Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công chưa được bao lâu, quân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam đứng lên chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) do Hồ Chí Minh sáng lập.
Cuộc kháng chiến chống quân Pháp của nhân dân Việt Nam đã bước sang năm thứ 8. Trên chiến trường, quân Pháp đã ở thế phòng ngự. Từ nhận định không thể thắng được cuộc chiến tranh này, như mục tiêu đã đề ra, bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã đề ra kế hoạch Nava, nhằm bình định Việt Nam trong 18 tháng để tiến đến một giải pháp thương lượng trên thế mạnh có lợi cho Pháp. Về phía Việt Nam, trên khắp các chiến trường, đặc biệt vùng Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Thượng Hạ Lào quân đội Việt Nam dồn dập phản công quyết liệt, buộc đối phương phải phân tán lực lượng cơ động.
Nhận rõ ý đồ chiến lược của Việt Nam, Bộ chỉ huy quân đội Pháp ra sức tập trung quân, xây dựng lòng chảo Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhằm hút chủ lực của quân đội Việt Nam vào cuộc chiến.
Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam, nhận định đây là thời cơ để tiêu diệt sinh lực địch. Bộ chỉ huy quân đội Việt Nam, quyết định mở chiến dịch tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng xung quanh là núi đá vôi ở phía Tây Bắc Việt Nam rất lợi hại cho quân phòng ngự. Quân đội Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công sự kiên cố liên hoàn, rải trên một diện tích rộng có cả sân bay, hầm ngầm và lập cầu không vận... với một lực lượng gồm 21 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo (24 khẩu 105mm, 20 khẩu 120mm và 4 khẩu 155mm), một đại đội tăng 10 chiếc, lực lượng không quân chi viện chiến đấu 150 - 250 lần chiếc/ngày.
Để đối phó với tình hình trên, Việt Nam cũng tập trung một lực lượng quân sự khá mạnh gồm các sư đoàn bộ binh 308, 312, 316, trung đoàn bộ binh 57 của sư 304, đại đoàn công pháo gồm 15 khẩu 75mm, 36 khẩu 82mm, 24 khẩu cao xạ 24mm, 24 khẩu 105mm và 16 khẩu 120mm.
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân đội Việt Nam nổ súng tấn công tuyến phòng ngự vòng ngoài gồm các cao điểm: Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Ngay ngày đầu, các trung đoàn 41, 209 (sư 312) đã tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam. Ngày 14 tháng 3, các trung đoàn 88 (sư 308) và 165 (sư 312) phối hợp san bằng cứ điểm Độc Lập.
Ngày 17 tháng 3, trung đoàn 36 (sư 308) làm chủ cứ điểm Bản Kéo. Thế là sau 5 ngày, quân đội Việt Nam đã đập tan tuyến phòng ngự vòng ngoài, mở thông cửa vào khu phòng ngự trung tâm, diệt và bắt sống trên 2000 quân viễn chinh Pháp.
Từ ngày 30 tháng 3 và suốt cả tháng 4, giữa quân Việt Nam và Pháp giành đi, giật lại từng khu vực trên các cao điểm có ý nghĩa chiến thuật quan trọng nhằm khống chế phân khu trung tâm đồi A1, C1. Trung tuần tháng 4, quân đội Việt Nam đánh chiếm sân bay Mường Thanh, cắt đứt đường tiếp tế quan trọng nhất của đối phương, khiến quân Pháp lâm vào cảnh nguy khốn, thiếu thốn vật chất, thuốc men, thương vong ngày càng nhiều, tinh thần quân Pháp hoang mang, dao động cao độ.
Theo lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, rạng sáng 1 tháng 5, từ 3 hướng Đông, Tây, Đông - Bắc, các sư đoàn của quân đội Việt Nam đồng loạt mở đợt tấn công cuối cùng vào trung tâm cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngay từ ngày 1 tháng 5 sư 316 chiếm đồi C1, sáng 7 tháng 5 diệt các cứ điểm phòng ngự kiên cố cuối cùng của quân Pháp là C2 đồi A1 và 507. Trưa ngày 7 tháng 5 quân đội Việt Nam dồn lực lượng tổng công kích trên toàn bộ mặt trận. Đến chiều, Điện Biên Phủ hoàn toàn được giải phóng. Quân đội Việt Nam cầm giữ tại chỗ trên một vạn lính Pháp và bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội Pháp do tướng Đờ Ca-stri chỉ huy.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có một ý nghĩa lịch sử to lớn có tác động quyết định đối với cả hai phía mà không một chiến dịch nào đạt tới trong lịch sử cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp. Nó là tác nhân quan trọng đưa đến ký Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi Điện Biên Phủ không chỉ cổ vũ nhân dân Việt Nam, nó còn là khâu đột phá mở đầu, cổ vũ các dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập.
(Almanach Kiến thức văn hóa - NXB Văn hóa Thông tin)
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công chưa được bao lâu, quân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam đứng lên chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) do Hồ Chí Minh sáng lập.
Cuộc kháng chiến chống quân Pháp của nhân dân Việt Nam đã bước sang năm thứ 8. Trên chiến trường, quân Pháp đã ở thế phòng ngự. Từ nhận định không thể thắng được cuộc chiến tranh này, như mục tiêu đã đề ra, bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã đề ra kế hoạch Nava, nhằm bình định Việt Nam trong 18 tháng để tiến đến một giải pháp thương lượng trên thế mạnh có lợi cho Pháp. Về phía Việt Nam, trên khắp các chiến trường, đặc biệt vùng Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Thượng Hạ Lào quân đội Việt Nam dồn dập phản công quyết liệt, buộc đối phương phải phân tán lực lượng cơ động.
Nhận rõ ý đồ chiến lược của Việt Nam, Bộ chỉ huy quân đội Pháp ra sức tập trung quân, xây dựng lòng chảo Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhằm hút chủ lực của quân đội Việt Nam vào cuộc chiến.
Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam, nhận định đây là thời cơ để tiêu diệt sinh lực địch. Bộ chỉ huy quân đội Việt Nam, quyết định mở chiến dịch tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng xung quanh là núi đá vôi ở phía Tây Bắc Việt Nam rất lợi hại cho quân phòng ngự. Quân đội Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công sự kiên cố liên hoàn, rải trên một diện tích rộng có cả sân bay, hầm ngầm và lập cầu không vận... với một lực lượng gồm 21 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo (24 khẩu 105mm, 20 khẩu 120mm và 4 khẩu 155mm), một đại đội tăng 10 chiếc, lực lượng không quân chi viện chiến đấu 150 - 250 lần chiếc/ngày.
Để đối phó với tình hình trên, Việt Nam cũng tập trung một lực lượng quân sự khá mạnh gồm các sư đoàn bộ binh 308, 312, 316, trung đoàn bộ binh 57 của sư 304, đại đoàn công pháo gồm 15 khẩu 75mm, 36 khẩu 82mm, 24 khẩu cao xạ 24mm, 24 khẩu 105mm và 16 khẩu 120mm.
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân đội Việt Nam nổ súng tấn công tuyến phòng ngự vòng ngoài gồm các cao điểm: Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Ngay ngày đầu, các trung đoàn 41, 209 (sư 312) đã tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam. Ngày 14 tháng 3, các trung đoàn 88 (sư 308) và 165 (sư 312) phối hợp san bằng cứ điểm Độc Lập.
Ngày 17 tháng 3, trung đoàn 36 (sư 308) làm chủ cứ điểm Bản Kéo. Thế là sau 5 ngày, quân đội Việt Nam đã đập tan tuyến phòng ngự vòng ngoài, mở thông cửa vào khu phòng ngự trung tâm, diệt và bắt sống trên 2000 quân viễn chinh Pháp.
Từ ngày 30 tháng 3 và suốt cả tháng 4, giữa quân Việt Nam và Pháp giành đi, giật lại từng khu vực trên các cao điểm có ý nghĩa chiến thuật quan trọng nhằm khống chế phân khu trung tâm đồi A1, C1. Trung tuần tháng 4, quân đội Việt Nam đánh chiếm sân bay Mường Thanh, cắt đứt đường tiếp tế quan trọng nhất của đối phương, khiến quân Pháp lâm vào cảnh nguy khốn, thiếu thốn vật chất, thuốc men, thương vong ngày càng nhiều, tinh thần quân Pháp hoang mang, dao động cao độ.
Theo lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, rạng sáng 1 tháng 5, từ 3 hướng Đông, Tây, Đông - Bắc, các sư đoàn của quân đội Việt Nam đồng loạt mở đợt tấn công cuối cùng vào trung tâm cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngay từ ngày 1 tháng 5 sư 316 chiếm đồi C1, sáng 7 tháng 5 diệt các cứ điểm phòng ngự kiên cố cuối cùng của quân Pháp là C2 đồi A1 và 507. Trưa ngày 7 tháng 5 quân đội Việt Nam dồn lực lượng tổng công kích trên toàn bộ mặt trận. Đến chiều, Điện Biên Phủ hoàn toàn được giải phóng. Quân đội Việt Nam cầm giữ tại chỗ trên một vạn lính Pháp và bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội Pháp do tướng Đờ Ca-stri chỉ huy.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có một ý nghĩa lịch sử to lớn có tác động quyết định đối với cả hai phía mà không một chiến dịch nào đạt tới trong lịch sử cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp. Nó là tác nhân quan trọng đưa đến ký Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi Điện Biên Phủ không chỉ cổ vũ nhân dân Việt Nam, nó còn là khâu đột phá mở đầu, cổ vũ các dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập.
(Almanach Kiến thức văn hóa - NXB Văn hóa Thông tin)