• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Kina Ngaan

Active member
Lý thuyết luôn là một phần quan trọng của đề thi môn hoá học. Làm nhuần nhuyễn lý thuyết hoá học 12 thì bạn sẽ không bị "mất điểm". Để nắm chắc được lý thuyết, hãy tìm gặp những câu hỏi và giải quyết chúng. Mỗi lần gặp sẽ là một lần nhớ sâu hơn về kiến thức bài học ấy.

Câu 1: Thành phần chính của quặng xixerit là
A. FeS2. B. FeCO3. C. Fe2O3. D. Fe3O4.

Câu 2: Số liên kết peptit trong tetrapeptit mạch hở là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 3: Nhiệt phân muối nào sau đây thu được kim loại?
A. Fe(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. KNO3. D. AgNO3.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn chất nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước?
A. Glucozơ. B. Sobitol. C. Isoamyl axetat. D. Tripanmitin.

Câu 5: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là
A. NaCl. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. NH3.

Câu 6: Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái rắn?
A. Alanin. B. Triolein. C. Anilin. D. Trimetyl amin.

Câu 7: Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại (theo cách tổng hợp) với cao su buna
A. Tơ nilon-6,6. B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(phenol fomandehit). D. Tơ visco.

Câu 8: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?
A. Glucozơ và fructozơ. B. Axit axetic và metyl fomat.
C. Metyl axetat và etyl fomat. D. Xenlulozơ và tinh bột.

Câu 9: Trong phân tử α-amino axit nào sau có 6 nguyên tử cacbon
A. alanin. B. glyxin. C. lysin. D. valin.

Câu 10: Chất nào sau đây khi tham gia phản ứng thế clo có thể thu được nhiều sản phẩm monoclo nhất?
A. Isopentan. B. Pentan. C. Butan. D. Neopentan.

Câu 11: Chất nào sau đây có đồng phân hình học
A. CH2=CH-CH2-CH3. B. CH3-CH=CH-CH2-CH3.
C. CH3-CH=C(CH3)2. D. (CH3)2-CH-CH=CH2.

Câu 12: Polime có công thức [–O–(CH2)2–OOC–C6H4–CO–]n có tên là
A. poli(metyl metacrylat).
B. poli(hexametylen ađipamit).
C. poli(etylen terephtalat).
D. policaproamit.

Câu 13: Số liên kết pi (π) trong phân tử (C17H33COO)3C3H5 là
A. 9. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 14: Tôn là sắt được tráng
A. Na. B. Mg. C. Zn. D. Al.

Câu 15: Amin nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường
A. Etylamin. B. Butylamin. C. Phenylamin. D. Propylamin.

Câu 16: Polime nào sau đây là tơ được điều chế từ phản ứng trùng hợp?
A. Tơ tằm. B. Xenlulozơ. C. PE. D. Tơ olon.

Câu 17: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Ba. B. kim loại Cu. C. kim loại Ag. D. kim loại Mg.

Câu 18: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. NaHSO4. B. Ca(OH)2.
C. C2H5OH. D. CH3COONa.

Câu 19: Ở điều kiện thường, cacbohidrat nào sau đây không tan trong nước?
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 20: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch: Alanin, metyl amin và axit axetic là
A. Quỳ tím. B. AgNO3. C. HCl. D. NaOH.

Câu 21: Hợp chất (CH3)2C=CHCH2OH có tên gọi là
A. 2-metylbut-2-en-4-ol. B. 3-metylbut-2-en-1-ol.
C. pent-2-en-1-ol. D. isopent-2-en-1-ylic.

Câu 22: Khi phân tích thành phần của mẫu nước X, người ta xác định mẫu nước đó có chứa các ion Cl-, SO42-, K+, Na+. Mẫu nước X được gọi là nước
A. cứng toàn phần. B. Nước mềm. C. cứng tạm thời. D. cứng vĩnh cữu.

Câu 23: Đường thốt nốt có vị ngọt thanh, được làm từ phần dịch chảy ra ở các bộ phận của cây thốt nốt (trồng nhiều ở An Giang cùng một số nước như: Thái Lan, Campuchia,.) Đường thốt nốt có thành phần chính giống với
A. đường nho. B. mật ong. C. đường mạch nha. D. đường mía.

Câu 24: Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong glixerol là
A. 52,17%. B. 51,61%. C. 17,39%. D. 31,07%.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O?
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH2CH3. C. CH2=CHCOOCH3.
D. CH3COOCH3.

Câu 26: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. kali. B. photpho. C. nitơ. D. cacbon.

Câu 27: Đun nóng metyl amoniaxetat với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được muối và chất hữu cơ X ở thể khí. Chất X là
A. CH3COONa. B. CH3CH2OH. C. CH3NH2. D. NH3.

Câu 28: Số nguyên tử hiđro có trong phân tử este isoamyl axetat là
A. 12. B. 10. C. 16. D. 14.

Câu 29: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ''mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa'' được điều chế bằng phản ứng
trùng ngưng. Vật liệu đó là
A. tơ nitron. B. tơ nilon-6.
C. tơ visco. D. tơ xenlulozơ axetat.

Câu 30: Quặng boxit là nguyên liệu sản xuất nhôm. Công thức của quặng boxit là
A. CaCO3. B. Al2O3.2H2O. C. FeS2. D. Fe2O3.nH2O.

Câu 31: Chất nào sau đây không tan trong nước
A. Fructuzơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 32: Cho các kim loại Zn, Ag, Cu, Fe tác dụng với dung dịch chứa ion Fe3+. Số kim loại phản ứng được là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 33: Đường thốt nốt có vị ngọt thanh, được làm từ phần dịch chảy ra ở các bộ phận của cây thốt nốt (trồng nhiều ở An Giang cùng một số nước như: Thái Lan, Campuchia,.) Đường thốt nốt có thành phần chính giống với
A. đường nho. B. mật ong. C. đường mạch nha. D. đường mía.

Câu 34: Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong glixerol là
A. 52,17%. B. 51,61%. C. 17,39%. D. 31,07%.

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O?
A. HCOOCH3.
B. CH3COOCH2CH3.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. CH3COOCH3.

Câu 36: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. kali. B. photpho. C. nitơ. D. cacbon.

Câu 37: Đun nóng metyl amoniaxetat với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được muối và chất hữu cơ X ở thể khí. Chất X là
A. CH3COONa. B. CH3CH2OH.
C. CH3NH2. D. NH3.

Câu 38: Số nguyên tử hiđro có trong phân tử este isoamyl axetat là
A. 12. B. 10. C. 16. D. 14.

Câu 39: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ''mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa'' được điều chế bằng phản ứng
trùng ngưng. Vật liệu đó là
A. tơ nitron. B. tơ nilon-6.
C. tơ visco. D. tơ xenlulozơ axetat.

Câu 40: Quặng boxit là nguyên liệu sản xuất nhôm. Công thức của quặng boxit là
A. CaCO3. B. Al2O3.2H2O. C. FeS2. D. Fe2O3.nH2O.

Câu 41: Chất nào sau đây không tan trong nước
A. Fructuzơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 42: Cho các kim loại Zn, Ag, Cu, Fe tác dụng với dung dịch chứa ion Fe3+. Số kim loại phản ứng được là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 43: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch NH4HSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3).
(c) Cho dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch FeCO3.
(d) Cho từ từ và khuấy đều dung dịch H2SO4 vào lượng dư dung dịch Na2CO3.
(e) Đun nóng HCl đặc tác dụng với tinh thể KMnO4.
(f) Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc. Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 44: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axitclohiđric ở nhiệt độ phòng:
- Nhóm thứ nhất: Thả một viên bi kẽm nặng 1,5 gam vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M.
- Nhóm thứ hai: Cân 1 gam bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M.
Kết quả thí nghiệm và giải thích nào sau đây là đúng?
A. Nhóm thứ nhất bọt khí thoát ra nhanh hơn do lượng kẽm dùng nhiều hơn.
B. Nhóm thứ nhất bọt khí thoát ra nhanh hơn do kẽm viên dễ phản ứng hơn.
C. Nhóm thứ hai bọt khí thoát ra nhanh hơn do dùng nhiều axit hơn.
D. Nhóm thứ hai bọt khí thoát ra nhanh hơn do diện tích tiếp xúc của kẽm bột cao hơn kẽm viên.

Câu 45: Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z trong nước có cùng nồng độ mol. Tiến
hành các thí nghiệm sau
TN1: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
TN2: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
TN3: Trộn 2 ml dung dịch (2) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V3 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện
và V1 < V2 < V3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
A. NaNO3, HNO3, H2SO4. B. KNO3, HCl, H2SO4.
C. NaNO3, H2SO4, HNO3. D. H2SO4, KNO3, HNO3.

Sưu tầm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top