Chu kì tế bào và nguyên phân

minhminh0996

New member
Xu
0
CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN


Nguyên phân
(mitosis) là quá trình phân chia tế bào trong đó các tế bào con được tạo ra có số lượng nhiễm sắc thể giống với các tế bào bố mẹ. Kiểu phân bào này đặc trưng cho các tế bào soma, kể cả các tế bào sinh dục (2n) ở pha sinh sản của sự phát sinh giao tử ở các động-thực vật (mục IV.2), và xảy ra theo cấp số nhân với công bội bằng 2, nghĩa là: từ một tế bào ban đầu trải qua k lần nguyên phân liên tiếp sẽ cho ra 2[SUP]k[/SUP] tế bào giống nó. Nhờ vậy mà cơ thể lớn lên và các tế bào trong cơ thể thường xuyên được đổi mới. Quy luật phân bào này được minh họa đơn giản như sau:
1→ 2 → 4 → 8 → 16 → 32 → 64 → 128 → 256 → 512 →...

1. Chu kỳ tế bào (cell cycle)
Quá trình nguyên phân lặp lại theo chu kỳ như vậy được gọi là chu kỳ nguyên phân hay chu kỳ tế bào (cell cycle). Nguyên phân là một phần của toàn bộ chu kỳ tế bào đối với các tế bào trải qua nguyên phân (như hợp tử, các tế bào phôi, các tế bào thuộc các mô sinh trưởng hay mô phân chia; hình 3.7a). Nói chung, một chu kỳ tế bào bao gồm hai giai đoạn chính là nguyên phân (ký hiệu: M), là một phần tương đối nhỏ của toàn bộ chu kỳ

image022.gif
image023.png

(a) (b)
Hình 3.7 (a) Sự phân chia của các tế bào chóp rễ hành tây (Allium cepa).
(b) Sơ đồ tổng quát của một chu kỳ tế bào.


tế bào, và phần còn lại của chu kỳ tế bào gọi là kỳ trung gian (interphase). Gọi là kỳ trung gian bởi vì nó nằm giữa hai lần phân chia liên tiếp. Đây là giai đoạn tế bào diễn ra các hoạt động chuyển hóa cao độ, tổng hợp và tái bản vật chất di truyền - DNA, chuẩn bị tích cực cho tế bào bước vào nguyên phân. Nó được chia thành ba phần, gọi là G[SUB]1[/SUB], S và G[SUB]2[/SUB]. Như vậy, theo nguyên tắc, một chu kỳ tế bào bao gồm bốn giai đoạn theo thứ tự sau đây (hình 3.7b): (1) G[SUB]1 [/SUB](first gap) = giai đọan khởi đầu trong đó tế bào sinh trưởng, chuyển hóa và chuẩn bị cho sự tái bản bộ gene; (2) S (DNA synthesis) = tổng hợp DNA (về chi tiết, xem chương 5); (3) G[SUB]2[/SUB] (second gap) = chuẩn bị cho quá trình nguyên phân; và (4) M = nguyên phân (mitosis). Thời gian của các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ tế bào khác nhau một cách đáng kể, tùy thuộc vào từng loài, từng kiểu tế bào, nhiệt độ và các nhân tố khác. Chẳng hạn, thời lượng tương ứng với bốn giai đoạn G[SUB]1[/SUB], S, G[SUB]2[/SUB] và M đối với các tế bào máu trắng của người đang phân chia là 11, 7, 4 và 2 giờ (thời gian toàn bộ là 24 giờ).Khi một hợp tử vừa được hình thành hay một cơ thể đang sinh trưởng, chu kỳ này được lặp lại nhiều lần để hình thành nên một cá thể với hàng tỷ tế bào. Một số kiểu tế bào trưởng thành, như các tế bào thần kinh và tế bào cơ vẫn giữ nguyên ở kỳ trung gian, thực hiện các chức năng đã được biệt hóa trong cơ thể cho đến lúc chết và không bao giờ phân chia nữa; giai đoạn đó được gọi là pha G[SUB]0[/SUB]. Tuy nhiên, một số tế bào có thể từ pha G[SUB]0[/SUB] quay lại đi vào chu kỳ tế bào. Mặc dù hầu hết các tế bào lympho trong máu người ở pha G[SUB]0[/SUB], nhưng nếu có sự kích thích thích hợp như khi bắt gặp kháng nguyên phù hợp chẳng hạn, chúng có thể bị kích thích để quay lại chu kỳ tế bào. Có thể nói, G[SUB]0[/SUB] không đơn thuần chỉ ra sự vắng mặt của các tín hiệu cho nguyên phân mà là một sự ức chế hoạt tính của các gene cần thiết cho nguyên phân. Các tế bào ung thư thì không thể đi vào pha G[SUB]0[/SUB] và được định trước để lặp lại chu kỳ tế bào một cách vô hạn (xem chương 5).
image027.jpg

Hình 3.8 Sơ đồ biểu diễn các kỳ của nguyên phân và chu kỳ của nó.

2. Nguyên phân (mitosis)Nguyên phân tự nó có thể chia làm bốn giai đoạn khác nhau, diễn tiến theo một trình tự như sau: kỳ trước (prophase), kỳ giữa (metaphase), kỳ sau (anaphase) và kỳ cuối (telophase). Mỗi giai đoạn có một nét đặc trưng riêng, đặc biệt là mối liên quan với tập tính của nhiễm sắc thể, nhờ đó mà ta có thể xác định chúng (hình 3.8 và 3.9).Sau khi tự nhân đôi ở kỳ trung gian (cụ thể là pha S) và hoàn tất việc chuẩn bị bước vào nguyên phân (pha G[SUB]2[/SUB]), lúc này các nhiễm sắc thể tiếp tục đóng xoắn và kết đặc, nhờ vậy chúng hiện rõ dần dưới kính hiển vi quang học. Mỗi nhiễm sắc thể bây giờ gồm hai chromatid chị em (sister chromatids) dính nhau ở tâm động. Theo nguyên tắc, các chromatid này hoàn toàn giống nhau do kết quả của sự tái bản bán bảo toàn DNA ở pha S (chương 5). Hơn nữa, vì hai chromatid chị em dính nhau tại vùng tâm động, nên chúng được xem là một nhiễm sắc thể.
image029.jpg
image030.png
image032.png
image034.png



image037.gif
image039.jpg
image041.jpg
image043.jpg


Hình 3.9 Các giai đoạn của quá trình nguyên phân ở một tế bào chóp rễ hành tây (Allium cepa).

2.1. Kỳ trước (prophase)Cũng trong giai đoạn này, hạch nhân (nucleolus) thường biến mất và màng nhân bắt đầu tan vỡ. Trung thể (centriole) phân chia và hình thành xung quanh nó một cấu trúc mới gồm rất nhiều sợi thoi (spindle fiber) trải dài tới các cực của tế bào. Một số sợi thoi đính trực tiếp vào tâm động (cụ thể là kinetochore) của nhiễm sắc thể.2.2. Kỳ giữa (metaphase)Vào kỳ giữa, màng nhân tan biến hoàn toàn, các sợi thoi đính vào tâm động của các nhiễm sắc thể và đẩy chúng về mặt phẳng xích đạo (equatorial plane) của tế bào và xếp thành một vòng. Nói chung, lúc này các nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại (nghĩa là chiều dài rút ngắn tối đa và do đó đường kính cũng nở ra tối đa), với cấu trúc điển hình đặc trưng cho từng loài. Do đó, kỳ giữa là thời điểm thuận lợi nhất cho việc thiết lập các kiểu nhân và nghiên cứu hình thái học các nhiễm sắc thể như đã nói ở trên.2.3. Kỳ sau (anaphase)Vào đầu kỳ sau, tại mỗi nhiễm sắc thể xảy ra sự phân tách tâm động, các chromatid chị em bây giờ rời nhau và được gọi là các nhiễm sắc thể con (daughter chromosomes). Kế đó, các sợi thoi co rút và gây ra sự chuyển động của các nhiễm sắc thể con giống nhau về hai cực đối diện. Nếu nhìn dưới kính hiển vi lúc này, ta thấy nhiễm sắc thể xuất hiện dưới dạng chữ V, J hoặc I, tùy theo kiểu tâm giữa, tâm đầu hay tâm mút.Như vậy, chính sự sắp xếp thành một vòng của các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa và sự phân ly đồng đều của chúng về hai cực ở kỳ sau làm thành bản chất hay là quy luật đặc trưng cho quá trình nguyên phân.2.4. Kỳ cuối (telophase)Vào kỳ cuối, hai bộ nhiễm sắc thể con đã về tới các cực đối diện và bắt đầu mở xoắn. Lúc này màng nhân xuất hiện trở lại và bao bọc các bộ nhiễm sắc thể; các sợi thoi tan biến, hạch nhân và các nhân được hình thành trở lại.Kế đó, ở động vật, màng tế bào hình thành một eo thắt (furrow) từ ngoài vào trong; ở thực vật, một phiến tế bào (cell plate) phát triển từ trung tâm ra ngoài. Điều này làm phân cách hai bộ nhiễm sắc thể con và tế bào chất giữa hai tế bào con. Các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giống với tế bào ban đầu. Như vậy, thực ra, nguyên phân gồm hai quá trình phân chia: phân chia nhân (karyokinesis) và phân chia tế bào chất (cytokinesis); nhưng thực chất của nguyên phân là sự phân chia nhân.

Nguồn:thuviensinhhoc.com

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
I- CHU KỲ TẾ BÀO

[FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp]Chu kì tế bào: là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào, gồm kì trung gian và các kì của quá trình nguyên phân.[/FONT]

[FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp]Kì trung gian: [/FONT]
[FONT=&amp]+ Pha G1: tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.[/FONT]
[FONT=&amp]+ Pha S: nhân đôi ADN tạo NST kép gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động.[/FONT]
[FONT=&amp]+ Pha G2: hoàn thiện quá trình chuẩn bị cho nguyên phân.[/FONT]

QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN:

[FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp]Kì đầu: Các NST kép co xoắn, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.[/FONT]
[FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp]Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào dính vào 2 phía của NST tại tâm động.[/FONT]
[FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp]Kì sau: Các crômatit tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.[/FONT]
[FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp]Kì cuối: NST dần dãn xoắn, màng nhân dần xuất hiện. Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.[/FONT]


QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN:

[FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp]Kì trung gian diễn ra nhanh do không có sự nhân đôi của NST.[/FONT]
[FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp]Các kì phân bào tương tự nguyên phân.[/FONT]
[FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp]Kết quả của quá trình giảm phân từ 1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa.[/FONT]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top