Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
I. Chủ nghĩa Truman và sự bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh
Sau khi chiến tranh kết thúc, những rạn nứt chính trị trong quan hệ Xô - Mĩ ngày càng lớn, đặc biệt là trong vấn đề Đông Âu. Với ảnh hưởng và sự giúp đỡ của Liên Xô, hàng loạt nước Đông Âu đã thực hiện những cải cách tiến bộ và trở thành những nước dân chủ nhân dân. Trong khi đó, Mĩ tìm mọi cách để ngăn cản quá trình cách mạng ở Đông Âu, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
Sau khi Tổng thống Rudơven qua đời (4 - 1945), H. Truman lên làm Tổng thống và bắt đầu thực hiện chính sách cứng rắn với Liên Xô. Tháng 3 - 1947, Truman đọc bài diễn văn trước Quốc hội, thực chất là công bố chính sách đối ngoại mới, được gọi là Học thuyết Truman, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Truman yêu cầu Quốc hội viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để chống lại “sự đe doạ” của Liên Xô, thiết lập sự thống trị của Mĩ ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, một khu vực có tầm chiến lược quan trọng ngay sát Liên Xô. Với học thuyết Truman, Mĩ công khai từ bỏ hợp tác với Liên Xô trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã từng diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Sau khi phát động Chiến tranh lạnh, Mĩ tìm cách lôi kéo các đồng minh vào các liên minh do Mĩ khống chế để tăng cường lực lượng chống Liên Xô và chủ nghĩa xã hội.
Ngày 5 - 6 - 1947, ngoại trưởng Mĩ G. Mácsan đọc một bài diễn văn tại trường đại học Havớc, công bố “Kế hoạch phục hưng châu Âu” bằng viện trợ của Mĩ.
Tháng 7 - 1947, 16 nước tư bản châu Âu đã họp Hội nghị kinh tế ở Pari để bàn về việc tiếp nhận kế hoạch Mácsan. Từ tháng 4 - 1948, kế hoạch Mácsan bắt đầu được thực hiện, Mĩ đã chi khoảng 12,5 tỉ đôla cho kế hoạch này. Nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển nhanh chóng, tuy nhiên bị đặt dưới sự khống chế của Mĩ. Đó là cơ sở để Mĩ tiếp tục thao túng Tây Âu về chính trị và quân sự.
Để đối phó với âm mưu của Mĩ, từ tháng 7 - 1947, Liên Xô tiến hành kí kết các hiệp ước liên minh kinh tế với các nước Đông Âu, chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa.
Tháng 1 - 1949, Liên Xô cùng với các nước Đông Âu quyết định thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV - viết tắt theo tiếng Nga), một tổ chức liên minh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Như thế, trên thế giới đã hình thành hai khối kinh tế đối lập nhau và đi kèm theo đó là hai khu vực thị trường riêng rẽ.
Sau khi tuyên bố học thuyết Truman và thực hiện kế hoạch Mácsan, Mĩ xúc tiến âm mưu chia cắt nước Đức, biến Tây Đức thành con đập ngăn làn sóng chủ nghĩa cộng sản tràn vào châu Âu. Vấn đề Đức trở thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh giữa hai phe ở châu Âu. Mĩ đề nghị thống nhất khu vực chiếm đóng của ba nước Mĩ, Anh, Pháp ở Tây Đức, thực hiện những cải cách kinh tế, tiền tệ riêng rẽ và bác bỏ những đề nghị của Liên Xô về việc thành lập một chính phủ chung cho toàn nước Đức theo nghị quyết Pốtxđam.
Tháng 8 - 1949 ở Tây Đức đã diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội riêng rẽ và sau đó một tháng, ngày 12 - 9 - 1949 nước Cộng hoà Liên bang Đức tuyên bố thành lập. Để đối phó với hành động của Mĩ, Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng cách mạng ở Đông Đức thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Đức (7 - 10 - 1949). Như vậy, những quy định của Hội nghị Pốtxđam về vấn đề Đức đã không được thực hiện. Sự kiện nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia Đông - Tây là một sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời đánh dấu sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ngày càng trở nên sâu sắc.
Nước Đúc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Tháng 4 - 1949, tại Oasinhtơn, 12 nước Tây Âu và Bắc Mĩ đã kí kết và thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Mặc dù nội dung bản Hiệp ước nói về mục đích “bảo vệ hoà bình” nhưng thực chất là sự thao túng của Mĩ đối với các nước thành viên về quân sự, nhằm chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Việc thành lập NATO làm cho tình hình thế giới càng thêm phức tạp, căng thẳng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Anh, Pháp với âm mưu giành quyền lãnh đạo của Mĩ trong tổ chức này.
Năm 1955, Mĩ đưa Tây Đức vào khối NATO, gây nên tình trạng căng thẳng, đe doạ nghiêm trọng hoà bình ở châu Âu. Trong bối cảnh đó, tháng 5 - 1955 Liên Xô và các nước Đông Âu đã kí kết và thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácxava nhằm bảo vệ an ninh của các nước thành viên, duy trì hoà bình ở châu Âu.
NATO 6 lần mở rộng
1952: Hi lạp, Thổ
1955: CHLB Đức
1982: Tây Ban Nha
1990: CHDC Đức
1999: Ba Lan, Séc, Hungari
2004: Lítva, Látvia, Extônia, Xlovennia, Xlovakia, Bun,Ru ma ni
Tổng: 26 nước, lần thứ 6 quan trọng nhất, kết thúc công cuộc “Chinh phục Đông Âu”. Liên minh quân sự mạnh nhất thế giới, tiếp tục cải tổ cơ cấu chỉ huy, thành lập lực lượng phản ứng nhanh (Nresponse Force NRF) vào 10 – 2006.
NATO có tổ chức chặt chẽ, là liên minh chính trị quân sự. Về cơ cấu chính trị có Hội đồng do một Tổng thư kí đứng đầu, cơ cấu quân sự là Bộ chỉ huy quân sự Thống nhất do 1 tư lệnh đứng đầu. Tổng hành dinh ở Brút Xen (Bỉ). Mĩ đóng vai trò trụ cột, đã chi 180 tỉ USD, triển khai lớn hơn 300.000 quân ở Tây Âu. Ngoài mục tiêu chống LiênXô, Chủ Nghĩa Cộng Sản , Mĩ còn mục tiêu thông qua cái ô an ninh để kiềm chế Tây Âu. Các nước Tây Âu muốn giảm lệ thuộc Mĩ (Pháp). Chứa đựng khác biệt về lợi ích.
Như vậy, sau khi chiến tranh kết thúc chưa đầy một thập niên, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Sau khi thành lập, cả hai khối quân sự đều tiến hành chạy đua vũ trang để tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô - Mĩ, sự đối đầu giữa hai khối Đông - Tây ngày càng trở nên gay gắt.
Bản đồ hai cực , hai phe
2. Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là “cuộc chiến tranh không nổ súng, không đổ máu” nhưng luôn luôn ở tình trạng đối đầu căng thẳng, quyết liệt, nhằm mục tiêu “ngăn chặn” rồi đi đến tiêu diệt Liên Xô. Tuy nhiên, chiến tranh lạnh không chỉ dừng lại ở chỗ “không nổ súng, không đổ máu” mà đã phát triển thành những cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, những cuộc xung đột quân sự mang tính khu vực giữa hai cực Xô - Mĩ và hai khối Đông - Tây. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô - Mĩ, hai khối Đông Tây bắt đầu từ thập niên 50, lên đến đỉnh cao vào thập niên 70. Cả hai nước Xô - Mĩ đều tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ tối đa của mình. Năm 1974, Mĩ chi tiêu cho quân sự 85 tỉ đôla Mĩ, còn Liên Xô là 109 tỉ đôla Mĩ. Về vũ khí, chỉ riêng hai siêu cường đã sở hữu trên 5.000 máy bay chiến đấu, gấp 10 lần các cường quốc trước đây. Cùng với việc tăng cường khối lượng khổng lồ các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh. Mĩ tiếp tục thành lập các liên minh quân sự ở các khu vực khác nhau nhằm hỗ trợ cho khối NATO, bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa như: việc kí kết Hiệp định an ninh Mĩ - Nhật (9 - 1951), thành lập khối ANZUS (Mĩ - Ôxtrâylia - Niu Di Lân - 9 - 1951), khối SEATO ở Đông Nam Á (9 - 1954), khối CENTO ở Trung Đông (1959). Mĩ thiết lập trên 2.000 căn cứ quân sự, đưa hàng chục vạn quân Mĩ đóng quân ở khắp các khu vực trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân đóng ở các nước Đông Âu, tập trung ở Đông Đức, ở Mông Cổ và biên giới Xô - Trung.
Ở châu Á, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là một trong những tiêu điểm của cuộc chiến tranh lạnh. Theo quyết định của Hội nghị Ianta và Pốtxđam, sau khi Triều Tiên được giải phóng, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, với vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời. Sau thất bại của những cuộc đàm phán nhằm thành lập chính phủ thống nhất, cuối năm 1948, hai chính phủ riêng rẽ được thành lập ở hai miền Nam, Bắc với hai chế độ chính trị hoàn toàn đối lập nhau. Tháng 6 - 1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ giữa một bên là quân đội Mĩ, các nước đồng minh của Mĩ với một bên là quân đội Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, quân chí nguyện Trung Quốc với sự hậu thuẫn về mọi mặt của Liên Xô. Sau 3 năm chiến tranh kết hợp với đàm phán, ngày 27 - 7 - 1953, tại hội nghị quân sự Bàn Môn Điếm (Triều Tiên), cả hai bên tham chiến đã kí kết Hiệp định đình chiến. Hiệp định quy định “hoàn toàn đình chỉ chiến sự và mọi hành động đối địch ở Triều Tiên cho đến khi giải quyết hoà bình xong toàn bộ vấn đề Triều Tiên”, lấy giới tuyến và khu phi quân sự theo trận tuyến đóng quân thực tế của mỗi bên (gần như trở lại ranh giới cũ trước chiến tranh - vĩ tuyến 38). Việc kí kết Hiệp định đình chiến phản ánh tình hình so sánh lực lượng giữa hai phe, tuy nhiên cả hai bên tham chiến đều cho rằng mình đã giành thắng lợi vì đã làm thất bại kế hoạch xâm lược của đối phương. Chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau, là sản phẩm tiêu biểu của chiến tranh lạnh. Cho đến nay, hơn nửa thế kỉ đã trôi qua sau cuộc chiến tranh này nhưng đất nước Triều Tiên vẫn bị chia cắt, giải pháp chính trị để thống nhất Triều Tiên vẫn còn là triển vọng lâu dài
Ở Đông Nam Á, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1954 - 1975), đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam, là cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai phe trong chiến tranh lạnh. Khác với chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam kéo dài gần 20 năm, và được coi là “cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất giữa hai phe”. Mĩ đã chi phí trực tiếp cho cuộc chiến ở Việt Nam khoảng 676 tỉ đôla (so với 341 tỉ đôla trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ đôla trong chiến tranh Triều Tiên), nếu tính cả chi phí gián tiếp là 920 tỉ đôla. Trong cuộc đọ sức lâu dài, gian khổ và quyết liệt này, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về nhân dân Việt Nam, với sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và các lực lượng hoà bình, dân chủ trên thế giới.
Ở Đông Âu, trong các cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra ở Hunggari (10 - 1956), Tiệp Khắc (8 - 1968)… Liên Xô và khối Vácxava đã tiến hành các biện pháp can thiệp để ổn định tình hình các nước này. Trong khi đó, Mĩ đã không bỏ lỡ dịp để thực hiện chính sách “đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”, ủng hộ các cuộc bạo loạn, cố gắng thực hiện “diễn biến hoà bình” để phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
Ở Mĩ latinh, thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 đã trở thành một thách thức đối với chính sách bá quyền của Mĩ. Tháng 10 - 1962, Tổng thống Mĩ Kennơđi thông báo quyết định của Chính phủ Mĩ về việc tổ chức chiến dịch phong toả biển Caribê, nhằm ngăn chặn việc Liên Xô đưa vũ khí tên lửa đến Cuba. Tình hình trở nên hết sức nghiêm trọng khi quân đội của cả hai khối quân sự NATO và Vácxava đều được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp. Cuộc khủng hoảng cuối cùng đã được giải quyết theo điều kiện: Liên Xô rút hết tên lửa dưới sự giám sát của các quan sát viên Liên Hợp Quốc, đổi lại, Mĩ cam kết không xâm lược Cuba.
Ở khu vực Trung Đông, cuộc chiến tranh Trung Đông bùng nổ năm 1948 giữa Ixraen và các nước Ảrập, ngày càng trở nên phức tạp và kéo dài vì hai cường quốc Xô - Mĩ cũng trực tiếp đối mặt ở đây. Liên Xô giúp đỡ Ai Cập, Xiri, các nước Ảrập, trong khi Mĩ hỗ trợ cho Ixraen. Sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực Trung Đông ngày càng tăng, thể hiện những mâu thuẫn về lợi ích và sự đối đầu giữa hai cực trong quan hệ quốc tế.
Như vậy, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh, xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới đều có sự dính líu trực tiếp, hoặc gián tiếp ở những mức độ khác nhau của sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mỹ.
II. Quá trình chấm dứt “Chiến tranh lạnh”
1. Quan hệ Đông - Tây bắt đầu hoà dịu
Ngay từ giữa những năm 50, những người đứng đầu nhà nước Liên Xô đã bắt đầu có xu hướng triển khai chiến lược cùng tồn tại hoà bình với các nước phương Tây, tạo điều kiện có lợi cho công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, một lĩnh vực mà Liên Xô đặc biệt quan tâm. Về phía Mĩ, Tổng thống Aixenhao cũng lên tiếng “hoan nghênh bất cứ hành động nào tranh thủ cho hoà bình”. Tuy nhiên, trên thực tế, xuất phát từ những lợi ích khác nhau, quyết sách của các nước lớn vẫn làm cho tình hình thế giới tiếp tục căng thẳng. Những cuộc xung đột quân sự mà hai cực Xô - Mĩ làm hậu thuẫn cho mỗi bên tham chiến tiếp tục lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là cuộc chiến tranh Đông Dương, nội chiến Apganixtan, Ănggôla, chiến tranh Trung Đông… Mặc dù vậy, bên cạnh chiến tranh lạnh, đã diễn ra những cuộc thương lượng, nhân nhượng giữa hai cực Xô - Mĩ trong việc giải quyết một số vấn đề trong quan hệ quốc tế, điển hình là vấn đề Đức và vấn đề đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.
Vấn đề Đức vẫn là một vấn đề trung tâm trong quan hệ quốc tế thời kì này. Từ năm 1970 hai nước Liên Xô và Mĩ đã bắt đầu thương lượng để giải quyết vấn đề Đức. Ngày 9 - 11 - 1972, trên cơ sở những nguyên tắc đã được thoả thuận giữa Mĩ và Liên Xô trong Hiệp định Bon (9 - 1971), hai nước Cộng hoà dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức đã kí kết Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. Theo hiệp định này, hai bên “phải tôn trọng không điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” và “thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng”. Tháng 9 - 1973, cả hai nước Đức đều gia nhập Liên Hợp Quốc. Việc giải quyết vấn đề Đức là một biểu hiện cho xu thế hoà dịu trong quan hệ Đông - Tây.
Vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược là vấn đề được cả thế giới quan tâm và một trong những vấn đề trung tâm trong quan hệ Xô - Mĩ. Cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh đã khiến cho cả hai nước Liên Xô và Mĩ gặp phải không ít khó khăn để duy trì thế cân bằng chiến lược. Những khoản chi phí quân sự khổng lồ đã khiến hai nước mất dần ưu thế cạnh tranh về kinh tế với các nước khác. Những nhân tố đó đã thúc đẩy xu hướng giảm bớt chạy đua vũ trang và hoà dịu trong quan hệ Xô - Mĩ. Quá trình đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ được tiến hành liên tục trong hơn 20 năm và trải qua bốn giai đoạn:
*Giai đoạn I (11 - 1969 đến 5 - 1972): chủ yếu tập trung vào việc hạn chế những loại vũ khí hạt nhân chiến lược có tính chất phòng ngự và soạn thảo quy định tạm thời về hạn chế vũ khí hạt nhân có tính chất tiến công. Sau 7 vòng đàm phán, tháng 5 - 1972, hai nước đã kí kết Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa (gọi tắt là ABM), theo đó mỗi bên được xây dựng hai hệ thống phòng, chống tên lửa, mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa.
*Giai đoạn II (11 - 1972 đến 6 - 1979): nhằm vào việc hạn chế những loại vũ khí hạt nhân chiến lược có tính chất tiến công. Sau 15 vòng đàm phán và 5 lần gặp gỡ ở cấp nguyên thủ quốc gia, hai nước đã kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân có tính chất tấn công (gọi tắt là SALT - 1), Nghị định thư bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống phòng, chống tên lửa (tháng 7 - 1974), Hiệp ước SALT - 2 (6 - 1979) quy định giới hạn tổng số vũ khí chiến lược tấn công và phương tiện phóng vũ khí hạt nhân của mỗi bên. Với các hiệp ước đã được kí kết, cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng giữa hai cực Xô - Mĩ có xu hướng giảm dần.
*Giai đoạn III (6 - 1982 đến 12 - 1983): trong giai đoạn này cuộc chạy đua vũ trang lại tiếp tục được tăng cường. Để phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự với Liên Xô, tháng 3 - 1983, chính quyền Rigân đề xuất Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI), được mệnh danh là “cuộc chiến tranh giữa các vì sao” nhằm xây dựng hệ thống tên lửa chống tên lửa nhiều tầng, từ 200 đến 1.000km trên không nhằm vô hiệu hoá tên lửa tấn công, tạo ra một thách thức quân sự với Liên Xô. Để đối phó với kế hoạch của Mĩ, Liên Xô cũng tăng cường ngân sách quốc phòng, triển khai hệ thống tên lửa tầm trung ở Đông Âu và khu vực châu Á thuộc lãnh thổ Liên Xô. Chính vì vậy, hai bên đã không thể đạt được một hiệp ước cụ thể nào về hạn chế vũ khí chiến lược.
*Giai đoạn IV (3 - 1985 đến 1 - 1995): sau một thời gian gián đoạn, các cuộc đàm phán được nối lại với sự tham dự của đích thân nguyên thủ quốc gia của hai nước. Tháng 12 - 1987, Liên Xô và Mĩ đã kí kết Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu (INF), chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước. Tháng 6 - 1990, hai bên đã đạt được một Hiệp định khung với những điều khoản chủ yếu về cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công. Tháng 7 - 1991, Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về cắt giảm vũ khí chiến lược (START - 1), theo đó 30% kho vũ khí hạt nhân sẽ được phá huỷ từ thời điểm đó đến 1999, hai nước sẽ không đặt một số vũ khí chiến lược của mình trong tình trạng báo động. Tháng 1 - 1993, Hiệp ước START - II được kí kết. Hiệp ước quy định trong vòng 10 năm tới, hai nước sẽ phải cắt giảm 2/3 số vũ khí hạt nhân chiến lược hiện có và hủy bỏ toàn bộ Nga và Mỹ số tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân phóng từ mặt đất.
Quá trình đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược phản ánh so sánh lực lượng và cuộc đấu tranh giữa hai cực Xô - Mĩ trong quan hệ quốc tế. Tuy còn nhiều bất đồng nhưng cả hai nước đã từng bước một nhượng bộ lẫn nhau, không làm cho tình hình căng thẳng hơn và đi đến sự kết thúc tình trạng đối đầu kéo dài, gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên.
Cùng với những thay đổi trong quan hệ Xô - Mĩ, từ cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 đã diễn ra những chuyển biến trong quan hệ giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu. Hai nước lớn ở Tây Âu là Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức đã bắt đầu thực hiện chính sách đối thoại, hoà hoãn với Liên Xô và các nước Đông Âu. Ngày 1 - 8 - 1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa đã kí kết Định ước an ninh và hợp tác châu Âu tại Henxinki (Phần Lan). Định ước xác nhận quyền bình đẳng của các quốc gia, không dùng vũ lực, không xâm lấn lãnh thổ, giải quyết hoà bình các cuộc xung đột, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng nhân quyền, hợp tác trên cơ sở nhu cầu chính đáng của các dân tộc. Năm 1977, tại Bêôgrát (Nam Tư), các nước tiếp tục thương lượng về vấn đề an ninh, hợp tác, đồng thời đưa ra những hình thức phù hợp để thực hiện Định ước Henxinki. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu tăng lên nhanh chóng trong thập niên 80.
2. Xô - Mĩ chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
Từ nửa sau thập niên 80, sau khi M. Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô - Mĩ đã thực sự chuyển từ đối đầu sang đối thoại để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước và quan hệ quốc tế. Quá trình đàm phán cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công trải qua chặng đường dài đầy khó khăn, cuối cùng cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo cơ sở quan trọng cho việc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới. Ngày 2 - 12 - 1989, tại Manta, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goócbachốp và Tổng thống Mĩ G. Busơ đã có cuộc gặp gỡ không chính thức. Trong cuộc gặp này, hai bên đã chính thức tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai nước, đồng thời cũng chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng trong suốt hơn 40 năm qua. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mĩ đã khiến cả hai siêu cường quốc phải huy động một khoản ngân sách rất lớn để tạo ra một kho vũ khí khổng lồ có thể huỷ diệt một khối lượng vật chất gấp nhiều lần trái đất và toàn thể nhân loại. Theo thống kê, trong vòng 20 năm, từ thập niên 60 đến thập niên 80, Liên Xô phải chi cho quốc phòng khoảng 11 đến 13% thu nhập quốc dân, còn Mĩ là 7 đến 8% thu nhập quốc dân hàng năm. Việc huy động ngân sách quốc phòng quá lớn đã ảnh hưởng xấu đến các chương trình kinh tế, đến việc nâng cao đời sống nhân dân và giảm sút thế mạnh của hai nước. Trong khi hai siêu cường ra sức chạy đua vũ trang thì các nước Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, trở thành những đối thủ cạnh tranh lợi hại của Liên Xô và Mĩ. Chính vì vậy cả hai nước Xô - Mĩ đều cần phải thoát ra khỏi thế đối đầu để củng cố vị thế của mình.
III. Sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.
Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, những biến động chính trị to lớn đã diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô do Goócbachốp khởi xướng đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, gây ra tình trạng hỗn loạn về chính trị và làm cho nền kinh tế Liên Xô ngày càng trì trệ hơn. Những nhân tố đó là tiền đề cho sự tan vỡ không thể tránh khỏi của Nhà nước liên bang. Ngày 21 - 12 - 1991, Liên Xô tuyên bố giải thể, 15 nước Cộng hoà trở thành các quốc gia độc lập.
Ở Đông Âu, từ thập niên 80, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng tiến hành chính sách cải cách với những mức độ khác nhau. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, chính trị Đông Âu. Trong khi đó, các nước phương Tây đã lợi dụng tình hình khó khăn của các nước Đông Âu để gây ảnh hưởng về kinh tế, chính trị ở khu vực này. Cũng với những sai lầm chủ quan trong chính quá trình cải cách ở Đông Âu, những nhân tố khách quan nêu trên đã góp phần dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã dẫn tới sự giải thể của khối quân sự Vácxava (7 - 1991) và Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (6 - 1991). Trật tự hai cực Ianta không còn nữa. Trong hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bị tấn công nhiều lần: thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra bước đột phá đầu tiên, phá tan âm mưu khống chế Trung Quốc của Mĩ và những đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Sự lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản đã làm suy giảm vị trí và phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập trên thế giới đã làm thay đổi “khuôn khổ Ianta”, được sắp xếp từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai… Tuy thế, hệ thống Ianta vẫn tiếp tục tồn tại, chủ yếu là do sự cân bằng lực lượng giữa Liên Xô và Mĩ trên phạm vi toàn cầu, cũng như sự cân bằng lực lượng giữa Đông Âu và Tây Âu ở châu Âu. Những cuộc xung đột quân sự, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới đều có sự hỗ trợ của hai siêu cường dưới những hình thức, mức độ khác nhau, nhưng cả hai nước đều tránh sự đụng đầu trực tiếp về quân sự, và không bên nào sử dụng biện pháp quân sự để thay đổi hiện trạng của trật tự này. Đó là đặc trưng cơ bản của Trật tự hai cực Ianta.
Quá trình sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
* Trước hết, cuộc chạy đua vũ trang đã được đẩy lên đến mức độ cao nhất mà cả hai siêu cường đều nhận thấy rằng không thể xoá bỏ được nhau, nên buộc phải tự dàn xếp để đi đến hạn chế cuộc chạy đua tốn kém và căng thẳng chưa từng thấy trong lịch sử này. Tình trạng đối đầu đã từng bước được thay thế bằng đối thoại, đàm phán để hạn chế và cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công.
*Thứ hai, sự đối lập Đông - Tây cũng mờ nhạt dần cùng với các cuộc đàm phán Đông - Tây ở châu Âu. Chính sách hoà dịu có chọn lọc và hợp tác của Liên Xô, Đông Âu với Tây Âu đã tạo ra xu thế hoà hoãn ở châu Âu. Cuối thập niên 80, khi Goócbachốp đưa ra ý tưởng về “Ngôi nhà chung châu Âu” thì sự đối đầu Đông - Tây ở châu Âu về cơ bản đã chấm dứt.
*Thứ ba, sự vươn lên của các nước trong thế giới thứ ba nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực đã làm suy giảm sức mạnh của trật tự Ianta. Đặc biệt là sự vươn lên của Trung Quốc, sự hình thành tam giác chiến lược Mĩ - Xô - Trung cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình giải thể trật tự hai cực.
*Thứ tư, một nhân tố quan trọng cần phải kể đến là sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới. Sự nổi lên của Nhật Bản, các nước Tây Âu đã tạo ra những trung tâm kinh tế đối trọng với Mĩ trong thế giới tư bản. Năm 1975, trong nội bộ chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện cơ chế điều hoà với sự ra đời của tổ chức G7 (gồm 7 nước công nghiệp phát triển). Điều đó chứng tỏ Mĩ không còn là nước duy nhất quyết định thế giới phương Tây. Về phía Liên Xô, những sai lầm trong chiến lược phát triển kinh tế, nhất là chiến lược đầu tư quá lớn vào công nghiệp nặng, chi phí quân sự cao… đã làm méo mó cơ cấu kinh tế và suy giảm sức mạnh của Liên Xô. Trước những biến đổi về kinh tế và quan hệ quốc tế trong thập niên 80, Liên Xô không có khả năng xoay chuyển được tình thế, vai trò siêu cường bị suy yếu, dẫn tới sự giải thể của trật tự hai cực Ianta.
Sau khi chiến tranh kết thúc, những rạn nứt chính trị trong quan hệ Xô - Mĩ ngày càng lớn, đặc biệt là trong vấn đề Đông Âu. Với ảnh hưởng và sự giúp đỡ của Liên Xô, hàng loạt nước Đông Âu đã thực hiện những cải cách tiến bộ và trở thành những nước dân chủ nhân dân. Trong khi đó, Mĩ tìm mọi cách để ngăn cản quá trình cách mạng ở Đông Âu, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
Sau khi Tổng thống Rudơven qua đời (4 - 1945), H. Truman lên làm Tổng thống và bắt đầu thực hiện chính sách cứng rắn với Liên Xô. Tháng 3 - 1947, Truman đọc bài diễn văn trước Quốc hội, thực chất là công bố chính sách đối ngoại mới, được gọi là Học thuyết Truman, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Truman yêu cầu Quốc hội viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để chống lại “sự đe doạ” của Liên Xô, thiết lập sự thống trị của Mĩ ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, một khu vực có tầm chiến lược quan trọng ngay sát Liên Xô. Với học thuyết Truman, Mĩ công khai từ bỏ hợp tác với Liên Xô trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã từng diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Sau khi phát động Chiến tranh lạnh, Mĩ tìm cách lôi kéo các đồng minh vào các liên minh do Mĩ khống chế để tăng cường lực lượng chống Liên Xô và chủ nghĩa xã hội.
Ngày 5 - 6 - 1947, ngoại trưởng Mĩ G. Mácsan đọc một bài diễn văn tại trường đại học Havớc, công bố “Kế hoạch phục hưng châu Âu” bằng viện trợ của Mĩ.
Tháng 7 - 1947, 16 nước tư bản châu Âu đã họp Hội nghị kinh tế ở Pari để bàn về việc tiếp nhận kế hoạch Mácsan. Từ tháng 4 - 1948, kế hoạch Mácsan bắt đầu được thực hiện, Mĩ đã chi khoảng 12,5 tỉ đôla cho kế hoạch này. Nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển nhanh chóng, tuy nhiên bị đặt dưới sự khống chế của Mĩ. Đó là cơ sở để Mĩ tiếp tục thao túng Tây Âu về chính trị và quân sự.
Để đối phó với âm mưu của Mĩ, từ tháng 7 - 1947, Liên Xô tiến hành kí kết các hiệp ước liên minh kinh tế với các nước Đông Âu, chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa.
Tháng 1 - 1949, Liên Xô cùng với các nước Đông Âu quyết định thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV - viết tắt theo tiếng Nga), một tổ chức liên minh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Như thế, trên thế giới đã hình thành hai khối kinh tế đối lập nhau và đi kèm theo đó là hai khu vực thị trường riêng rẽ.
Sau khi tuyên bố học thuyết Truman và thực hiện kế hoạch Mácsan, Mĩ xúc tiến âm mưu chia cắt nước Đức, biến Tây Đức thành con đập ngăn làn sóng chủ nghĩa cộng sản tràn vào châu Âu. Vấn đề Đức trở thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh giữa hai phe ở châu Âu. Mĩ đề nghị thống nhất khu vực chiếm đóng của ba nước Mĩ, Anh, Pháp ở Tây Đức, thực hiện những cải cách kinh tế, tiền tệ riêng rẽ và bác bỏ những đề nghị của Liên Xô về việc thành lập một chính phủ chung cho toàn nước Đức theo nghị quyết Pốtxđam.
Tháng 8 - 1949 ở Tây Đức đã diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội riêng rẽ và sau đó một tháng, ngày 12 - 9 - 1949 nước Cộng hoà Liên bang Đức tuyên bố thành lập. Để đối phó với hành động của Mĩ, Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng cách mạng ở Đông Đức thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Đức (7 - 10 - 1949). Như vậy, những quy định của Hội nghị Pốtxđam về vấn đề Đức đã không được thực hiện. Sự kiện nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia Đông - Tây là một sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời đánh dấu sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ngày càng trở nên sâu sắc.
Nước Đúc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Tháng 4 - 1949, tại Oasinhtơn, 12 nước Tây Âu và Bắc Mĩ đã kí kết và thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Mặc dù nội dung bản Hiệp ước nói về mục đích “bảo vệ hoà bình” nhưng thực chất là sự thao túng của Mĩ đối với các nước thành viên về quân sự, nhằm chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Việc thành lập NATO làm cho tình hình thế giới càng thêm phức tạp, căng thẳng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Anh, Pháp với âm mưu giành quyền lãnh đạo của Mĩ trong tổ chức này.
Năm 1955, Mĩ đưa Tây Đức vào khối NATO, gây nên tình trạng căng thẳng, đe doạ nghiêm trọng hoà bình ở châu Âu. Trong bối cảnh đó, tháng 5 - 1955 Liên Xô và các nước Đông Âu đã kí kết và thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácxava nhằm bảo vệ an ninh của các nước thành viên, duy trì hoà bình ở châu Âu.
NATO 6 lần mở rộng
1952: Hi lạp, Thổ
1955: CHLB Đức
1982: Tây Ban Nha
1990: CHDC Đức
1999: Ba Lan, Séc, Hungari
2004: Lítva, Látvia, Extônia, Xlovennia, Xlovakia, Bun,Ru ma ni
Tổng: 26 nước, lần thứ 6 quan trọng nhất, kết thúc công cuộc “Chinh phục Đông Âu”. Liên minh quân sự mạnh nhất thế giới, tiếp tục cải tổ cơ cấu chỉ huy, thành lập lực lượng phản ứng nhanh (Nresponse Force NRF) vào 10 – 2006.
NATO có tổ chức chặt chẽ, là liên minh chính trị quân sự. Về cơ cấu chính trị có Hội đồng do một Tổng thư kí đứng đầu, cơ cấu quân sự là Bộ chỉ huy quân sự Thống nhất do 1 tư lệnh đứng đầu. Tổng hành dinh ở Brút Xen (Bỉ). Mĩ đóng vai trò trụ cột, đã chi 180 tỉ USD, triển khai lớn hơn 300.000 quân ở Tây Âu. Ngoài mục tiêu chống LiênXô, Chủ Nghĩa Cộng Sản , Mĩ còn mục tiêu thông qua cái ô an ninh để kiềm chế Tây Âu. Các nước Tây Âu muốn giảm lệ thuộc Mĩ (Pháp). Chứa đựng khác biệt về lợi ích.
Như vậy, sau khi chiến tranh kết thúc chưa đầy một thập niên, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Sau khi thành lập, cả hai khối quân sự đều tiến hành chạy đua vũ trang để tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô - Mĩ, sự đối đầu giữa hai khối Đông - Tây ngày càng trở nên gay gắt.
Bản đồ hai cực , hai phe
2. Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là “cuộc chiến tranh không nổ súng, không đổ máu” nhưng luôn luôn ở tình trạng đối đầu căng thẳng, quyết liệt, nhằm mục tiêu “ngăn chặn” rồi đi đến tiêu diệt Liên Xô. Tuy nhiên, chiến tranh lạnh không chỉ dừng lại ở chỗ “không nổ súng, không đổ máu” mà đã phát triển thành những cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, những cuộc xung đột quân sự mang tính khu vực giữa hai cực Xô - Mĩ và hai khối Đông - Tây. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô - Mĩ, hai khối Đông Tây bắt đầu từ thập niên 50, lên đến đỉnh cao vào thập niên 70. Cả hai nước Xô - Mĩ đều tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ tối đa của mình. Năm 1974, Mĩ chi tiêu cho quân sự 85 tỉ đôla Mĩ, còn Liên Xô là 109 tỉ đôla Mĩ. Về vũ khí, chỉ riêng hai siêu cường đã sở hữu trên 5.000 máy bay chiến đấu, gấp 10 lần các cường quốc trước đây. Cùng với việc tăng cường khối lượng khổng lồ các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh. Mĩ tiếp tục thành lập các liên minh quân sự ở các khu vực khác nhau nhằm hỗ trợ cho khối NATO, bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa như: việc kí kết Hiệp định an ninh Mĩ - Nhật (9 - 1951), thành lập khối ANZUS (Mĩ - Ôxtrâylia - Niu Di Lân - 9 - 1951), khối SEATO ở Đông Nam Á (9 - 1954), khối CENTO ở Trung Đông (1959). Mĩ thiết lập trên 2.000 căn cứ quân sự, đưa hàng chục vạn quân Mĩ đóng quân ở khắp các khu vực trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân đóng ở các nước Đông Âu, tập trung ở Đông Đức, ở Mông Cổ và biên giới Xô - Trung.
Ở châu Á, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là một trong những tiêu điểm của cuộc chiến tranh lạnh. Theo quyết định của Hội nghị Ianta và Pốtxđam, sau khi Triều Tiên được giải phóng, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, với vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời. Sau thất bại của những cuộc đàm phán nhằm thành lập chính phủ thống nhất, cuối năm 1948, hai chính phủ riêng rẽ được thành lập ở hai miền Nam, Bắc với hai chế độ chính trị hoàn toàn đối lập nhau. Tháng 6 - 1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ giữa một bên là quân đội Mĩ, các nước đồng minh của Mĩ với một bên là quân đội Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, quân chí nguyện Trung Quốc với sự hậu thuẫn về mọi mặt của Liên Xô. Sau 3 năm chiến tranh kết hợp với đàm phán, ngày 27 - 7 - 1953, tại hội nghị quân sự Bàn Môn Điếm (Triều Tiên), cả hai bên tham chiến đã kí kết Hiệp định đình chiến. Hiệp định quy định “hoàn toàn đình chỉ chiến sự và mọi hành động đối địch ở Triều Tiên cho đến khi giải quyết hoà bình xong toàn bộ vấn đề Triều Tiên”, lấy giới tuyến và khu phi quân sự theo trận tuyến đóng quân thực tế của mỗi bên (gần như trở lại ranh giới cũ trước chiến tranh - vĩ tuyến 38). Việc kí kết Hiệp định đình chiến phản ánh tình hình so sánh lực lượng giữa hai phe, tuy nhiên cả hai bên tham chiến đều cho rằng mình đã giành thắng lợi vì đã làm thất bại kế hoạch xâm lược của đối phương. Chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau, là sản phẩm tiêu biểu của chiến tranh lạnh. Cho đến nay, hơn nửa thế kỉ đã trôi qua sau cuộc chiến tranh này nhưng đất nước Triều Tiên vẫn bị chia cắt, giải pháp chính trị để thống nhất Triều Tiên vẫn còn là triển vọng lâu dài
Ở Đông Nam Á, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1954 - 1975), đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam, là cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai phe trong chiến tranh lạnh. Khác với chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam kéo dài gần 20 năm, và được coi là “cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất giữa hai phe”. Mĩ đã chi phí trực tiếp cho cuộc chiến ở Việt Nam khoảng 676 tỉ đôla (so với 341 tỉ đôla trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ đôla trong chiến tranh Triều Tiên), nếu tính cả chi phí gián tiếp là 920 tỉ đôla. Trong cuộc đọ sức lâu dài, gian khổ và quyết liệt này, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về nhân dân Việt Nam, với sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và các lực lượng hoà bình, dân chủ trên thế giới.
Ở Đông Âu, trong các cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra ở Hunggari (10 - 1956), Tiệp Khắc (8 - 1968)… Liên Xô và khối Vácxava đã tiến hành các biện pháp can thiệp để ổn định tình hình các nước này. Trong khi đó, Mĩ đã không bỏ lỡ dịp để thực hiện chính sách “đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”, ủng hộ các cuộc bạo loạn, cố gắng thực hiện “diễn biến hoà bình” để phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
Ở Mĩ latinh, thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 đã trở thành một thách thức đối với chính sách bá quyền của Mĩ. Tháng 10 - 1962, Tổng thống Mĩ Kennơđi thông báo quyết định của Chính phủ Mĩ về việc tổ chức chiến dịch phong toả biển Caribê, nhằm ngăn chặn việc Liên Xô đưa vũ khí tên lửa đến Cuba. Tình hình trở nên hết sức nghiêm trọng khi quân đội của cả hai khối quân sự NATO và Vácxava đều được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp. Cuộc khủng hoảng cuối cùng đã được giải quyết theo điều kiện: Liên Xô rút hết tên lửa dưới sự giám sát của các quan sát viên Liên Hợp Quốc, đổi lại, Mĩ cam kết không xâm lược Cuba.
Ở khu vực Trung Đông, cuộc chiến tranh Trung Đông bùng nổ năm 1948 giữa Ixraen và các nước Ảrập, ngày càng trở nên phức tạp và kéo dài vì hai cường quốc Xô - Mĩ cũng trực tiếp đối mặt ở đây. Liên Xô giúp đỡ Ai Cập, Xiri, các nước Ảrập, trong khi Mĩ hỗ trợ cho Ixraen. Sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực Trung Đông ngày càng tăng, thể hiện những mâu thuẫn về lợi ích và sự đối đầu giữa hai cực trong quan hệ quốc tế.
Như vậy, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh, xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới đều có sự dính líu trực tiếp, hoặc gián tiếp ở những mức độ khác nhau của sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mỹ.
II. Quá trình chấm dứt “Chiến tranh lạnh”
1. Quan hệ Đông - Tây bắt đầu hoà dịu
Ngay từ giữa những năm 50, những người đứng đầu nhà nước Liên Xô đã bắt đầu có xu hướng triển khai chiến lược cùng tồn tại hoà bình với các nước phương Tây, tạo điều kiện có lợi cho công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, một lĩnh vực mà Liên Xô đặc biệt quan tâm. Về phía Mĩ, Tổng thống Aixenhao cũng lên tiếng “hoan nghênh bất cứ hành động nào tranh thủ cho hoà bình”. Tuy nhiên, trên thực tế, xuất phát từ những lợi ích khác nhau, quyết sách của các nước lớn vẫn làm cho tình hình thế giới tiếp tục căng thẳng. Những cuộc xung đột quân sự mà hai cực Xô - Mĩ làm hậu thuẫn cho mỗi bên tham chiến tiếp tục lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là cuộc chiến tranh Đông Dương, nội chiến Apganixtan, Ănggôla, chiến tranh Trung Đông… Mặc dù vậy, bên cạnh chiến tranh lạnh, đã diễn ra những cuộc thương lượng, nhân nhượng giữa hai cực Xô - Mĩ trong việc giải quyết một số vấn đề trong quan hệ quốc tế, điển hình là vấn đề Đức và vấn đề đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.
Vấn đề Đức vẫn là một vấn đề trung tâm trong quan hệ quốc tế thời kì này. Từ năm 1970 hai nước Liên Xô và Mĩ đã bắt đầu thương lượng để giải quyết vấn đề Đức. Ngày 9 - 11 - 1972, trên cơ sở những nguyên tắc đã được thoả thuận giữa Mĩ và Liên Xô trong Hiệp định Bon (9 - 1971), hai nước Cộng hoà dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức đã kí kết Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. Theo hiệp định này, hai bên “phải tôn trọng không điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” và “thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng”. Tháng 9 - 1973, cả hai nước Đức đều gia nhập Liên Hợp Quốc. Việc giải quyết vấn đề Đức là một biểu hiện cho xu thế hoà dịu trong quan hệ Đông - Tây.
Vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược là vấn đề được cả thế giới quan tâm và một trong những vấn đề trung tâm trong quan hệ Xô - Mĩ. Cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh đã khiến cho cả hai nước Liên Xô và Mĩ gặp phải không ít khó khăn để duy trì thế cân bằng chiến lược. Những khoản chi phí quân sự khổng lồ đã khiến hai nước mất dần ưu thế cạnh tranh về kinh tế với các nước khác. Những nhân tố đó đã thúc đẩy xu hướng giảm bớt chạy đua vũ trang và hoà dịu trong quan hệ Xô - Mĩ. Quá trình đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ được tiến hành liên tục trong hơn 20 năm và trải qua bốn giai đoạn:
*Giai đoạn I (11 - 1969 đến 5 - 1972): chủ yếu tập trung vào việc hạn chế những loại vũ khí hạt nhân chiến lược có tính chất phòng ngự và soạn thảo quy định tạm thời về hạn chế vũ khí hạt nhân có tính chất tiến công. Sau 7 vòng đàm phán, tháng 5 - 1972, hai nước đã kí kết Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa (gọi tắt là ABM), theo đó mỗi bên được xây dựng hai hệ thống phòng, chống tên lửa, mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa.
*Giai đoạn II (11 - 1972 đến 6 - 1979): nhằm vào việc hạn chế những loại vũ khí hạt nhân chiến lược có tính chất tiến công. Sau 15 vòng đàm phán và 5 lần gặp gỡ ở cấp nguyên thủ quốc gia, hai nước đã kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân có tính chất tấn công (gọi tắt là SALT - 1), Nghị định thư bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống phòng, chống tên lửa (tháng 7 - 1974), Hiệp ước SALT - 2 (6 - 1979) quy định giới hạn tổng số vũ khí chiến lược tấn công và phương tiện phóng vũ khí hạt nhân của mỗi bên. Với các hiệp ước đã được kí kết, cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng giữa hai cực Xô - Mĩ có xu hướng giảm dần.
*Giai đoạn III (6 - 1982 đến 12 - 1983): trong giai đoạn này cuộc chạy đua vũ trang lại tiếp tục được tăng cường. Để phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự với Liên Xô, tháng 3 - 1983, chính quyền Rigân đề xuất Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI), được mệnh danh là “cuộc chiến tranh giữa các vì sao” nhằm xây dựng hệ thống tên lửa chống tên lửa nhiều tầng, từ 200 đến 1.000km trên không nhằm vô hiệu hoá tên lửa tấn công, tạo ra một thách thức quân sự với Liên Xô. Để đối phó với kế hoạch của Mĩ, Liên Xô cũng tăng cường ngân sách quốc phòng, triển khai hệ thống tên lửa tầm trung ở Đông Âu và khu vực châu Á thuộc lãnh thổ Liên Xô. Chính vì vậy, hai bên đã không thể đạt được một hiệp ước cụ thể nào về hạn chế vũ khí chiến lược.
*Giai đoạn IV (3 - 1985 đến 1 - 1995): sau một thời gian gián đoạn, các cuộc đàm phán được nối lại với sự tham dự của đích thân nguyên thủ quốc gia của hai nước. Tháng 12 - 1987, Liên Xô và Mĩ đã kí kết Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu (INF), chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước. Tháng 6 - 1990, hai bên đã đạt được một Hiệp định khung với những điều khoản chủ yếu về cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công. Tháng 7 - 1991, Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về cắt giảm vũ khí chiến lược (START - 1), theo đó 30% kho vũ khí hạt nhân sẽ được phá huỷ từ thời điểm đó đến 1999, hai nước sẽ không đặt một số vũ khí chiến lược của mình trong tình trạng báo động. Tháng 1 - 1993, Hiệp ước START - II được kí kết. Hiệp ước quy định trong vòng 10 năm tới, hai nước sẽ phải cắt giảm 2/3 số vũ khí hạt nhân chiến lược hiện có và hủy bỏ toàn bộ Nga và Mỹ số tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân phóng từ mặt đất.
Quá trình đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược phản ánh so sánh lực lượng và cuộc đấu tranh giữa hai cực Xô - Mĩ trong quan hệ quốc tế. Tuy còn nhiều bất đồng nhưng cả hai nước đã từng bước một nhượng bộ lẫn nhau, không làm cho tình hình căng thẳng hơn và đi đến sự kết thúc tình trạng đối đầu kéo dài, gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên.
Cùng với những thay đổi trong quan hệ Xô - Mĩ, từ cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 đã diễn ra những chuyển biến trong quan hệ giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu. Hai nước lớn ở Tây Âu là Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức đã bắt đầu thực hiện chính sách đối thoại, hoà hoãn với Liên Xô và các nước Đông Âu. Ngày 1 - 8 - 1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa đã kí kết Định ước an ninh và hợp tác châu Âu tại Henxinki (Phần Lan). Định ước xác nhận quyền bình đẳng của các quốc gia, không dùng vũ lực, không xâm lấn lãnh thổ, giải quyết hoà bình các cuộc xung đột, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng nhân quyền, hợp tác trên cơ sở nhu cầu chính đáng của các dân tộc. Năm 1977, tại Bêôgrát (Nam Tư), các nước tiếp tục thương lượng về vấn đề an ninh, hợp tác, đồng thời đưa ra những hình thức phù hợp để thực hiện Định ước Henxinki. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu tăng lên nhanh chóng trong thập niên 80.
2. Xô - Mĩ chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
Từ nửa sau thập niên 80, sau khi M. Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô - Mĩ đã thực sự chuyển từ đối đầu sang đối thoại để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước và quan hệ quốc tế. Quá trình đàm phán cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công trải qua chặng đường dài đầy khó khăn, cuối cùng cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo cơ sở quan trọng cho việc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới. Ngày 2 - 12 - 1989, tại Manta, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goócbachốp và Tổng thống Mĩ G. Busơ đã có cuộc gặp gỡ không chính thức. Trong cuộc gặp này, hai bên đã chính thức tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai nước, đồng thời cũng chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng trong suốt hơn 40 năm qua. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mĩ đã khiến cả hai siêu cường quốc phải huy động một khoản ngân sách rất lớn để tạo ra một kho vũ khí khổng lồ có thể huỷ diệt một khối lượng vật chất gấp nhiều lần trái đất và toàn thể nhân loại. Theo thống kê, trong vòng 20 năm, từ thập niên 60 đến thập niên 80, Liên Xô phải chi cho quốc phòng khoảng 11 đến 13% thu nhập quốc dân, còn Mĩ là 7 đến 8% thu nhập quốc dân hàng năm. Việc huy động ngân sách quốc phòng quá lớn đã ảnh hưởng xấu đến các chương trình kinh tế, đến việc nâng cao đời sống nhân dân và giảm sút thế mạnh của hai nước. Trong khi hai siêu cường ra sức chạy đua vũ trang thì các nước Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, trở thành những đối thủ cạnh tranh lợi hại của Liên Xô và Mĩ. Chính vì vậy cả hai nước Xô - Mĩ đều cần phải thoát ra khỏi thế đối đầu để củng cố vị thế của mình.
III. Sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.
Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, những biến động chính trị to lớn đã diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô do Goócbachốp khởi xướng đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, gây ra tình trạng hỗn loạn về chính trị và làm cho nền kinh tế Liên Xô ngày càng trì trệ hơn. Những nhân tố đó là tiền đề cho sự tan vỡ không thể tránh khỏi của Nhà nước liên bang. Ngày 21 - 12 - 1991, Liên Xô tuyên bố giải thể, 15 nước Cộng hoà trở thành các quốc gia độc lập.
Ở Đông Âu, từ thập niên 80, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng tiến hành chính sách cải cách với những mức độ khác nhau. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, chính trị Đông Âu. Trong khi đó, các nước phương Tây đã lợi dụng tình hình khó khăn của các nước Đông Âu để gây ảnh hưởng về kinh tế, chính trị ở khu vực này. Cũng với những sai lầm chủ quan trong chính quá trình cải cách ở Đông Âu, những nhân tố khách quan nêu trên đã góp phần dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã dẫn tới sự giải thể của khối quân sự Vácxava (7 - 1991) và Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (6 - 1991). Trật tự hai cực Ianta không còn nữa. Trong hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bị tấn công nhiều lần: thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra bước đột phá đầu tiên, phá tan âm mưu khống chế Trung Quốc của Mĩ và những đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Sự lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản đã làm suy giảm vị trí và phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập trên thế giới đã làm thay đổi “khuôn khổ Ianta”, được sắp xếp từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai… Tuy thế, hệ thống Ianta vẫn tiếp tục tồn tại, chủ yếu là do sự cân bằng lực lượng giữa Liên Xô và Mĩ trên phạm vi toàn cầu, cũng như sự cân bằng lực lượng giữa Đông Âu và Tây Âu ở châu Âu. Những cuộc xung đột quân sự, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới đều có sự hỗ trợ của hai siêu cường dưới những hình thức, mức độ khác nhau, nhưng cả hai nước đều tránh sự đụng đầu trực tiếp về quân sự, và không bên nào sử dụng biện pháp quân sự để thay đổi hiện trạng của trật tự này. Đó là đặc trưng cơ bản của Trật tự hai cực Ianta.
Quá trình sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
* Trước hết, cuộc chạy đua vũ trang đã được đẩy lên đến mức độ cao nhất mà cả hai siêu cường đều nhận thấy rằng không thể xoá bỏ được nhau, nên buộc phải tự dàn xếp để đi đến hạn chế cuộc chạy đua tốn kém và căng thẳng chưa từng thấy trong lịch sử này. Tình trạng đối đầu đã từng bước được thay thế bằng đối thoại, đàm phán để hạn chế và cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công.
*Thứ hai, sự đối lập Đông - Tây cũng mờ nhạt dần cùng với các cuộc đàm phán Đông - Tây ở châu Âu. Chính sách hoà dịu có chọn lọc và hợp tác của Liên Xô, Đông Âu với Tây Âu đã tạo ra xu thế hoà hoãn ở châu Âu. Cuối thập niên 80, khi Goócbachốp đưa ra ý tưởng về “Ngôi nhà chung châu Âu” thì sự đối đầu Đông - Tây ở châu Âu về cơ bản đã chấm dứt.
*Thứ ba, sự vươn lên của các nước trong thế giới thứ ba nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực đã làm suy giảm sức mạnh của trật tự Ianta. Đặc biệt là sự vươn lên của Trung Quốc, sự hình thành tam giác chiến lược Mĩ - Xô - Trung cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình giải thể trật tự hai cực.
*Thứ tư, một nhân tố quan trọng cần phải kể đến là sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới. Sự nổi lên của Nhật Bản, các nước Tây Âu đã tạo ra những trung tâm kinh tế đối trọng với Mĩ trong thế giới tư bản. Năm 1975, trong nội bộ chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện cơ chế điều hoà với sự ra đời của tổ chức G7 (gồm 7 nước công nghiệp phát triển). Điều đó chứng tỏ Mĩ không còn là nước duy nhất quyết định thế giới phương Tây. Về phía Liên Xô, những sai lầm trong chiến lược phát triển kinh tế, nhất là chiến lược đầu tư quá lớn vào công nghiệp nặng, chi phí quân sự cao… đã làm méo mó cơ cấu kinh tế và suy giảm sức mạnh của Liên Xô. Trước những biến đổi về kinh tế và quan hệ quốc tế trong thập niên 80, Liên Xô không có khả năng xoay chuyển được tình thế, vai trò siêu cường bị suy yếu, dẫn tới sự giải thể của trật tự hai cực Ianta.