Nguyễn Kim Ngân
Member
- Xu
- 0
Ảnh: Sưu tầm
Cuốn sách là một câu chuyện hay với lối kể nhẹ nhàng, tường thuật song song hai cuộc đời của hai đứa trẻ, hai con người, nhưng cùng chung số phận. Trong phạm vi từng ấy trang giấy, có lẽ tác giả cũng chỉ tường thuật lại được một cách ngắn gọn, có những đoạn mình thấy diễn biến sự việc hơi chóng vánh, có những đoạn lại cụt lủn, hơi chẫng, có lẽ vì không đủ dữ kiện để kể lại chính xác tường minh nên tác giả đã chỉ lướt qua. Mình đã tưởng cuốn này cũng giống như bao cuốn tiểu thuyết khác, khi nói về chiến tranh, sẽ có drama và cái kết buồn thương khôn xiết phản ánh thực tế. Nhưng mừng thay vì nó có cái kết bất ngờ và không thể tuyệt vời hơn nữa, như mở lối hi vọng và khẳng định khát khao sống mãnh liệt.
Giống như chính cái tên của mình, Chiến Binh Cầu Vồng của Andrea Hirata là một chiến binh thực sự trong làng văn học Indonesia hiện đại. Thông qua tác phẩm, tác giả đã dắt người đọc đến những cảm xúc “muôn hình vạn trạng", từ thương cảm, hy vọng, hạnh phúc, để rồi rơi xuống điểm thất vọng tột cùng, vì những kết cục rất “đời”.
Bối cảnh của tác phẩm được đặt tại hòn đảo Belitong (Indonesia) những năm 80, với những nhân vật chính đa phần là các cô bé, cậu bé thuộc cộng đồng những người nghèo nhất trên đảo. Những "chiến binh" nhỏ theo học tại trường Muhammadiyah, ngôi trường nghèo là cái gai trong mắt của chính quyền, chỉ chực chờ giải tán mái trường khi không đủ 10 học sinh theo học.
Ngôi trường được "cứu" khi cậu bé thứ 10 - Harun, một cậu bé khiếm khuyết về trí tuệ - xin nhập học. Từ đây, cùng với người giáo già Harfan và cô Mus trẻ tuổi, hành trình của những "chiến binh" bắt đầu.
Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta thấy được sự nghèo khó đến tột cùng của các cô, cậu bé. Nhưng chính vì đó, ta lại càng cảm phục về nghị lực và sự ham học của các em. Đó cũng chính là minh chứng cho việc chất lượng giáo dục chịu ảnh hưởng phần lớn từ nỗ lực của chính người học, hơn là các yếu tố khách quan và vật chất từ bên ngoài.
Những cái gọi là kết thúc có hậu, phép màu của giáo dục đã không kịp đến với những bạn trẻ của ngôi trường Muhammadiyah. Đoàn chiến binh đã không thể chống lại vòng xoay của số phận để có một tương lai như mình mơ ước. Đó có thể là Lintang.
Tuy số phận nghiệt ngã, nhưng đến cuối cùng, người đọc vẫn có thể cảm nhận được những hạt mầm hy vọng vẫn đang sinh sôi, những tia nắng vẫn đang le lói rọi đến tương lai của các nhân vật. Giáo dục vẫn luôn là một phép màu. Ít nhất là khi con người còn đặt niềm tin với phép màu ấy.
Bạn đọc sẽ không cầm được nước với những gia đình cu li nghèo trên đảo Belitong thập niên 80. Hòn đảo xinh đẹp, giàu có là thế, nhưng người dân cực khổ trăm bề. Với một gia đình cu li, làm lụng cả ngày để thu về 5 đô la 1 tháng là điều đương nhiên. 7 tuổi, nơi những đứa trẻ mơ về không phải trường học, bài giảng, thầy cô, mà là những nông trường khai thác tiêu, khai thác thiếc rộng lớn.
Chính vì vậy trường học là cái gì đó xa lạ với người nghèo Belitong, họ được nhồi sọ rằng học tập chỉ dành cho con em nhà giàu. Với những gia đình đông con, cho chúng đi làm từ sớm ở của hàng người Hoa, hay ở công trường khai thác thiếc PN để phụ giúp kinh tế còn khả thi hơn cho chúng đi học, vừa tốn kém mà chẳng lợi lộc gì.
Khó khăn đã hun đúc bản chất kiên cường, mạnh mẽ vốn có của những “chiến binh”. Những tài năng thiên bẩm đã đươc sản sinh từ môi trường khó khăn, mà rất lâu sau mới có người thứ hai. Đó chính là thần đồng toán học Lintang và tài năng nghệ thuật Mahar, hai người mà tác giả cho là đã khiến nhóm học sinh nghèo dám ước mơ và lạc quan hy vọng vào cuộc sống.
Hình ảnh cô giáo trẻ Mus tận tâm yêu nghề, từ bỏ công việc mơ ước, bước vào nghiệp nhà giáo với nhiều tâm huyết, cùng học sinh bước qua nhiều thử thách cam go. Cô là thủ lĩnh tinh thần đáng tự hào của nhóm chiến binh cầu vồng.Giáo dục đã không thể xua tan số phận nghèo khổ và kiếp sống cu li thường trực, mong mỏi của thầy Hafan và cô Mus đã không thành hiện thực. Hy vọng đổi đời của lũ trẻ hóa ra thật xa vời. Nhưng cái kết của quyển sách ít ra vẫn khiến người ta ấm lòng, ít nhất họ đã có năm tháng rực rỡ, dám hy vọng, dám ước mơ.
Sưu tầm