Chu kì tế bào, nguyên phân và giảm phân

Bạch_Vân

New member
Xu
0
CHU KỲ TẾ BÀO - NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

:baffle: Em không làm sao hiểu được về cái phần chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân. Ngồi học hoài mà không thuộc, rồi không áp dụng nổi vào bài tập nữa. Anh chị nào có thời gian cho em cái nick Yahoo để em hỏi bài được không ạ?
Em có bài tập như thế này, không làm được, ai có lòng giải dùm em, giải thích chi tiết cặn kẽ tại sao lại làm như thế thì tốt quá...
1 mô có 100 tế bào giống nhau. Các tế bào này nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tính số bào con sinh ra
Bộ NST 2n= 14, tính số nst đơn, nst kép và số tâm động
Gsử các tb trên đều ở cơ quan sinh dục, tính slượng tế bào sinh ra sau giảm phân
Em cám ơn mọi người nhiều ạ:pudency:
:too_sad: Em dốt sinh quá ai giúp em với không thì chẳng biết làm thế nào nữa rùi......
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
:baffle: Em không làm sao hiểu được về cái phần chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân. Ngồi học hoài mà không thuộc, rồi không áp dụng nổi vào bài tập nữa. Anh chị nào có thời gian cho em cái nick Yahoo để em hỏi bài được không ạ?
Em có bài tập như thế này, không làm được, ai có lòng giải dùm em, giải thích chi tiết cặn kẽ tại sao lại làm như thế thì tốt quá...
1 mô có 100 tế bào giống nhau. Các tế bào này nguyên phân 5 lần liên tiếp. Tính số bào con sinh ra
Bộ NST 2n= 14, tính số nst đơn, nst kép và số tâm động
Gsử các tb trên đều ở cơ quan sinh dục, tính slượng tế bào sinh ra sau giảm phân
Em cám ơn mọi người nhiều ạ:pudency:
:too_sad: Em dốt sinh quá ai giúp em với không thì chẳng biết làm thế nào nữa rùi......

NGUYÊN PHÂN:
1. Xảy ra ở tế bào soma

2. Một lần phân bào: 2 tế bào con

3. Số NST giữ nguyên: 1 tế bào 2n

2 tế bào 2n

4. Một lần sao chép ADN , một lần phân chia

5. Thường các NST tương đồng không bắt cặp

6. Thường không có trao đổi chéo

7. Tâm động chia ở kỳ sau

8. Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ

9. Tế bào chia nguyên phân có thể là lưỡng bội (2n) hay đơn bội (n)



GIẢM PHÂN:

1. Xảy ra ở tế bào sinh dục

2. Hai lần phân chia tạo 4 tế bào con

3. Số NST giảm đi một nữa: 1 tế bào 2n -> 4 tế bào n

4. Một lần sao chép ADN , 2 lần phân chia

5. Các NST tương đồng bắt cặp ở kỳ trước I

6. nhất 1 trao đổi chéo cho 1 cặp tương đồng

7. Tâm động không chia ở kỳ sau I mà chia ở kỳ sau II

8. Tạo sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân

9. Giảm phân luôn luôn xảy ra ở tế bào lưỡng bội (2n) hoặc đa bội (>2n)

**************************************…
Công thức Nguyên Phân:
Gọi x là số tbào mẹ ban đầu có bộ lưỡng bội = 2n, k là số lần nguyên phân liên tiếp
1. Tổng số TB con được tạo thành = 2k .x
2. Số TB mới được tạo thành từ nguyên liệu môi trường = (2k – 1) x
3. Số TB mới được tạo thành hoàn toàn từnguyên liệu môi trường =(2k – 2) x
4. Tổng NST có trong các TB con = 2n. x. 2k
5. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với số NST = 2n.(2k – 1) x

Công thức Giảm Phân :
Gọi x là số TB mẹ ban đầu( 2n NST)
1. x tế bào sinh dục sơ khai sau k lần nguyên phân = x. 2k TBSD chín
2. Môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu tương ứng với số NST đơn cho k lần nguyên phân liên tiếp = x. 2n (2k – 1)
3. x. 2k TBSD chín ---- giảm phân ----> 4. x. 2k tbào con
( 4. x. 2k tế bào con thì có 4. x. 2k tinh trùng ở giống đực, x. 2k trứng ở giống cái )
- Tổng NST trong 4. x. 2k tinh trùng = n.4. x. 2k
- Tổng NST trong . x. 2k trứng = n. x. 2k
4. Môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu tương ứng với số NST đơn cho quá trình giảm phân = x. 2n .2k
- Tổng nguyên liệu môi trường cung cấp cho x tế bào sinh dục sơ khai sau k lần nguyên phân và giảm phân = x. 2n ( 2.2k – 1)
5. Gọi n là số cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau, r là số cặp NST tương dồng xảy ra trao đổI chéo tại 1 điểm( r ≤ n)
* Nếu không xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra = 2n
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử = 1/2n
- Số loại hợp tử tạo ra = 4n
* Nếu xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra = 2n +r
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử =1/2n +r
- Số loại hợp tử tạo ra phụ thuộc vào TĐC xảy ra ở 1 hay 2 bên đực , cái



cách khác :
Vấn đề 1: Phân bào nguyên nhiễm
1. Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm:
2. Các công thức cơ bản:
• Số tế bào con được tạo ra: 2k
• Số tế bào con mới được tạo thêm: 2k -1
• Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra 2n. 2k
• Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp:2n. (2k -1)
• Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp: 2n. (2k -2)
• Số lần NST nhân đôi k
• Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra 2n. 2k
• Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm 2n. (2k -1)
• Tổng số tế bào con hiện diện qua các đợt phân bào: 2k+1 - 1

Vấn đề 2 Phân bào giảm nhiễm
I.Tóm tắt kiến thức cơ bản
1. Đặc điểm của phân bào giảm nhiễm:
2. Các công thức cơ bản :
• Số tế bào con được tạo ra : 4
• Số giao tử n được tạo ra :
+ 1 tế bào sinh dục đực tạo ra 4 giao tử đực (n)
+ 1 tế bào sinh dục cái tạo ra 1 giao tử cái (n) và ba thể định hướng (n)
• Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST :
+Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo: 2n ( n là số cặp NST đồng dạng)
+Trường hợp xảy ra trao đổi chéo:
*Trao đổi chéo đơn : 2n+m
(m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo đơn, m<n )
*Trao đổi chéo kép : 2n.3m
(m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo kép, m<n )
• Tỷ lệ mỗi loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
+Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo: 1/2n (n là số cặp NST đồng dạng)
+Trường hợp xảy ra trao đổi chéo:
*Trao đổi chéo đơn : 1/2n+m
(m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo đơn, m<n )
*Trao đổi chéo kép : 2n.3m
(m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo kép, m<n )



• Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp 2n(2k-1)
• Số cách sắp xếp có thể có của các NST kép ở kỳ giữa 1 2n-1
Số cách phân ly có thể có của các NST kép ở kỳ sau 1 2n-1
• Số kiểu tổ hợp có thể có của các NST kép ở kỳ cuối 1 2n
Số kiểu tổ hợp có thể có của các NST đơn ở kỳ cuối 2 2n



Mình đã đưa ra công thức tính nguyên phân bạn nên tự tìm hiểu
Còn việc đưa yahoo để hỏi bài tập thì cũng được thôi,sao bạn ko post bài tập lên diễn đàn chúng ta cùng làm nhỉ như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều
Cố gắng bạn nhé

---

Xem thêm

Công thức Nguyên Phân - Giảm phân [ Chính xác]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Sở dĩ em bị rối chính là vì em chưa nắm rõ và hiểu rõ về cơ chế nguyên phân và giảm phân. Nếu em nắm chắc rồi em sẽ không bị lẫn lộn giữa nguyên phân và giảm phân cũng như từng thời kỳ phân chia của tế bào. Và dễ dàng phản xạ nhanh trước những câu hỏi đánh lừa, vì nguyên phân và giảm phân có đặc điểm một số kỳ khá giống nhau, dễ bị nhầm lẫn.
Việc bạn HTA đưa ra một loạt các công thức trên, chắc chắn em sẽ không nhớ nổi để mà áp dụng. Chỉ cần lái câu hỏi sang hướng khác là em bí ngay thui.
--> Lời khuyên: Nắm vững từng đặc điểm và cơ chế phân chia của tế bào để có cái nhìn tổng quan và có thể phân biệt được những sự giống và khác nhau giữa nguyên phân, giảm phân. Từ đó, rất dễ để suy ra những số lượng tế bào, số trung tử, số nhân.... qua mỗi đợt phân chia hay qua từng thời kỳ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top