầu hết chúng ta hoàn toàn không biết về thực tế đó. Những cuộc cách mạng thành công là những cuộc cách mạng kết thúc bằng việc xóa sạch mọi dấu vết của chính chúng. Để làm được như vậy, chúng làm cho hoàn cảnh đấu tranh dường như xuất hiện hoàn toàn tự nhiên. Như thế, chúng khá giống như việc sinh đẻ. Để hoạt động như một con người "bình thường", chúng ta phải quên đi nỗi đau và sợ hãi về sự sinh sản của chúng ta. Nguồn gốc thường gây đau thương, dù là của cá nhân hay nhà nước chính trị. Các Mác nhắc nhở chúng ta trong cuốn Tư bản rằng, nhà nước Anh hiện đại, được xây dựng trên sự bóc lột thậm tệ những người vô sản xuất thân từ nông dân, đã xuất hiện nhuốm đầy máu và vấy bẩn từ đầu đến chân. Đấy là một lý do tại sao ông chắc sẽ phải kinh sợ khi chứng kiến sự thành thị hóa một cách cưỡng ép của Stalin với giai cấp nông dân Nga. Hầu hết các nhà nước chính trị đều xuất hiện thông qua cách mạng, xâm lược, chiếm đóng, cướp đoạt hay hủy diệt (trong trường hợp của những xã hội như Hoa Kỳ). Nhà nước thành công là những nhà nước thành công trong việc quét sạch lịch sử đẫm máu này khỏi tâm trí những công dân của chúng. Những nhà nước còn quá mới để có thể xóa đi nguồn gốc không chính đáng của mình – ví dụ như Israel và Bắc Ailen – chắc chắn sẽ ngập chìm trong xung đột chính trị.
Nếu chính chúng ta là sản phẩm của một cuộc cách mạng thành công mỹ mãn, thì bản thân điều đó chính là câu trả lời cho sự quy kết mang tính bảo thủ rằng, tất cả các cuộc cách mạng đều kết thúc bằng thất bại, hay quay trở lại như những gì trước đó, hay làm mọi thứ tồi tệ hơn gấp một nghìn lần, hay ăn thịt chính con của mình. Có lẽ tôi bỏ sót lời tuyên bố này trên báo, nhưng nước Pháp dường như đã không khôi phục tầng lớp quý tộc phong kiến trong chính phủ, hay nước Đức không không phục tầng lớp địa chủ. Trên thực tế, nước Anh có nhiều tàn dư phong kiến hơn mọi quốc gia hiện đại nhất, từ Thượng viện đến quan cảnh vệ Black Rod[2], nhưng nói chung, bởi vì họ tỏ ra hữu dụng cho tầng lớp trung lưu cầm quyền. Giống chế độ quân chủ, họ tạo ra thứ không khí thần bí dùng để giữ cho đông đảo quần chúng khuất phục và tôn kính. Việc đa số người Anh không coi Hoàng tử Andrew đang phát tiết ra một không khí mê hoặc thần bí gợi ý rằng, có lẽ có những cách đáng tin cậy hơn để chống đỡ quyền lực.
Đa số người phương Tây hiện nay sẽ dứt khoát tuyên bố phản đối cách mạng. Điều đó có thể có nghĩa là họ chống lại một số cuộc cách mạng này, nhưng lại ủng hộ những cuộc cách mạng khác. Cách mạng của người khác, giống như thức ăn của người khác trong nhà hàng thường hấp dẫn hơn là của chính mình. Đa số những người này sẽ tán thành không do dự cuộc cách mạng thủ tiêu quyền lực của nước Anh ở Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII, hay các quốc gia thuộc địa từ Ailen, Ấn Độ đến Kenya và Malaysia giành độc lập. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ khó có thể nhỏ nước mắt cay đắng khi khối Xô Viết sụp đổ. Khởi nghĩa của người nô lệ từ Spactacus đến các bang miền Nam nước Mỹ chắc chắn tìm được sự ủng hộ của họ. Nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa này đều kéo theo bạo lực – mà trong một số trường hợp, còn nhiều bạo lực hơn cả cách mạng Bônsêvích. Vậy thì tại sao không thành thật thú nhận rằng, sao lại phản đối cách mạng xã hội chủ nghĩa chứ không phải phản đối bản thân cách mạng?
Tất nhiên, có một nhóm nhỏ những người được gọi là những người theo chủ nghĩa hòa bình hoàn toàn bác bỏ bạo lực. Họ thật đáng ngưỡng mộ vì lòng dũng cảm và kiên quyết trong nguyên tắc của họ, cho dù thường phải đối mặt với những lời chửi rủa công khai. Nhưng những người theo chủ nghĩa hòa bình không phải là những người duy nhất ghê tởm bạo lực. Đa số mọi người đều như thế, ngoài trừ một vài kẻ tàn ác và tâm thần. Chủ nghĩa hòa bình đáng bàn không phải là thứ chỉ đưa ra tuyên bố đạo đức giả rằng, chiến tranh thật kinh khủng. Những trường hợp mà tất cả mọi người đều đồng ý thường nhàm chán, tuy nhiên, chúng cũng có lý nào đó. Người theo chủ nghĩa hòa bình đáng bàn duy nhất là người bác bỏ không chỉ chiến tranh hay cách mạng, mà còn khước từ việc đập vào đầu tên giết người, đủ làm bất tỉnh chứ không giết hắn, khi hắn đang chĩa súng vào những đứa trẻ trong lớp học. Bất kỳ ai ở trong tình huống làm hay không làm điều đó sẽ có nhiều lời giải thích tại hội nghị PTA tới. Theo nghĩa rất hẹp, chủ nghĩa hòa bình phi đạo đức một cách thô thiển. Đa số đồng ý với sự cần thiết phải sử dụng bạo lực trong những trường hợp cực đoan và ngoại lệ. Hiến chương Liên hợp cho phép sự kháng cự vũ trang đối với một lực lượng chiếm đóng. Nhưng bất kỳ sự xâm lược nào như thế phải được giới hạn bằng một số tiêu chí nghiêm ngặt. Nhưng chủ yếu đó phải là tính phòng thủ, phải là biện pháp cuối cùng sau tất cả những thứ khác đã được thử và thất bại, phải có cơ hội thành công thỏa đáng, không được gây ra sự giết hại những người dân vô tội v.v. và v.v...
Trong sự nghiệp ngắn ngủi nhưng đẫm máu của mình, chủ nghĩa Mác đã gây ra nhiều bạo lực ghê gớm. Cả Stalin và Mao Trạch Đông đều là những kẻ sát nhân hàng loạt ở mức độ gần như không thể tưởng tượng nổi. Hầu như không có người Mác-xít nào ngày nay, như chúng ta đã thấy, cố gắng bảo vệ những tội ác ghê sợ này, trong khi nhiều người phi Mác-xít lại bảo vệ, ví dụ, sự hủy diệt ở Dresden hay Hiroshima. Tôi đã từng nói rằng, chủ nghĩa Mác, hơn bất kỳ trường hợp phái tư tưởng nào khác, đã cung cấp rất nhiều lời giải thích có sức thuyết phục về việc làm thế nào mà những hành động tàn ác của con người như Stalin lại xuất hiện, và vì thế, phải làm thế nào để chúng có thể được ngăn chặn khỏi tái diễn. Nhưng tội ác của chủ nghĩa tư bản thì sao? Nói thế nào với bể máu man rợ được biết đến là Thế chiến thứ nhất, trong đó sự xung đột giữa những cường quốc đói khát thuộc địa đã đẩy những người lính thuộc tầng lớp lao động tới cái chết vô ích? Lịch sử của chủ nghĩa tư bản, bên cạnh nhiều thứ khác, là một câu chuyện của chiến tranh toàn cầu, bóc lột thuộc địa, tội diệt chủng và nạn đói. Nếu một phiên bản sai lệch của chủ nghĩa Mác sinh ra nhà nước Stalin, thì một biến đổi cực đoan của chủ nghĩa tư bản sinh ra chủ nghĩa phát xít. Nếu một triệu người chết trong nạn đói khủng khiếp ở Ailen những năm bốn mươi của thế kỷ XIX, thì đó chủ yếu là do chính phủ Anh đương thời đã quá tuân theo những quy luật của thị trường tự do trong chính sách cứu trợ đầy ai oán của họ. Chúng ta đã thấy rằng, Các Mác viết với sự tức giận được kìm nén trong cuốn Tư bản về quá trình đẫm máu, kéo dài khiến giai cấp nông dân Anh bị đẩy khỏi ruộng đất. Chính lịch sử bóc lột tàn bạo này nằm ẩn dưới sự thanh bình của cảnh làng quê nước Anh. Nếu so sánh với giai đoạn khủng khiếp này, một giai đoạn đã trải qua một thời gian dài, thì một sự kiện như cách mạng Cuba chỉ là một bữa tiệc trà.
Đối với những nhà Mác-xít, sự đối lập nằm trong chính bản chất của chủ nghĩa tư bản. Điều này đúng không chỉ với mâu thuẫn giai cấp mà nó kéo theo, mà còn với những cuộc chiến tranh mà nó gây ra khi những quốc gia tư bản xung đột về tài nguyên thế giới hay phạm vi ảnh hưởng đế quốc. Ngược lại, một trong những mục tiêu cấp bách của phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế là hòa bình. Khi những người Bônsêvích nắm quyền, họ rút nước Nga ra khỏi sự tàn sát của Thế chiến thứ nhất. Những người xã hội chủ nghĩa, với lòng căm thù chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa sô vanh, đã đóng vai trò chính trong phần lớn phong trào hòa bình xuyên suốt lịch sử hiện đại. Phong trào công nhân không phải là bạo lực, mà chấm dứt bạo lực.
Những người Mác-xít có truyền thống thù địch với cái họ gọi là "chủ nghĩa phiêu lưu", với nghĩa là nóng vội đẩy một nhóm nhỏ những người khởi nghĩa chống lại lực lượng khổng lồ của nhà nước. Cách mạng Bôn-sê-vích được tạo nên không phải bởi một nhóm những người âm mưu bí mật mà bởi những cá nhân được bầu công khai từ những thiết chế đại diện của nhân dân, được biết đến là Xô-viết. Các Mác hoàn toàn quay lưng lại với những cuộc nổi dậy nửa vời của những người lính mặt mũi bặm trợn chĩa đinh ba trước xe tăng. Theo ông, cuộc cách mạng thành công cần những tiền đề vật chất nhất định. Không phải chỉ là vấn đề của ý chí sắt đá và lòng dũng cảm. Rõ ràng thành công hơn nhiều trong một cuộc khủng hoảng lớn mà ở đó giai cấp thống trị đang suy yếu và chia rẽ, với lực lượng xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ và được tổ chức tốt, hơn là khi chính phủ mạnh lên, còn phe đối lập thì nhu nhược và phân tán. Theo đó, có một sự liên quan giữa chủ nghĩa duy vật của Các Mác – sự nhấn mạnh của ông khi phân tích lực lượng vật chất tồn tại trong xã hội – và vấn đề về bạo lực cách mạng.
Đa số những cuộc phản kháng của giai cấp công nhân nước Anh đều diễn ra hòa bình, từ phong trào Hiến chương đến những cuộc diễu hành của những người thất nghiệp những năm 1930. Nhìn chung, các phong trào công nhân phải dùng đến bạo lực chỉ khi bị khiêu khích, hay tại những thời điểm thật cần thiết, hay khi những cách thức hòa bình đã rõ ràng thất bại.
Mời bạn đọc xem tiếp dưới phần bình luận.
ĐINH XUÂN HÀ và PHƯƠNG SƠN dịch
PHẢN BÁC:
Những người Mác-xít là những người cổ vũ cho hành động chính trị bạo lực. Họ không tán thành biện pháp cải tổ dần dần và ôn hòa, mà thay vào đó là sự lựa chọn những cuộc hỗn loạn vấy máu. Một nhóm thiểu số những kẻ nổi dậy vùng lên, lật đổ chính phủ và áp đặt ý chí của mình lên đại đa số. Đây là một trong số những điều khiến cho chủ nghĩa Mác và dân chủ không thể song song cùng tồn tại. Bởi vì họ thường coi đạo đức chỉ là tư tưởng thuần túy, nếu những người Mác-xít không bị rơi vào tình trạng lộn xộn thì quan điểm chính trị của họ sẽ áp đặt lên toàn dân chúng. Mặc dù mục đích đã biện minh cho những phương tiện ấy, song đã có rất nhiều người phải bỏ mạng trong quá trình này.
BIỆN GIẢI:
Ý niệm về cách mạng thường gợi lên những hình ảnh bạo lực và sự hỗn loạn. Điều này đối lập với cải cách xã hội, là những gì mà chúng ta có xu hướng coi là hòa bình, ôn hòa và diễn tiến dần dần. Tuy nhiên, đó là một sự đối lập sai lầm. Nhiều cải cách đã từng là bất cứ thứ gì ngoại trừ hòa bình. Lấy ví dụ về phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ, một phong trào không hề có tính cách mạng nhưng gây ra chết chóc, đánh lộn, phân biệt chủng tộc và đàn áp tàn bạo. Ở những nước Mỹ Latinh thuộc địa của thế kỷ XVIII và XIX, mọi cố gắng cho cải cách dân chủ đều làm bùng lên xung đột bạo lực xã hội.
Một số cuộc cách mạng, ngược lại, lại diễn ra khá hòa bình. Có những cuộc cách mạng nhung lụa bên cạnh những cuộc cách mạng bạo lực. Không có nhiều người chết trong cuộc nổi dậy ở Dublin năm 1916, cuộc nổi dậy đã dẫn tới độc lập một phần cho Ailen. Cuộc cách mạng Bônsêvích năm 1917 cũng có ít máu đổ đến đáng ngạc nhiên. Thực tế, việc tiếp quản những vị trí then chốt ở Mátxcơva được hoàn thành mà không một tiếng súng nổ. Chính phủ, theo lời của Isaac Deutscher, "bị hất nhẹ nhàng ra khỏi chỗ"[1], sự ủng hộ của quần chúng nhân dân đối với những người nổi dậy là quá lớn. Khi hệ thống Xôviết đổ vỡ hơn bảy mươi năm sau, phần đất đai rộng lớn với một lịch sử xung đột bạo tàn này đã sụp đổ mà không đổ nhiều máu, giống như những gì đã diễn ra trong những ngày nó thành lập.
Đúng là một cuộc nội chiến đẫm máu đã theo sát ngay sau cách mạng Bônsêvích. Nhưng đấy là bởi vì trật tự xã hội mới xuất hiện cùng với sự tấn công của lực lượng cánh hữu cũng như ngoại xâm. Quân đội Anh và Pháp đã ra sức ủng hộ lực lượng Bạch vệ phản cách mạng.
Đối với chủ nghĩa Mác, một cuộc cách mạng không được mô tả bởi việc nó kéo theo bao nhiêu bạo lực. Đó cũng không phải là một cuộc lật đổ hoàn toàn. Nước Nga đã không thức dậy trong buổi sáng sau cách mạng Bôn-sê-vích để chợt nhận thấy tất cả quan hệ thị trường đã bị xóa bỏ và toàn bộ nền công nghiệp giờ đây thuộc sở hữu nhà nước. Ngược lại, thị trường và sở hữu tư nhân đã tồn tại một thời gian dài sau khi những người Bôn-sê-vích tiến hành xóa bỏ một cách dần dần. Đảng cánh tả đã sử dụng đường lối ủng hộ giai cấp nông dân. Không hề có việc ép buộc vào hợp tác nông nghiệp; thay vào đó, quá trình này diễn ra dần dần và nhận được sự đồng thuận.
Các cuộc cách mạng thường được chuẩn bị trong một thời gian dài, và có thể mất hàng thế kỷ để đạt được mục đích. Giai cấp trung lưu ở châu Âu không xóa bỏ chế độ phong kiến qua một đêm. Giành quyền lực chính trị là một hành động trước mắt; thay đổi phong tục tập quán, thể chế và thói quen của xã hội kéo dài hơn rất nhiều. Bạn có thể tổ chức toàn bộ ngành công nghiệp theo phương thức xã hội chủ nghĩa bằng một mệnh lệnh chính phủ, nhưng chỉ một mình pháp luật không thể sản sinh ra những con người cảm nhận và cư xử khác với ông bà của họ. Điều đó phải có một quá trình thay đổi về giáo dục và văn hóa lâu dài.
Những người nghi ngờ tính khả thi của sự thay đổi như thế nên nhìn kỹ lại bản thân mình. Bản thân chúng ta ở nước Anh thời hiện đại là sản phẩm của một quá trình lâu dài, một cuộc cách mạng đạt tới đỉnh điểm vào thế kỷ XVII, và dấu ấn thành công của nó là ở chỗ hầu hết chúng ta hoàn toàn không biết về thực tế đó. Những cuộc cách mạng thành công là những cuộc cách mạng kết thúc bằng việc xóa sạch mọi dấu vết của chính chúng. Để làm được như vậy, chúng làm cho hoàn cảnh đấu tranh dường như xuất hiện hoàn toàn tự nhiên. Như thế, chúng khá giống như việc sinh đẻ. Để hoạt động như một con người "bình thường", chúng ta phải quên đi nỗi đau và sợ hãi về sự sinh sản của chúng ta. Nguồn gốc thường gây đau thương, dù là của cá nhân hay nhà nước chính trị. Các Mác nhắc nhở chúng ta trong cuốn Tư bản rằng, nhà nước Anh hiện đại, được xây dựng trên sự bóc lột thậm tệ những người vô sản xuất thân từ nông dân, đã xuất hiện nhuốm đầy máu và vấy bẩn từ đầu đến chân. Đấy là một lý do tại sao ông chắc sẽ phải kinh sợ khi chứng kiến sự thành thị hóa một cách cưỡng ép của Stalin với giai cấp nông dân Nga. Hầu hết các nhà nước chính trị đều xuất hiện thông qua cách mạng, xâm lược, chiếm đóng, cướp đoạt hay hủy diệt (trong trường hợp của những xã hội như Hoa Kỳ). Nhà nước thành công là những nhà nước thành công trong việc quét sạch lịch sử đẫm máu này khỏi tâm trí những công dân của chúng. Những nhà nước còn quá mới để có thể xóa đi nguồn gốc không chính đáng của mình – ví dụ như Israel và Bắc Ailen – chắc chắn sẽ ngập chìm trong xung đột chính trị.
Nếu chính chúng ta là sản phẩm của một cuộc cách mạng thành công mỹ mãn, thì bản thân điều đó chính là câu trả lời cho sự quy kết mang tính bảo thủ rằng, tất cả các cuộc cách mạng đều kết thúc bằng thất bại, hay quay trở lại như những gì trước đó, hay làm mọi thứ tồi tệ hơn gấp một nghìn lần, hay ăn thịt chính con của mình. Có lẽ tôi bỏ sót lời tuyên bố này trên báo, nhưng nước Pháp dường như đã không khôi phục tầng lớp quý tộc phong kiến trong chính phủ, hay nước Đức không không phục tầng lớp địa chủ. Trên thực tế, nước Anh có nhiều tàn dư phong kiến hơn mọi quốc gia hiện đại nhất, từ Thượng viện đến quan cảnh vệ Black Rod[2], nhưng nói chung, bởi vì họ tỏ ra hữu dụng cho tầng lớp trung lưu cầm quyền. Giống chế độ quân chủ, họ tạo ra thứ không khí thần bí dùng để giữ cho đông đảo quần chúng khuất phục và tôn kính. Việc đa số người Anh không coi Hoàng tử Andrew đang phát tiết ra một không khí mê hoặc thần bí gợi ý rằng, có lẽ có những cách đáng tin cậy hơn để chống đỡ quyền lực.
Đa số người phương Tây hiện nay sẽ dứt khoát tuyên bố phản đối cách mạng. Điều đó có thể có nghĩa là họ chống lại một số cuộc cách mạng này, nhưng lại ủng hộ những cuộc cách mạng khác. Cách mạng của người khác, giống như thức ăn của người khác trong nhà hàng thường hấp dẫn hơn là của chính mình. Đa số những người này sẽ tán thành không do dự cuộc cách mạng thủ tiêu quyền lực của nước Anh ở Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII, hay các quốc gia thuộc địa từ Ailen, Ấn Độ đến Kenya và Malaysia giành độc lập. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ khó có thể nhỏ nước mắt cay đắng khi khối Xô Viết sụp đổ. Khởi nghĩa của người nô lệ từ Spactacus đến các bang miền Nam nước Mỹ chắc chắn tìm được sự ủng hộ của họ. Nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa này đều kéo theo bạo lực – mà trong một số trường hợp, còn nhiều bạo lực hơn cả cách mạng Bônsêvích. Vậy thì tại sao không thành thật thú nhận rằng, sao lại phản đối cách mạng xã hội chủ nghĩa chứ không phải phản đối bản thân cách mạng?
Tất nhiên, có một nhóm nhỏ những người được gọi là những người theo chủ nghĩa hòa bình hoàn toàn bác bỏ bạo lực. Họ thật đáng ngưỡng mộ vì lòng dũng cảm và kiên quyết trong nguyên tắc của họ, cho dù thường phải đối mặt với những lời chửi rủa công khai. Nhưng những người theo chủ nghĩa hòa bình không phải là những người duy nhất ghê tởm bạo lực. Đa số mọi người đều như thế, ngoài trừ một vài kẻ tàn ác và tâm thần. Chủ nghĩa hòa bình đáng bàn không phải là thứ chỉ đưa ra tuyên bố đạo đức giả rằng, chiến tranh thật kinh khủng. Những trường hợp mà tất cả mọi người đều đồng ý thường nhàm chán, tuy nhiên, chúng cũng có lý nào đó. Người theo chủ nghĩa hòa bình đáng bàn duy nhất là người bác bỏ không chỉ chiến tranh hay cách mạng, mà còn khước từ việc đập vào đầu tên giết người, đủ làm bất tỉnh chứ không giết hắn, khi hắn đang chĩa súng vào những đứa trẻ trong lớp học. Bất kỳ ai ở trong tình huống làm hay không làm điều đó sẽ có nhiều lời giải thích tại hội nghị PTA tới. Theo nghĩa rất hẹp, chủ nghĩa hòa bình phi đạo đức một cách thô thiển. Đa số đồng ý với sự cần thiết phải sử dụng bạo lực trong những trường hợp cực đoan và ngoại lệ. Hiến chương Liên hợp cho phép sự kháng cự vũ trang đối với một lực lượng chiếm đóng. Nhưng bất kỳ sự xâm lược nào như thế phải được giới hạn bằng một số tiêu chí nghiêm ngặt. Nhưng chủ yếu đó phải là tính phòng thủ, phải là biện pháp cuối cùng sau tất cả những thứ khác đã được thử và thất bại, phải có cơ hội thành công thỏa đáng, không được gây ra sự giết hại những người dân vô tội v.v. và v.v...
Trong sự nghiệp ngắn ngủi nhưng đẫm máu của mình, chủ nghĩa Mác đã gây ra nhiều bạo lực ghê gớm. Cả Stalin và Mao Trạch Đông đều là những kẻ sát nhân hàng loạt ở mức độ gần như không thể tưởng tượng nổi. Hầu như không có người Mác-xít nào ngày nay, như chúng ta đã thấy, cố gắng bảo vệ những tội ác ghê sợ này, trong khi nhiều người phi Mác-xít lại bảo vệ, ví dụ, sự hủy diệt ở Dresden hay Hiroshima. Tôi đã từng nói rằng, chủ nghĩa Mác, hơn bất kỳ trường hợp phái tư tưởng nào khác, đã cung cấp rất nhiều lời giải thích có sức thuyết phục về việc làm thế nào mà những hành động tàn ác của con người như Stalin lại xuất hiện, và vì thế, phải làm thế nào để chúng có thể được ngăn chặn khỏi tái diễn. Nhưng tội ác của chủ nghĩa tư bản thì sao? Nói thế nào với bể máu man rợ được biết đến là Thế chiến thứ nhất, trong đó sự xung đột giữa những cường quốc đói khát thuộc địa đã đẩy những người lính thuộc tầng lớp lao động tới cái chết vô ích? Lịch sử của chủ nghĩa tư bản, bên cạnh nhiều thứ khác, là một câu chuyện của chiến tranh toàn cầu, bóc lột thuộc địa, tội diệt chủng và nạn đói. Nếu một phiên bản sai lệch của chủ nghĩa Mác sinh ra nhà nước Stalin, thì một biến đổi cực đoan của chủ nghĩa tư bản sinh ra chủ nghĩa phát xít. Nếu một triệu người chết trong nạn đói khủng khiếp ở Ailen những năm bốn mươi của thế kỷ XIX, thì đó chủ yếu là do chính phủ Anh đương thời đã quá tuân theo những quy luật của thị trường tự do trong chính sách cứu trợ đầy ai oán của họ. Chúng ta đã thấy rằng, Các Mác viết với sự tức giận được kìm nén trong cuốn Tư bản về quá trình đẫm máu, kéo dài khiến giai cấp nông dân Anh bị đẩy khỏi ruộng đất. Chính lịch sử bóc lột tàn bạo này nằm ẩn dưới sự thanh bình của cảnh làng quê nước Anh. Nếu so sánh với giai đoạn khủng khiếp này, một giai đoạn đã trải qua một thời gian dài, thì một sự kiện như cách mạng Cuba chỉ là một bữa tiệc trà.
Đối với những nhà Mác-xít, sự đối lập nằm trong chính bản chất của chủ nghĩa tư bản. Điều này đúng không chỉ với mâu thuẫn giai cấp mà nó kéo theo, mà còn với những cuộc chiến tranh mà nó gây ra khi những quốc gia tư bản xung đột về tài nguyên thế giới hay phạm vi ảnh hưởng đế quốc. Ngược lại, một trong những mục tiêu cấp bách của phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế là hòa bình. Khi những người Bônsêvích nắm quyền, họ rút nước Nga ra khỏi sự tàn sát của Thế chiến thứ nhất. Những người xã hội chủ nghĩa, với lòng căm thù chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa sô vanh, đã đóng vai trò chính trong phần lớn phong trào hòa bình xuyên suốt lịch sử hiện đại. Phong trào công nhân không phải là bạo lực, mà chấm dứt bạo lực.
Những người Mác-xít có truyền thống thù địch với cái họ gọi là "chủ nghĩa phiêu lưu", với nghĩa là nóng vội đẩy một nhóm nhỏ những người khởi nghĩa chống lại lực lượng khổng lồ của nhà nước. Cách mạng Bôn-sê-vích được tạo nên không phải bởi một nhóm những người âm mưu bí mật mà bởi những cá nhân được bầu công khai từ những thiết chế đại diện của nhân dân, được biết đến là Xô-viết. Các Mác hoàn toàn quay lưng lại với những cuộc nổi dậy nửa vời của những người lính mặt mũi bặm trợn chĩa đinh ba trước xe tăng. Theo ông, cuộc cách mạng thành công cần những tiền đề vật chất nhất định. Không phải chỉ là vấn đề của ý chí sắt đá và lòng dũng cảm. Rõ ràng thành công hơn nhiều trong một cuộc khủng hoảng lớn mà ở đó giai cấp thống trị đang suy yếu và chia rẽ, với lực lượng xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ và được tổ chức tốt, hơn là khi chính phủ mạnh lên, còn phe đối lập thì nhu nhược và phân tán. Theo đó, có một sự liên quan giữa chủ nghĩa duy vật của Các Mác – sự nhấn mạnh của ông khi phân tích lực lượng vật chất tồn tại trong xã hội – và vấn đề về bạo lực cách mạng.
Đa số những cuộc phản kháng của giai cấp công nhân nước Anh đều diễn ra hòa bình, từ phong trào Hiến chương đến những cuộc diễu hành của những người thất nghiệp những năm 1930. Nhìn chung, các phong trào công nhân phải dùng đến bạo lực chỉ khi bị khiêu khích, hay tại những thời điểm thật cần thiết, hay khi những cách thức hòa bình đã rõ ràng thất bại.
Mời bạn đọc xem tiếp dưới phần bình luận.