Nguyễn Kim Ngân
Member
- Xu
- 0
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành kiệt tác văn học. Ai cũng biết tới nàng Kiều tài hoa bạc mệnh, số phận nàng phất phơ như "tấm lụa đào giữa chợ". Nàng không được lựa chọn số phận mà xã hội quyết định số phận của nàng. Nàng Kiều vẫn mãi là nhân vật bất hủ trong lòng người đọc, dù thời gian có trôi đi. Có rất nhiều lời bình phẩm, có khen chê và đầy đủ. Bạn đọc góp phần tìm hiểu sâu và lí giải nó.
Sau đây, là một bài viết về Chế Lan Viên với Nguyễn Du và Truyện Kiều.
CHẾ LAN VIÊN VỚI NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
Tác giả : Đoàn Trọng Huy (*)
Truyện Kiều là di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Xưa nay, Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn là một đề tài để cảm tác và phê bình, bàn luận của giới văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả có tiếng.
Riêng về thi ca, nhiều nhà thơ hiện đại như Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh,... đều có tiếng nói cảm nhận, chia sẻ. Chế Lan Viên là một người trong số đó, qua thơ và văn đã từng nói nhiều nhất và nói hay nhất về thi hào và kiệt tác Truyện Kiều.
Sưu tầm
***
1- Trước hết, Chế Lan Viên là người gần như một đời viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Nói gần như một đời, không phải là quá lời, vì trừ những năm tiền chiến, thì hầu như toàn bộ cuộc đời sáng tác mới từ khởi đầu cho đến trước lúc ra đi, nhà thơ coi Nguyễn Du và Truyện Kiều như một nguồn cảm hứng mới cả về đời và thơ.
Thật vậy, xưa kia, Tháp Chàm, Vương quốc Chiêm và thế giới âm hồn từng là một ám ảnh ghê gớm thời Điêu tàn. Ngày nay, mả Đạm Tiên, sông Tiền Đường và Ngọn tháp thi ca Nguyễn Du cứ quanh quẩn trong cảm hứng thơ nhưl à mộtsự ám ảnh mới.
Điều này gợi nên nhiều cung bậc cảm xúc: có chia sẻ buồn vui, có khai mở hào hứng, và nhất là gợi những suy nghiệm về đời và thơ.
Nguyễn Du và Kiều, có thể ví như một mảng sinh quyền về thơ và cho thơ với Chế Lan Viên. Nhà thơ cảm nhận hiện tượng văn chương ấy với một cảm quan lịch sử - văn hóa. Hơn thế, ông còn suy nghiệm tác phẩm như một nhà triết học, giao cảm với thi hào với tư cách tri âm – tri kỷ về tư tưởng và nghệ thuật.
Ngay từ rất sớm, trước cả Tố Hữu, từ thời Ánh sáng và phù sa, đã có bóng dáng Kim, Kiều trên trang viết của Chế Lan Viên. Qua mùa bệnh đầu đời, sự hồi phục cơ thể và tâm hồn là một sự phấn khích mới: “Tôi đứng dưới nhành vui còn bỡ ngỡ/ Như em Kiều e lệ nép vào hoa/ Như ánh sáng tưng bừng đôi mắt nhỏ/ Đón chàng Kim trong hạnh phúc chan hòa” (Nhật ký một người chữa bệnh). Bài thơ được làm vào khoảng năm 1955. Cho tới mùa bệnh cuối đời vẫn là những băn khoăn, bức xúc, buồn sầu và cả nỗi đau nhân tình thế thái:
Lệ ta nhỏ trên Kiều ba trăm năm sau
Ích cho Nguyễn ba trăm năm trước
Ông vui thấy ta còn biết khóc
Giữa cuộc đời chưa hết bể dâu
Lệ hồi âm – Di cảo thơI(1988)
Chuyến xe sau không còn anh nữa
Xe vẫn chạy nghìn đời chỉ vắng anh thôi
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... từng đi chuyến trước
Những chuyến xe không có khứ hồi
Chuyến xe - Di cảo thơ II (11/1988)
Vậy là, trong đời, Chế Lan Viên viết những dòng thơ sớm sủa nhất về Nguyễn Du. Cần nói thêm: Nguyễn Du hay lòng một người Anh là tiểu luận đặc sắc viết ngày 5/10/1958 (Chế Lan Viên – Toàn tập, Tập III – Văn học, 2009).
Cũng chính Chế Lan Viên là người viết những vần thơ muộn màng nhất trong đời về Nguyễn Du, về Kiều. Nhà thơ nghĩ về mình, về dân tộc mình với những suy tưởng triết lý cuối đời: “Dân tộc trầm luân trong sóng Tiền Đường”. Có buồn đau, nhưng vẫn vui: “Phải vui mà đương đầu/ Và phải hóa thì mới đương đầu nổi/ Trở thành Ta cật vọt hơn mình”. Đó chính là: “Dân tộc Thiền tông” (Định nghĩa dân tộc, Di cảo thơ III, 1987). Vẫn là những tâm tư lớn của một nhà thơ – nhà tư tưởng lớn!
Người viết thử làm một thống kê về những bài viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều của Chế Lan Viên.Tuyển tập Chế Lan Viên (I, 1985) và Toàn tập (2002): 13 bài, Di cảo thơ I: 7 bài, Di cảo thơ II: 14 bài, Di cảo thơ III: 6 bài. Tổng cộng: 40 bài.
Đó là một con số kỷ lục đưa nhà văn lên hàng kỷ lục gia.
Trong đó, vào những dịp kỷ niệm, năm chẵn: 7 bài. Riêng mùa bệnh 1987 – 1988, qua 3 tập Di cảo thơ: 16 bài.
Có những bài mang nhan đề trực tiếp: Đọc Kiều, Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ, Kỷ niệm Nguyễn Du, Đọc Kiều (3), Đọc Kiều một ngày kia, Kỷ niệm Nguyễn Du (2). Và nhiều bài gián tiếp về Nguyễn Du và Kiều, đặc biệt qua Di cảo thơ (3 tập).
Những suy nghĩ hợp lại một hệ thống ý kiến với ý đồ nghệ thuật của nhà thơ trong cả một quá trình hơn 30 năm của đời thơ nằm trong cuộc đời mới cách mạng. Đề tài chỉ là cái cớ để nói về một chủ đề trực tiếp hoặc gián tiếp.
Những con số đơn thuần nêu trên đã là những bình luận thật sâu sắc, thấm đẫm tư tưởng và tình cảm của nhà thơ – nhà văn hóa – nhà tư tưởng Chế Lan Viên.
Nhà thơ viết và nghĩ về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đó cũng là viết và nghĩ về đời, về thơ, về nghệ thuật qua Nguyễn Du và Truyện Kiều.
2- Chế Lan Viên là người nghĩ nhiều nhất về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Trước hết là nghĩ về đối tượng tác giả và tác phẩm. Đó là vô số cảm xúc suy tư của bản thân , và cũng là sự lắng nghe suy nghiệm qua phong phú dư luận xã hội về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Dễ thấy nổi lên hàng đầu là sự chia sẻ đồng cảm sâu sắc của một nhà thơ tri âm với người xưa. Chủ yếu là sự chia sẻ về tâm trạng và qua đó là tư tưởng, nghệ thuật.
Truyện Kiều là tất cả nỗi lòng Nguyễn Du. Qua đó, chủ yếu là tiếng kêu đứt ruột “đoạn trường tân thanh” của con người thời đại ấy. Một tiếng kêu thương trực tiếp cho cuộc đời, thân phận ba chìm bảy nổi của Kiều, đồng thời là nỗi đau cho một phận người trong xã hội: “Đau đớn thay phận đàn bà”. Tiếng kêu ấy là niềm thương cảm lớn cho một thân phận cụ thể tài hoa bạc mệnh. Truyện Kiều thời xưa, cũng là nỗi đau của Nguyễn Du một thời.
Nguyễn Du, vết thương lòng ta phí máu
Các Anh xưa – Hái theo mùa
Tuy nhiên, trên cả số phận cá nhân là thân phận kiếp người. Thi hào đã thể hiện một nỗi đau nhân sinh: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Nguyễn Du tố cáo xã hội, đồng thời để nói lên nỗi đau mang tính lịch sử - cụ thể của nhà thơ. Ông đã khóc, và mong những giọt Lệ hồi âm (Di cảo thơ I) của những người mai sau: “Nhỏ một giọt sương ngời bên khóe mắt/ Cái Nguyễn chờ chỉ là giọt lệ hồi âm”. Ông hy vọng con người ngày nay “còn biết khóc”.
Chế Lan Viên thay mặt cho lớp thi nhân hôm nay, cũng là đại diện cho chúng sinh “hậu thế”:“Khóc cùng Tố Như” (Tố Hữu): “Lệ ta nhỏ trên Kiều batrăm năm sau”.
Cảm thương để mà tôn vinh là chỗ đến của những câu thơ.
Trước hết, Chế Lan Viên tôn vinh một kiệt tác cổ điển đã trở thành giá trị văn hóa như niềm tự hào của lịch sử. Ca ngợi ngày hôm nay mà không quên ngày hôm qua, hiện tại bắt nguồn từ truyền thống:
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Ta đã yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ,
bát ngát câu Kiều, bờ tre, mái rạ,...
Thời sự hè 72, bình luận
Yêu nước ngày nay là bảo vệ đất nước nghìn năm văn hiến là gìn giữ văn hóa như di sản của cha ông cùng với hạnh phúc hiện thực: “Một câu Kiều cho tới một cành hoa/ Đều là của nhân dân không để mất” (Con mắt Bạch Đằng – con mắt Đống Đa).
Và Nguyễn Du, bậc danh nhân văn hóa thế giới, đã từ lâu được Chế Lan Viên nhiều lần xếp ngang hàng với những thiên tài văn nghệ sĩ trong lịch sử nhân loại. Xâu kim nêu động tác “xâu cây kim” nghệ thuật của Mozart, Lý Bạch, Rimbaud, Holderlin và Nguyễn Du với sự tán thưởng, hết sức khâm phục.
Toàn là cách xâu cuả những thánh thần!
“Cái cây đại thụ âu sầu ấy” – Cái cây truyền kiếp – “Villon cưa, Nguyễn Trãi cưa, Nguyễn Du cưa không ngã”. Rồi cả Chúa Jesus, Thích Ca,... Chỉ đến Mác và chúng ta ngày nay, mới xóa bỏ được “cái gốc siêu hình cây cao bóng cả” để tìm ngày vui Giữa Tết trồng cây của cuộc đời mới: “Biến cái rụng rơi thành sự vun trồng... Dệt cây ta vào với tấm vui đời”.
Đó cũng là tâm trạng của Tố Hữu với Nguyễn Du: “Hỡi người xưa của ta nay/ Khúc vui xin được so dây cùng Người” (Kính gửi cụ Nguyễn Du, ). Chế Lan Viên như nói lên cái khát vọng hạnh phúc, tình yêu con người của Nguyễn Du được hiện thực hoáhôm nay: “Thuở vui buồn Kiều sống giữa lòng dân/ Xưa cánh võng ru hời đêm lạnh giá/ Nay cỏ non xanh mãi tận chân trời” (Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ).
Nhà thơ lớn hôm nay như đồng cảm với thi hào xưa: “Trong đắng cay, ta phải thấy trước ngọt ngào”. Cái có hậu, cái kết thúc đoàn viên của Kiều chính là niềm lạc quan trên cáibuồn nhân thế. Chế Lan Viên đã nâng Nguyễn Du lên tầm một nhà tư tưởng lớn.
Thi hào với con mắt Chế Lan Viên là một nhà nhân vật lớn của nhân loại. Truyện Kiều nói chuyện người sống trong xã hội bạc ác, Văn chiêu hồn kể chuyện của người chết cần được hóa giải nỗi buồn đau, bất hạnh, oan khiên, là chuyện của con người nhân loại. Nhưng, ngay cả Kiều cũng đã mang thân phận kiếp người: “Và câu Kiều đau thì nhân loại cũng đau theo” (Kỷ niệm Nguyễn Du (2), Di cảo thơ III).
Nhà thơ có sự tôn vinh giá trị Truyện Kiều theo cách riêng. Đó là sự tìm thấy hồn xưa dân tộc, nhưng cũng là cuộc nhận ra mình trong thanh bình “hôm nay”. Đó còn là “sức phóng xạ hết lượng tử”“Một ngày kia” ra cả tương lai với con người trong“ ngày mai” giông bão:
Trong câu Kiều xưa, ta tìm ra Nguyễn Du mà tìm cả chính mình
(Đọc Kiều, một ngày kia – Di cảo thơ II)
Tóm lại, đó là sự định vị tác phẩm trong trường kỳ lịch sử, trong nhân sinh cuộc đời cả về tư tưởng và nghệ thuật, mà trước hết là giá trị tư tưởng.
Theo khuynh hướng tư duy, Chế Lan Viên nhìn nhận Nguyễn Du và Truyện Kiều trên cả chính luận, triết luận và thi luận (nghĩ về thơ, về nghề thơ, vềnhà thơ).
Lấy xưa để nói nay, Chế Lan Viên chính luận qua gợi hình ảnh xã hội miền Nam trong chế độ thực dân mới của Mỹ chỉ bằng một thoáng bút: “Tan rã cả thế giới đôla bán và mua tất cả... Thì phải bán mình trăm cô Kiều, nghìn vạn cô Vân/ Hiên Lãm Thúy thành lầu xanh đĩ thõa” (Thơ bổ sung). Thêm một tiếng nói tố cáo mạnh mẽ cho Những bài thơ đánh giặc thời đánh Mỹ.
Tuy nhiên, nổi bật bao trùm là nỗi cảm thương và trân trọng dân tộc khi Đọc Kiều hôm nay: “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc/ Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên... Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc/ Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường”. Chính vì thế mà Chế Lan Viên thấy Nguyễn Du như hiện diện cùng dân tộc trong cuộc chiến đấu hào hùng trong thời đại.
Nhà thơ hiện đại hóa tác phẩm và tác giả trong cảm giác kỳ lạ như Nguyễn Du mới viết ngày hôm qua: “Nguyễn Du, Anh hiện đại biết bao nhiêu!”. Đó là bởi vì con người hôm nay vẫn yêu, ghét như thi hào từng yêu, ghét. Nhất là giấc mơ công lý, khát vọng giải thoát con người của Nguyễn Du như đang đượcbiếnthành hiện thực với lý tưởng chiến đấu Không có gì quý hơn độc lập tự do của con người mớitrong thời đại.
Giá trị nhân văn ngời sáng của Truyện Kiều như một nguồn sức mạnh tiếp sức cho con người hôm nay. Anh binh nhất, binh nhì “lại ngâm Kiều sau một trận giao tranh”. Và một bà mẹ anh hùng nữa: “Đêm thắng giặc Bảo Ninh, mẹ Suốt ngâm Kiều”. Nhà thơ kết luận bằng câu thơ rực cháy: “Câu thơ Nguyễn cũng góp phần đánh Mỹ” (Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ).
Tư tưởng Nguyễn Du xưa, đó là tư tưởng vượt thời đại. Đây cũng chính là suy tưởng tập trung, sâu sắc nhất của nhà văn hóa – tư tưởng Chế Lan Viên.
Theo hướng triết luận, Chế Lan Viên còn có những suy nghiệm sâu xa theo đề tài Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đó là những suy nghĩ về được – mất, biến hoá và bất tử, hiện hữu và phù du, hữu hạn và vô hạn... qua những bài trong các tập Di cảo thơ (Ly biệt ngày nay, Các anh, Vết thương, Nghìn lẻ (2), Chuyến xe, Sông Tiền Đường,...):
Sông Tiền Đường, ai chẳng đi bên
Tên dẫu khác, vẫn là dòng thời gian ấy
Đọc Kiều (3)
Ta cảm ơn Du
Nghĩ xem giữa bốn bể, muôn trùng, mây bay, nước xiết,...
Mà ngẫm lại cuộc đời
Quá đỗi phù du
Kiều
Đây là những suy tư trong hoàn cảnh đặc biệt của nhà thơ – trong mùa bệnh với những thử thách nghiệt ngã nhất vào cuối đời. Nhà văn thanh thản chấp nhận sự ra đi không tránh khỏi với những đoản khúc Tứ thế chi ca. Chính vì vậy, triết lý về mình, về người - ở đây là thi hào, là những điều được trải nghiệm, mang tính chân thật hiếm có như thông điệp minh triết gửi lại cho đời: “Bây giờ đọc Kiều ta cảm ơn ai? Nên rồi Du phải cảm ơn đời/ Ta cảm ơn Du” (Kiều). Những lời cảm ơn tung ra mênh mông “giữa bốn bề, muôn trùng, mây bay, nước xiết,...”
Đã hơn một lần, Chế Lan Viên nói về cái “phù du” – cái phù du mà tồn tại mãi với thời gian như sự nghiệp bất hủ của những thiên tài thi ca.
Triết luận nhìn chung là về nhân sinh, về nhân tình thế thái.
Qua phần thi luận, vẩn có màu sắc triết lý (bàn về bản chất thơ, quy luật vận động thơ), còn có một điều được nhấn mạnh, đó là giá trị, chức năng chân thật chính đáng của thi ca và nhân cách đích thực và cao đẹp của nhà thơ.
Thi luận vẫn là mạch Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ... bất tận của Chế Lan Viên. Những năm cuối đời, nhà thơ có những chiêm nghiệm sâu sắc thông qua Di cảo thơ và thêm sắc màu triết luận về thơ, cho thơ.
Riêng Phần II – Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ (Di cảo thơ III) đã có tới đúng 100 bài đề cập tới nhiều vấn đề, nhiều phương diện trong lý luận văn học và sáng tác thơ.
Chế Lan Viên lại bàn về vấn đề bạn đọc và thơ: (Thơ về thơ, Người làng, Đọc Kiều một ngày kia), về giá trị thơ và vai trò nhà thơ (Mất giá, Con nhặng xanh,...), về phong cách thơ, tức cá tính sáng tạo (Phong cách thơ, Có kịp không,...).
Làm thơ với Chế Lan Viên, đó là cả một sự chuyên nghiệp.
Nhà thơ từng viết rất nhiều chuyện nghề như những trải nghiệm của bản thân và luôn nhiệt tình trao đổi, hướng dẫn với bạn nghề, nhất là với các nhà thơ trẻ. Cuối đời, qua đề tài Nguyễn Du và Truyện Kiều, nhà thơ như trút hết tâm sự và suy nghiệm của mình để hoàn thành cuốn điển pháp về thơ. Hơn thế, với Chế Lan Viên, thơ còn là một nghiệp. PhầnThi luận cuối đời được xây dựng với tất cả tâm huyết và tài năng của một thi nhân – triết nhân và một đạo đức cao đẹp.
Trên cơ sở phê phán loại thơ “kiểu hàng hóa” – chạy theo cơ chế thị trường để đến nỗi Mất giá, nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh vấn đề cần thiết là phảichạy đua về chất lượng (Kỷ niệm Nguyễn Du, Có kịp không, Thơ,...). Một hồn thơ tuyệt đẹp, một nhân cách thơ cao cả, một chức phận nghệ sĩ cao quý là mơ ước phấn đấu cật lực một đời của mỗi nhà thơ (Thơ về thơ (1), Các Anh, Đọc Kiều một ngày kia, Cầm giả ca, Nghìn lẻ (2), Chuyến xe...).
***
Qua cảm nhận và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác và toàn diện về tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của Chế Lan Viên, bạn đọc ngày nay càng tự hào về danh nhân văn hóa và di sản văn hóa bất hủ của dân tộc, nhất là vào những dịp kỷ niệm Nguyễn Du. Đó cũng là sự tôn vinh và tự hào về dân tộc thi thư văn hiến Việt Nam.
Từ đó, thêm một lần chúng ta biết ơn, trân trọng và quý mến nhà thơ lớn Chế Lan Viên đã có những suy tư sâu sắc với giá trị vượt trội. Đồng thời, ta thấy được nhân cách lớn của nhà thơ, nhà văn hóa – tư tưởng tương xứng với đại thi hào.
Không cần đợi đến các dịp kỷ niệm, người đọc có lương tri và tâm huyết – nhất là các nhà văn, nhà thơ cần luôn đọc và đọc kỹ Nguyễn Du. Để thêm thấy mình, thấy cha ông mình, hiểu nhân dân mình, gắn bó thêm với “những gì thương yêu”của dân tộc. Điều quan trọng là, chúng ta phải biết đưa di sản văn hóa quý giá ấy vào hành trang thiết yếu trên bước đường đời.
Chế Lan Viên từng nhắn gửi: “Cha ông còn có thể góp lửa vào chất đẩy sức đốt của ta trong cuộc hành trình... Thời đại xã hội chủ nghĩa rồi đây, thời đại Hồ Chí Minh rồi đây, thời đại thủy chung nhân nghĩa rồi đây, Tố Như ơi, cần gì phải “tam bách dư niên hậu”?”. (Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, Chế Lan Viên toàn tập, tập IV, Văn học, 2009).
CHÚ THÍCH
(*) PGS – TS Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Trọng Huy (2007), Chế Lan Viên – Tinh hoa văn thơ thế kỷ XX, Giáo dục.
[2] Mai Quốc Liên (2014), Nguyễn Du trong lòng các nhà thơ hiện đại, honvietquochoc.com.vn(theoHồnViệtsố 77)
[3] Nhiều tác giả (2000), Chế Lan Viên – Về tác gia và tác phẩm, Giáo dục.
Nguồn : Khoa Văn Học
Sau đây, là một bài viết về Chế Lan Viên với Nguyễn Du và Truyện Kiều.
CHẾ LAN VIÊN VỚI NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
Tác giả : Đoàn Trọng Huy (*)
Truyện Kiều là di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Xưa nay, Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn là một đề tài để cảm tác và phê bình, bàn luận của giới văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả có tiếng.
Riêng về thi ca, nhiều nhà thơ hiện đại như Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh,... đều có tiếng nói cảm nhận, chia sẻ. Chế Lan Viên là một người trong số đó, qua thơ và văn đã từng nói nhiều nhất và nói hay nhất về thi hào và kiệt tác Truyện Kiều.
Sưu tầm
***
1- Trước hết, Chế Lan Viên là người gần như một đời viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Nói gần như một đời, không phải là quá lời, vì trừ những năm tiền chiến, thì hầu như toàn bộ cuộc đời sáng tác mới từ khởi đầu cho đến trước lúc ra đi, nhà thơ coi Nguyễn Du và Truyện Kiều như một nguồn cảm hứng mới cả về đời và thơ.
Thật vậy, xưa kia, Tháp Chàm, Vương quốc Chiêm và thế giới âm hồn từng là một ám ảnh ghê gớm thời Điêu tàn. Ngày nay, mả Đạm Tiên, sông Tiền Đường và Ngọn tháp thi ca Nguyễn Du cứ quanh quẩn trong cảm hứng thơ nhưl à mộtsự ám ảnh mới.
Điều này gợi nên nhiều cung bậc cảm xúc: có chia sẻ buồn vui, có khai mở hào hứng, và nhất là gợi những suy nghiệm về đời và thơ.
Nguyễn Du và Kiều, có thể ví như một mảng sinh quyền về thơ và cho thơ với Chế Lan Viên. Nhà thơ cảm nhận hiện tượng văn chương ấy với một cảm quan lịch sử - văn hóa. Hơn thế, ông còn suy nghiệm tác phẩm như một nhà triết học, giao cảm với thi hào với tư cách tri âm – tri kỷ về tư tưởng và nghệ thuật.
Ngay từ rất sớm, trước cả Tố Hữu, từ thời Ánh sáng và phù sa, đã có bóng dáng Kim, Kiều trên trang viết của Chế Lan Viên. Qua mùa bệnh đầu đời, sự hồi phục cơ thể và tâm hồn là một sự phấn khích mới: “Tôi đứng dưới nhành vui còn bỡ ngỡ/ Như em Kiều e lệ nép vào hoa/ Như ánh sáng tưng bừng đôi mắt nhỏ/ Đón chàng Kim trong hạnh phúc chan hòa” (Nhật ký một người chữa bệnh). Bài thơ được làm vào khoảng năm 1955. Cho tới mùa bệnh cuối đời vẫn là những băn khoăn, bức xúc, buồn sầu và cả nỗi đau nhân tình thế thái:
Lệ ta nhỏ trên Kiều ba trăm năm sau
Ích cho Nguyễn ba trăm năm trước
Ông vui thấy ta còn biết khóc
Giữa cuộc đời chưa hết bể dâu
Lệ hồi âm – Di cảo thơI(1988)
Chuyến xe sau không còn anh nữa
Xe vẫn chạy nghìn đời chỉ vắng anh thôi
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... từng đi chuyến trước
Những chuyến xe không có khứ hồi
Chuyến xe - Di cảo thơ II (11/1988)
Vậy là, trong đời, Chế Lan Viên viết những dòng thơ sớm sủa nhất về Nguyễn Du. Cần nói thêm: Nguyễn Du hay lòng một người Anh là tiểu luận đặc sắc viết ngày 5/10/1958 (Chế Lan Viên – Toàn tập, Tập III – Văn học, 2009).
Cũng chính Chế Lan Viên là người viết những vần thơ muộn màng nhất trong đời về Nguyễn Du, về Kiều. Nhà thơ nghĩ về mình, về dân tộc mình với những suy tưởng triết lý cuối đời: “Dân tộc trầm luân trong sóng Tiền Đường”. Có buồn đau, nhưng vẫn vui: “Phải vui mà đương đầu/ Và phải hóa thì mới đương đầu nổi/ Trở thành Ta cật vọt hơn mình”. Đó chính là: “Dân tộc Thiền tông” (Định nghĩa dân tộc, Di cảo thơ III, 1987). Vẫn là những tâm tư lớn của một nhà thơ – nhà tư tưởng lớn!
Người viết thử làm một thống kê về những bài viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều của Chế Lan Viên.Tuyển tập Chế Lan Viên (I, 1985) và Toàn tập (2002): 13 bài, Di cảo thơ I: 7 bài, Di cảo thơ II: 14 bài, Di cảo thơ III: 6 bài. Tổng cộng: 40 bài.
Đó là một con số kỷ lục đưa nhà văn lên hàng kỷ lục gia.
Trong đó, vào những dịp kỷ niệm, năm chẵn: 7 bài. Riêng mùa bệnh 1987 – 1988, qua 3 tập Di cảo thơ: 16 bài.
Có những bài mang nhan đề trực tiếp: Đọc Kiều, Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ, Kỷ niệm Nguyễn Du, Đọc Kiều (3), Đọc Kiều một ngày kia, Kỷ niệm Nguyễn Du (2). Và nhiều bài gián tiếp về Nguyễn Du và Kiều, đặc biệt qua Di cảo thơ (3 tập).
Những suy nghĩ hợp lại một hệ thống ý kiến với ý đồ nghệ thuật của nhà thơ trong cả một quá trình hơn 30 năm của đời thơ nằm trong cuộc đời mới cách mạng. Đề tài chỉ là cái cớ để nói về một chủ đề trực tiếp hoặc gián tiếp.
Những con số đơn thuần nêu trên đã là những bình luận thật sâu sắc, thấm đẫm tư tưởng và tình cảm của nhà thơ – nhà văn hóa – nhà tư tưởng Chế Lan Viên.
Nhà thơ viết và nghĩ về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đó cũng là viết và nghĩ về đời, về thơ, về nghệ thuật qua Nguyễn Du và Truyện Kiều.
2- Chế Lan Viên là người nghĩ nhiều nhất về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Trước hết là nghĩ về đối tượng tác giả và tác phẩm. Đó là vô số cảm xúc suy tư của bản thân , và cũng là sự lắng nghe suy nghiệm qua phong phú dư luận xã hội về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Dễ thấy nổi lên hàng đầu là sự chia sẻ đồng cảm sâu sắc của một nhà thơ tri âm với người xưa. Chủ yếu là sự chia sẻ về tâm trạng và qua đó là tư tưởng, nghệ thuật.
Truyện Kiều là tất cả nỗi lòng Nguyễn Du. Qua đó, chủ yếu là tiếng kêu đứt ruột “đoạn trường tân thanh” của con người thời đại ấy. Một tiếng kêu thương trực tiếp cho cuộc đời, thân phận ba chìm bảy nổi của Kiều, đồng thời là nỗi đau cho một phận người trong xã hội: “Đau đớn thay phận đàn bà”. Tiếng kêu ấy là niềm thương cảm lớn cho một thân phận cụ thể tài hoa bạc mệnh. Truyện Kiều thời xưa, cũng là nỗi đau của Nguyễn Du một thời.
Nguyễn Du, vết thương lòng ta phí máu
Các Anh xưa – Hái theo mùa
Tuy nhiên, trên cả số phận cá nhân là thân phận kiếp người. Thi hào đã thể hiện một nỗi đau nhân sinh: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Nguyễn Du tố cáo xã hội, đồng thời để nói lên nỗi đau mang tính lịch sử - cụ thể của nhà thơ. Ông đã khóc, và mong những giọt Lệ hồi âm (Di cảo thơ I) của những người mai sau: “Nhỏ một giọt sương ngời bên khóe mắt/ Cái Nguyễn chờ chỉ là giọt lệ hồi âm”. Ông hy vọng con người ngày nay “còn biết khóc”.
Chế Lan Viên thay mặt cho lớp thi nhân hôm nay, cũng là đại diện cho chúng sinh “hậu thế”:“Khóc cùng Tố Như” (Tố Hữu): “Lệ ta nhỏ trên Kiều batrăm năm sau”.
Cảm thương để mà tôn vinh là chỗ đến của những câu thơ.
Trước hết, Chế Lan Viên tôn vinh một kiệt tác cổ điển đã trở thành giá trị văn hóa như niềm tự hào của lịch sử. Ca ngợi ngày hôm nay mà không quên ngày hôm qua, hiện tại bắt nguồn từ truyền thống:
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Ta đã yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ,
bát ngát câu Kiều, bờ tre, mái rạ,...
Thời sự hè 72, bình luận
Yêu nước ngày nay là bảo vệ đất nước nghìn năm văn hiến là gìn giữ văn hóa như di sản của cha ông cùng với hạnh phúc hiện thực: “Một câu Kiều cho tới một cành hoa/ Đều là của nhân dân không để mất” (Con mắt Bạch Đằng – con mắt Đống Đa).
Và Nguyễn Du, bậc danh nhân văn hóa thế giới, đã từ lâu được Chế Lan Viên nhiều lần xếp ngang hàng với những thiên tài văn nghệ sĩ trong lịch sử nhân loại. Xâu kim nêu động tác “xâu cây kim” nghệ thuật của Mozart, Lý Bạch, Rimbaud, Holderlin và Nguyễn Du với sự tán thưởng, hết sức khâm phục.
Toàn là cách xâu cuả những thánh thần!
“Cái cây đại thụ âu sầu ấy” – Cái cây truyền kiếp – “Villon cưa, Nguyễn Trãi cưa, Nguyễn Du cưa không ngã”. Rồi cả Chúa Jesus, Thích Ca,... Chỉ đến Mác và chúng ta ngày nay, mới xóa bỏ được “cái gốc siêu hình cây cao bóng cả” để tìm ngày vui Giữa Tết trồng cây của cuộc đời mới: “Biến cái rụng rơi thành sự vun trồng... Dệt cây ta vào với tấm vui đời”.
Đó cũng là tâm trạng của Tố Hữu với Nguyễn Du: “Hỡi người xưa của ta nay/ Khúc vui xin được so dây cùng Người” (Kính gửi cụ Nguyễn Du, ). Chế Lan Viên như nói lên cái khát vọng hạnh phúc, tình yêu con người của Nguyễn Du được hiện thực hoáhôm nay: “Thuở vui buồn Kiều sống giữa lòng dân/ Xưa cánh võng ru hời đêm lạnh giá/ Nay cỏ non xanh mãi tận chân trời” (Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ).
Nhà thơ lớn hôm nay như đồng cảm với thi hào xưa: “Trong đắng cay, ta phải thấy trước ngọt ngào”. Cái có hậu, cái kết thúc đoàn viên của Kiều chính là niềm lạc quan trên cáibuồn nhân thế. Chế Lan Viên đã nâng Nguyễn Du lên tầm một nhà tư tưởng lớn.
Thi hào với con mắt Chế Lan Viên là một nhà nhân vật lớn của nhân loại. Truyện Kiều nói chuyện người sống trong xã hội bạc ác, Văn chiêu hồn kể chuyện của người chết cần được hóa giải nỗi buồn đau, bất hạnh, oan khiên, là chuyện của con người nhân loại. Nhưng, ngay cả Kiều cũng đã mang thân phận kiếp người: “Và câu Kiều đau thì nhân loại cũng đau theo” (Kỷ niệm Nguyễn Du (2), Di cảo thơ III).
Nhà thơ có sự tôn vinh giá trị Truyện Kiều theo cách riêng. Đó là sự tìm thấy hồn xưa dân tộc, nhưng cũng là cuộc nhận ra mình trong thanh bình “hôm nay”. Đó còn là “sức phóng xạ hết lượng tử”“Một ngày kia” ra cả tương lai với con người trong“ ngày mai” giông bão:
Trong câu Kiều xưa, ta tìm ra Nguyễn Du mà tìm cả chính mình
(Đọc Kiều, một ngày kia – Di cảo thơ II)
Tóm lại, đó là sự định vị tác phẩm trong trường kỳ lịch sử, trong nhân sinh cuộc đời cả về tư tưởng và nghệ thuật, mà trước hết là giá trị tư tưởng.
Theo khuynh hướng tư duy, Chế Lan Viên nhìn nhận Nguyễn Du và Truyện Kiều trên cả chính luận, triết luận và thi luận (nghĩ về thơ, về nghề thơ, vềnhà thơ).
Lấy xưa để nói nay, Chế Lan Viên chính luận qua gợi hình ảnh xã hội miền Nam trong chế độ thực dân mới của Mỹ chỉ bằng một thoáng bút: “Tan rã cả thế giới đôla bán và mua tất cả... Thì phải bán mình trăm cô Kiều, nghìn vạn cô Vân/ Hiên Lãm Thúy thành lầu xanh đĩ thõa” (Thơ bổ sung). Thêm một tiếng nói tố cáo mạnh mẽ cho Những bài thơ đánh giặc thời đánh Mỹ.
Tuy nhiên, nổi bật bao trùm là nỗi cảm thương và trân trọng dân tộc khi Đọc Kiều hôm nay: “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc/ Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên... Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc/ Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường”. Chính vì thế mà Chế Lan Viên thấy Nguyễn Du như hiện diện cùng dân tộc trong cuộc chiến đấu hào hùng trong thời đại.
Nhà thơ hiện đại hóa tác phẩm và tác giả trong cảm giác kỳ lạ như Nguyễn Du mới viết ngày hôm qua: “Nguyễn Du, Anh hiện đại biết bao nhiêu!”. Đó là bởi vì con người hôm nay vẫn yêu, ghét như thi hào từng yêu, ghét. Nhất là giấc mơ công lý, khát vọng giải thoát con người của Nguyễn Du như đang đượcbiếnthành hiện thực với lý tưởng chiến đấu Không có gì quý hơn độc lập tự do của con người mớitrong thời đại.
Giá trị nhân văn ngời sáng của Truyện Kiều như một nguồn sức mạnh tiếp sức cho con người hôm nay. Anh binh nhất, binh nhì “lại ngâm Kiều sau một trận giao tranh”. Và một bà mẹ anh hùng nữa: “Đêm thắng giặc Bảo Ninh, mẹ Suốt ngâm Kiều”. Nhà thơ kết luận bằng câu thơ rực cháy: “Câu thơ Nguyễn cũng góp phần đánh Mỹ” (Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ).
Tư tưởng Nguyễn Du xưa, đó là tư tưởng vượt thời đại. Đây cũng chính là suy tưởng tập trung, sâu sắc nhất của nhà văn hóa – tư tưởng Chế Lan Viên.
Theo hướng triết luận, Chế Lan Viên còn có những suy nghiệm sâu xa theo đề tài Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đó là những suy nghĩ về được – mất, biến hoá và bất tử, hiện hữu và phù du, hữu hạn và vô hạn... qua những bài trong các tập Di cảo thơ (Ly biệt ngày nay, Các anh, Vết thương, Nghìn lẻ (2), Chuyến xe, Sông Tiền Đường,...):
Sông Tiền Đường, ai chẳng đi bên
Tên dẫu khác, vẫn là dòng thời gian ấy
Đọc Kiều (3)
Ta cảm ơn Du
Nghĩ xem giữa bốn bể, muôn trùng, mây bay, nước xiết,...
Mà ngẫm lại cuộc đời
Quá đỗi phù du
Kiều
Đây là những suy tư trong hoàn cảnh đặc biệt của nhà thơ – trong mùa bệnh với những thử thách nghiệt ngã nhất vào cuối đời. Nhà văn thanh thản chấp nhận sự ra đi không tránh khỏi với những đoản khúc Tứ thế chi ca. Chính vì vậy, triết lý về mình, về người - ở đây là thi hào, là những điều được trải nghiệm, mang tính chân thật hiếm có như thông điệp minh triết gửi lại cho đời: “Bây giờ đọc Kiều ta cảm ơn ai? Nên rồi Du phải cảm ơn đời/ Ta cảm ơn Du” (Kiều). Những lời cảm ơn tung ra mênh mông “giữa bốn bề, muôn trùng, mây bay, nước xiết,...”
Đã hơn một lần, Chế Lan Viên nói về cái “phù du” – cái phù du mà tồn tại mãi với thời gian như sự nghiệp bất hủ của những thiên tài thi ca.
Triết luận nhìn chung là về nhân sinh, về nhân tình thế thái.
Qua phần thi luận, vẩn có màu sắc triết lý (bàn về bản chất thơ, quy luật vận động thơ), còn có một điều được nhấn mạnh, đó là giá trị, chức năng chân thật chính đáng của thi ca và nhân cách đích thực và cao đẹp của nhà thơ.
Thi luận vẫn là mạch Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ... bất tận của Chế Lan Viên. Những năm cuối đời, nhà thơ có những chiêm nghiệm sâu sắc thông qua Di cảo thơ và thêm sắc màu triết luận về thơ, cho thơ.
Riêng Phần II – Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ (Di cảo thơ III) đã có tới đúng 100 bài đề cập tới nhiều vấn đề, nhiều phương diện trong lý luận văn học và sáng tác thơ.
Chế Lan Viên lại bàn về vấn đề bạn đọc và thơ: (Thơ về thơ, Người làng, Đọc Kiều một ngày kia), về giá trị thơ và vai trò nhà thơ (Mất giá, Con nhặng xanh,...), về phong cách thơ, tức cá tính sáng tạo (Phong cách thơ, Có kịp không,...).
Làm thơ với Chế Lan Viên, đó là cả một sự chuyên nghiệp.
Nhà thơ từng viết rất nhiều chuyện nghề như những trải nghiệm của bản thân và luôn nhiệt tình trao đổi, hướng dẫn với bạn nghề, nhất là với các nhà thơ trẻ. Cuối đời, qua đề tài Nguyễn Du và Truyện Kiều, nhà thơ như trút hết tâm sự và suy nghiệm của mình để hoàn thành cuốn điển pháp về thơ. Hơn thế, với Chế Lan Viên, thơ còn là một nghiệp. PhầnThi luận cuối đời được xây dựng với tất cả tâm huyết và tài năng của một thi nhân – triết nhân và một đạo đức cao đẹp.
Trên cơ sở phê phán loại thơ “kiểu hàng hóa” – chạy theo cơ chế thị trường để đến nỗi Mất giá, nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh vấn đề cần thiết là phảichạy đua về chất lượng (Kỷ niệm Nguyễn Du, Có kịp không, Thơ,...). Một hồn thơ tuyệt đẹp, một nhân cách thơ cao cả, một chức phận nghệ sĩ cao quý là mơ ước phấn đấu cật lực một đời của mỗi nhà thơ (Thơ về thơ (1), Các Anh, Đọc Kiều một ngày kia, Cầm giả ca, Nghìn lẻ (2), Chuyến xe...).
***
Qua cảm nhận và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác và toàn diện về tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của Chế Lan Viên, bạn đọc ngày nay càng tự hào về danh nhân văn hóa và di sản văn hóa bất hủ của dân tộc, nhất là vào những dịp kỷ niệm Nguyễn Du. Đó cũng là sự tôn vinh và tự hào về dân tộc thi thư văn hiến Việt Nam.
Từ đó, thêm một lần chúng ta biết ơn, trân trọng và quý mến nhà thơ lớn Chế Lan Viên đã có những suy tư sâu sắc với giá trị vượt trội. Đồng thời, ta thấy được nhân cách lớn của nhà thơ, nhà văn hóa – tư tưởng tương xứng với đại thi hào.
Không cần đợi đến các dịp kỷ niệm, người đọc có lương tri và tâm huyết – nhất là các nhà văn, nhà thơ cần luôn đọc và đọc kỹ Nguyễn Du. Để thêm thấy mình, thấy cha ông mình, hiểu nhân dân mình, gắn bó thêm với “những gì thương yêu”của dân tộc. Điều quan trọng là, chúng ta phải biết đưa di sản văn hóa quý giá ấy vào hành trang thiết yếu trên bước đường đời.
Chế Lan Viên từng nhắn gửi: “Cha ông còn có thể góp lửa vào chất đẩy sức đốt của ta trong cuộc hành trình... Thời đại xã hội chủ nghĩa rồi đây, thời đại Hồ Chí Minh rồi đây, thời đại thủy chung nhân nghĩa rồi đây, Tố Như ơi, cần gì phải “tam bách dư niên hậu”?”. (Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, Chế Lan Viên toàn tập, tập IV, Văn học, 2009).
CHÚ THÍCH
(*) PGS – TS Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Trọng Huy (2007), Chế Lan Viên – Tinh hoa văn thơ thế kỷ XX, Giáo dục.
[2] Mai Quốc Liên (2014), Nguyễn Du trong lòng các nhà thơ hiện đại, honvietquochoc.com.vn(theoHồnViệtsố 77)
[3] Nhiều tác giả (2000), Chế Lan Viên – Về tác gia và tác phẩm, Giáo dục.
Nguồn : Khoa Văn Học
Sửa lần cuối: