-Vẻ đẹp chung : Hình ảnh người phụ nữ trong hai tác phấm Tự tình 2 và Thương Vợ mang những nét đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam : Đẹp về sắc, về tâm hồn, đảm đang tháo vát , giàu nghị lực mạnh mẽ, khát khao hạnh phúc, bình yên.
+Tự tình:
*) Người phụ nữ trước hiện mang vẻ đẹp về nhan sắc, vẻ đẹp hồng nhan.
*) Khát khao hạnh phúc, tình yêu:
Xót xa cho số phận, căm hờn với những điều ngang trái, tìm đến rượu để say nhưng ‘ khi cố quên là khi càng nhớ thêm’’ , càng khiến bà thêm tỉnh, đối diện với trăng để ai oán, khao khát hạnh phúc, tình yêu trọn vẹn.
*) Người phụ giàu nghị lực, mạnh mẽ, bản lĩnh, không chịu khuất phục:
Từ ‘trơ’’ đi đôi với ‘cái hồng nhan’ cùng với những động từ mạnh : Đâm ngang, xuyên tạc.. => bản lĩnh.
Tuy nhiều cay đắng với cuộc đời, tình duyên…nhưng người phụ nữ vẫn giữ bản lĩnh riêng, từ ‘Trơ’’ ko chỉ là tủi khổ, mà còn là thách thức, đối tượng hướng tới ‘’nước non’’ => sự thách đố, ngang tàng (‘Đá vẫn trơ gan cùng tuế nghuyệt’)
+ Thương vợ: Người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp cuộc sống đời thường:
*) Tảo tần, tháo vát, làm ăn buôn bán, gánh vác công việc gia đình ‘’nuôi đủ 5 con với 1 chồng’’.
*)Giàu đức hi sinh, hết lòng vì chồng con: Phải ‘lặn lội’, ‘eo sèo’, có khi ở những nơi nguy hiểm, xô bồ ( Quãng vắng, đò đông..) nhưng người phụ nữ vẫn ‘âu đành phận’, ‘dám quản công’ Không 1 lời ca thánh, hi sinh bản thân vì gđ, chồng con.
=>Hình ảnh ng phụ nữ hiện lên sắc nét, ấn tượng, sáng lên với vẻ đẹp cả tâm hồn và nhan sắc, tiêu biểu cho hình tượng phụ nữ xưa
-Sự khác nhau :
+ Người phụ nữ trong bài thơ Tự tình:
*)Chịu nỗi đau tinh thần, Tình duyên ko trọn vẹn, buồn tủi, căm uất trước số phận.
*) Nhiều tâm sự bức bối, phẫn uất, muốn phá tung mọi thứ của sự đời.
+ Thương vợ: Người phụ nữ đời thương lam lũ và dường như hạnh phúc hơn khi bên cạnh vẫn có 1 người chồng ‘thương vợ’ !
Nếu như nỗi đau mà bà Tú (Thương vợ) phải chịu là sự ‘hững hờ; của ‘thói đời’, nỗi cơ cực của cuộc sống mưu sinh thì ở bài thơ Tự tình 2, nỗi đau nằm ở tâm hồn, 1 sự đau đớn , nhức buốt về số phận, về kiếp ‘hồng nhan’, ‘mảnh tình san sẻ’ … Và dường như so với bà Tú, nỗi đau này sâu hơn, nhức buốt hơn từ đó mà tâm trạng nhân vật cũng như hành động quyết liệt, sôi sục và tâm trạng hơn rất nhiều…
-Tình cảm của tác giả:
+ Tự tình: tiếng thơ là tiếng lòng tác giả, cũng như tiếng nói chung cho người phụ nữ xưa, thể hiện ước vọng, khao khát hạnh phúc của những kiếp ‘bảy nổi 3 chìm’
+ Thương vợ: Sự yêu thương sâu sắc, cảm thông , tôn vinh người vợ tảo tần.
=>Giá trị nhân đạo.
KB: - Kđ lại vẻ đẹp
- Liên hệ với phụ nữ ngày nay