anh có thể nói rõ công thức PV=nRT là như thế nào và áp dụng nó thế nào không ạ,
Công thức trạng thái khí lý tưởng PV=nRT có đề cập trong SGK Vật lý cấp THPT, và được sử dụng nhiều trong Hóa học với dạng bài nung hỗn hợp trong bình kín. Xem thêm "phương trình trạng thái khí lý tưởng" tại
đây.
Công thức trên được dùng để tính số mol khi đề bài cho thể tích khí V ở nhiệt độ T, áp suất p nào đó khác đktc. Ví dụ: Cho 2,8 lít khí NO2 ở 27 độ C, 5,27 atm. Khi đó ta không tính nNO2 = 2,8/22,4 mà phải sử dụng n = PV/(RT) = 5,27.2,8/(0,082.300) = 0,6 mol.
Ngoải ra, một số đề bài thường cho trước các đại lượng và yêu cầu ta tìm đại lượng còn thiếu hoặc mối liên hệ giữa các đại lượng trước và sau phản ứng (tỷ lệ mol, tỷ lệ thể tích hoặc áp suất).
Em có thể tham khảo một số bài tập sau đây để hiểu rõ cách áp dụng:
1. Nung nóng hỗn hợp gồm 0,4 mol N2 và 1,6 mol H2 trong bình kín (có xúc tác) rồi đưa về nhiệt độ t0C thấy áp suất trong bình lúc này là P1. Sau đó cho một lượng dư H2SO4 đặc vào bình (nhiệt độ lúc này trong bình là t0C) đến khi áp suất ổn định thì thấy áp suất trong bình lúc này là P2 (P1 = 1,75P2). Hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A. 75%. B. 65,25%. C. 50%. D. 60%.
2. Cho 1,68 lít khí NH3 ở P = 2 atm và T= 273K qua ống sứ đựng CuO nung nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A và chất rắn B không tan trong HCl. Tính khối lượng chất rắn B và thể tích khí A thu được?
Bài giải và một số bài tập tương tự có thể tìm ở Google.com.vn.
em có đọc được một số bài thi trước nhưng lại thấy có tính độ tinh khiết nữa ! các anh , chị có thể cho em biết công thức để tính là như thế nào không ạ !
Tính độ tinh khiết thực chất là tính phần trăm khối lượng của chất trong hỗn hợp tạp. Em cần xác định khối lượng của hỗn hợp tạp ban đầu, giả thiết sẽ cho em tính được khối lượng mẫu chất chính. Sau đó áp dụng công thức tính:
m(mẫu chất).100%/m(hỗn hợp tạp) = độ tinh khiết (đv: %)