Hỏi Cho em xin tài liệu viết tiểu luận với :D

coconvuive12

New member
Xu
0
Đề tài: Phân tích Hàng hóa dịch vụ đào tạo từ quan điểm Học thuyết Giá trị của Marx & Liên hệ với hệ thống đào tạo của các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện nay
Yêu cầu chung:
- Mỗi sinh viên làm 01 bài độc lập, các bài có nội dung sao chép nguyên bản sẽ không được tính điểm
- Bài viết tay, tiêu chuẩn từ 13-18 trang A4 (chưa tính bìa), đóng bìa in, không sử dụng tấm bìa nhựa trong. Không giới hạn dung lượng tối đa của bài luận
- Thời hạn nộp bài vào ngày 24/11/2014
Nội dung cần đáp ứng:
- Mục lục (01 trang)
- Lời mở đầu (01 trang)
- Phần 1: Lý luận Học thuyết Giá trị về hàng hóa và giá trị hàng hóa (03-04 trang)
+ Khái niệm hàng hóa
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa
+ Giá trị của hàng hóa
+ Thước đo giá trị hàng hóa
+ Mối quan hệ biện chứng giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa
- Phần 2: Hàng hóa dịch vụ đào tạo & Liên hệ với hệ thống đào tạo của các trường ĐH, CĐ (03-05 trang)
+ Dịch vụ đào tạo là hàng hóa đặc biệt (làm rõ vì sao là hàng hóa và đặc biệt ở chỗ nào)
+ Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo (nhà sản xuất) và học viên (người sử dụng)
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ đào tạo (phân tích từ lý luận của Học thuyết Giá trị)
+ Giá trị của hàng hóa dịch vụ đào tạo (phân tích từ lý luận của Học thuyết Giá trị)
Lưu ý mỗi ý nêu trên phải liên hệ, làm rõ trong hệ thống đào tạo ĐH, CĐ thì được thể hiện như thế nào
- Phần 3: Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thống đào tạo tại các trường ĐH, CĐ (03-05 trang)
+ Khuyến nghị đối với học viên (người sử dụng dịch vụ đào tạo)
+ Khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo
+ Khuyến nghị đối với Nhà nước về pháp luật, chính sách đối với giáo dục đào tạo
- Kết luận, điểm lại một số ý chính mà tác giả nhấn mạnh làm trọng tâm (01 trang)
- Danh mục tài liệu tham khảo (01 trang)
 
Việc đầu tiên là bạn cần bám vào định nghĩa và học thuyết của nó, bài này cũng không khó lắm, bạn thử làm khung đi sau đó tớ sẽ giúp bạn,
 
Ừ đợi tớ xíu, tớ làm xong bản thiết kế cầu này đã, xong tớ làm liền cho.
 
- Phần 2: Hàng hóa dịch vụ đào tạo & Liên hệ với hệ thống đào tạo của các trường ĐH, CĐ (03-05 trang)
+ Dịch vụ đào tạo là hàng hóa đặc biệt (làm rõ vì sao là hàng hóa và đặc biệt ở chỗ nào)
+ Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo (nhà sản xuất) và học viên (người sử dụng)
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ đào tạo (phân tích từ lý luận của Học thuyết Giá trị)
+ Giá trị của hàng hóa dịch vụ đào tạo (phân tích từ lý luận của Học thuyết Giá trị)

1 Đặc biệt vì: nó đào tạo kiến thức.

Liên hệ:
pass nếu có ddkt.net

2 Liên hệ là các trường turng cấp cao đẳng đại học cấu thành một cuỗi hệ thống liên thông, có thể hỗ trợ sinh viên của trường này thi lên ngành này của trường liên kết

3 4 giá trị sử dụng nó nằm ở chỗ đào tạo độc quyền, có giá trị sử dụng rộng khắp

P/S Tạm tham khảo đó đã, từ nay tới tối mai mà chưa có đáp án như ý tớ làm hoàn chỉnh cho thứ 2 bạn có bài nộp.
 
Thì bạn cứ làm đi, tớ còn vướng mấy cáu cầu dân sinh cho bà con nghèo chưa xong, chiều mai chưa xong tớ sẽ giúp bạn.
 
- Phần 2: Hàng hóa dịch vụ đào tạo & Liên hệ với hệ thống đào tạo của các trường ĐH, CĐ (03-05 trang)
+ Dịch vụ đào tạo là hàng hóa đặc biệt (làm rõ vì sao là hàng hóa và đặc biệt ở chỗ nào)
+ Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo (nhà sản xuất) và học viên (người sử dụng)
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ đào tạo (phân tích từ lý luận của Học thuyết Giá trị)
+ Giá trị của hàng hóa dịch vụ đào tạo (phân tích từ lý luận của Học thuyết Giá trị)
Lưu ý mỗi ý nêu trên phải liên hệ, làm rõ trong hệ thống đào tạo ĐH, CĐ thì được thể hiện như thế nào

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xem dịch vụ công giáo dục đại học (GDĐH) là một loại hàng hoá. Trong khi đó, các trường ĐH dân lập mở ra hoàn toàn không có một sự hỗ trợ nào về kinh phí từ phía Nhà nước , hoạt động chỉ dựa vào học phí do người học đóng mà một số trường vẫn có thu nhập vào loại khá cao. Nhà nước cũng đang sử dụng ngân sách quốc gia để đào tạo cán bộ ở nước ngoài, nghĩa là mua hàng hoá dịch vụ đào tạo của nước ngoài, với mức chi trên 15.000 USD/người trong một năm. Nhà nước cũng đã cho phép nước ngoài xây dựng trường ĐH ở VN với 100% vốn đầu tư của nước ngoài (dạng FDI). Nhiều trường ĐH nước ngoài với tổng chi phí học tập từ 10.000 - 20.000 USD / năm cũng đang quảng cáo trên các phương tiện truyền thông VN…

Chính khoảng cách giữa quan niệm và thực tiễn nói trên đã vừa gây khó khăn trong việc xây dựng chính sách, vừa hạn chế khả năng nâng cao chất lượng đào tạo, làm thêm mất công bằng trong GDĐH (qua chính sách học phí) và làm “thất thế” trong cạnh tranh của nhiều tổ chức đào tạo trong nước. Khoảng cách này cũng đã gây một số nhiễu loạn trong xã hội, làm cụm từ “thương mại hóa” bị gán cho một ý nghĩa xấu và làm giảm hiệu quả của nền GDĐH.

Cần xem GDĐH là một loại hàng hoá, nhưng là loại hàng hoá có nhiều đặc trưng tập thể/ Nhà nước hơn là đặc trưng thị trường và đương nhiên cần có sự can thiệp của Nhà nước về mặt cạnh tranh, độc quyền… Những can thiệp đó có thể là chống “cạnh tranh không hoàn hảo” liên quan chủ yếu đến vấn đề độc quyền, độc quyền sẽ làm giảm thấp hiệu quả kinh tế quốc giavà người tiêu dùng chỉ được phục vụ tồi. Ở VN, GDĐH có cung thấp – cầu cao, số tổ chức đào tạo ít mà dịch vụ của họ lại không giống nhau (tính chất và chất lượng khác nhau), nghĩa là dễ có biểu hiện độc quyền ở dạng “chỉ có một số ít người bán sản phẩm mà đặc trưng của sản phẩm lại khác nhau”. Trong bối cảnh đó, việc quy định học phí cho các hình thức đào tạo chính quy trong khi thả lỏng học phí ở các hình thức không chính quy và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, việc giao chỉ tiêu tuyển sinh không theo tiêu chí… có lẽ đã tạo nên sự cạnh tranh không hoàn hảo. Tại sao lại phải quy định học phí dưới 3 - 4 triệu đồng / năm cho một loại hình đào tạo này trong khi lại cho phép thu học phí tự do, có thể đến trên 3.000 USD / năm, ở một loại hình đào tạo khác?.

Nhà nước cũng cần quan tâm đến “tác động ngoại biên” (externality), là một tác động do hành vi của một đối tượng kinh tế gây ra (tốt hoặc xấu) đối với phúc lợi của một đối tượng khác, mà tác động đó không được phản ánh bằng giao dịch thị trường . Một số dịch vụ như dự báo động đất, dự báo khí tượng thuỷ văn, quy hoạch vùng nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, nghiên cứu toán học cơ bản… vừa có “mức độ công cộng cao” vừa có tác động ngoại biên lớn, nghĩa là mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, do vậy Nhà nước cần bao cấp phần lớn chi phí cho các lĩnh vực đào tạo này.

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề công bằng xã hội, Nhà nước cũng cần có sự “phân phối lại”, trong đó có thể sử dụng nguyên tắc “công bằng theo chiều dọc”, nghĩa là những người không bình đẳng phải được thu phí khác nhau dù cùng được một mức hưởng lợi. Nói cách khác, đó là thu phí theo “khả năng đóng góp”.

Dưới áp lực toàn cầu hóa, GDĐH VN có lẽ cũng phải có những chuẩn bị về loại hàng hoá dịch vụ công đặc biệt này, tương tự như các doanh nghiệp VN. Nếu không, “công nghiệp GDĐH” sẽ chỉ dành ưu tiên cho đầu tư nước ngoài. Nếu không, các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực, của các trường ĐH VN cũng như của xã hội VN sẽ không được huy động đầy đủ. Nếu không, hiệu quả tổng thể của GD VN nói chung sẽ bị giảm sút và GDĐH VN nói riêng sẽ không đáp ứng tốt được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước

1 nó đặc biệt vì nó đào tạo nguồn nhân lực chính cho sự phát triển đất nước

2 mối quan hệ là liên kết đào tạo

3 đào tạo theo ngành nghề cụ thể không chung chung mà chuyên sâu sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt

.........

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Phần 3: Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thống đào tạo tại các trường ĐH, CĐ (03-05 trang)
+ Khuyến nghị đối với học viên (người sử dụng dịch vụ đào tạo)
+ Khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo
+ Khuyến nghị đối với Nhà nước về pháp luật, chính sách đối với giáo dục đào tạo
- Kết luận, điểm lại một số ý chính mà tác giả nhấn mạnh làm trọng tâm (01 trang)
- Danh mục tài liệu tham khảo (01 trang)

1 số giải pháp

- Điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trường nhằm làm cho giáo dục đại học phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới.

- Xây dựng qui trình đào tạo mềm dẻo và liên thông, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy đại học.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên đại học có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến và hiện đại.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trực tiếp giải quyết những vấn đề từ thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội và tăng nguồn thu cho nhà trường.

- Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường đại học.

- Nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống giáo dục đại học trong quá trình hội nhập quốc tế.

P/S Bạn tham khảo làm hoàn thiện nhé. học trò của tớ bị bệnh tớ phải đi làm để chữa bệnh cho chúng nên không có thời gian làm full giúp bạn được.
 
Mình cũng có một ít đây có lời khuyên cách viết Tiểu luận triết học cao học ở đây cho bạn xem

Sau khi đọc xong các bài trên thì có một điểm lưu ý như sau khi làm tiểu luận triết học ở cao học mà HỌC THUÊ NET khuyên bạn như sau.
  • Làm vừa đủ để khỏi chép tay. Nếu thầy cô yêu cầu 10 trang chép tay thì bạn làm khoảng 4- 5 trang đánh máy. Bạn càng làm nhiều thì chép tay càng mỏi
  • Viết tiểu luận triết học thì nên lấy các thí dụ minh họa ở Việt Nam để cho bớt khô khan. Thông thường đề bài yêu cầu liên hệ thực tiễn và bạn nên liên hệ những sự kiện gần đây nhất .
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top