Chủ nghĩa Mác - Lênin phơi bày bản chất sâu xa nhất, những mâu thuẫn cố hữu nhất tồn tại trong chế độ tư bản chủ nghĩa và dự đoán chính xác xu hướng vận động của các hình thái kinh tế - xã hội để đi đến khẳng định tương lai của nhân loại là chế độ cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy, đây là học thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn duy nhất đề ra mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người và chỉ rõ lực lượng, con đường, phương thức nhằm đạt được mục tiêu đó. Sự phát triển sáng tạo học thuyết Mác của Lênin đã làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hệ thống lý luận thống nhất của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Tìm hiểu sâu hơn về chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Chủ nghĩa Mác-Lênin có những ảnh to lớn lên thực tiễn phong trào công nhân và nhân dân lao động thế giới. Cách mạng tháng 3 năm 1871 ở Pháp được coi là sự kiểm nghiệm thực tế đầu tiên đối với chủ nghĩa Mác-Lênin; nhà nước kiểu mới- nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại (Công xã Pari) được thành lập, là kinh nghiệm thực tiễn đầu tiên được rút ra từ lý luận cách mạng. Tháng 8 năm 1903, đảng Bônsêvích Nga được thành lập theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác; là đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng 1905 ở Nga. Chỉ sau 14 năm (năm 1917), đảng đó đã làm nên Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười (Nga) vĩ đại, mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho nhân loại; chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác-Lênin trong lịch sử. Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập; năm 1922, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết (gọi tắt là Liênxô) ra đời, đánh dấu sự liên minh giai cấp vô sản của 12 quốc gia và năm 1940, Liênxô đã gồm 15 nước hợp thành. Với sức mạnh của liên minh giai cấp vô sản đó, trong chiến tranh thế giới thứ II, Liênxô đã không những bảo vệ được mình, mà còn giải phóng các nước đông Âu ra khỏi sự xâm lược của phátxít Đức. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập gồm Anbani, BaLan, Bungari, CuBa, Cộng hòa dân chủ Đức, Hung gari, Nam Tư, Liênxô, Rumani, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam. Sự kiện này đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống chính trị xã hội duy nhất mà nhân loại hướng tới; vai trò định hướng xây dựng xã hội mới của chủ nghĩa Mác-Lênin đã cổ vũ phong trào công nhân, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vì hòa bình, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tháng 12 năm 1991, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liênxô và đông Âu sụp đổ; nhiều đảng Cộng sản ở tây Âu từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa; thất bại của kiểu nhà nước phúc lợi ở các nước tư bản đòi hỏi những người cộng sản không chỉ có lập trường vững vàng, kiên định, mà còn phải hết sức tỉnh táo, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin một cách khoa học.
Thời đại ngày nay là thời đại của những biến động sâu sắc. Quá trình tạo ra những tiền đề cho chủ nghĩa xã hội đang diễn ra trong xã hội tư bản phát triển là một xu hướng khách quan. Thời đại ngày nay cho thấy vai trò hết sức to lớn của lý luận, của khoa học trong sự phát triển của xã hội. Những điều đó tất yếu đòi hỏi chủ nghĩa Mác-Lênin phải được bổ sung, phát triển và có những khái quát mới. Chỉ có như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin mới giữ được vai trò thế giới quan, phương pháp luận trong quan hệ với khoa học cụ thể và trong sự định hướng phát triển của xã hội loài người.
C.Mác Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không để lại cho những người cộng sản nói chung, những người cộng sản Việt Nam nói riêng những chỉ dẫn cụ thể về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Các quốc gia, dân tộc khác nhau có những con đường đi khác nhau lên chủ nghĩa xã hội, bởi lẽ mỗi quốc gia, dân tộc đều có những đặc thù riêng và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, văn hoá riêng và con đường riêng đó “đòi hỏi phải áp dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản sao cho những nguyên tắc ấy được cải biến đúng đắn trong những vấn đề chi tiết, được làm cho phù hợp, cho thích hợp với đặc điểm dân tộc và đặc điểm nhà nước-dân tộc”. Trên cơ sở kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuất phát từ những bài học cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội từ thực trạng kinh tế-xã hội đất nước, Đảng ta đề ra đường lối đưa đất nước ta từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn của quá trình đổi mới đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới mẻ và phức tạp về kinh tế, chính trị, văn hoá; những vấn đề đó không thể giải quyết chỉ bằng lý luận, nhưng chắc chắn không thể giải quyết được nếu không có tư duy lý luận Mác-Lênin.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới. Hi vọng, bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và học tập về triết học. Chúc bạn học tốt !
Tìm hiểu sâu hơn về chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Chủ nghĩa Mác-Lênin có những ảnh to lớn lên thực tiễn phong trào công nhân và nhân dân lao động thế giới. Cách mạng tháng 3 năm 1871 ở Pháp được coi là sự kiểm nghiệm thực tế đầu tiên đối với chủ nghĩa Mác-Lênin; nhà nước kiểu mới- nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại (Công xã Pari) được thành lập, là kinh nghiệm thực tiễn đầu tiên được rút ra từ lý luận cách mạng. Tháng 8 năm 1903, đảng Bônsêvích Nga được thành lập theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác; là đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng 1905 ở Nga. Chỉ sau 14 năm (năm 1917), đảng đó đã làm nên Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười (Nga) vĩ đại, mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho nhân loại; chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác-Lênin trong lịch sử. Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập; năm 1922, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết (gọi tắt là Liênxô) ra đời, đánh dấu sự liên minh giai cấp vô sản của 12 quốc gia và năm 1940, Liênxô đã gồm 15 nước hợp thành. Với sức mạnh của liên minh giai cấp vô sản đó, trong chiến tranh thế giới thứ II, Liênxô đã không những bảo vệ được mình, mà còn giải phóng các nước đông Âu ra khỏi sự xâm lược của phátxít Đức. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập gồm Anbani, BaLan, Bungari, CuBa, Cộng hòa dân chủ Đức, Hung gari, Nam Tư, Liênxô, Rumani, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam. Sự kiện này đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống chính trị xã hội duy nhất mà nhân loại hướng tới; vai trò định hướng xây dựng xã hội mới của chủ nghĩa Mác-Lênin đã cổ vũ phong trào công nhân, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vì hòa bình, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tháng 12 năm 1991, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liênxô và đông Âu sụp đổ; nhiều đảng Cộng sản ở tây Âu từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa; thất bại của kiểu nhà nước phúc lợi ở các nước tư bản đòi hỏi những người cộng sản không chỉ có lập trường vững vàng, kiên định, mà còn phải hết sức tỉnh táo, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin một cách khoa học.
Thời đại ngày nay là thời đại của những biến động sâu sắc. Quá trình tạo ra những tiền đề cho chủ nghĩa xã hội đang diễn ra trong xã hội tư bản phát triển là một xu hướng khách quan. Thời đại ngày nay cho thấy vai trò hết sức to lớn của lý luận, của khoa học trong sự phát triển của xã hội. Những điều đó tất yếu đòi hỏi chủ nghĩa Mác-Lênin phải được bổ sung, phát triển và có những khái quát mới. Chỉ có như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin mới giữ được vai trò thế giới quan, phương pháp luận trong quan hệ với khoa học cụ thể và trong sự định hướng phát triển của xã hội loài người.
C.Mác Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không để lại cho những người cộng sản nói chung, những người cộng sản Việt Nam nói riêng những chỉ dẫn cụ thể về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Các quốc gia, dân tộc khác nhau có những con đường đi khác nhau lên chủ nghĩa xã hội, bởi lẽ mỗi quốc gia, dân tộc đều có những đặc thù riêng và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, văn hoá riêng và con đường riêng đó “đòi hỏi phải áp dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản sao cho những nguyên tắc ấy được cải biến đúng đắn trong những vấn đề chi tiết, được làm cho phù hợp, cho thích hợp với đặc điểm dân tộc và đặc điểm nhà nước-dân tộc”. Trên cơ sở kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuất phát từ những bài học cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội từ thực trạng kinh tế-xã hội đất nước, Đảng ta đề ra đường lối đưa đất nước ta từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn của quá trình đổi mới đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới mẻ và phức tạp về kinh tế, chính trị, văn hoá; những vấn đề đó không thể giải quyết chỉ bằng lý luận, nhưng chắc chắn không thể giải quyết được nếu không có tư duy lý luận Mác-Lênin.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới. Hi vọng, bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và học tập về triết học. Chúc bạn học tốt !