ThangLongVN
New member
- Xu
- 0
Chủ nghĩa đa nguyên
Chủ nghĩa đa nguyên là bản thân tự nhiên đã có. Nghiên cứu về chủ nghĩa đa nguyên là để tìm hiểu cặn kẽ hơn một bước để "lựa chọn tự nhiên" sao cho "vàng thau" không lẫn lộn. Văn hóa cũng phải luôn luôn cần có sự gạn lọc. Xã hội cũng vậy!
Nhưng sự lựa chọn sao cho nhất quán, sao cho sáng suốt nhất chứ không thể chỉ vì lấy cái "đa" mà bỏ đi con đường "tinh".
Vậy hãy lưu ý và tin tưởng vào lựa chọn tinh = đa + đa +...
-----------------
Nguyễn Gia Thưởng,
Cùng với dân chủ và nhân quyền, đa nguyên là một trong ba giá trị soi sáng của xã hội tiến bộ hiện đại. Đa nguyên được nói đến nhiều sau này là khi bức tường Bá Linh sụp đổ (1989), Liên Bang Sô Viết tan vỡ và tất cả các nước Đông Âu từ bỏ chế độ gọi là xã hội chủ nghĩa. Đa nguyên được xem như là giải pháp thay thế cho những chế độ chuyên chế, độc tài, nhất nguyên, coi nhẹ giá trị của con người, của cá nhân. Đa nguyên kết tinh những khát vọng đi tìm một cơ sở tư tưởng mới.
Tuy nhiên đa nguyên không phải là một hiện tượng xuất hiện mới đây, đa nguyên càng không phải là một kết hợp những truyền thống, những hệ thống giá trị, những nếp sống, những nếp suy nghĩ khác biệt. Đa nguyên không phải là tổng hợp của các hệ thống trên. Khởi sự, đa nguyên là một cố gắng thích nghi để sinh tồn của các xã hội "lương" trong lòng của xã hội ki-tô-giáo đang thời kì thịnh phát vào giữa thế kỉ thứ tư. Sự việc các vị sáng lập Giáo Hội Công Giáo chấp nhận thỏa hiệp sống chung với nếp văn hóa lương (tương phản với văn hóa ki-tô-giáo) là khởi điểm phát sinh các xã hội đa nguyên, và trải qua hằng thế kỉ, nguyên lý "đồng nhất trong sự khác biệt" đã thấm nhập các xã hội Âu châu. Như triết gia Pierre Abélard (1079-1142) đã nhấn mạnh nguyên lý này : "diversa non adversa" (khác biệt nhưng không là địch thủ), Âu châu của nhất nguyên ki-tô-giáo trở thành đa nguyên.
Danh từ "đa nguyên" chỉ xuất hiện mới đây thôi. Triết gia Đức Christian Wolff là người đầu tiên xử dụng danh từ này vào năm 1720. Ý niệm đa nguyên đã được các nhà chính trị và văn hào như Benjamin Constant và Alexis de Tocqueville đề cao như một phương thức khả dĩ đem lại thái hoà cho xã hội.
Triết gia và toán học gia Anaxagore de Clazomène (500-428 trước công nguyên) được coi là cha tinh thần của đa nguyên. Trong một vài bài ông để lại cho hậu thế, ông mô phỏng thế giới như một kết hợp của những phần tử rời rạc trong một tổng thể. Ông thấy nơi mọi sự vật chỉ là "qui tụ và tán phát", khởi đầu của sự vật là qui tụ và kết thúc của sự vật là tán phát.
Theo Nietzsche, đa nguyên bắt nguồn từ tôn giáo đa thần. Việc tạo dựng các vị thần linh, các đấng anh hùng cũng như đủ lọai vật kì dị phản ảnh bản năng phóng khoáng và hình thái đa dạng của tư tưởng con người, nó cũng bày tỏ những khát vọng của bản ngã, của cá nhân.
Theo William James, đa thần là biểu hiệu tính chất đa nguyên của vũ trụ, là tổng hợp của những hình thái và những nguyên lý bao trùm vũ trụ. Theo Friedrich von Wieser, con người không bao giờ trực diện với xã hội, nhưng trực diện với những tập hợp, những hiệp hội, hoặc những định chế do xã hội lập nên.
Như vậy đa nguyên là gì ? Thể hiện tinh thần đa nguyên ra sao ?
Thể hiện tinh thần đa nguyên là tìm cách giải thích cái tổng thể dựa trên căn bản các phần tử phân tán, rời rạc, bất túc, bất phân giản. Các phần tử không những là khởi điểm của tư tưởng mà cũng là kết quả của tư tưởng. Người có tư tưởng "nhất nguyên" giải thích sự vật theo một khuôn mẫu nhất định, đã vạch định sẵn. Họ gạt bỏ ra ngoài những phần tử dị biệt. Trái lại, con người đa nguyên không dám khẳng định mình đã đạt được cái nhìn rõ rệt của tổng thể.
Đa nguyên là chú ý đến những mối tương quan giữa những phần tử và khi hành động, tạo nên những sợi dây liên kết mềm dẻo không ngoài mục đích tôn trọng hoặc bảo tồn tối đa tinh thần tự trị của các phần tử.
Đa nguyên là không bao giờ quên những khác biệt giữa sự vật và sự việc và không gian ngăn cách chung, đồng thời phải thấu hiểu những cơ cấu trung gian của chúng.
Đa nguyên là luôn cảnh giác với con số 1 (quyền lực của một ông chủ độc nhất), là tìm cách thông hiệp bằng những danh từ "một vài" hoặc "số nhiều" nhưng không đi đến một con số quá to lớn. Đa nguyên là từ chối mọi chủ thuyết triết học và xã hội học có tính cách đặt để nhân danh lịch sử. Đa nguyên chủ trương tinh thần cởi mở bằng cách thay thế động từ "phải" (mà các đệ tử của Hegel thích dùng) bằng động từ "có thể". Và theo William James, đằng sau mỗi một lịêt kê nên thêm chữ "vân vân" vì "luôn luôn có một cái gì đó nó thoát ra khỏi sự chú ý của chúng ta".
Đa nguyên là gắn bó tha thiết với sự sống và thiên nhiên (vì bản chất của thiên nhiên là đa dạng), là học hỏi bài học vô tận của những dữ kiện. Về mặt khoa học, đa nguyên đồng nghĩa với tinh thần thực tiễn, với phương pháp luận thực nghiệm (pragmatisme)
Đa nguyên là chấp nhận đối thọai, chấp nhận những liên hệ cá nhân - liên tôn, liên tộc, liên quốc - trong tinh thần tương kính và tinh thần bao dung.
Con người đa nguyên nhận định thời kì thống nhất các thể chế là một hiện tựơng chậm trễ trong tiến trình xây dựng những nền văn hóa. Nguyên tắc này được chấp nhận với một thái độ dè dặt (ví dụ việc kết hợp các nước Âu châu vào một thể chế chung).
Con người đa nguyên lo lắng khi thấy xuất hiện những lề luật, những tập quán có khuynh hướng đồng nhất vì khuynh hướng đồng nhất xóa bỏ những yếu tố dị thường, khác biệt và con người đa nguyên có cảm quan đã mất đi một cái gì không thể lấy lại được.
Dựa trên những nhận xét trên, ta có thể quyết đoán mô hình xã hội đa nguyên là một mô hình xã hội cởi mở trái ngược với mô hình xã hội khép kín đã được Platon, Hegel và Marx đề cao. Theo Karl R. Popper, mô hình xã hội cởi mở là một hình thức tổ chức xã hội mới xuất hiện sau này, phát xuất từ sự tan rã của những xã hội khép kín hoặc xã hội có tính cách bộ lạc.
Chúng ta thử tìm hiểu các hình thái của những xã hội đa nguyên. Một cách tổng quát, chúng ta có thể nhận diện những xã hội đa nguyên qua những đặc điểm sau :
1. Tính cách thẩm thấu biên giới của các xã hội này cho phép những trao đổi về mọi mặt như di chuyển tự do, giao lưu tư tưởng và hàng hóa. Đó là nguồn gốc của sự giàu có, sự phong phú, sự thái hòa của các xã hội. Điều này đã được kiểm nghiệm với thời gian. Thương mại là nền tảng không thể thiếu vắng của tự do cá nhân và tự do cộng đồng.
2. Biết thích nghi với nguyên lý "biến dịch", sự biến đổi bất tận của mọi sự vật không mâu thuẫn với ý niệm liên tục, ý niệm tiếp nối vốn sẵn có trong xã hội đa nguyên. Việc cải tiến xã hội là công trình của những cá nhân tự do, năng động và có tinh thần trách nhiệm. Trái ngược với các chế độ thần quyền và chế độ chuyên chế, xã hội tự do tiến hóa theo những hằng số, trong đó "con người của muôn thủa" là một hằng số biểu tượng nhất.
3. Cá nhân là mục tiêu, là đối tượng phục vụ của Nhà Nước. Cá nhân tích lũy những truyền thống, những tín ngưỡng và những giá trị "bất diệt" hoặc "vĩnh cửu" do cha ông truyền lại. Cá nhân cũng là nguồn gốc phát huy sáng kiến. Cá nhân là trung tâm của một hệ thống, một mạng lưới liên hệ xã hội, một phần do được thừa hưởng, một phần do y gầy dựng. Mỗi một con người tự tạo cho mình một số dây liên lạc trong đó bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những thành viên hội đoàn và câu lạc bộ. Mọi xã hội đều được cấu tạo bởi toàn thể những hệ thống như vậy.
4. Đa nguyên được thể hiện qua vai trò sáng tạo của cá nhân, qua tương quan hỗ tương giữa sáng kiến cá nhân và ý muốn bảo tồn giá trị của tập thể, trái ngược với xã hội tập quyền trong đó cá nhân là một chướng ngại vật cần phải đè bẹp để xây dựng một xã hội thuần nhất, rập khuôn xã hội của loài ong, loài kiến, loài mối.
5. Trong xã hội đa nguyên, cá nhân tự tạo cho mình một khoảng không gian riêng biệt, tự trị, không ràng buộc.
6. Cá nhân và tự do : những ý niệm này không phải là kết quả của một chuỗi dài suy tư và học hỏi, nó sẵn tiềm ẩn trong lòng xã hội đa nguyên. Một xã hội tìm cách giới hạn những tự do bằng cách viện dẫn những trường hợp lịch sử "khách quan", thường cuối cùng xóa bỏ hoàn toàn những tự do này. Con người không tìm đến tự do, con người sinh ra trong tự do.
7. Quyền sở hữu. Theo Aristote, con người có hai động cơ chính : quyền sở hữu và cảm tình ; hai yếu tố này không có chỗ đứng trong xã hội khép kín của Platon. Xã hội mở, trái ngược với xã hội khép kín, coi quyền sở hữu như một định chế cho phép cá nhân đương đầu với quyền lực của chính quyền.
8. Một chính quyền không mạnh quá mà cũng không yếu quá. Theo Joseph de Maistre (1821), đó là lý tưởng trung hòa mà người Âu châu luôn mong ước và ông khẳng định tất cả những suy tư, những đòi hỏi của người Âu châu đối với chính quyền là : "Làm thế nào để giới hạn quyền lực tối thượng mà không phá hủy nó ?".
9. Chính quyền pháp trị. Những tương quan giữa công dân và chinh quyền đặt trên căn bản pháp luật. Người dân sống theo pháp luật chứ không theo võ lực.
Jacob Burckhardt (1818-1897) là người đầu tiên ghi nhận phương thức sinh hoạt của một xã hội có cơ cấu đa nguyên. Ông phân biệt ba yếu tố lớn : chính quyền, tôn giáo và văn hóa. Yếu tố văn hóa rất linh động, khác hẳn hai yếu tố chính quyền và tôn giáo và được dùng làm kim chỉ nam cho hai yếu tố kia. Cả ba yếu tố này không có cùng một động năng. Trong một trường hợp nào đó, một trong ba yếu tố này trội hơn hai yếu tố khác. Có khi trong giai đọan khủng hoảng, ta thấy có trường hợp thoán đoạt, chẳng hạn như trường hợp Giáo Hội Công Giáo tiếp thu quyền lực của đế quốc La Mã khi đế quốc La Mã tan vỡ. Khi chính quyền hoặc tôn giáo khống chế các yếu tố khác, xã hội mất đi tính cách đa nguyên (trường hợp xã hội Đức thời quốc xã Hitler, xã hội Nga thời Liên Bang Sô Viết, xã hội Iran và xã hội Việt Nam hiện nay, vân vân…).
Ông Burckhardt nhận định có 6 định hướng xã hội : Văn hóa do Chính quyền định hướng ; Chính quyền do Văn hóa định hướng ; Văn hóa do Tôn giáo định hướng ; Tôn giáo do Văn hóa định hướng ; Chính quyền do Tôn giáo định hướng ; Tôn giáo do Chính quyền định hướng.
Chúng ta chú ý đến ba định hướng đầu :
- Văn hóa do chính quyền định hướng. Đây là trường hợp của văn hóa Ai Cập thời Trung Cổ, của văn hóa Pháp thời Louis XIV đồng thời cũng là trường hợp của văn hóa Nga thời Liên bang Sôviết, văn hóa các nước Đông Âu vào những năm 1948 và 1989, văn hóa Việt Nam hiện nay, v.v.
- Chính quyền do Văn hóa định hướng . Đây là thời kỳ "cách mạng văn hóa" của thời buổi Ánh Sáng, do công trình của Voltaire, của Jean Jacques Rousseau và giới trí thức Paris ở Pháp.
- Văn hóa do Tôn giáo định hướng. Đây là trường hợp của Islam (Hồi Giáo), của đế quốc Byzance (330-1453) và của một số cộng hòa thần quyền thời Phục Hưng (Renaissance) và thời Cải cách (Réforme).
Sau đây là nhận định tổng quát về tinh thần chỉ đạo xã hội đa nguyên. Một xã hội trong đó sự hợp nhất được thực hiện qua những định hướng vừa có tính cách bổ túc, vừa có tính cách mâu thuẫn gồm những đặc điểm chung :
1. Luôn có những xung khắc hay xung đột có tính cách nội tại hoặc cơ cấu vì những ước vọng muốn chế ngự phạm vi ảnh hưởng của các phần tử cấu tạo nên xã hội đa nguyên.
2. Sự hiện hữu của những tổ chức hoặc những thủ tục hoà giải để giải quyết những mâu thuẫn. Nói chung, sức thuyết phục thay thế cho sức bạo động. Con người đa nguyên là con người của thương thảo.
3. Những giải pháp đề nghị luôn có tính cách tạm thời, có thể thay thế bằng những phương thức mới để kịp thích ứng với trạng huống mới. Chính vì vậy nó đòi hỏi chữ "khiêm" nơi những vị xây dựng luật pháp, những nhà thương thuyết.
4. Ý niệm thỏa hiệp, trong bối cảnh này, mang một sắc thái tích cực, nơi đây không có kẻ thắng người bại. Những giải pháp chấp nhận không làm tổn thương danh dự của cả hai bên.
5. Tinh thần chấp nhận khác biệt và tinh thần tương kính giữa các phần tử trong xã hội
6. Trong các xã hội đa nguyên , thường phát sinh những cảm giác xa lạ và ngăn cách vì những cảm quan dị biệt, và có những câu hỏi thường được đặt ra như : "Có phải chúng ta cùng trong một xã hội không ?", "Chúng ta có những điểm tương đồng nào với những người kia ?".
7. Lý tưởng "trung dung" hay "trung hòa" là nền tảng cơ sở của xã hội đa nguyên.
8. Tinh thần bao dung cũng đóng giữ một vai trò quan trọng. Không có tinh thần này thì mọi cơ cấu, mọi guồng máy chính trị, xã hội, v.v. mặc dù đã được xây dựng với bao nhiêu kiên nhẫn, có thể bị hao mòn, khựng đứng và gẫy đổ.
9. Tinh thần thực nghiệm (pragmatisme) thấm nhập vào luật pháp. Nó yêu cầu các nhà sọan thảo luật pháp tránh mọi quan điểm có tính cách chủ nghiã hay giáo điều Những giải pháp "có giá trị đối với mọi người và ở mọi nơi" không phù hợp với kiểm nghiệm lịch sử của thể chế đa nguyên. Tinh thần thực tiễn, óc quan sát thực tế, những sự thật hiển nhiên, những sự vật hiển hiện và nhất là "thân phận con người", tất cả những yếu tố
này không thể thiếu vắng trong xã hội đa nguyên.
Thêm vào cơ cấu định chế của những xã hội đa nguyên đã được trình bày, còn có một vài điểm khác cần nêu lên:
- Việc hình thành những quyền lực trung gian, làm trái độn giữa "trên" và "dưới", giữa cấp lãnh đạo và người dân. Những trạm quyền lực trung gian chính là cơ cấu quyết định, dựa vào đó các hiệp hội nảy nở và bao trùm xã hội dân sự (ngược lại trong xã hội khép kín, các cơ quan hành chánh chỉ là những "sợi dây chuyển tiếp" mệnh lệnh của chính quyền trung ương).
- Thay vào khuynh hướng "Nhà Nước/Quốc gia" là khuynh hướng tản quyền. Hiện nay ở Âu châu đang xuất hiện những phong trào "tự trị vùng".
- Chen vào các hệ thống liên lạc hàng dọc là các hệ thống liên lạc hàng ngang. Các cấp lãnh đạo vùng và địa phương có thể liên lạc trực tiếp với nhau.
- Trong mô hình xã hội khép kín, quyền phát kiến (phát huy sáng kiến) tùy thuộc triệt để vào cấp lãnh đạo nằm trên đỉnh cao của kim-tự-tháp. Trái lại trong mô hình xã hội mở ( xã hội đa nguyên), mỗi thành phần của xã hội đều có quyền ảnh hưởng lên Nhà Nước, lên những khu vực họat động của xã hội.
- Nhà nước và xã hội dân sự nằm trong trạng thái năng động thường trực. Cá nhân đối với sinh họat cộng đồng có thái độ tích cực, trái ngược với chế độ độc tài, chuyên chế, Nhà nước kềm kẹp xã hội trong một tình trạng bất động thường trực và đòi hỏi sự tham dự của cá nhân trong những cuộc biểu diễn lực lượng không đòi hỏi trách nhiệm nơi họ.
- Các thành phần gọi là "sống bên lề xã hội" không bị gạt ra ngoài. Họ cũng được chú trọng như mọi thành phần xã hội khác.
- Những buổi lễ ăn mừng không nằm trong khuôn khổ định chế nhà nước cho phép con người thoát ra khỏi những gò bó của cuộc sống hàng ngày.
Đa nguyên chính trị và xã hội thường được xem như một hiện tượng chậm trễ và có tính cách chuyển tiếp. Vì đa nguyên dựa trên những giá trị nhân bản như lòng bao dung, tính ôn hòa, tinh thần trung chính, óc thỏa thuận, nên dễ bị hiểu lầm là một thể chế chuyển tiếp giữa hai thời kỳ chuyên chế. Nhiều người lầm tưởng rằng những đối thủ truyền kiếp của đa nguyên - độc tài chuyên chế và chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi - có những vũ khí mạnh gấp bội để giới hạn đa nguyên trong thời gian. Nhưng thực tế không phải như vậy.
Hiện tượng đa nguyên mang rất nhiều hình thái. Đó là một trạng thái của tinh thần, đó là một quan điểm triết học, đó là một cảm quan của cá nhân đối với thế giới và trên hết là một mô hình tổ chức xã hội bắt nguồn từ thời Thượng Cổ. Đa nguyên còn tồn tại cho đến ngày nay là nhờ nó bắt rễ ăn sâu vào bản thể con người.
Về mặt tư tưởng, đa nguyên nổi bật trong văn hóa chính trị ngày nay cùng với những giá trị : con người, tự do, đời sống cộng đồng, quyền sở hữu, Nhà nước pháp trị, v.v.
Về mô hình tổ chức xã hội, xã hội đa nguyên vượt trội hơn những mô hình xã hội khép kín. Xã hội Đức vào thời Hitler trong một thời gian ngắn nhưng đẫm máu đã khước từ mô hình đa nguyên. Trong vòng 40 năm, đa nguyên tiềm ẩn trong những nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu để rồi vào những thập niên 1970 và 1980 trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ. Năm 1989 khai mào một kỷ nguyên mới mang hình thái đa nguyên cho cả Đông Âu.
Tại Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ là một dấu ngoặc nhỏ trong quá trình xây dựng đất nước. Mặc dù Việt Nam đã trải qua rất nhiều chế độ quân chủ, có một điều chắc chắn mô hình xã hội đa nguyên đã được thực thi, vì trong pháp chế sử Việt Nam có câu : "Phép vua thua lệ làng". Việc khảo cứu mô hình xã hội đa nguyên trong lịch sử Việt Nam thuộc phạm vi của một chương trình nghiên cứu khác.
Nguyễn Gia Thưởng
(Brussels, Belgium)
Các bạn nghiên cứu thêm TẠI ĐÂY: Thuyết tương đối trong văn hóa
Chủ nghĩa đa nguyên là bản thân tự nhiên đã có. Nghiên cứu về chủ nghĩa đa nguyên là để tìm hiểu cặn kẽ hơn một bước để "lựa chọn tự nhiên" sao cho "vàng thau" không lẫn lộn. Văn hóa cũng phải luôn luôn cần có sự gạn lọc. Xã hội cũng vậy!
Nhưng sự lựa chọn sao cho nhất quán, sao cho sáng suốt nhất chứ không thể chỉ vì lấy cái "đa" mà bỏ đi con đường "tinh".
Vậy hãy lưu ý và tin tưởng vào lựa chọn tinh = đa + đa +...
-----------------
Nguồn gốc của đa nguyên và những hình thái của xã hội đa nguyên
Cùng với dân chủ và nhân quyền, đa nguyên là một trong ba giá trị soi sáng của xã hội tiến bộ hiện đại. Đa nguyên được nói đến nhiều sau này là khi bức tường Bá Linh sụp đổ (1989), Liên Bang Sô Viết tan vỡ và tất cả các nước Đông Âu từ bỏ chế độ gọi là xã hội chủ nghĩa. Đa nguyên được xem như là giải pháp thay thế cho những chế độ chuyên chế, độc tài, nhất nguyên, coi nhẹ giá trị của con người, của cá nhân. Đa nguyên kết tinh những khát vọng đi tìm một cơ sở tư tưởng mới.
Tuy nhiên đa nguyên không phải là một hiện tượng xuất hiện mới đây, đa nguyên càng không phải là một kết hợp những truyền thống, những hệ thống giá trị, những nếp sống, những nếp suy nghĩ khác biệt. Đa nguyên không phải là tổng hợp của các hệ thống trên. Khởi sự, đa nguyên là một cố gắng thích nghi để sinh tồn của các xã hội "lương" trong lòng của xã hội ki-tô-giáo đang thời kì thịnh phát vào giữa thế kỉ thứ tư. Sự việc các vị sáng lập Giáo Hội Công Giáo chấp nhận thỏa hiệp sống chung với nếp văn hóa lương (tương phản với văn hóa ki-tô-giáo) là khởi điểm phát sinh các xã hội đa nguyên, và trải qua hằng thế kỉ, nguyên lý "đồng nhất trong sự khác biệt" đã thấm nhập các xã hội Âu châu. Như triết gia Pierre Abélard (1079-1142) đã nhấn mạnh nguyên lý này : "diversa non adversa" (khác biệt nhưng không là địch thủ), Âu châu của nhất nguyên ki-tô-giáo trở thành đa nguyên.
Danh từ "đa nguyên" chỉ xuất hiện mới đây thôi. Triết gia Đức Christian Wolff là người đầu tiên xử dụng danh từ này vào năm 1720. Ý niệm đa nguyên đã được các nhà chính trị và văn hào như Benjamin Constant và Alexis de Tocqueville đề cao như một phương thức khả dĩ đem lại thái hoà cho xã hội.
Triết gia và toán học gia Anaxagore de Clazomène (500-428 trước công nguyên) được coi là cha tinh thần của đa nguyên. Trong một vài bài ông để lại cho hậu thế, ông mô phỏng thế giới như một kết hợp của những phần tử rời rạc trong một tổng thể. Ông thấy nơi mọi sự vật chỉ là "qui tụ và tán phát", khởi đầu của sự vật là qui tụ và kết thúc của sự vật là tán phát.
Theo Nietzsche, đa nguyên bắt nguồn từ tôn giáo đa thần. Việc tạo dựng các vị thần linh, các đấng anh hùng cũng như đủ lọai vật kì dị phản ảnh bản năng phóng khoáng và hình thái đa dạng của tư tưởng con người, nó cũng bày tỏ những khát vọng của bản ngã, của cá nhân.
Theo William James, đa thần là biểu hiệu tính chất đa nguyên của vũ trụ, là tổng hợp của những hình thái và những nguyên lý bao trùm vũ trụ. Theo Friedrich von Wieser, con người không bao giờ trực diện với xã hội, nhưng trực diện với những tập hợp, những hiệp hội, hoặc những định chế do xã hội lập nên.
Như vậy đa nguyên là gì ? Thể hiện tinh thần đa nguyên ra sao ?
Thể hiện tinh thần đa nguyên là tìm cách giải thích cái tổng thể dựa trên căn bản các phần tử phân tán, rời rạc, bất túc, bất phân giản. Các phần tử không những là khởi điểm của tư tưởng mà cũng là kết quả của tư tưởng. Người có tư tưởng "nhất nguyên" giải thích sự vật theo một khuôn mẫu nhất định, đã vạch định sẵn. Họ gạt bỏ ra ngoài những phần tử dị biệt. Trái lại, con người đa nguyên không dám khẳng định mình đã đạt được cái nhìn rõ rệt của tổng thể.
Đa nguyên là chú ý đến những mối tương quan giữa những phần tử và khi hành động, tạo nên những sợi dây liên kết mềm dẻo không ngoài mục đích tôn trọng hoặc bảo tồn tối đa tinh thần tự trị của các phần tử.
Đa nguyên là không bao giờ quên những khác biệt giữa sự vật và sự việc và không gian ngăn cách chung, đồng thời phải thấu hiểu những cơ cấu trung gian của chúng.
Đa nguyên là luôn cảnh giác với con số 1 (quyền lực của một ông chủ độc nhất), là tìm cách thông hiệp bằng những danh từ "một vài" hoặc "số nhiều" nhưng không đi đến một con số quá to lớn. Đa nguyên là từ chối mọi chủ thuyết triết học và xã hội học có tính cách đặt để nhân danh lịch sử. Đa nguyên chủ trương tinh thần cởi mở bằng cách thay thế động từ "phải" (mà các đệ tử của Hegel thích dùng) bằng động từ "có thể". Và theo William James, đằng sau mỗi một lịêt kê nên thêm chữ "vân vân" vì "luôn luôn có một cái gì đó nó thoát ra khỏi sự chú ý của chúng ta".
Đa nguyên là gắn bó tha thiết với sự sống và thiên nhiên (vì bản chất của thiên nhiên là đa dạng), là học hỏi bài học vô tận của những dữ kiện. Về mặt khoa học, đa nguyên đồng nghĩa với tinh thần thực tiễn, với phương pháp luận thực nghiệm (pragmatisme)
Đa nguyên là chấp nhận đối thọai, chấp nhận những liên hệ cá nhân - liên tôn, liên tộc, liên quốc - trong tinh thần tương kính và tinh thần bao dung.
Con người đa nguyên nhận định thời kì thống nhất các thể chế là một hiện tựơng chậm trễ trong tiến trình xây dựng những nền văn hóa. Nguyên tắc này được chấp nhận với một thái độ dè dặt (ví dụ việc kết hợp các nước Âu châu vào một thể chế chung).
Con người đa nguyên lo lắng khi thấy xuất hiện những lề luật, những tập quán có khuynh hướng đồng nhất vì khuynh hướng đồng nhất xóa bỏ những yếu tố dị thường, khác biệt và con người đa nguyên có cảm quan đã mất đi một cái gì không thể lấy lại được.
Dựa trên những nhận xét trên, ta có thể quyết đoán mô hình xã hội đa nguyên là một mô hình xã hội cởi mở trái ngược với mô hình xã hội khép kín đã được Platon, Hegel và Marx đề cao. Theo Karl R. Popper, mô hình xã hội cởi mở là một hình thức tổ chức xã hội mới xuất hiện sau này, phát xuất từ sự tan rã của những xã hội khép kín hoặc xã hội có tính cách bộ lạc.
Chúng ta thử tìm hiểu các hình thái của những xã hội đa nguyên. Một cách tổng quát, chúng ta có thể nhận diện những xã hội đa nguyên qua những đặc điểm sau :
1. Tính cách thẩm thấu biên giới của các xã hội này cho phép những trao đổi về mọi mặt như di chuyển tự do, giao lưu tư tưởng và hàng hóa. Đó là nguồn gốc của sự giàu có, sự phong phú, sự thái hòa của các xã hội. Điều này đã được kiểm nghiệm với thời gian. Thương mại là nền tảng không thể thiếu vắng của tự do cá nhân và tự do cộng đồng.
2. Biết thích nghi với nguyên lý "biến dịch", sự biến đổi bất tận của mọi sự vật không mâu thuẫn với ý niệm liên tục, ý niệm tiếp nối vốn sẵn có trong xã hội đa nguyên. Việc cải tiến xã hội là công trình của những cá nhân tự do, năng động và có tinh thần trách nhiệm. Trái ngược với các chế độ thần quyền và chế độ chuyên chế, xã hội tự do tiến hóa theo những hằng số, trong đó "con người của muôn thủa" là một hằng số biểu tượng nhất.
3. Cá nhân là mục tiêu, là đối tượng phục vụ của Nhà Nước. Cá nhân tích lũy những truyền thống, những tín ngưỡng và những giá trị "bất diệt" hoặc "vĩnh cửu" do cha ông truyền lại. Cá nhân cũng là nguồn gốc phát huy sáng kiến. Cá nhân là trung tâm của một hệ thống, một mạng lưới liên hệ xã hội, một phần do được thừa hưởng, một phần do y gầy dựng. Mỗi một con người tự tạo cho mình một số dây liên lạc trong đó bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những thành viên hội đoàn và câu lạc bộ. Mọi xã hội đều được cấu tạo bởi toàn thể những hệ thống như vậy.
4. Đa nguyên được thể hiện qua vai trò sáng tạo của cá nhân, qua tương quan hỗ tương giữa sáng kiến cá nhân và ý muốn bảo tồn giá trị của tập thể, trái ngược với xã hội tập quyền trong đó cá nhân là một chướng ngại vật cần phải đè bẹp để xây dựng một xã hội thuần nhất, rập khuôn xã hội của loài ong, loài kiến, loài mối.
5. Trong xã hội đa nguyên, cá nhân tự tạo cho mình một khoảng không gian riêng biệt, tự trị, không ràng buộc.
6. Cá nhân và tự do : những ý niệm này không phải là kết quả của một chuỗi dài suy tư và học hỏi, nó sẵn tiềm ẩn trong lòng xã hội đa nguyên. Một xã hội tìm cách giới hạn những tự do bằng cách viện dẫn những trường hợp lịch sử "khách quan", thường cuối cùng xóa bỏ hoàn toàn những tự do này. Con người không tìm đến tự do, con người sinh ra trong tự do.
7. Quyền sở hữu. Theo Aristote, con người có hai động cơ chính : quyền sở hữu và cảm tình ; hai yếu tố này không có chỗ đứng trong xã hội khép kín của Platon. Xã hội mở, trái ngược với xã hội khép kín, coi quyền sở hữu như một định chế cho phép cá nhân đương đầu với quyền lực của chính quyền.
8. Một chính quyền không mạnh quá mà cũng không yếu quá. Theo Joseph de Maistre (1821), đó là lý tưởng trung hòa mà người Âu châu luôn mong ước và ông khẳng định tất cả những suy tư, những đòi hỏi của người Âu châu đối với chính quyền là : "Làm thế nào để giới hạn quyền lực tối thượng mà không phá hủy nó ?".
9. Chính quyền pháp trị. Những tương quan giữa công dân và chinh quyền đặt trên căn bản pháp luật. Người dân sống theo pháp luật chứ không theo võ lực.
Jacob Burckhardt (1818-1897) là người đầu tiên ghi nhận phương thức sinh hoạt của một xã hội có cơ cấu đa nguyên. Ông phân biệt ba yếu tố lớn : chính quyền, tôn giáo và văn hóa. Yếu tố văn hóa rất linh động, khác hẳn hai yếu tố chính quyền và tôn giáo và được dùng làm kim chỉ nam cho hai yếu tố kia. Cả ba yếu tố này không có cùng một động năng. Trong một trường hợp nào đó, một trong ba yếu tố này trội hơn hai yếu tố khác. Có khi trong giai đọan khủng hoảng, ta thấy có trường hợp thoán đoạt, chẳng hạn như trường hợp Giáo Hội Công Giáo tiếp thu quyền lực của đế quốc La Mã khi đế quốc La Mã tan vỡ. Khi chính quyền hoặc tôn giáo khống chế các yếu tố khác, xã hội mất đi tính cách đa nguyên (trường hợp xã hội Đức thời quốc xã Hitler, xã hội Nga thời Liên Bang Sô Viết, xã hội Iran và xã hội Việt Nam hiện nay, vân vân…).
Ông Burckhardt nhận định có 6 định hướng xã hội : Văn hóa do Chính quyền định hướng ; Chính quyền do Văn hóa định hướng ; Văn hóa do Tôn giáo định hướng ; Tôn giáo do Văn hóa định hướng ; Chính quyền do Tôn giáo định hướng ; Tôn giáo do Chính quyền định hướng.
Chúng ta chú ý đến ba định hướng đầu :
- Văn hóa do chính quyền định hướng. Đây là trường hợp của văn hóa Ai Cập thời Trung Cổ, của văn hóa Pháp thời Louis XIV đồng thời cũng là trường hợp của văn hóa Nga thời Liên bang Sôviết, văn hóa các nước Đông Âu vào những năm 1948 và 1989, văn hóa Việt Nam hiện nay, v.v.
- Chính quyền do Văn hóa định hướng . Đây là thời kỳ "cách mạng văn hóa" của thời buổi Ánh Sáng, do công trình của Voltaire, của Jean Jacques Rousseau và giới trí thức Paris ở Pháp.
- Văn hóa do Tôn giáo định hướng. Đây là trường hợp của Islam (Hồi Giáo), của đế quốc Byzance (330-1453) và của một số cộng hòa thần quyền thời Phục Hưng (Renaissance) và thời Cải cách (Réforme).
Sau đây là nhận định tổng quát về tinh thần chỉ đạo xã hội đa nguyên. Một xã hội trong đó sự hợp nhất được thực hiện qua những định hướng vừa có tính cách bổ túc, vừa có tính cách mâu thuẫn gồm những đặc điểm chung :
1. Luôn có những xung khắc hay xung đột có tính cách nội tại hoặc cơ cấu vì những ước vọng muốn chế ngự phạm vi ảnh hưởng của các phần tử cấu tạo nên xã hội đa nguyên.
2. Sự hiện hữu của những tổ chức hoặc những thủ tục hoà giải để giải quyết những mâu thuẫn. Nói chung, sức thuyết phục thay thế cho sức bạo động. Con người đa nguyên là con người của thương thảo.
3. Những giải pháp đề nghị luôn có tính cách tạm thời, có thể thay thế bằng những phương thức mới để kịp thích ứng với trạng huống mới. Chính vì vậy nó đòi hỏi chữ "khiêm" nơi những vị xây dựng luật pháp, những nhà thương thuyết.
4. Ý niệm thỏa hiệp, trong bối cảnh này, mang một sắc thái tích cực, nơi đây không có kẻ thắng người bại. Những giải pháp chấp nhận không làm tổn thương danh dự của cả hai bên.
5. Tinh thần chấp nhận khác biệt và tinh thần tương kính giữa các phần tử trong xã hội
6. Trong các xã hội đa nguyên , thường phát sinh những cảm giác xa lạ và ngăn cách vì những cảm quan dị biệt, và có những câu hỏi thường được đặt ra như : "Có phải chúng ta cùng trong một xã hội không ?", "Chúng ta có những điểm tương đồng nào với những người kia ?".
7. Lý tưởng "trung dung" hay "trung hòa" là nền tảng cơ sở của xã hội đa nguyên.
8. Tinh thần bao dung cũng đóng giữ một vai trò quan trọng. Không có tinh thần này thì mọi cơ cấu, mọi guồng máy chính trị, xã hội, v.v. mặc dù đã được xây dựng với bao nhiêu kiên nhẫn, có thể bị hao mòn, khựng đứng và gẫy đổ.
9. Tinh thần thực nghiệm (pragmatisme) thấm nhập vào luật pháp. Nó yêu cầu các nhà sọan thảo luật pháp tránh mọi quan điểm có tính cách chủ nghiã hay giáo điều Những giải pháp "có giá trị đối với mọi người và ở mọi nơi" không phù hợp với kiểm nghiệm lịch sử của thể chế đa nguyên. Tinh thần thực tiễn, óc quan sát thực tế, những sự thật hiển nhiên, những sự vật hiển hiện và nhất là "thân phận con người", tất cả những yếu tố
này không thể thiếu vắng trong xã hội đa nguyên.
Thêm vào cơ cấu định chế của những xã hội đa nguyên đã được trình bày, còn có một vài điểm khác cần nêu lên:
- Việc hình thành những quyền lực trung gian, làm trái độn giữa "trên" và "dưới", giữa cấp lãnh đạo và người dân. Những trạm quyền lực trung gian chính là cơ cấu quyết định, dựa vào đó các hiệp hội nảy nở và bao trùm xã hội dân sự (ngược lại trong xã hội khép kín, các cơ quan hành chánh chỉ là những "sợi dây chuyển tiếp" mệnh lệnh của chính quyền trung ương).
- Thay vào khuynh hướng "Nhà Nước/Quốc gia" là khuynh hướng tản quyền. Hiện nay ở Âu châu đang xuất hiện những phong trào "tự trị vùng".
- Chen vào các hệ thống liên lạc hàng dọc là các hệ thống liên lạc hàng ngang. Các cấp lãnh đạo vùng và địa phương có thể liên lạc trực tiếp với nhau.
- Trong mô hình xã hội khép kín, quyền phát kiến (phát huy sáng kiến) tùy thuộc triệt để vào cấp lãnh đạo nằm trên đỉnh cao của kim-tự-tháp. Trái lại trong mô hình xã hội mở ( xã hội đa nguyên), mỗi thành phần của xã hội đều có quyền ảnh hưởng lên Nhà Nước, lên những khu vực họat động của xã hội.
- Nhà nước và xã hội dân sự nằm trong trạng thái năng động thường trực. Cá nhân đối với sinh họat cộng đồng có thái độ tích cực, trái ngược với chế độ độc tài, chuyên chế, Nhà nước kềm kẹp xã hội trong một tình trạng bất động thường trực và đòi hỏi sự tham dự của cá nhân trong những cuộc biểu diễn lực lượng không đòi hỏi trách nhiệm nơi họ.
- Các thành phần gọi là "sống bên lề xã hội" không bị gạt ra ngoài. Họ cũng được chú trọng như mọi thành phần xã hội khác.
- Những buổi lễ ăn mừng không nằm trong khuôn khổ định chế nhà nước cho phép con người thoát ra khỏi những gò bó của cuộc sống hàng ngày.
Đa nguyên chính trị và xã hội thường được xem như một hiện tượng chậm trễ và có tính cách chuyển tiếp. Vì đa nguyên dựa trên những giá trị nhân bản như lòng bao dung, tính ôn hòa, tinh thần trung chính, óc thỏa thuận, nên dễ bị hiểu lầm là một thể chế chuyển tiếp giữa hai thời kỳ chuyên chế. Nhiều người lầm tưởng rằng những đối thủ truyền kiếp của đa nguyên - độc tài chuyên chế và chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi - có những vũ khí mạnh gấp bội để giới hạn đa nguyên trong thời gian. Nhưng thực tế không phải như vậy.
Hiện tượng đa nguyên mang rất nhiều hình thái. Đó là một trạng thái của tinh thần, đó là một quan điểm triết học, đó là một cảm quan của cá nhân đối với thế giới và trên hết là một mô hình tổ chức xã hội bắt nguồn từ thời Thượng Cổ. Đa nguyên còn tồn tại cho đến ngày nay là nhờ nó bắt rễ ăn sâu vào bản thể con người.
Về mặt tư tưởng, đa nguyên nổi bật trong văn hóa chính trị ngày nay cùng với những giá trị : con người, tự do, đời sống cộng đồng, quyền sở hữu, Nhà nước pháp trị, v.v.
Về mô hình tổ chức xã hội, xã hội đa nguyên vượt trội hơn những mô hình xã hội khép kín. Xã hội Đức vào thời Hitler trong một thời gian ngắn nhưng đẫm máu đã khước từ mô hình đa nguyên. Trong vòng 40 năm, đa nguyên tiềm ẩn trong những nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu để rồi vào những thập niên 1970 và 1980 trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ. Năm 1989 khai mào một kỷ nguyên mới mang hình thái đa nguyên cho cả Đông Âu.
Tại Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ là một dấu ngoặc nhỏ trong quá trình xây dựng đất nước. Mặc dù Việt Nam đã trải qua rất nhiều chế độ quân chủ, có một điều chắc chắn mô hình xã hội đa nguyên đã được thực thi, vì trong pháp chế sử Việt Nam có câu : "Phép vua thua lệ làng". Việc khảo cứu mô hình xã hội đa nguyên trong lịch sử Việt Nam thuộc phạm vi của một chương trình nghiên cứu khác.
Nguyễn Gia Thưởng
(Brussels, Belgium)
Các bạn nghiên cứu thêm TẠI ĐÂY: Thuyết tương đối trong văn hóa
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: