Hoàng Xuân Bách
Moderator
- Xu
- 0
Chiều hôm qua, nhiều người trên thế giới đã có dịp để quây quần vào cùng nhau hò reo, cổ vũ cho chiếc xe của Tesla và hình nộm Starman được phóng vào trong vũ trụ.
Vụ phóng tên lửa Falcon Heavy của SpaceX là livestream được xem nhiều thứ hai trên YouTube từ trước đến nay. Cả Facebook, Snapchat, và Twitter đều tràn ngập tin tức và những lời hò reo cổ vũ của người Mỹ, khi mà chiếc Tesla Roadster màu đỏ cherry rời khỏi hành tinh xanh và bay vào vũ trụ sâu thẳm.
Người ta có thể cho rằng hành động này là một trong những trò PR vĩ đại nhất trong giai đoạn gần đây. Với Tesla, một công ty mà không dành một đồng nào cho quảng cáo ô tô trong năm 2016, đây quả là một cuộc đảo chính với giới truyền thông. Liệu có bao nhiêu hãng xe bạn biết mà đang bay quanh quỹ đạo mặt trời?
Falcon Heavy có lẽ không phải là chiếc tên lửa duy nhất mà SpaceX muốn gửi lên sao Hoả. Hiện đã có nhiều tin đồn thứ thiệt về một hệ thống tên lửa còn mạnh hơn nữa mà Elon Musk tạm gọi là BFR, viết tắt của Big F--king Rocket. Mặc dù chỉ có 2 trong số 3 bệ đẩy hạ cánh an toàn, SpaceX dường như không có ý định tái sử dụng chúng.
Vậy vì lí do gì mà dân Mỹ lại cảm thấy vui mừng khi xem một tỷ phú từ Nam Phi phóng chiếc xe cũ của mình ra khỏi hành tinh?
Nếu bạn vẫn chưa biết, trên chiếc xe đó có một bảng mạch nhỏ được in với dòng chữ "Made on Earth by humans" (tạm dịch là: Sản xuất tại Trái Đất bởi con người). Trong một khoảng khắc ngắn thôi, dường như tất cả chúng ta đã là một, cùng hoà đồng để cổ vũ cho một thế lực chung: đó chính là sự tò mò và sự khéo léo của loài người.
Nhưng ngày hôm qua, cả nước Mỹ đã quây quần quanh chiếc tivi và màn hình máy tính, cùng nhau hò reo khi tên lửa Falcon Heavy đã vượt qua giai đoạn đầu thành công trên con đường đi tới dải ngân hà. Khi bản nhạc "Space Oddity" của David Bowie vang lên từ chiếc Tesla trong livestream của SpaceX, một khoảnh khắc lịch sử như đã được hình thành.
Falcon Heavy là chiếc tên lửa mạnh nhất kể từ chiếc Saturn V mà đã đem các nhà du hành Apollo lên mặt trăng. Cả một thế hệ của Mỹ đã được chứng kiến thời khắc lịch sử mà Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng. Giờ đây, có thể chiếc tên lửa này không tồn tại trường kì được theo dòng thời gian, và sự thán phục ngày hôm qua có thể phải nhường chỗ cho một công nghệ tương lai còn ngầu hơn, nhưng thật khó để không cảm thấy mừng vui cùng với thành công của SpaceX ngày hôm qua.
Vào lúc đó, chúng ta chỉ là một đám người trên Trái Đất, cùng nhau cổ vũ cho chiếc tên lửa được phóng vào vũ trụ, mang theo một quảng cáo xe điện có một không hai này.
Vụ phóng tên lửa Falcon Heavy của SpaceX là livestream được xem nhiều thứ hai trên YouTube từ trước đến nay. Cả Facebook, Snapchat, và Twitter đều tràn ngập tin tức và những lời hò reo cổ vũ của người Mỹ, khi mà chiếc Tesla Roadster màu đỏ cherry rời khỏi hành tinh xanh và bay vào vũ trụ sâu thẳm.
Người ta có thể cho rằng hành động này là một trong những trò PR vĩ đại nhất trong giai đoạn gần đây. Với Tesla, một công ty mà không dành một đồng nào cho quảng cáo ô tô trong năm 2016, đây quả là một cuộc đảo chính với giới truyền thông. Liệu có bao nhiêu hãng xe bạn biết mà đang bay quanh quỹ đạo mặt trời?
Falcon Heavy có lẽ không phải là chiếc tên lửa duy nhất mà SpaceX muốn gửi lên sao Hoả. Hiện đã có nhiều tin đồn thứ thiệt về một hệ thống tên lửa còn mạnh hơn nữa mà Elon Musk tạm gọi là BFR, viết tắt của Big F--king Rocket. Mặc dù chỉ có 2 trong số 3 bệ đẩy hạ cánh an toàn, SpaceX dường như không có ý định tái sử dụng chúng.
Vậy vì lí do gì mà dân Mỹ lại cảm thấy vui mừng khi xem một tỷ phú từ Nam Phi phóng chiếc xe cũ của mình ra khỏi hành tinh?
Nếu bạn vẫn chưa biết, trên chiếc xe đó có một bảng mạch nhỏ được in với dòng chữ "Made on Earth by humans" (tạm dịch là: Sản xuất tại Trái Đất bởi con người). Trong một khoảng khắc ngắn thôi, dường như tất cả chúng ta đã là một, cùng hoà đồng để cổ vũ cho một thế lực chung: đó chính là sự tò mò và sự khéo léo của loài người.
Nhưng ngày hôm qua, cả nước Mỹ đã quây quần quanh chiếc tivi và màn hình máy tính, cùng nhau hò reo khi tên lửa Falcon Heavy đã vượt qua giai đoạn đầu thành công trên con đường đi tới dải ngân hà. Khi bản nhạc "Space Oddity" của David Bowie vang lên từ chiếc Tesla trong livestream của SpaceX, một khoảnh khắc lịch sử như đã được hình thành.
Falcon Heavy là chiếc tên lửa mạnh nhất kể từ chiếc Saturn V mà đã đem các nhà du hành Apollo lên mặt trăng. Cả một thế hệ của Mỹ đã được chứng kiến thời khắc lịch sử mà Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng. Giờ đây, có thể chiếc tên lửa này không tồn tại trường kì được theo dòng thời gian, và sự thán phục ngày hôm qua có thể phải nhường chỗ cho một công nghệ tương lai còn ngầu hơn, nhưng thật khó để không cảm thấy mừng vui cùng với thành công của SpaceX ngày hôm qua.
Vào lúc đó, chúng ta chỉ là một đám người trên Trái Đất, cùng nhau cổ vũ cho chiếc tên lửa được phóng vào vũ trụ, mang theo một quảng cáo xe điện có một không hai này.