Giới thiệu về chiến lược STP (Segmentation - Targeting - Positioning) trong Marketing. STP là chiến lược Marketing quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể sở hữu được lợi thế cạnh tranh hiệu quả bằng cách tập trung vào việc phục vụ một nhóm khách hàng trong thị trường mục tiêu cụ thể.
Dưới đây, để tìm sâu hơn về chiến lược này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Ảnh: Sưu tầm
Chiến lược STP là gì?
STP là viết tắt của 3 từ: Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị thương hiệu). Nói một cách đơn giản, STP là chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được phân khúc thị trường, lựa chọn được thị trường mục tiêu cụ thể cũng như định vị thương hiệu thành công. Khi áp dụng chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực của mình vào khai thác một hoặc một số nhóm khách hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh (thị trường mục tiêu), xây dựng hình ảnh riêng, rõ nét trên thị trường đó. Vai trò của chiến lược STP trong Marketing là gì?
Một số vai trò chính của chiến lược STP trong Marketing bao gồm:
Chiến lược STP đem lại lợi thế cạnh tranh: Những thông điệp truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tạo tượng tốt hơn trong cảm nhận của khách hàng, từ đó thuyết phục họ sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp thay vì sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược STP giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng: Việc sở hữu lợi thế cạnh tranh khi sử dụng chiến lược STP sẽ giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng thành công nhờ việc xác định được lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng hiệu quả.
Chiến lược STP giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược Marketing phù hợp: Mỗi đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường sẽ có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy, khi xác định chính xác thị trường mục tiêu và phân khúc mà mình hướng tới, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing phù hợp để thu hút khách hàng.
Yếu tố đầu tiên trong STP là Segmentation - Phân khúc thị trường.
Phân khúc thị trường, tiếng Anh là Market Segmentation, là hoạt động phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau. Những nhóm khách hàng này sẽ có những đặc điểm, nhu cầu và phản hồi tương tự nhau. Việc phân chia nhóm khách hàng khác nhau có thể dựa trên những đặc điểm cụ thể của khách hàng như: tuổi tác, thu nhập, đặc điểm tính cách hoặc hành vi. Những phân khúc này sau đó có thể được sử dụng để tối ưu hóa sản phẩm và quảng cáo cho các phân khúc khách hàng khác nhau.
Một số tiêu chí cần có đối với mỗi phân khúc thị trường bao gồm:
- Khả thi
- Có thể đo lường được
- Có khả năng sinh lời
- Có tính khác biệt
Có 4 cách để doanh nghiệp có thể phân loại thị trường:
- Phân khúc thị trường theo địa lý
- Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học
- Phân khúc thị trường theo tâm lý khách hàng
- Phân khúc thị trường theo hành vi khách hàng
Yếu tố thứ 2 của STP đó là yếu tố Targeting - Thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu là sự phân khúc khách hàng vào từng nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhóm khách hàng cụ thể này là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến dịch marketing của mình. Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…
Các phương pháp lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm:
- Tập trung vào một phân đoạn thị trường cụ thể
- Bao phủ toàn bộ thị trường
- Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường
- Chuyên môn hóa có chọn lọc
Yếu tố cuối cùng trong STP là Positioning - Định vị thương hiệu.
Theo như Philip Kotler - 1 chuyên gia nổi tiếng trong ngành Marketing, định nghĩa định vị thương hiệu như sau: “Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm cũng như thương hiệu một vị trí nhất định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”. Khi định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần đáp ứng được những nhu cầu sau:
- Rõ ràng (clarity): Hình ảnh riêng phải rõ ràng mới có thể được khách hàng chú ýquan tâm, ghi nhớ.
- Nhất quán (consistency): Cần phải xây dựng hình ảnh, vị trí nhất quán liên tụctrong một khoảng thời gian đủ dài để khắc hoạ trong tâm trí khách hàng.
- Trung thực, tin tưởng (credibility): Hình ảnh của doanh nghiệp cần tạo cho khách hàng cảm giác đáng tin và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp
2 chiến lược định vị thương hiệu bao gồm:
- Chiến lược định vị cạnh tranh trực tiếp
- Chiến lược chiếm lĩnh một vị trí mới
Nguồn: Marketing for youngsters
Bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết thêm về chiến lược marketing. Áp dụng chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực của mình vào khai thác một hoặc một số nhóm khách hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh. Hi vọng chiến lược này giúp bạn có lợi thế trong marketing. Chúc bạn thành công !
Dưới đây, để tìm sâu hơn về chiến lược này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Ảnh: Sưu tầm
STP là viết tắt của 3 từ: Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị thương hiệu). Nói một cách đơn giản, STP là chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được phân khúc thị trường, lựa chọn được thị trường mục tiêu cụ thể cũng như định vị thương hiệu thành công. Khi áp dụng chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực của mình vào khai thác một hoặc một số nhóm khách hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh (thị trường mục tiêu), xây dựng hình ảnh riêng, rõ nét trên thị trường đó. Vai trò của chiến lược STP trong Marketing là gì?
Một số vai trò chính của chiến lược STP trong Marketing bao gồm:
Chiến lược STP đem lại lợi thế cạnh tranh: Những thông điệp truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tạo tượng tốt hơn trong cảm nhận của khách hàng, từ đó thuyết phục họ sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp thay vì sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược STP giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng: Việc sở hữu lợi thế cạnh tranh khi sử dụng chiến lược STP sẽ giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng thành công nhờ việc xác định được lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng hiệu quả.
Chiến lược STP giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược Marketing phù hợp: Mỗi đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường sẽ có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy, khi xác định chính xác thị trường mục tiêu và phân khúc mà mình hướng tới, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing phù hợp để thu hút khách hàng.
Yếu tố đầu tiên trong STP là Segmentation - Phân khúc thị trường.
Phân khúc thị trường, tiếng Anh là Market Segmentation, là hoạt động phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau. Những nhóm khách hàng này sẽ có những đặc điểm, nhu cầu và phản hồi tương tự nhau. Việc phân chia nhóm khách hàng khác nhau có thể dựa trên những đặc điểm cụ thể của khách hàng như: tuổi tác, thu nhập, đặc điểm tính cách hoặc hành vi. Những phân khúc này sau đó có thể được sử dụng để tối ưu hóa sản phẩm và quảng cáo cho các phân khúc khách hàng khác nhau.
Một số tiêu chí cần có đối với mỗi phân khúc thị trường bao gồm:
- Khả thi
- Có thể đo lường được
- Có khả năng sinh lời
- Có tính khác biệt
Có 4 cách để doanh nghiệp có thể phân loại thị trường:
- Phân khúc thị trường theo địa lý
- Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học
- Phân khúc thị trường theo tâm lý khách hàng
- Phân khúc thị trường theo hành vi khách hàng
Yếu tố thứ 2 của STP đó là yếu tố Targeting - Thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu là sự phân khúc khách hàng vào từng nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhóm khách hàng cụ thể này là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến dịch marketing của mình. Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…
Các phương pháp lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm:
- Tập trung vào một phân đoạn thị trường cụ thể
- Bao phủ toàn bộ thị trường
- Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường
- Chuyên môn hóa có chọn lọc
Yếu tố cuối cùng trong STP là Positioning - Định vị thương hiệu.
Theo như Philip Kotler - 1 chuyên gia nổi tiếng trong ngành Marketing, định nghĩa định vị thương hiệu như sau: “Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm cũng như thương hiệu một vị trí nhất định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”. Khi định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần đáp ứng được những nhu cầu sau:
- Rõ ràng (clarity): Hình ảnh riêng phải rõ ràng mới có thể được khách hàng chú ýquan tâm, ghi nhớ.
- Nhất quán (consistency): Cần phải xây dựng hình ảnh, vị trí nhất quán liên tụctrong một khoảng thời gian đủ dài để khắc hoạ trong tâm trí khách hàng.
- Trung thực, tin tưởng (credibility): Hình ảnh của doanh nghiệp cần tạo cho khách hàng cảm giác đáng tin và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp
2 chiến lược định vị thương hiệu bao gồm:
- Chiến lược định vị cạnh tranh trực tiếp
- Chiến lược chiếm lĩnh một vị trí mới
Nguồn: Marketing for youngsters
Bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết thêm về chiến lược marketing. Áp dụng chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực của mình vào khai thác một hoặc một số nhóm khách hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh. Hi vọng chiến lược này giúp bạn có lợi thế trong marketing. Chúc bạn thành công !