Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Vào những ngày giáp Tết, chợ càng đông đúc, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Đến các chợ quê vào những ngày giáp Tết, mới cảm nhận hết những nét văn hóa dân dã của người dân quê trong cảnh mua bán cuối năm.
Bà Lê Thị Thu, ở thôn Tân Mỹ, xã Tịnh An (TP. Quảng Ngãi) bán hàng ở Chợ Gò chia sẻ: “Tôi bán ở chợ này đã hơn 20 năm, thích nhất là những ngày cận Tết. Khi đó con cháu đi xa về quê ăn Tết, chợ đông vui. Mấy người bán buôn như tôi cũng bán đắt hàng”.
Cuộc sống đổi thay nên phiên chợ quê cũng đổi thay theo từng ngày. Những phiên chợ với sự góp mặt của các mặt hàng mang tính chất công nghiệp nhiều hơn, nhưng phần lớn vẫn là các mặt hàng “cây nhà lá vườn”. Các bà, các chị vẫn quẩy trên vai đôi quang gánh đến chợ.
Chợ quê ngày giáp Tết nhộn nhịp, đông vui hơn.
Với những người dân quê, những phiên chợ giáp Tết có ý nghĩa rất đặc biệt. Họ đi chợ không chỉ mua sắm Tết mà còn đem sản vật mình nuôi trồng mang bán để có thêm chút tiền sắm sửa cho ngày Tết thêm đầy đủ.
Nhiều người đi chợ, bán mớ rau, trái bầu, trái bí, buồng chuối, quả bưởi, quả mận, lá trầu, quả cau, bánh tráng,… đổi lấy chút thịt, cái quần cái áo mới. Trẻ con quấn quýt, háo hức vì được hòa mình vào dòng người đông đúc, mẹ mua sắm quần áo, giày dép mới.
Cụ Đỗ Thị Hà (76 tuổi) ngụ ở thôn Long Bàn, xã Tịnh An mang bao lá chuối chát ra chợ bán. Chẳng mấy chốc, bao lá của cụ đã được các mẹ, các chị mọi mua về gói bánh chưng, bánh tét, đổi lại cụ được vài chục nghìn mua bánh nổ, bánh thuẩn về cúng ông bà ba ngày Tết.
Về quê đi chợ ngày Tết, nhiều người xa quê hương như tìm lại kỷ niệm xưa ăn sâu vào kí ức. Nhớ thời trẻ con háo hức được mẹ dắt tay đến chợ mua cái bánh, cái kẹo, sắm quần áo mới. Mọi người ngồi ở hàng ăn bát cháo, vài cái bánh xèo, tô bún, chuyện trò đôi ba câu.
Chị Thiêm, một người dân ở thôn Tân Mỹ, xã Tịnh An bộc bạch: “Mình sống ở Sài Gòn đã 20 năm, nhưng mỗi khi về quê lại đến chợ quê mua sắm. Dù hàng hóa ở đây không chất lượng như ở các chợ lớn hay siêu thị nơi mình sinh sống, nhưng đến đây có cảm giác rất thích, nó gắn với những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ của mình”.
Chuối là loại cây trái luôn được người dân quê mua về chưng bàn thờ.
Mang sản vật “cây nhà lá vườn” ra chợ quê bán đổi lấy Tết.
Người bán vẫn giữ nét truyền thống ngôi bán trên những chiếc chỏng tre.
Các sạp bán giày dép, mũ nón đắt khách ngày cận Tết.
Người sửa quần áo với chiếc bàn may cũ.
Theo baoquangngai
Bà Lê Thị Thu, ở thôn Tân Mỹ, xã Tịnh An (TP. Quảng Ngãi) bán hàng ở Chợ Gò chia sẻ: “Tôi bán ở chợ này đã hơn 20 năm, thích nhất là những ngày cận Tết. Khi đó con cháu đi xa về quê ăn Tết, chợ đông vui. Mấy người bán buôn như tôi cũng bán đắt hàng”.
Cuộc sống đổi thay nên phiên chợ quê cũng đổi thay theo từng ngày. Những phiên chợ với sự góp mặt của các mặt hàng mang tính chất công nghiệp nhiều hơn, nhưng phần lớn vẫn là các mặt hàng “cây nhà lá vườn”. Các bà, các chị vẫn quẩy trên vai đôi quang gánh đến chợ.
Chợ quê ngày giáp Tết nhộn nhịp, đông vui hơn.
Với những người dân quê, những phiên chợ giáp Tết có ý nghĩa rất đặc biệt. Họ đi chợ không chỉ mua sắm Tết mà còn đem sản vật mình nuôi trồng mang bán để có thêm chút tiền sắm sửa cho ngày Tết thêm đầy đủ.
Nhiều người đi chợ, bán mớ rau, trái bầu, trái bí, buồng chuối, quả bưởi, quả mận, lá trầu, quả cau, bánh tráng,… đổi lấy chút thịt, cái quần cái áo mới. Trẻ con quấn quýt, háo hức vì được hòa mình vào dòng người đông đúc, mẹ mua sắm quần áo, giày dép mới.
Cụ Đỗ Thị Hà (76 tuổi) ngụ ở thôn Long Bàn, xã Tịnh An mang bao lá chuối chát ra chợ bán. Chẳng mấy chốc, bao lá của cụ đã được các mẹ, các chị mọi mua về gói bánh chưng, bánh tét, đổi lại cụ được vài chục nghìn mua bánh nổ, bánh thuẩn về cúng ông bà ba ngày Tết.
Về quê đi chợ ngày Tết, nhiều người xa quê hương như tìm lại kỷ niệm xưa ăn sâu vào kí ức. Nhớ thời trẻ con háo hức được mẹ dắt tay đến chợ mua cái bánh, cái kẹo, sắm quần áo mới. Mọi người ngồi ở hàng ăn bát cháo, vài cái bánh xèo, tô bún, chuyện trò đôi ba câu.
Chị Thiêm, một người dân ở thôn Tân Mỹ, xã Tịnh An bộc bạch: “Mình sống ở Sài Gòn đã 20 năm, nhưng mỗi khi về quê lại đến chợ quê mua sắm. Dù hàng hóa ở đây không chất lượng như ở các chợ lớn hay siêu thị nơi mình sinh sống, nhưng đến đây có cảm giác rất thích, nó gắn với những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ của mình”.
Chuối là loại cây trái luôn được người dân quê mua về chưng bàn thờ.
Mang sản vật “cây nhà lá vườn” ra chợ quê bán đổi lấy Tết.
Người bán vẫn giữ nét truyền thống ngôi bán trên những chiếc chỏng tre.
Các sạp bán giày dép, mũ nón đắt khách ngày cận Tết.
Người sửa quần áo với chiếc bàn may cũ.
Theo baoquangngai