• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn

Chị Lan

New member
Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn

Phật giáo được khai sinh từ chiếc nôi là thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Độ bây giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc tưởng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa. Nhưng Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp nơi.

Hiện nay, thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với tư tưởng tiến hóa của nhân loại đòi hỏi phải thẩm định lại nhiều tư tưởng triết học xưa và nay. Đương nhiên, những tư tưởng mang tính phi lý, lạc hậu, phản khoa học đều phải bị đào thải.

Thế nhưng tòa nhà cổ kính hơn hai mươi lăm thế kỷ của Chân lý Phật giáo vẫn trường tồn cùng năm tháng, thời gian, sừng sững như cây đại thọ giữa núi non trùng điệp.

Điều này chứng tỏ Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá trị tinh thần phong phú, tinh thần ấy thể hiện Chân lý và Giáo pháp của Chân lý Phật giáo, chúng ta đều biết rằng, Chân lý đạo Phật chứng ngộ được do Thái tử Tất Đạt Đa là Đức Thích Ca Mâu Ni cũng ở ngay thế giới này, chân lý này vận hành cùng vũ trụ - nhân sinh (Định lý duyên khởi).

Nó tồn tại khách quan trong sự sống của loài người. Do đó Đức Phật có xuất hiện hay không, nó cũng vận hành như vậy, nó lấy những điều Nhân bản, Vô ngã, Từ bi, Bình đẳng mà làm căn bản để vận hành.

Cũng vậy! Phật giáo Việt Nam vẫn sống trong lòng dân tộc, thịnh suy theo vận đất nước, Phật giáo có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho mọi người và phát triển quốc gia trong thời kỳ hội nhập, làm nền tảng luân lý để xây dựng một xã hội tiến bộ, đạo đức, trí tuệ cho mọi người.

Nhân bản là đánh thức con người đức tín tự tin, tự chủ, tự trọng với tinh thần trách nhiệm bản thân và xã hội; Vô ngã: đánh thức cái ta, còn gọi là cái tôi, cái của tôi, nó giả tạo, mong manh, không bền chắc, luôn luôn biến chuyển. Thay thế bức tường thành ích kỷ, trở thành sự hy sinh nhẫn nhục.

Trong Phật giáo quan niệm: Mọi người đều bình đẳng có trí tuệ như nhau, nhưng đặc tính cố hữu của từng người khó hay dễ, mau hay chậm, chỉ khác nhau để nhận được trí tuệ này. Phật giáo lấy từ bi vị tha là quan điểm quan trọng khiến phát huy và tồn tại trên toàn cầu. Nhưng muốn làm được những việc này, bản thân Phật giáo phải đào tạo cho được con người chúng ta ứng dụng được việc đó.

Những triều đại trước, các nhà sư là thành phần ưu tú của xã hội, thông minh, đức hạnh. Phật giáo từ thời các nhà vua Lê, Lý, Trần, qua các trường Đại học Phật giáo cung cấp cho xã hội giai tầng trí tuệ. Vì thế, tư tưởng và hành động người tu sĩ Phật giáo khác người thường.

Một đằng vì lợi ích cá nhân, một bên vì lợi ích cho đại chúng. Phải vận dụng trí tuệ hòa nhập vào cuộc sống và xã hội, giúp người an vui hạnh phúc, làm sáng tỏ Phật pháp. Đạo Phật là đạo trí tuệ, tự bản thân mình phải rọi tuệ giác vào cuộc sống để nhập thế hành đạo.

Trực diện với mọi người để hiểu thêm "chư pháp thường không tánh, các vật điều giả hợp, hay không cố định" chúng ta có thể hướng dẫn, thay đổi được người xấu, thay đổi diễn biến trong cuộc sống, làm giàu đẹp văn minh trí tuệ xứ sở chúng ta, chúng ta có thể liên hệ mấy đặc tính sau:

1 - Nhân bản: Điểm căn bản nhất mà chúng ta nhận thấy được ở Chân lý Phật giáo là, Vị giáo chủ không phải là một thần linh, không phải là một thượng đế đầy quyền uy thưởng phạt, mà là một con người thật sự như bao nhiêu con người khác tên là Tất Đạt Đa, ngài thuộc giai cấp Sát Đế Lợi, dòng dõi vua chúa, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da.

Ngài sinh ra, lớn lên, đi học. Vợ của ngài là công chúa Da Du Đà La, con của ngài là La Hầu La. Ngài thấu rõ nỗi thống khổ của sinh, lão, bịnh, tử, ngài chứng kiến những lầm than cơ cực của dân chúng trước những bất công của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Ngài đã một mình ra đi tìm phương pháp giải quyết những vấn đề trên. Sau những tháng năm học đạo với các đạo sĩ nổi tiếng mà kết quả vẫn không làm vị đạo sĩ trẻ tuổi, thông minh Tất Đạt Đa giải quyết những vấn đề bức xúc trong lòng.

Cuối cùng ngài quyết định tự mình tham cứu. Suốt 49 ngày tham thiền nhập định dưới cội cây Bồ đề. Ngày cuối cùng, khi sao mai vừa mới mọc, ngài đã thấu đạt được Chân lý, rõ được chân tướng của vạn pháp. Ngài đã giác ngộ và thành đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Sự kiện trên đây đã hình thành một khái niệm về tính nhân bản của Phật giáo. Đạo Phật quan niệm, con người là trung tâm điểm, hay nói cách khác, không có nhân loại thì không có Chân lý Phật giáo hiện hữu trên cõi đời này.

Trong thế giới quan của đạo Phật, chủng loại chúng sinh được chia thành sáu bậc: Thiên, Nhân, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Trong sáu giới ấy, con người được coi là hội đủ điều kiện tốt nhất để đạt đến các quả vị tu chứng trí tuệ trong Phật giáo.

Chân lý Phật giáo giải thích rằng: Ở cõi Thiên thì khó nhận thức được khổ đau vì cuộc sống của họ quá ư sung sướng. Trái lại, các cõi Atula, Địa ngục, Súc sinh, Ngạ quỷ, chúng sanh quá si mê, ngu dốt trong hoàn cảnh tối tăm đọa đày nên cũng không dễ nắm bắt được Chân lý Phật Đà.

Duy chỉ có cõi Nhân, bản thân con người mới có hoàn cảnh nhận thức được khổ đau của cuộc sống (đây là điều kiện thích ứng để dễ dàng khai sáng) và có khả năng khai sáng được ngọn đèn trí tuệ nơi chính tấm thân nhỏ bé này.
Trong quan niệm Chân lý Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân mình ở cả ba thời: Quá khứ, hiện tại và vị lai, là thượng đế duy nhất có toàn quyền thưởng phạt cho chính cuộc đời mình. Ngoài mình ra không ai hoặc bất cứ thần linh nào có khả năng đưa mình lên thiên đàng hay ném mình xuống địa ngục. Trong Kinh Pháp Cú, câu 145, Đức Phật dạy rằng:

"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch".

Lại nữa, Phật giáo luôn đề cao nỗ lực và ý chí của bản thân con người. Tinh tấn là một trong những đức tính quyết định việc thành tựu đạo quả Bồ Đề. Đến bờ giác ngộ chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, bạc nhược.

Với những tâm hồn khát khao tự do và giải thoát tuyệt đối, dốc hết sức bình sinh cùng với sự hiểu biết Chân lý của đạo Phật, mỗi chúng ta chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt đẹp trên bước đường tu học tập và nhập thế. Nhược bằng ngược lại, cho dù có ngàn vị Phật giang tay tế độ cũng không làm sao đưa chúng ta thoát khỏi biển trần lao đầy thống khổ này.

Ngoài ra, Phật giáo còn đề cập đến những trường hợp của những người thời chưa có Đức Phật ra đời. Có những con người tự lực, tự vận dụng triệt để ý chí, khả năng của chính mình trong quá trình tư duy, chiêm nghiệm và tu tập đúng đắn, quán tưởng và thấu rõ lý vô thường của vạn pháp vẫn có thể bừng sáng được Chân lý. Đức Phật công nhận những người này là Bích Chi Phật.

Tính nhân bản đã được thể hiện mạnh mẽ ở điểm này. Đây là một điểm ưu việt của Chân lý đạo Phật mà chúng ta khó tìm thấy ở một giáo lý của bất cứ tôn giáo nào khác: Một vị giáo chủ lại đề cao khả năng của con người một cách khách quan hiện thực như vậy. Xuất phát từ tính nhân bản này, nhân cách con người được tôn trọng triệt để trong đạo Phật: Quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng đều có một giá trị đích thực.

Điều đáng nói nhất là khả năng của con người mà Phật giáo luôn nhấn mạnh, đó chính là trí tuệ chính mình tự có. Đây là khả năng tối cao của nhân loại, là di sản vô cùng quý báu mà bất kỳ ai cũng có, nếu biết vận dụng và phát huy đúng đắn, thì có thể tiêu diệt mọi khổ đau, đạt đến bến bờ hạnh phúc.

Điều này đã được minh chứng cụ thể qua đời sống của Đức Phật cũng như những bậc tiền nhân kế thừa trong lịch sử đạo Phật. Đức Phật đã tuyên bố: "Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật".

Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, từ cuộc sống thô sơ lạc hậu từ xa xưa cho đến hôm nay, những phát minh khoa học cùng với thành quả của nó đã đưa nhân loại đến thời kỳ vàng son của sự tối tân hiện đại. Kết quả ấy có được là do khả năng khối óc của con người.

Dù vậy, theo phân tích của Chân lý Phật giáo khả năng đó chỉ mới là một phần nhỏ giới hạn của trí tuệ, hay nói cách khác, con người khoa học chỉ mới vận dụng được một phần trí sáng thế gian của mình, chứ chưa phải là toàn bộ trí tuệ của mỗi con người từ nơi tâm thanh tịnh nơi chính mình sẵn có.

Như Đức Phật đã chỉ rõ trong giáo điển, thuật ngữ đó tạm gọi là trí tuệ Bát Nhã, và chính trí tuệ ấy là chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa Vô Sanh Niết Bàn Tịnh Tĩnh hạnh phúc.

Đối với Phật giáo, con người vốn là một chúng sanh ưu việt, có rất nhiều tiềm năng phi thường, nếu chúng ta khéo triển khai, thì không gì không thể thực hiện được trên cõi đời này.

Như vậy, ta có thể nói rằng: Phật giáo là đạo của con người, xuất phát từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là một đấng giác ngộ nhưng ngài chính là một con người, ngài đã cất tiếng nói và có một đời sống của con người, vì con người mà ngài khai thị Chân lý, hướng dẫn con người đi đến cuộc sống thực sự an vui, hạnh phúc.

2 - Bình đẳng: Chúng ta biết rằng: Phật giáo đã ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng phức tạp của một đất nước, mà trong đó đời sống con người phải chịu nhiều bất công, trong một xã hội phân chia năm giai cấp lâu đời là Ấn Độ. Một là giai cấp Bàlamôn giáo tập trung số người tu của 62 đạo khác nhau, chủ trương công việc nghi lễ, tế tự, cúng tế.

Giai cấp này chiếm vị trí tối cao. Hai là giai cấp Sát Đế Lợi, tập trung dòng dõi vua chúa, là giai cấp nắm quyền điều hành xã hội. Ba là giai cấp thương gia giàu sang. Giai cấp thứ tư là Tỳ Sá, bao gồm những người bình dân.

Giai cấp thứ năm là thuộc giai cấp Thủ Đà La, họ là những người hạ tiện hay còn gọi là dân nô lệ. Hai giai cấp Bàlamôn và Sát Đế Lợi thuộc giai cấp thống trị. Năm giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ làm nô lệ đời đời tạo thành một xã hội đầy rẫy những bất công.

Ngay trong buổi hoàng hôn tối tăm đó, một hiền nhân thuộc dòng dõi vua chúa đã dũng mãnh gióng tiếng chuông tiên phong, phá tan bóng đêm của xích xiềng nô lệ và bức tường phi lý phân chia giai cấp bằng một châm ngôn bất hủ: "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn".

Lời tuyên bố hùng hồn của Đức Phật là nền tảng hình thành một hệ thống giáo lý mà trong đó tính bình đẳng được thể hiện trọn vẹn trên phương diện lý thuyết và cả thực tiễn.

Theo Phật giáo, vạn vật trên thế giới này đều tùy thuộc nhân duyên mà sanh khởi. Cũng vậy, sự khác nhau về địa vị, hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khổ, ngu dốt hay thông minh, tất cả đều hoàn toàn do hành vi tạo tác của mỗi con người, chứ không phải do tự nhiên hay được sắp đặt theo thông lệ hay bất kỳ một quy định nào.

Trên tinh thần này, sự phân chia giai cấp trở thành phi lý và vô nghĩa. Việc Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngôi vị đế vương, quay lưng với tất cả mọi vinh hoa phú quý, khước từ mọi đặc ân cao tột dành cho giai cấp vua chúa.

Ngài đã một thân độc hành với mảnh áo vá thô sơ, đầu trần, chân đất, vân du đây đó, hình ảnh đó đã thể hiện tinh thần bình đẳng tuyệt vời của ngài. Và cũng chính Đức Phật, với đời sống giản dị khiêm tốn đã thể hiện tấm lòng bình đẳng trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sanh. Ngài rải tình thương vô biên xuống muôn loài một cách công bằng, vô phân biệt.

Từ hạng cùng đinh như gã gánh phân, thợ cạo tóc cho đến hạng vua chúa giàu sang phú quý, từ hạng thấp hèn ty tiện như gái giang hồ cho đến bậc quyền uy, Đức Phật luôn thương yêu chân tình, giúp đỡ, khuyên dạy để họ nhận thức được tính chất thật của cuộc sống tự thăng hoa tâm hồn, đạt đến an lạc hạnh phúc. Lòng bình đẳng ấy không phải dừng lại mà lan tỏa khắp muôn loài muôn vật.

Ngài đã dạy rằng "Tất cả chúng sanh đều có một tâm lý tham sống sợ chết. Vì vậy, không có lý do gì ta nỡ cướp đi mạng sống của kẻ khác, như vậy là không bình đẳng". Tâm trạng buồn nhớ mẹ của một chú cừu non lạc đàn chẳng khác gì sự đau buồn của một người mẹ phải chia lìa với đứa con thơ, bởi một nguyên nhân nào đó. Và vì vậy, sinh mạng của một con vật cũng quý như bất kỳ sinh mạng của một con người.

Với quan điểm này, trên bước đường du hóa, có lần Đức Phật đã tự tay bế một chú cừu non lạc đàn tìm về với mẹ. Và cũng chính ngài đã lên tiếng giải thích và vạch rõ những ngu xuẩn của bọn người mê tín, dị đoan làm lễ tế thần bằng cách dâng lên những con thú sống. Ngài đã cứu lấy những con vật thoát khỏi cái chết hỏa thiêu chỉ vì sự tín ngưỡng mù quáng.

Trong giáo điển, Phật giáo quan niệm rằng: Tất cả mọi loài chúng sanh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé đều có ẩn một khả năng thành Phật (Phật tính) nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó hay dễ, nhanh hay chậm khác nhau. Điều này có thể tóm ý trong một câu kinh: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Đây là nền tảng để hình thành đức tính bình đẳng triệt để, vô phân biệt trong đạo đức luân lý của Phật giáo.

3 - Từ bi: Tinh thần từ bi, vô ngã vị tha là một trong những quan điểm quan trọng khiến Phật giáo phát huy và tồn tại khi đến bất cứ quốc gia nào. Chính điểm này là một trong những căn bản tạo nên mạch sống cho Phật giáo mãi trường tồn cùng lịch sử tiến hóa của nhân loại.

Từ bi là chất liệu không thể thiếu trong đạo Phật. Từ là thương cho vui. Bi là thương cứu khổ. Đó là trọng trách thiêng liêng mà Chân lý đạo Phật mang theo suốt chặng đường hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển. Nó được thực hiện bằng mọi cách và ở bất cứ nơi đâu. Chính vì sứ mạng thiêng liêng này mà đạo Phật đã đi theo lịch sử loài người, phát triển nhịp nhàng bằng chất liệu tình thương mà hoàn toàn không sử dụng bạo lực, bạo quyền.

Chất liệu tình thương của Phật giáo như dòng suối mát lạnh, ngọt ngào làm cho vạn vật tốt tươi, cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Từ bi đã hiện hữu giữa cuộc đời là thần dược xoa dịu những nỗi đau của nhân loại, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan những oán căm thù hận. Và còn hơn thế nữa, lòng từ bi còn giải quyết những căn bản khổ đau của kiếp phù sinh, đưa người ta đến an vui trọn vẹn.

Theo nghĩa, "Từ nghĩa là từ năng giữ nhất thiết chúng sanh chi lạc, Bi nghĩa là bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ" hay vắn tắt là "Từ năng giữ lạc, bi năng bạt khổ". Như vậy, từ bi mang niềm vui cho tất cả chúng sanh. Ở trong lãnh vực tình cảm, tình thương yêu của Phật giáo có thể so sánh với lòng mẹ thương con bao la rộng rãi. Tuy vậy, khi đi sâu vào ý nghĩa của nó, chúng ta thấy rằng lòng từ bi là một tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ, bao trùm lên tất cả muôn loài.

Trong thế gian, thương yêu bao giờ cũng đi đôi với hạnh phúc. Tuy nhiên, những loại tình cảm ở đời chỉ giới hạn trong một mối quan hệ, một đẳng cấp, một chủng loại, một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài, lắm khi chúng ta thường đối xử hững hờ, kỳ thị với nhau, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng khiếp.

Trong khi đó, từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi ích kỷ của thế gian, không bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không chứa đựng bất cứ ý niệm kỳ thị nào.

Đối với Phật giáo tất cả chúng sanh đều là bạn hữu, và mọi nơi chốn trên thế gian này đều là nơi chôn nhau, cắt rốn, là quê hương, xứ sở của mình. Lòng thương yêu vô cùng ấy tựa như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không gian, bao trùm vạn vật, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật.

Từ ý nghĩa này, Phật giáo có một tinh thần khoan dung và tha thứ. Chúng ta đang sống giữa một thời đại quyền lực và danh vọng đang khống chế con người, tham vọng của nhân loại bùng vỡ một cách cùng cực, chiến tranh liên tục xảy ra, những cuộc chạy đua kinh tế, chính trị, quân sự đang phô bày khắp trên thế giới, lửa hận thù tràn ngập khắp hành tinh.

Thảm trạng này đang có cơ hội đưa nhân loại đến vực thẳm của sự diệt vong. Chính ngay lúc này, từ bi là chất liệu rất cần thiết cho cuộc đời. Và chỉ khi vận dụng lòng từ bi của Chân lý Phật giáo, chúng ta mới thực sự đủ năng lực dập tắt ngọn lửa chiến tranh và hận thù đang ngút ngàn giữa buổi hoàng hôn của thế kỷ XXI này.

Đức Phật đã dạy: "Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù, đó là định luật từ ngàn xưa".

4 - Vô ngã: Nhận xét về thế giới sự vật hiện tượng, Phật giáo khẳng định rằng mọi sự vật, hiện tượng trên cõi đời này đều không có một tướng trạng nhất định, tất cả đều luôn biến đổi, chuyển động không ngừng. Nói cách khác, sự vật, luôn luôn chảy và biến đổi. Trong khi đó nhận thức thông thường của chúng ta tưởng chừng như mọi vật đang thực sự hiện hữu và cố định. Kỳ thực, tất cả vạn vật đều đang chuyển động một cách vi tế mà ta khó nhận thấy được.

Nhưng nếu bình tâm và chịu khó quan sát, ta có thể thấy rõ điều này. Chỉ cần nhìn vào các sự vật quen thuộc nhất trong đời sống thường nhật như cái bàn, căn nhà… ta sẽ nhận thức được ý nghĩa ấy. Cái bàn khi mới hoàn thành, nó rất mới, nhưng qua một thời gian sau, nó đã trở thành cũ.

Và cứ thế, theo thời gian, nó cứ cũ dần và cuối cùng hư hoại, có thể chỉ còn là những mảnh vụn. Tất cả các sự vật cũng đều tuân theo quy luật ấy. Vì vậy ta có thể nói rằng, tất cả các tướng đều là tạm thời, và nó luôn chuyển đổi.
Các sự vật mà ta nhận biết được chẳng qua là một tướng trong một chuỗi thay đổi liên tục của vô số tướng trạng từ mới đến cũ, từ trẻ đến già, từ sanh đến diệt. Phật giáo tạm phân quá trình vận động ấy thành bốn giai đoạn: Sanh, Trụ, Dị, Diệt hay Thành, Trụ, Hoại, Không.

Như vậy, tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều hoàn toàn không có cái chủ thể nhất định, nó luôn biến động. Vì vậy, tất cả đều là Vô ngã, nghĩa là không có một tướng trạng nào của sự vật là nhất định, bất di, bất dịch cả. Đây gọi là Vô ngã tính.

Liên hệ bản thân của mỗi người, vì không thấy rõ được sự thật của tướng trạng này, không nhận biết được sự giả hợp của ngũ uẩn mới tạo thành tấm thân này. Nên ngay từ lúc lọt lòng mẹ, một cái tên gọi cùng với nhận thức sai lầm về cái tôi đã tạo thành một ngộ nhận căn bản về sự hiện hữu, về giá trị của một con người. Từ đó tính chấp và sự ích kỷ hình thành, đây chính là giềng mối của bao sự thống khổ mà chúng ta phải cưu mang suốt cả kiếp người.

Chính ảo mộng về cái của tôi và cái tôi đã đưa đến thảm trạng chiến tranh, hận thù, cấu xé lẫn nhau. Chân lý Phật giáo đã soi sáng chân tướng của vạn pháp bằng ánh sáng Chân lý Vô ngã, sự soi sáng ấy không nhằm mục đích thỏa mãn tri thức của nhân loại, mà nó mang ý nghĩa trình bày một sự thực về tướng trạng của con người và thế giới. Đồng thời xây dựng cho nhân loại một nhận thức đúng đắn, hướng đến một nếp sống cao đẹp, đầy tình người.

Thật vậy, khi chúng ta đã nhận thức được thực trạng của tấm thân ta, thấu rõ được cái ta - còn gọi là cái tôi, cái của tôi - chỉ là những gì rất mong manh, không bền chắc, luôn biến chuyển. Khi ấy bức tường thành của sự ích kỷ, nhỏ nhen mới thực sự sụp đổ, ranh giới của chủ nghĩa cá nhân mới bị xóa nhòa, thành trì bảo thủ mới được thật sự phá vỡ, lòng bao dung, vị tha sẽ bừng sáng trong tâm hồn của mỗi con người.

Nhân loại sẽ xích lại gần nhau hơn để mỉm cười, thương yêu và cùng sống với nhau trong tinh thần bao dung hòa ái và tha thứ lẫn nhau, sẵn sàng quên đi những lỗi lầm mà chúng ta đã từng gây tạo cho nhau, hạnh phúc thực sự hiện hữu ngay trên quả đất này.

Tinh thần Vô ngã vị tha là một trong những điểm quan trọng khiến Phật giáo tồn tại và phát huy khi đi đến bất cứ một quốc gia nào. Chính điểm này là một trong những căn bản tạo nên mạch sống cho Chân lý Phật giáo tồn tại cùng với lịch sử tiến hóa của nhân loại. Phật giáo bao giờ cũng hiện hữu vì hạnh phúc, an lạc của mọi người.

Với tình trạng hiện thời của thế giới, tiếng chuông báo động của những nhà khoa học về các nguy cơ của trái đất thân yêu đang gióng lên liên tục, sinh mệnh của nhân loại đang bị đe dọa bởi quá nhiều nguyên nhân do chính mình gây tạo. Ngồi lại với nhau trong tình trạng yêu thương đoàn kết và cùng một chí hướng là điểm quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên - tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau là nhân tố cần thiết để thực hiện được điều ấy.

Những điều vừa trình bày trên đây: Nhân bản, bình đẳng, từ bi, vô ngã là những trọng điểm được đề cập trong Chân lý Phật giáo. Nhưng nó cũng là yếu tố cần thiết cho mọi người. Nếu muốn tạo hạnh phúc thật sự cho chính bản thân mình và thiết lập một nền hòa bình cho nhân loại.

Như vậy chúng ta có thể nói rằng: Chân lý đạo Phật là con đường để tự giải quyết những điều cơ bản nhất của con người, mặc dù đối tượng của Phật giáo là tất cả chúng sanh, nhưng con người là trung tâm điểm, là đối tượng chính để mang bức thông điệp cho cuộc đời, là loài người có khả năng tốt nhất để thực hiện bức thông điệp ấy. Muốn thực hiện được bức thông điệp ấy, nghĩa là phải thực sự vận dụng những tinh hoa của Phật pháp vào trong đời sống và tâm hồn của chính mình.

Mặc dù cuộc sống luôn biến động theo dòng chảy của thời gian, nhưng trong sự mong manh phù du ấy, ta vẫn luôn nhìn thấy một điều gì thật dễ thương, thật ý nghĩa, thật thú vị giữa trần gian đầy mộng mị. Chỉ khi nào con người sống trọn vẹn với tinh thần cao đẹp ấy của đạo Phật, chúng ta mới thấy, mới hưởng được niềm hạnh phúc vô biên.

* Trích từ tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, diễn ra từ ngày 4 tới ngày 7/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.

Giảng sư Thích Huệ Đăng​
 
Trước kia mình là người chỉ tin tưởng vào khoa học kĩ thuật,những gì được soi sáng bằng khoa học thì mới công nhận .Khi tìm hiểu về Đạo Phật mới thấy đây chưa hẳn là một tôn giáo bởi người sáng lập ra Đạo Phật là một nhân vật có thật trong lịch sử chứ không phải thần thánh hay thượng đế nào cả,nếu nói chính xác hơn thì đây cũng là một hệ tư tưởng.
Ngày xưa Đức Phật cũng đã nhìn nhận Đạo của ông sẽ có giai đoạn gọi là Mạt Pháp và nó tương ứng với thời đại ngày nay.Bây giờ các đường lối tu tập giải thoát đã không còn được như Phật giáo nguyên thủy ,sai đường lối nhiều nên ít người thành Đạo.Người tu hành đã vậy còn các tín đồ thì cũng không nằm ngoại lệ.Đi chùa vốn là để tu tâm dưỡng tính,là để rèn luyện tâm linh vậy mà giờ đi chùa là để cầu xin tiền bạc,quyền lực chức tước.Có những sự việc trên là do tư tưởng nguyên thủy đã bị phân hóa nhiều và bị lai căn nhiều dòng ý thức hệ khác vào nữa.Để khắc phục tình trạng mạt Pháp thì chỉ có thể chấn hưng,đưa sự phát triển sang một chu kì mới là làm cho nó quay về như lúc ban đầu nhưng trên cỏ sở cao hơn về chất,nghĩa là phục hưng lại những tư tưởng nguyên thủy của Đức Phật.

Nhà khoa học vĩ đại Anbe Einstein đã từng nói:"Nếu có một tôn giáo dẫn đầu thế giới trong thế kỉ tâm linh này thì chỉ có Đạo phật".
Khi các phát kiến khoa học ra đời đã làm nhiều đường lối tư tưởng của các tôn giáo bị ảnh hưởng lung lay thì chân lí Phật giáo vẫn vững như bàn thạch,chứng tỏ tầm nhìn rất xa đi trước thời đại của Đạo Phật.Thuyết tiến hóa Darwin không làm cho Phật giáo lung lay mà còn củng cố thêm tư duy biện chứng và được người Phật tử chấp nhận.Đạo phật cho rằng ngoài thế giới (Trái Đất) của chúng ta thì còn rất nhiều hành tinh khác nữa trong vũ trụ,điều này Thiên văn học đã công nhận,con người cũng phải tiến hóa chuyển kiếp tiến hóa qua nhiều cấp độ ,nhiều cõi sống khác nhau,thậm chí là phải làm con vật...rồi chuyển tới các dạng sống cao cấp hơn.
Thiền đã được tìm hiểu và phần nào rút ra những kết luận khoa học về lợi ích của thiền đối với sức khỏe,tinh thần,trí tuệ và tâm linh mặc dù còn có những điều khoa học chưa giải đáp hết được song sau này sẽ có lời giải thỏa đáng.
Vấn đề tâm linh cũng đã có những trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và môn khoa học Cận tâm lí có sự tham gia của các nhà ngoại cảm.

Người duy vật nói con vượn tiến hóa là nhờ biến đổi hình thể,người duy tâm nói con người tiến hóa hơn con vật là vì có ý thức,trí khôn nhưng đường lối trung lập sẽ nói con vượn tiến hóa căn cứ vào khả năng làm chủ đôi tay và các cơ quan khác của nó.Từ chỗ ăn sẵn lệ thuộc vào tự nhiên đã biết chủ động tạo ra lửa,chăn nuôi trồng cấy.Từ chỗ là các dạng cát bụi chất vô cơ rồi chuyển thành dạng sống hữu cơ có khả năng tự nhân đôi tự đổi mới...là căn cứ cho quan điểm trung lập này.
Trong đời sống xã hội khi mà đời sống vật chất và tinh thần cực kì phong phú nhưng con người vẫn thấy có sự bất ổn,thậm chí là bị tha hóa và nô dịch vào những thứ đó thì đạo Phật vẫn là phương hướng giải thoát hay nhất,bởi Đạo phật khơi dậy nội lực và sự tự chủ của con người ,khi đã tự chủ thì sẽ có hạnh phúc.
Vấn đề bình đẳng giới,bình đẳng giữa con người ,giữa quốc gia dân tộc với nhau,hay thậm chí là cả với loài vật cỏ cây là những tư tưởng về hòa bình đang vẫn còn nóng với thời đại ngày nay khi mà phân hóa giàu nghèo,chiến tranh,bạo lực ô nghiễm môi trường sinh thái,đấu tranh giai cấp...vẫn còn đó.

Rõ ràng là nếu lấy thực tiễn để làm sáng tỏ tư tưởng thì Đạo phật là một giáo lí hay và khoa học rất cần được quan tâm và có chỗ đứng tương xứng trong thời đại ngày nay.
 
Không tính là vấn đề trung tâm và cũng là trừu tượng nhất của giáo lí nhà Phật,nó có nghĩa là trống rỗng ,trống không còn nếu diễn giải sâu hơn có nghĩa là không còn tranh đấu,dứt điểm mâu thuẫn,không có sự phân biệt phân hóa,bình đẳng như nhau,không có biên giới...
Đạo Phật cho rằng nguyên bản của vạn vật là tính không.Sự vật hiện tượng nào cũng không thể tự hình thành ra mình,đó là do có sự tác động của sự vật khác tạo ra,chính những sự kết tập các yếu tố từ bên ngoài đã hình thành lên sự vật hiện tượng,tạm gọi là nó nhưng chẳng có gì là của nó cả.Ví như thân xác con người là do tinh cha huyết mẹ mà thành,do thức ăn,môi trường nuôi lớn,ý thức thì được học tập dạy dỗ mà có...tất cả là do các yếu tố bên ngoài tạo ra.Vậy tôi là ai? Và nếu công nhận tính không thì khác gì xóa bỏ đấu tranh và như vậy đồng nghĩa với xóa bỏ sự vật hiện tượng.
Cần phải làm rõ vấn đề này hơn để tất cả hiểu hơn về Đạo phật.

Khi nghiên cứu xã hội loài người,Karl Marx đã chỉ ra đấu tranh giiai cấp như là động lực của phát triển xã hội,nhân dân đấu tranh thay thế nhà nước này bằng một nhà nước khác là cái logic của lịch sử.Nhưng Marx cũng chỉ rằng cái đích cuối cùng sẽ là tiêu vong nhà nước,xóa bỏ nhà nước như thế đồng nhất với xóa bỏ đấu tranh giai cấp,xóa bỏ sự phân chia nhà nước với nhân dân,quay về như là lúc nguyên thủy,và đến đây mâu thuẫn đã được giải quyết dứt điểm hoàn toàn.
Trong Triết học Trung Hoa ngoài triết lí Thái cực còn có triết lí vô cực.Vô cực vốn không có giới hạn,là cái có trước Thái cực,do nhiễm phải vô minh mà hình thành Thái cực,Thái cực thì phải có sự chuyển hóa không ngừng chỉ đến khi tỉnh ngộ thấy thái cực là giả hoặc mới giải thoát ra ngoài dòng chảy bất tận trở về vơi nguyên bản vô cực.
Đạo phật xuất phát từ quan điểm đấy mà cho rằng Âm dương ngũ hành cùng mọi sự chuyển hóa mà ta thấy chỉ là huyễn hoặc,Sinh tử chuyển hóa như là sự phủ định lẫn nhau theo chu kì vòng xoáy bất tận,là bể khổ luân hồi chỉ khi nào tỉnh ngộ thì sẽ thoát ra khỏi vòng xoáy đó,vượt ra ngoài sinh tử ,về trạng thái Không âm dương,nhảy ra ngoài ngũ hành nhập Niết Bàn tuyệt đối tĩnh lặng và thành Phật.
Chúng ta đã thấy hiện tượng các Thiền sư đưa huyết áp nhịp tim của mình về mức không,dừng luôn sự hít -thở trong hô hấp,giảm quá trình phân giải và tổng hợp các chất trong cơ thể,tâm thức trống rỗng...
Giáo lí của nhà Phật có nét tương đồng với quan điểm vô vi của Lão tử hay Chúa,Thượng đế của tôn giáo phương Tây.
Nếu công nhận Thượng đế thì sẽ công nhận cái tuyệt đối."Sáng tạo là sự khởi đầu từ không",hay là "Thượng đế ở trong chúng ta,chúng ta sinh ra từ Thượng đế và sẽ trở về với Thượng đế" (Kinh Thánh) .Nếu theo suy luận này thì Thượng Đế cũng giống như tính không của Phật giáo,cũng là cái tuyệt đối và cái đích cuối cùng của giải thoát.
Sự tương đối chỉ đúng với những gì đang phân hóa,còn có mâu thuẫn khác biệt còn trong trạng thái tính không vốn không có sự phân hóa tranh đấu thì sự tương đối không áp dụng được.
Mỗi sự vật hiện tượng có không gian thời gian riêng của nó,và các sự vật hiện tượng bị tách rời phân li nhau mà không gian thời gian trở thành tương đối với nhau.Cái ô tô đang chạy với chính nó là đứng yên,người đứng trên đường so với mình là đứng yên,nhưng ô tô và người lại là chuyển động so với nhau đó chính là mâu thuẫn,chính là tương đối.Vì thế mới nói cái ô tô không thể đuổi được người đi bộ vì nếu đuổi kịp thì phải dừng ở cùng vị trí vào cùng một thời điểm với người đang đứng song lại không thể duy trì trạng thái đứng im tạm thời ấy mãi được.
Nhưng nếu người bước lên ô tô thì tức là đã có sự hợp nhất vị trí,xóa bỏ phân hóa ,dù ô tô và người có đi đâu vào thoài điểm nào chăng nữa thì lúc này không gian thời gian vẫn là trùng nhau.

Tính không là hoàn toàn có cơ sở chứ không phải là giáo lí hoang đường,tuy đó là cái đích mà sau này mới đạt tới song cũng là quy luật phát triển khách quan.
Không có đồng hóa -dị hóa thì con người sẽ chết,nhưng rõ ràng là con người chúng ta rồi ai cũng phải có lúc chết,mà chết thì lại là lúc chấm dứt quá trình đồng hóa -dị hóa.
 
Luận cứ "Thỏ và rùa" cho rằng con thỏ dù nhanh tới mấy cũng thể đuổi kịp con rùa.Trong toán học giữa hai điểm khác biệt sẽ tạo ra đoạn thẳng,và trên đoạn thẳng có vô số điểm,con thỏ muốn đuổi kịp con rùa thì phải vượt qua vô số chướng ngại vật nên chẳng bao giờ tới nơi.Giả sử Thỏ ở vị trí A1 còn rùa ở A2,khi thỏ tới A2 thì rùa đã tới A3 xa hơn,Thỏ tới A3 thì rùa lại tới A4...cứ thế con thỏ chẳng bao giờ đuổi kịp.Luận cứ này nói lên tính mâu thuẫn không ngừng phát sinh đồng thời tự giải quyết của sự vật.Thỏ tới chỗ rùa mâu thuãn tạm thời lắng xuống trở về trạng thái đứng im tương đối,sau đó rùa đi chỗ khác mâu thuẫn lại bùng phát và quá trình vận động lại tiếp tục.Xét về chiến thuật thì con thỏ tuy nhanh nhưng lại không tự chủ,chạy theo con rùa một cách bị động,con rùa chậm song lại dành thế chủ động,quyết định .Khi nào thì con thỏ đuổi kịp con rùa? Trong hình học tuy là một điểm song cũng là vô số điểm trùng nhau,chỉ khi nào ở vị trí trùng nhau thì mới có sự tuyệt đối.
Định nghĩa không gian thời gian có 2 phát biểu cơ bản:
"Mỗi sự tồn tại sẽ xác định ra khoảng không gian tương ứng với nó mà chính sự tồn tại đang tồn tại trong khoảng không gian đó".Sự tồn tại của các điểm sẽ định ra tọa độ tương ứng trong hệ trục tọa độ,một vật thể sẽ định ra không gian có hình dạng và thể tích giống nó còn màu sắc,khối lượng thì không.Như vậy không gian chỉ phản ánh những thuộc tính cơ bản nhất của vật chất,nó như là cái bóng không tách rời,là khái niệm cơ bản của vật chất.
"Mỗi sự vận động sẽ xác định thời gian tương ứng với nó mà chính sự vận động đang trải qua khoảng thời gian đó".Từ vòng quay của Trái Đất mà tạo ra lịch,vòng quay của kim đồng hồ mà đo thời gian,xa xưa hơn người ta lấy bóng nắng,lấy nén hương cháy để tính thời gian.
Sự tồn tại và sự vận động không tách rời nhau nên không gian thời gian cũng luôn đi với nhau(Ở đâu ? Bao giờ ).Không gian thời gian là khái niệm về thế giới chỉ cảm nhận bằng tư duy,không tách rời khỏi vật chất và biến đổi cùng vật chất.Mỗi sự vật có không gian thời gian của nó nên không gian thời gian của các sự vật là tương đối với nhau.Sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh thời điểm này thì là nó nhưng sang thời điểm hoàn cảnh khác nó lại là cái khác ,vì thế vật chất cũng là tương đối theo không gian thời gian.
Hiện thực tạo ra không gian thời gian nhưng trong toán học người ta sẽ dựa vào công thức,định lí,nguyên tắc nào đó để tính toán suy luận cho ra kết quả trong tư duy ăn khớp với thực tế như việc xác định vị trí tọa độ.Đó là quy luật "Âm Dương hoán đổi ",nghĩa là tùy vào hoàn cảnh thời điểm cụ thể mà vai trò tiên quyết của các mặt,các yếu tố trong lòng sự vật có thể thay đổi cho nhau.
Luật đồng nhất trong logic học thực chất là đảm bảo tính cân bằng phù hợp giữa sự vật hiện tượng với phạm vi không gian thời gian thời gian đang nghiên cứu trong tư duy:Cái cây đỗi với chính nó đứng im,cái cây là cái cây,cái xe đang chạy với chính nó là đứng yên.Luật đồng nhất làm cho sự vật là chính nó,phản ánh trạng thái tĩnh tương đối.Đó là quy luật của logic hình thức.
Nhưng khi mở rộng phạm vi không gian thời gian thì cái cây và cái xe đang chạy lại là chuyển động với nhau.Lúc này trạng thái tĩnh tương đối đã bị phá vỡ và thay vào đó là sự mâu thuẫn.Đó chính là logic biện chứng.
Logic hình thức phản ánh sự vật trong phạm vi không gian thời gian hẹp nên các sự vật ,các giai đoạn sẽ bị tách rời nhau không có sự liên hệ phát triển về chất:Mùa xuân là mùa xuân,mùa hạ là mùa hạ...nên khi mở rộng phạm vi nghiên cứu nó sẽ không phản ánh đầy đủ toàn diện và phải cần tới logic biện chứng.Logic biện chứng phản ánh sự vật trong phạm vi không gian thời gian rộng lớn hơn nên các sự vật sẽ liên hệ với nhau,sẽ có sự phát triển:xuân- hạ -thu -đông.Tuy nhiên logic biện chứng vẫn phải tuân thủ luật đồng nhất của logic hình thức.
Sự liên hệ chuyển hóa bổ sung nhau giữ logic hình thức và logic biện chứng thực chất là sự đấu tranh giữa phạm vi không gian thời gian nghiên cứu trong tư duy với đối tượng nghiên cứu ngoài thực tiễn .

Con thỏ và con rùa có không gian thời gian tương đối nhau nên không bao giờ đuổi kịp nhau,trừ khi không gian thời gian của chúng là như nhau.Giả sử chúng ở cùng vị trí vào cùng một thời điểm,đi cùng đi,đứng cùng đứng thì lúc nào,chỗ nào chúng cũng có không gian thời gian trùng nhau và như thế sẽ đạt tới sự tuyệt đối.Đó chính là ý nghĩa của triết lí Tính Không và sự hợp nhất trong Phật pháp.
Bức tượng Phật là sự trung tính,là sự hợp nhất vẻ đẹp của cả nam và nữ lại làm một,Thiền là trạng thái không cương không nhu,tĩnh lặng tuyệt đối vượt ra ngoài sự chuyển hóa luân hồi đầu thai :...sinh-tử-sinh-tử-sinh-tử...

Triết học từ xưa đã phân chia làm hai trường phái duy vật và duy tâm.Phái duy vật cho rằng vật chất có trước quyết định tinh thần,phái duy tâm thì cho là tinh thần có trước quyết định vật chất.
Người duy vật thường là người có lập trường Cách mạng,luôn đổi mới và cải cách .Vật chất luôn biến hóa,vì thế dời sống tinh thần phải bién đổi theo,các phong tục tập quán và tình cảm,niềm tin, ý thức ,luật lệ,nguyên tắc ...đều bị phủ định và phải biến đổi theo hoàn cảnh thực tế cho phù hợp.
"Hình vẽ trên cát có thể xóa nhưng ý niệm về nó thì vẫn còn"(Platon),vật chất biến hóa nhanh nhưng tinh thần lại bền lâu.Người duy tâm sẽ rất lợi hại trong việc bảo thủ giữ gìn một hiện thực nào đó.Họ đề cao tinh thần bất diệt(cảm giác,ý thức,tình cảm niềm tin)nên dù hiện thực có không còn nữa thì họ vẫn sẽ bắt hiện thực phải khuôn theo cái tinh thần vẫn còn lại đó.
Đổi mới thì làm từ dưới lên còn giữ thì làm từ trên xuống.Khi đã đổi mới xây dựng xong rồi thì phải giữ vững thành quả,lúc này lại phải đề cao lí tưởng,niềm tin ...sự chuyển hóa này chính là sự tự phủ định lẫn nhau theo chu kì nên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau.
Từ hai trường phái lớn này mà phân ra làm những nhánh nhỏ hơn.
Người ta bị bệnh tật là do thời tiết môi trường hay là do thể chất yếu không đề kháng được,trả lời câu hỏi này sẽ có hai phe duy vật khách quan và duy vật chủ quan.
Những quy luật trừu tượng là do nhận thức từ thế giới bên ngoài rồi rút ra hay là do ta tự ý thức,tự động não suy luận logic mà có trả lời vấn đề này mà có tiếp hai phe duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan.
tư duy biện chứng công nhận sự vận động biến hóa và mối liên hệ lẫn nhau của thế giới còn tư duy siêu hình lại cho rằng bản chất thế giới là cô lập bất biến không có sự phát triển chuyển hóa lớn.
Kết hợp phương pháp tư duy với các môn phái kia lại thì phải có tới 8 môn phái nhỏ.

Đạo Phật vẫn giữ lập trường trung lập,đứng vững không nghiêng ngả dao động theo cả hai phe."Con người là trung tâm của các vấn đề" duy vật hay duy tâm cũng do con người mà ra bởi nếu không có sự tác động của con người thì không thể phân biệt sự vật hiện tượng ra làm hai mặt vật chất với tinh thần được.
Có người trồng cây để lấy ôxi,môi trường trong lành là chính , tính thẩm mĩ chỉ là phụ nhưng cũng có người trồng cây để làm cảnh là chủ yếu.Người duy vật ăn uống thiên về yếu tố dinh dưỡng sức khỏe,người duy tâm lại thiên về cảm giác.Theo lập trường duy vật thì vượn tiến hóa nhờ gen di truyền và hình thể được nâng cấp,còn người duy tâm sẽ nói người hơn loài vật vì có ý thức.Thuốc đắng dã tật nhưng nếu đắng quá sẽ làm người ta không uống nổi,còn thuốc phiện đem lại cảm giác hưng phấn song lại có hại cho sức khỏe.
Quan điểm trung lập cho rằng cho dù đời sống vật chất tinh thần có cao đến mấy mà con người cứ phải làm nô lệ về kinh tế,bị nô dịch bởi tôn giáo,tha hóa trong đời sống vật chất lẫn tinh thần,và khi đó trong quan hệ xã hội tự khắc sẽ có người lợi dụng sự tha hóa ấy để nô dịch họ,biến họ thành nô lệ, thì điều đó chẳng có ích gì.Sự tha hóa làm cho con người đánh mất mình,phải chạy theo cái này cái khác một cách bị động .Mỗi sự nhận thức khi càng vào tầng sâu của nhận thức ,vào đến đời sống tâm linh thì được sẽ thổi phồng vĩ đại hết cỡ,được thần thánh hóa ,cái bóng trên vách luôn to hơn cái hình thật nhưng người ta lại đảo lộn sự nhận thức và chỉ vào cái bóng và bảo đó là hình thật.Chỉ có làm cho con người được làm chủ ,đưa mọi hoạt động của con người hướng vào chính mình thì mới khắc phục được mọi sự tha hóa.

Tính toàn đồ vốn cho rằng con người là vũ trụ thu nhỏ,thế giới có gì trong con người có đó bởi thế giới phản ánh vào bên trong con người và con người thì lại phản ánh chính mình lên thực tiễn.Thế giới bên ngoài có tự nhiên thì trong con người cũng có mặt tự nhiên với quá trình lí hóa sinh...thế giới có xã hội thì trong con người cũng có ý thức xã hội,thậm chí nếu người đó đạt tới sự tự giác chủ quan thì sẽ tự có luật pháp,tòa án trong chính con người họ giám sát họ.Chúng ta làm cách Mạng để thay đổi hoàn cảnh bên ngoài,nhưng cách mạng muốn triệt để phải thay đổi được thế giới bên trong con người.Xã hội mới mà không có con người mới,con người vẫn mang bản chất của con người xã hội cũ thì Cách Mạng chưa đạt được thành công về chất.Cuộc đấu tranh bên trong con người cũng rất gay gắt để vượt qua con người cũ của mình:Đấu tranh giữa mặt tự nhiên với mặt xã hội,giữa lí trí với tình cảm,bản năng với ý thức...
Cái khách quan phản ánh vào con người thành cái chủ quan,đên khi đã ngấm sâu thì thành sự tự giác hay thói quen vô thức,cao hơn là tập quán,phong tục lâu đời ở phạm vi rộng.Nghĩa là con người không cần tới sự tác động từ ngoài nữa mà có khả năng dùng ngay những gì đã có sẵn trong mình để sử dụng.Giống như người ta dùng ngay các công thức nguyên tắc đã rút ra trong đầu rồi suy luận tính toán để đúng với thực tế.
Lúc chúng ta muốn giữ vững thì điều này là rất tốt,nhưng khi muốn đổi mới thì nó tỏ ra rất kiên cố trì trệ bởi thay đổi một thói quen phong tục lâu đời nay đã lỗi thời là rất khó.
Thế giới bên ngoài con người phải tìm cách chinh phục để làm chủ hoàn cảnh.Họ lao động,cải tiến công cụ để tăng năng suất lao động.Lúc đầu con vượn chỉ nhặt sẵn cành củi để làm,sau nó biết gọt đẽo đi để cầm nắm dễ hơn.Con vượn tiến hóa hơn loài khác cơ bản nhất chính là làm chủ đôi bàn tay khéo léo hơn. Tư liệu lao động vốn như các cơ quan của con người vươn ra:xe cộ như đôi chân,công cụ đỡ cho tay,kính điện tử hỗ trợ mắt ,máy trợ thính là tai,máy tính là bộ nào...sau này rất có thể quá trình tin học hóa sẽ làm kết nối máy tính với các công cụ khác để chỉ cần lập trình từ máy tính cho công cụ tự động làm việc.Khi con người còn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên cho dù tài nguyên có phong phú giàu có đến mấy chăng nữa thì họ vẫn là nô lệ của tự nhiên,máy móc càng tiến bộ thì khai thác càng kiệt quệ,chỉ khi nào người ta tự chủ được nguồn tài nguyên,làm chủ được khoa học kĩ thuật để khai thác có kiểm soát không còn ăn sẵn nữa thì mới thực sự có được nền sản xuất mạnh.Trong xã hội các cuộc Cách mạng diễn ra để làm cho con người được tự chủ hơn,được làm chủ chính mình thoát khỏi đời nô lệ,điều này ai cũng biết.
Kinh tế chính là cơ thể sống,nông nghiệp là cái bao tử,công nghiệp là hệ thống tay chân và giác quan dùng để lao động,còn văn hóa là tinh thần của xã hội.

Trong con người nếu con người muốn hạnh phúc thực sự thì phải biết làm chủ kiểm soát được mặt tự nhiên của mình,phải làm chủ được ý thức,bản năng của mình.Điều này người thường thì chưa hẳn ai cũng làm nổi nhưng các yogi thì là điều bình thường.
Như thế các khoa học vẫn chỉ đang nghiên cứu ở cái vẻ ngoài của con người với thể xác,ý thức,tình cảm mà chưa đi sâu vào con người thật sự,chân ngã nguyên bản .Sức khỏe trí tuệ chỉ là tài sản quý giá nhất,bất li thân của con người chứ chưa phải là cái tôi thật sự.
Cái chân ngã nguyên bản ấy hoặc là bị lệ thuộc vào bản năng,vào tình cảm,ý thức hoặc là sẽ kiểm soát tự chủ được và sẽ vượt qua khỏi sự chi phối đó để giải thoát ra ngoài vòng biến hóa tìm tới bến bờ an lạc.
 
Tư tưởng Phật giáo trong con người và trong thi ca của Nguyễn Trãi

chi lan co biet ve tu tuong phat-thien trong uc trai thi tap cua nguyen trai ko?xin giup hutruc nhe
[FONT=&quot]Theo đạo Phật, con người sinh ra ở đời là bị trầm luân vào bể khổ. Sinh, lão, bệnh , tử đều làm cho con người khổ. Hết kiếp này đến kiếp khác con người không thoát khỏi vòng luân hồi. Cái "Nghiệp" của ta hiện tại là do cái "Quả" của kiếp trước, và những việc ta làm trong kiếp này sẽ là "Nhân" của "Nghiệp" trong kiếp sau. Ta cứ chịu nghiệp báo mãi mãi về sau, không bao giờ dứt được.[/FONT]
[FONT=&quot] Đức Phật cho rằng chính lòng tham dục đã khiến cho con người đau khổ. Muốn sống hạnh phúc, ta phải diệt dục, phải lo việc tu hành. Kẻ đi tu không phải cầu hạnh đâu xa xôi, mà phật chính là ở trong lòng mình "Phật tại tâm".[/FONT]
[FONT=&quot] Đạo Phật cũng cho rằng cuộc đời luôn có cả khía cạnh huyền nhiệm và mâu thuẫn: "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc".[/FONT]
[FONT=&quot] Nguyễn Trãi đã thấm nhuần triết lý đạo Phật. Nguyễn Trãi đã cho rằng con người muốn sung sướng phải gạt bỏ mọi tham dục, mọi vướng víu với trần tục; và Phật luôn ở trong lòng mình:[/FONT]
[FONT=&quot]"Thân đà hết lụy thân nên nhẹ,[/FONT]​
[FONT=&quot]Bụt ấy là lòng bụt há cầu[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Mạn thuật )[/FONT]​
[FONT=&quot] Nguyễn Trãi đã tin vào thuyết luân hồi, nghiệp báo của nhà Phật:[/FONT]
[FONT=&quot]"Kẻ thời nên Bụt, kẻ nên tiên,[/FONT]​
[FONT=&quot]Tượng ấy ba thân đã có duyên[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Tự Thán 33)[/FONT]​
[FONT=&quot] Nguyễn Trãi cũng tin rằng Phật pháp vô biên, Không những con người mà cả loài vật cũng có thể cảm ứng được Phật pháp:[/FONT]
[FONT=&quot]"Trường thiền định Hùm nằm chực,[/FONT]
[FONT=&quot]Trái thì trai vượn nhọc đem[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Thuật hứng 19)[/FONT]​
[FONT=&quot] Và Nguyễn Trãi cũng nói đến thuyết Sắc, Không:[/FONT]
[FONT=&quot]"Chiều mai nở, chiều hôm rụng,[/FONT]
[FONT=&quot]Sự lạ cho hay thuyết sắc không[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Mộc cận)[/FONT]​
[FONT=&quot]Hoặc[/FONT]
[FONT=&quot]"Còn nhau sá hợp toan ăn uống,[/FONT]​
[FONT=&quot]Tám chín mươi thì vạn sự không[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Bảo kính cảnh giới 3)[/FONT]​
[FONT=&quot] Đạo Phật cho rằng đời là vô thường, và Nguyễn Trãi cũng thấy rằng cuộc đời luôn thay đổi, và điều này Nguyễn Trãi kinh nghiệm bằng cuộc đời của mình tức đó chính là những kinh nghiệm của chính bản thân ông, đó là những kinh nghiệm mà Nguyễn Trãi phải tốn bao đau đớn, bao sầu khổ và công trình mới gặt hái được.[/FONT]
[FONT=&quot] Nguyễn Trãi đã ý thức được sự thay đổi của cuộc đời:[/FONT]
[FONT=&quot]"Đành hay thương hại đòi thời biến.[/FONT]​
[FONT=&quot]Đà biết nhân gian mọi sự không[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Thuật hứng 17)[/FONT]​
[FONT=&quot]hoặc[/FONT]
[FONT=&quot]"Thoi nhật nguyệt đưa qua mỗ phút,[/FONT]​
[FONT=&quot]Ánh phồn hoa hợp mấy trăm đời[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Tự thán 15)[/FONT]​
[FONT=&quot] Nguyễn Trãi ý thức được sự đổi thay, vô thường đó là bắt nguồn từ hoàn cảnh lịch sử.[/FONT]
[FONT=&quot] Từ thuở thiếu niên đến khi già, ông đã chứng kiến bao sự đổi thay.[/FONT]
[FONT=&quot] Năm 1388, vua Trần Thuận Tông lên ngôi. Từ đây, Hồ Quý Ly nắm trọn vẹn quyền bính. Mười năm sau, Hồ Quý Ly lại bắt vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử Án (tức Trần Thiếu Đế). Sau đó Hồ Quý Ly giết luôn vua Thuận Tông và đến tháng hai năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly chính thức cướp ngôi nhà Trần.[/FONT]
[FONT=&quot] Chính sự nước nhà lại có sự dời đổi qua một dòng họ khác.[/FONT]
[FONT=&quot] Sau khi làm vua được một năm, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con. Bảy năm sau (1407), nhà Minh đưa quân sang xâm lược nước ta, quân nhà Hồ đại bại, nước ta rơi vào vòng nô lệ. Tính đến thời điểm đó, tuy chưa đầy ba mươi tuổi mà Nguyễn Trãi đã chứng kiến bao lần đất nước thăng trầm.[/FONT]
[FONT=&quot] Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh. Mười năm kháng chiến gian khổ, Đất nước đượcthống nhất, độc lập, nhân dân được sống thanh bình, hạnh phúc.[/FONT]
[FONT=&quot] Năm 1428, Lê Lợi lên làm vua. Nhưng chính sự đăng quang của Lê Lợi (Lê Thái Tổ) lại là nguyên nhân của những sự thanh toán bạo tàn để giữ ngôi báu. Trần Cao (người mà Lê Lợi tạm lập làm vua để che mắt quân Minh, vì Nhà Minh luôn nói rằng việc đưa quân sang là để khôi phục họ Trần, nay Lê Lợi lập con cháu họ Trần làm vua thì họ không còn gì để nói mà phải rút về nước thôi, đây cũng là biện pháp ngoại giao khéo léo của nhà Lê sau khi thắng trận) bị giết, rồi sau đó một loạt công thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo... bị thanh trừng. Sau đó Lê Thái Tổ băng hà, Lê Thái Tôn lên ngôi...Từng đó kinh nghiệm đã cho Nguyễn Trãi ý thức được sự biến dịch, vô thường của cuộc thế.[/FONT]
[FONT=&quot] Và cũng từ ý niệm đời có nhiều thay đổi, là vô thường, Nguyễn Trãi đã đi đến ý niệm đời là chiêm bao, như đạo Phật nói "Đời là mộng huyễn, không thực" và ý niệm này của ông không phải chịu ảnh hưởng từ sách vở mà là do kinh nghiệm đau thương của cuộc đời, Nguyễn Trãi đã đi đến nhận thức đời là mộng ảo.[/FONT]
[FONT=&quot] Trong cuộc đời hơn sáu mươi năm của mình, Nguyễn Trãi đã thấy sự thay đổi diễn ra liên miên. Đang thắng thành bại, đang ở ngôi vàng bỗng trở thành Phế đế, đang vinh hoa phú quý bỗng tan tành cơ nghiệp... Đó là những biến cố xảy ra rất nhiều cho dân tộc ta thời thuộc Minh, trong đó bản thân Nguyễn Trãi đã tham dự phần đau khổ vào nỗi đau chung của dân tộc.[/FONT]
[FONT=&quot] Chính những biến cố xảy ra nhanh chóng và đột ngột đã khiến cho ông nhận thức được đời là giấc mộng:[/FONT]
[FONT=&quot]"Ngựa ngựa xe xe, la ỷ tốt,[/FONT]​
[FONT=&quot]Dập dìu ấy là giấc chiêm bao[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Thuật hứng 7)[/FONT]​
[FONT=&quot]Thế thượng hoàn lương giấc mộng dư,[/FONT]
[FONT=&quot]Giác lai vạn sự tổng thành hư[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Ngẫu thành)[/FONT]​


[FONT=&quot]Nghĩa là:[/FONT]
[FONT=&quot]"Cuộc đời là một giấc mơ,[/FONT]​
[FONT=&quot]Tỉnh ra muôn sự thành hư ảo rồi[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot]Hoặc[/FONT]
[FONT=&quot]"Đáo đầu vạn sự giai hư ảo,[/FONT]​
[FONT=&quot] Hưu luận Phàm vong dữ Sở tồn[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Thu dạ khách cảm)[/FONT]​
[FONT=&quot]Nghĩa là:[/FONT]
[FONT=&quot]" Sau cùng mọi việc là hư ảo,[/FONT]​
[FONT=&quot]Chớ luận Phàm vong với Sở tồn[/FONT][FONT=&quot]".[/FONT]​
[FONT=&quot](Đêm thu nơi đất khách)[/FONT]​
[FONT=&quot] Cơ nghiệp nhà Trần bền vững là thế, bỗng rơi vào tay nhà Hồ. Cha con họ Hồ làm vua mới sáu, bảy năm, bỗng tan tành sự nghiệp. Nguyễn Trãi đã thi đỗ , làm quan, bỗng cha con lưu lạc, người chết già nơi đất khách (cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt giải về Trung Quốc và ông mất tại đó), kẻ làm thân tù tội ở thành Nam. Đó là mộng ảo. Nguyễn Trãi tham gia kháng chiến chống Minh, rồi thành công, được phong Hầu, làm chức quan Nhập nội hành khiển...Công danh phú quý đứng vào hạng cao sang nhất nhì thiên hạ, thế mà sau khi Lê Thái Tổ chết, Thái Tông lên ngôi, ông lại bị bạc đãi... Rồi ông chán đời phải lui về ở ẩn...Những việc đó càng làm cho Nguyễn Trãi ý thức được rằng "Đời là mộng ảo"[/FONT]
[FONT=&quot] Và suốt cuộc đời ông luôn phải chứng kiến những thay đổi liên tiếp xảy ra. Hôm nao, những ai còn là vị tướng anh hùng, là bậc đệ nhất khai quốc công thần, là công hầu khanh tướng cao sang, bỗng chốc lại thay bậc đổi ngôi, thân bại danh liệt ( Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo.. và chính bản thân Nguyễn Trãi cũng trải qua điều này). Hôm nao còn là Hoàng tử, giám quốc; ngày nay bỗng bị phế bỏ ( Thời Lê Thái Tổ, hoàng tử Tư Tề được giao cho quyền Nhiếp chính, để sau nay giúp Thái tử Nguyên Long (tức Lê Thái Tông), nhưng rồi sau đó Tư Tề bị giáng chức). Hoặc như Lê Sát là Đại Tư Đồ, nắm giữ mọi quyền bính dưới thời Lê Thái Tông, được coi là bậc cố mệnh đại thần, vậy mà sau đó bị giáng chức, rồi bị bức tử.. Thật đúng là sự đời thay đổi, sự đời thoảng qua như giấc mộng.[/FONT]
[FONT=&quot] Và chính từ những kinh nghiệm đó đã khiến cho Nguyễn Trãi càng thấm thía triết lý "Đời là mộng ảo" của nhà Phật.[/FONT]
[FONT=&quot] Con người Nguyễn Trãi là một con người toàn diện, là sự hun đúc của bản sắc văn hóa Việt Nam, một thi sĩ, một chính trị gia, một triết gia mà tư tưởng Phật giáo trong ông chỉ là một phần của sự uyên thâm đó.[/FONT]
[FONT=&quot] ([/FONT][FONT=&quot]Tham khảo và trích lược theo tác phẩm "NGUYỄN TRÃI" của tác giả Nguyễn Thiên Thụ)
[/FONT]

 
Bài viết rất hay! Sẽ hay hơn nữa nếu:
1) Làm phần mục lục để người đọc có thể khái quát hết nội dung
2) Làm nổi bật các ý chính
3) Nên có phần tóm tắt
4) Nên có hình minh họa
 
Tâm phân học với Đạo Phật

Cho đến hôm nay, có thể nói nhân loại đã có 3 lần nhận ra mình bị “hớ”, đến mức nhiều chuẩn mực bị đảo lộn, thậm chí nhiều niềm tin bị sụp đổ sau 3 cuộc “cách mạng” ấy: Đầu tiên là thuyết nhật tâm, khi cả nhân loại đều tin một cách vững chắc rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, trên đó, cả vũ trụ quay quanh mình thì Copecnic bảo không phải vậy, mặt trời mới là trung tâm.

Lần thứ hai là Darwin với học thuyết tiến hóa; khi ai cũng tin rằng con người ta là một sản phẩm đặc biệt của tự nhiên, của Thượng Đế, không có một mối quan hệ nào với động vật cấp thấp thì Darwin bảo không phải vậy, con người là từ khỉ mà thành, chính xác hơn là một nhánh nào đó của động vật linh trưởng mà thành.
Và lần thứ ba là Freud với Phân tâm học; khi ai cũng chắc như đinh đóng cột rằng ý thức của con người ta (trong đó có trí tuệ, nhận thức và sự hiểu biết) là thiêng liêng và mạnh mẽ, nó quyết định mọi hành vi của con người ta, là điểm khác biệt giữa con người và động vật khác; thế nhưng Freud, với sự phân tích tâm lý của con người ta một cách xuất sắc và trung thực của mình đã bảo rằng: Không phải vậy! Vô thức và bản năng, những thứ rất gần, nếu không nói là giống hệt với động vật, mới là những điều quyết định rất nhiều đến hành vi của con người! Có thể ví von để dễ hình dung, ý thức như cái con rối mà vô thức và bản năng là kẻ đứng sau giật dây, điều khiển mọi chuyện. Điều này thì “khó chịu” chẳng khác gì khi nghe Darwin bảo con người ta vốn là từ con khỉ mà thành. Nó khó chịu đến mức con người thường ngụy tạo nên những cái vỏ, cái áo mỹ miều để khoác lên cái động lực rất bản năng chẳng khác với con khỉ, con chó là mấy. Mặc cảm Edip, cái mặc cảm của kẻ giết cha và lấy mẹ của con người thời bầy đàn kéo dài hàng triệu năm (cần nhớ rằng con người văn minh mới chỉ có chừng 20.000, nếu không nói là chỉ 10.000 năm trở lại đây thôi) đến giờ vẫn còn ám ảnh đâu đó trong vô thức con người và tạo nên những hành vi, căn bệnh tâm thần mà chỉ có nhờ Freud với sự Phân tâm mới có thể chữa hết được. Rồi bản năng tính dục, cái chuyện vặt mà ai cũng xấu hổ khi nói đến ấy thì Freud lại bảo rằng chính nó đã khiến cái thế giới này hình thành, nó khiến cái xã hội con người này cứ như sôi lên sùng sục suốt mấy ngàn năm qua; bao cuộc chiến tranh, bao kẻ tội đồ, bao thánh nhân, bao triết gia, bao nhà thơ, bao của cải... là cũng từ cái nguồn năng lượng vĩnh viễn không bao giờ chịu vơi cạn ấy mà hình thành. Đè nén nó là như lấy giấy mà gói lửa. Không tin ư? Bạn hãy cứ hỏi con mắt bạn khắc biết, tại sao cái bóng hồng giữa đám đông kia lại hút ánh nhìn của bạn đến vậy?

Rồi bản năng sống, bản năng sinh tồn, bản năng chết, bản năng sợ hãi, bản năng giận dữ nữa, ý thức chẳng bao giờ điều khiển được nó. Tại sao nói trước đám đông tim bạn cứ đập liên hồi vậy? Tại sao con người ta lại sợ rắn, đỉa, chuột, gián? Tại sao đèn đỏ ở ngã tư lại làm ta cồn cào bất an? Và tại sao con người ta lại không thể kìm chế được sự giận dữ, nhiều khi qua rồi mới thấy là vô cớ và kỳ cục? Vâng, đời sống tinh thần của con người, mặc dù đã được Freud phân tích khá kỹ từ gần 100 năm trước nhưng cho đến nay vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn, không phải là không nhìn thấy mà giống như là con người đã không chịu nhìn nhận, mặc dù ai cũng có thể nhìn thấy.

Và thật kỳ lạ, những điều Freud phân tích và khám phá ở trên gần như trùng khớp với những khái niệm cơ bản nhất của Phật giáo, chỉ có điều tất cả đều được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ khác.

Này nhé, bản năng thì tăm tối và hình thành từ thuở con người còn là những động vật bầy đàn hú hét trong rừng sâu. Nhà Phật cũng có khái niệm Vô minh hình thành từ Vô thủy, thường được gọi chung là Vô thủy Vô minh. Thật kỳ lạ, tại sao nhà Phật lại có cái khái niệm và sự diễn đạt chính xác đến vậy về cái tối tăm trong đời sống tinh thần của mình hình thành từ thời con người chưa là NGƯỜI, những điều mà khoa học đã tốn rất nhiều công sức mới dần nhận ra cái phần tâm lý bí ẩn mà Freud gọi là vô thức, bản năng. Mà Freud có được những suy nghĩ ấy chính lại nhờ vào sự quyết liệt và dũng khí của Darwin. Từ hơn 2000 năm trước Phật Thích Ca và các vị tổ sau này nhìn thấy điều gì trong tâm hồn con người rồi gọi tên nó là “cái hầm sâu vô thủy vô minh”? “Cái hầm sâu này” dường như Freud cũng chỉ mới bắt đầu cảm thấy chứ chưa thực sự hiểu cặn kẽ về nó, thậm chí đã tìm ra phương pháp để “phá tan” cái hầm sâu vô thủy vô minh ấy như Phật và các thiền sư nhà Phật đã làm để có được một cái nụ cười tự nhiên, thanh thản, an lạc như thấm đẫm đến từng tế bào như vậy.

Không cần đến cái mục đích cuối cùng là sự giải thoát, giác ngộ, và cũng khó mà yêu cầu Freud “đạt” đến chỗ mục đích cuối cùng như nhà Phật hay nêu; chỉ với những khái niệm cơ bản, những mục đích đạt tới, những cách diễn đạt, những phương pháp sử dụng để khảo sát đời sống tinh thần con người... chúng ta đã thấy Freud và Phật giáo nhiều chỗ tương đồng đến mức kinh ngạc.

Này nhé, nhà Phật không ai không biết đến các khái niệm vạn pháp do tâm tạo và tu là chuyển nghiệp. Freud cũng nói đến rất nhiều khái niệm số phận của mỗi người là do chính người đó, qua sự điều khiển của vô thức mà hình thành nên số phận của anh ta. Có người sống với người vợ nào rồi cũng ly dị, chơi với bạn nào rồi cũng bị bạn phản. Freud đã phân tích khá kỹ rằng chính vô thức đã thôi thúc ở bên trong anh ta để cuộc ly dị xảy ra, cuộc phản bội của bạn hình thành thì anh ta mới thỏa mãn mà không hề tự biết điều đó. Thì ra ta đi đâu cũng gặp người khó tính, người ích kỷ, người thủ đoạn là do chính bởi ta tạo nên họ chứ không phải họ có sẵn đó và ta chỉ gặp. Những khái niệm này là vô cùng gần với Phật giáo, số phận của ta là do chính nhân duyên nghiệp chướng ta tạo nên mà thành. Nhà Phật hay kể một câu chuyện rất hay để minh hoạ là: Có một cô con dâu không chịu nổi bà mẹ chồng khó tính, mới quyết định xin thầy cho loại thuốc nào đó cho bà chết đi. Vị thầy bảo, để cô không phải bị truy tố, ông sẽ cho một loại thuốc uống hằng ngày mà bà mẹ chồng sẽ chết sau một năm không để lại một dấu vết nào, chỉ với một điều kiện, đừng làm cho bà giận, bà chỉ cần giận một lần thôi là thuốc sẽ không hiệu quả. Cô con dâu từ đó cho bà uống thuốc và cố không làm bà giận, mà khi con người ta không giận thì chỉ có vui trở lên. Sau một năm cô con dâu đến gặp thầy và khóc xin sao cho mẹ chồng đừng chết nữa, vì cô đã rất yêu mến mẹ chồng và bà mẹ chồng cũng rất yêu mến cô. Vị thầy cười bảo, thuốc đó là củ sâm, chỉ có tốt chứ không độc, và báo cho cô biết mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi chính cô thay đổi cách sống, thay đổi thái độ của cô với bà mẹ chồng.

Tu là chuyển nghiệp, tức sửa chữa mình thì sẽ thay đổi số phận. Đi đến cùng của khái niệm này ta sẽ thấy quả thật là “Vạn pháp do tâm tạo”. Thế giới này xét cho cùng là thế giới ở trong ta, thế giới ta nhận thức. Thế giới được ta quan sát là quan trọng hơn rất nhiều cái thế giới thực mà con người khó có thể nắm bắt. Cái tâm ta đối diện với mặt trăng quan trọng hơn rất nhiều bản thân cái mặt trăng khô khốc bụi đất, hoặc mặt trăng có chị Hằng chú Cuội ở trên. Thượng Đế có thật hay không không quan trọng bằng thái độ của chúng ta khi đối diện với một Thượng Đế thật hoặc không có một Thượng Đế nào cả.

Có nghĩa là, với Phật giáo, thì cái tâm của mình là một thế giới cần được khám phá hơn bất cứ điều gì khác. Các tầng mức giác ngộ, các tầng thánh quả, chính là các tầng mức hiểu biết về cái tâm của mình.

Và Freud cũng vậy, cả sự nghiệp của ông là sự nghiệp khám phá những góc khuất sâu kín, tối tăm thậm chí bỉ ổi, thối tha nhất mà không ai dám thừa nhận trong tâm hồn con người. Kéo con người đừng nhìn ra ngoài nữa mà hãy nhìn vào cái động lực, trên đó từng mỗi hành vi hình thành là mục đích của cả Freud và Phật giáo. Quán nhân duyên, biết mỗi sự việc xảy ra (quả) là từ cái nguyên nhân (nhân) nào đưa đến là trí tuệ cao nhất mà mỗi Phật tử đều mưu cầu.

Làm chủ sanh tử há không phải là làm chủ bản năng đấy sao? Các tổ Thiền tông cũng thường bảo, phá tan được cái hầm sâu vô thủy vô minh ấy thì kiến tánh thành Phật! Có một điều cần chú ý là, nhà Phật hay nói lìa tri kiến, sở tri chướng, tức những hiểu biết, kiến thức, nhận thức luôn là những trở ngại trên con đường đạt đến sự giác ngộ. Chỗ này thì Lão Tử và Đạo Đức Kinh lại có một tương đồng khác nữa. Nếu hiểu bản năng chính là Vô minh thì ta sẽ hiểu một tầng nghĩa khác của nó, đó chính là sự hiểu biết không bao giờ, và sẽ không bao giờ, chế ngự được bản năng. Chỉ có sự không biết, thiền định ở mức độ “vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý” (không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý-Bát Nhã Tâm Kinh); hoặc “tâm như tường bích” (tường đá) (Bồ Đề Đạt Ma); hoặc Vô Sở trụ (kinh Kim Cang); tức ở cái chỗ mà tâm con người ta không đứng, không dựa trên bất cứ điều gì cả, tức chỗ không biết cái gì cả, không ý thức cái gì cả, thì hầm sâu vô minh sẽ bị phá, đó là lúc mà Bản Năng sẽ không còn “quấy rầy” con người nữa, con người thực sự mất đi phần CON để trở thành một NGƯỜI đúng nghĩa.

Đó là nói phần khác nhau trong giải quyết vấn đề, giữa Freud và Phật giáo, sau khi nhìn thấy sự tác động mạnh mẽ của bản năng đến đời sống tinh thần của con người. Freud thì lôi nó ra đặt nó trên mặt bàn của ý thức, và ông đã chữa được nhiều bệnh tâm thần cho con người. Phật giáo thì không vậy, thật ra lôi tất cả ra dưới ánh sáng của ý thức cũng là đường lối của nhiều tông phái Phật giáo, tuy nhiên, cái mục đích cuối cùng của Phật giáo thì phải phá tan cái hầm sâu “Vô thủy vô minh” ấy. Làm sao phá, đó là một chuyện vô cùng lớn và không thể bàn trong một bài báo. Ở đây, chỉ với những cái nhìn ban đầu, chỉ với những bước đi đầu tiên nhằm tìm thấy những góc khuất trong đời sống tinh thần con người chúng ta đã thấy với công cụ “Phân tâm học” do Freud lập nên, có lẽ sẽ là điều kiện tốt nhất để mỗi Phật tử, và để mỗi người có thể nhận ra những động cơ sâu kín nhất trong mình, vẫn thường thôi thúc mình hành động thế này chứ không phải thế khác, tạo nên “quả” này chứ không phải “quả” khác. Để rồi từ đó hình thành nên một con người thực sự thông tuệ, không còn bị những bản năng tăm tối hoặc vô thức vớ vẩn nào đó điều khiển nữa. Đó há không phải là mục đích cao nhất mà nhân loại vẫn mưu cầu từ hàng chục ngàn năm qua đấy sao?




Nguồn:Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam



Cái bản năng con người (ham muốn, đố kị...) bị chi phối quản lí bởi ý thức về luật lệ phép tắc xã hội (làm ở đâu,lúc nào,khi nào thì mới được làm...),và nếu bị kìm nén tới mức quá đáng sẽ bị dồn nén thành ức chế dễ gây chứng trầm uất và bệnh thần kinh.Freud chữa bằng cách đưa vào phòng kín rồi thôi miên đưa bệnh nhân về trạng thái vô thức,làm mất sự quản lí của ý thức .
Vô thức nếu hiểu sâu ra thì là những bản năng hoặc những hành động có ý thức đã chuyển sang thành thói quen vô thức.
Từ đây người ta sẽ không bị chi phối bởi những tác động từ quan hệ bên ngoài và không bị kiểm duyệt bởi cả những ý thức ứng xử văn hóa đã phản ánh vào trong đầu họ nữa.Họ sẽ nói lên những gì bị kìm nén và bộc lộ những gì đã bị kìm nén bấy lâu.Sự giải tỏa này sẽ làm giảm bệnh tật cho bệnh nhân.
Như thế phương pháp của freud tuyệt đối hóa mặt tự nhiên,xóa bỏ vai trò vai trò xã hội với những luật lệ,văn hóa giao tiếp,đạo đức...
Mặt tự nhiên luôn là cái tiên quyết đến hành vi của con người song nó phải nằm trong mối quan hệ biện chứng với mặt xã hội.Nếu xã hội không phù hợp gò ép bản năng tự nhiên quá thì người ta hoàn toàn có thể thay đổi hoàn cảnh cho thích hợp chứ không nhất thiết xóa bỏ sạch trơn.Còn nếu không có sự chi phối của xã hội thì con người sẽ tự tung tự tác,tự do cá nhân cực đoan và xâm hại tới người khác.Mặt tự nhiên và xã hội cần phải hài hòa thì con người cảm thấy yên ổn.
Freud vẫn chưa thoát khỏi sự chi phối của bản năng,còn Đạo Phật thì đã thoát hoàn toàn ra ngoài bản năng vô minh vô thủy.Bởi vì Đạo Phật cho rằng mặt tự nhiên với mặt xã hội trong mỗi người chỉ là cái vỏ bọc được phản ánh từ ngoài vào và nó chi phối con người.Những ai muốn giải thoát thì phải tìm cách vượt ra ngoài cái vỏ bọc ấy để thoát ra khỏi sự tranh đấu giữa bản năng và ý thức,lí trí và tình cảm,vô thức và ý thức...
 
Con người luôn có những ham muốn như ăn uống,tình dục,giải trí...những tham sân si làm ta khổ.Muốn hết khổ phải trị tâm mới là nguồn gốc sâu nhất.Một sự tác động kích ứng da làm ta buồn,thế là phải đưa tay xoa.Nhưng thử không cần đưa tay xoa mà vẫn được thoải mái yên ổn,thế là phải trị thân.Thế nhưng những bản năng tự nhiên của thân thể là cái vô minh vô thủy vẫn làm phiền ta:ốm đau,hoạt động sinh lí...vì thế phải tiến sâu hơn vào Tâm.
Trị thế(Nho giáo),trị thân(Đạo giáo) và trị tâm(Phật giáo).Hoàn cảnh tác động vào thân thể,ý thức từ đó lại tác động vào tâm trí làm tâm ta bấn loạn không yên.Muốn trị tận gốc phải rèn luyện tâm.
Có bệnh thì dùng thuốc,dùng sự hỗ trợ từ ngoài .Thuốc và vius vốn luôn đấu tranh,thuốc vào chỉ xoa dịu mâu thuẫn rồi làm vius kháng thuốc mạnh hơn.Theo Đạo lão ta ốm vì thân thể yếu,tại sao cùng hoàn cảnh có người ốm mà có người không,thế là phải tu luyện thân nhưng chưa hoàn toàn giải phóng con người.Đạo Phật đi vào sâu nhất vì cho rằng tâm là cái gốc rễ của mọi chuyện,chỉ cần luyện Tâm để dẹp yên phiền não ,chế ngự tâm tà,tham sân si.Chính tâm là cái nhận sự tác động cuối cùng và cũng là cái phát động ra những hành vi.Tâm ác thì suy nghĩ của bộ não cũng ác,tay chân hành động ác...

Nhưng tớ thấy để luyện tới chỗ Tâm sáng thì còn khó lắm,loài người còn phải chạy dài dài.
 
Tâm là cái gốc nhưng lại rất khó nhìn nhận.Có người thực tâm không thương mình,không muốn giúp mình nhưng vì luật lệ phép tắc bắt phải làm nên người ta mới làm.Như thế hành động đó là do ý thức trách nhiệm chi phối,giúp cho xong trách nhiệm chứ chưa phải là thực tâm muốn giúp.Giả như khi ra ngoài môi trường khác,trong hoàn cảnh khác thì khuôn khổ của luật lệ cũ sẽ không còn tác dụng và người ta lại đối xử với mình theo cách khác vì không còn bị ý thức cũ chi phối nữa.
Có người lính đi đánh giặc,thấy kẻ thù đang bị thương rất nặng anh ta dừng lại đem nước của mình ra cho đối thủ uống.Như vậy chỉ có cái tâm nhân đạo mới làm cho người lính có hành động cao thượng đến thế bởi vì khi xung trận thì ý thức và lòng căm thù giặc là cái chi phối người lính.
Lại có người chọn người yêu lấy tiêu chuẩn khôn khéo,hiểu biết làm cơ bản.Sau đó anh ta nhận ra cô ta không hề có tâm địa tốt,không thực sự yêu mình nhưng cô ta lại quá khéo nên đã làm anh ta tin tưởng,bị lừa dối.Sau đó anh ta chọn cô gái thánh thiện hơn song vụng về,không khéo ăn nói.Anh ta làm đám cưới với cô gái đó,sau đó đào tạo dạy dỗ cô gái được khôn khéo hơn trong cuộc sống,họ sống hạnh phúc.

Như vậy cái Tâm là cái nền tảng,cái chân thật nhưng rất khó nhận biết,rất khó uốn nắn.Còn những hành vi ứng xử là cái vẻ bên ngoài giả hợp lại mà thành rất dễ thấy và cũng rất dễ giáo dục:như học ăn,học nói,học mặc,đi lại,chào hỏi,giao tiếp.Người tâm địa xấu mà lại khôn khéo thì rất nguy hại giống như có Tài mà không có Tâm,họ đi hại người khác rất dễ. (Cái Tâm bằng ba cái Tài).Việc đánh giá nhìn nhận con người mà lại quá coi trọng hình thức của một số đông trong xã hội dễ làm khổ cho chính người ta.Nếu như anh quá để ý,kĩ tính chấp chặt những hành vi nhỏ nhặt thì chỉ một câu nói bâng quơ cũng vô tình làm anh phiền não.

Nhìn nhận sâu thẳm vào tâm mới là sự đánh giá sâu sắc.Và nếu như bạn đã có cái Tâm sáng rồi mà lại biết cách đối nhân xử thế đúng Đạo lí nhân nghĩa nữa thì bạn vừa hướng thiện cho mình và cả cho người khác nữa.
 
Bạn nói đúng,yêu là bằng cả tâm hồn chứ không hẳn là ngoại hình .Các nữ điệp báo là những cô gái có ngoại hình rất đẹp,hấp dẫn nhưng nếu không tỉnh táo là sập bẫy ngay.Tớ có cô bạn hôm trước rủ đi chơi song lạnh quá không đi vậy chứng tỏ tình yêu chưa phải là cao nhất,chưa vượt lên chiến thắng hoàn cảnh.
 
Bạn nói đúng,yêu nhau là phải bằng cả tâm hồn chứ không phải chỉ là ngoại hình .Các nữ tình báo họ rất đẹp,rất thông minh nhưng không tỉnh là trúng kế ngay.Hôm nay tuy lạnh nhưng mình vẫn sẽ mời cô ấy đi chơi,tình yêu chân thật thì sẽ vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt.
 
Giáo lí của nhà Phật có nét tương đồng với quan điểm vô vi của Lão tử hay Chúa,Thượng đế của tôn giáo phương Tây.
Nếu công nhận Thượng đế thì sẽ công nhận cái tuyệt đối."Sáng tạo là sự khởi đầu từ không",hay là "Thượng đế ở trong chúng ta,chúng ta sinh ra từ Thượng đế và sẽ trở về với Thượng đế" (Kinh Thánh) .Nếu theo suy luận này thì Thượng Đế cũng giống như tính không của Phật giáo,cũng là cái tuyệt đối và cái đích cuối cùng của giải thoát.

Tôi xin cảm ơn bạn về bài viết này . Nhưng theo tôi đoạn này không đúng .
 
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết.Xin bạn chỉ bảo cho tôi xem chưa chuẩn ở chỗ nào để tôi sửa lại cho đúng hơn.
Tôi thì vẫn không thay đổi quan niệm trên.
Mọi sự vật hiện tượng hay vấn đề trong cuộc sống đều bao hàm những mặt đối lập vừa mâu thuẫn lại vừa bổ sung cho nhau luôn đấu tranh nhau làm động lực cho sự phát triển.Cái gì cũng có những mặt trái của nó nên tất cả chỉ là tương đối.Sự phát triển làm cho cái tích cực được lớn hơn nhưng đồng thời cũng có thể làm cái tiêu cực phát triển cao hơn,bởi mọi thứ luôn đạt tới sự cân bằng hài hòa.Được thêm bao nhiêu về ích lợi nhưng nếu rủi ro xảy ra thì cũng thiệt hại cao hơn.
Khi ta đi xe đạp tuy chậm nhưng nếu có rủi ro thì cũng là tai nạn nhẹ.Khi đi xe máy tuy đi nhanh hơn,tiện ích hơn xong nếu rủi ro xảy ra thì thiệt hại cũng trầm trọng hơn.Phát triển để dễ hình dung thì chỉ là sự phình to từ một hình Âm-Dương nhỏ thành một hình Âm dương lớn hơn.Cái tốt phát triển thì mặt trái của nó cũng phát triển hơn tạo ra thế cân bằng.Xã hội ngày nay tuy những mặt tốt có nhiều văn minh tiến bộ hơn xã hội trước xong những mặt trái của nó thì cũng phức tạp lên rất nhiều.Cái quan trọng để phát triển lạc quan nhất là phải luôn lấy một mặt làm cái tiên quyết,không thể đề cao mặt trái của nó rồi thổi phồng lên bi quan sẽ làm kìm hãm phát triển.
Hoặc có sự phát triển nghịch như cái này thịnh vượng thì tất yếu cái kia phải suy tàn và ngược lại cái này suy tàn thì cái kia mới có thể phát triển.Muốn mầm non mọc lên thì lá già phải rụng.tất cả không thể hoàn hảo,tất cả chỉ là tương đối .
Đó là bản chất chung của sự phân hóa đấu tranh.
Chỉ có sự giải thoát theo cách của Đạo phật mới là dứt điểm nhất,tuyệt đối nhất.
 
Đạo Phật lấy con người làm trung tâm nên nếu xếp Phật giáo là tư tưởng duy tâm chủ quan vẫn là chưa hiểu sâu sắc.
Mỗi sự vật đều mang hai mặt,hai giá trị là vật chất và tinh thần. Cái cây theo người duy vật thì mang có giá trị vật chất là để làm sạch môi trường không khí. Người duy tâm thì coi trọng giá trị tinh thần hơn và thích dùng để chơi cây cảnh ,cây thế có tính thẩm mĩ hơn. Nhưng để có sự phân chia vật chất và tinh thần thì phải có sự tác động của con người,không có con người thì chẳng thể có duy vật - duy tâm mà tranh luận.
Con người là thế giới thu nhỏ. Theo tính toàn đồ thế giới bên ngoài phản ánh vào con người hình thành tiểu vũ trụ bên trong nên bên ngoài có gì trong con người có đấy. Thế giới bên trong con người cũng có sự phân chia hai mặt vật chất và tinh thần. Nếu xem bản chất con người chỉ dừng lại ở đây thì chưa thể lí giải được nhiều vấn đề . Bên ngoài thì con người đấu tranh với tự nhiên,đấu tranh cải tạo hoàn cảnh xã hội để vươn lêm làm chủ. Bên trong con người cũng vậy. Có cái chân ngã nguyên bản luôn đấu tranh ,con người luôn đấu tranh với chính mình để làm chủ chính mình. Đó là con đường của những người tu hành chân chính.

Thời cổ đại đã có quan niệm sơ khai chất phác về thế giới,coi mỗi sự vật hiện tượng luôn bao hàm bên trong những đối lập vừa bổ sung vừa đấu chọi nhau. Giới tính có nam có nữ,có đực có cái. Vũ trụ có ngày có đêm,có trời có đất. Đời người có sinh có tử,đất nước có dân có vua,gia đình có vợ-chồng,trong đó vợ đóng vai trong lực lượng sản xuất còn chồng đại diện cho quan hệ sản xuất,phân hóa giai cấp trong gia đình tế bào...Nhưng trước khi hình thành ra nhưng phân chia đó thì nguyên thủy chẳng có gì hết. Chưa có phân chia đực -cái vì ban đầu là sinh sản vô tính, chưa có trời -đất vì trái đất chưa hình thành,chưa có vua- tôi vì xã hội chưa phân hóa giai cấp...Đạo Phật lấy cái gốc đó để làm đích,phủ định của phủ định để quay về nguyên bản. Vì thế Phật giáo không phân biệt sang hèn,nam nữ ai cũng có thể thu nạp miễn là có tâm. Đạo Phật là sứ giả của hòa bình,bình đẳng ,thống nhất - điều mà mọi người văn minh muốn tiến tới.Bức tượng Phật nhìn kĩ đúng là sự hợp nhất vẻ đẹp của cả nam và nữ,xuất gia rồi thì đâu cần bận tâm nam hay nữ,vợ hay chồng nữa, khi trong trạng thái thiền đấy sẽ không có dao động cương- nhu,nghiêng ngả phải -trái. Cương cứng nhiều thì mỏi,mỏi quá lại muốn nằm thả lỏng ,nằm nhiều thì mệt lại muốn ưoơn vai căng cứng cơ bắp... mệt mỏi là trạng thái thường gặp của sinh hoạt đời thường . Đạo Thiền là thoát khỏi trạng thái chuyển hóa luân phiên đấy để vững vàng trọng trạng thái cảnh giới nhất. Đó là trạng thái Không Âm - Dương.

Đạo giáo gần giống với Phật giáo về xuất thế nhưng chưa thoát hẳn khỏi ngũ hành.Khác với Nho giáo của Khổng Tử luôn gò ép con người vào những phép tắc lễ nghi xã hội Lão tử khởi xướng cứ thuận theo tự nhiên,tôn trọng các quy luật khách quan của tạo hóa mà đưa dẫn hành động của con người theo đó cho thích nghi phải đạo.
Lão tử là người có công phát hiện ra quan hệ giữa các mặt đối lập luôn có một mặt mang tính quyết định làm động lực phát triển gọi là Âm,còn mặt kia biến hóa theo cho phù hợp là Dương. "Âm cực dương sinh" Âm dương phù hợp cân bằng thì dương kích thích âm tăng trưởng,dương không phù hợp thì mất sự hài hòa,âm sẽ phá vỡ dương để hình thành sự cân bằng mới.Đó là sự tương sinh. Còn dương luôn có xu hướng cân bằng hài hòa với âm là sự tương khắc. Quá trình chuyển hóa âm dương cứ tuần tự có tính chu kì phủ định nhau ...âm-dương-âm-dương...mà sinh ra biến hóa luân hồi.
Ông diễn giải chân chất rằng:" không có dưới thì trên tọa ở đâu,dưới sụp thì trên sụp. Có gốc mới có ngọn,gốc chết ngọn tàn. Không có dân thì vua cai trị ai, dân ửng hộ vua mới ngồi vững..."
Ngày nay kế thừa và phát triển những người cứ gọi họ là nghệ nhân lưu truyền dân gian đã phát hiện sáng tạo thêm nhiều quy luật như " Dương mạnh Âm suy ". Nghĩa là dương vượt quá âm,đốt cháy giai đoạn sẽ phá hủy âm,âm bị tụt lùi thì cũng kéo dương tụt lại cho cân đối theo luật tương khắc. Kiến trúc thượng tầng mà tiên tiến quá mức so với cơ sở hạ tầng sẽ dẫn tới sập vỡ tất cả,quan hệ sản xuất tiến bộ quá so với lực lượng sản xuất cũng sẽ phá hủy phương thức sản xuất.
Thuyết ngũ hành chỉ phác thảo hình thức qua năm yếu tố : mộc-hỏa-thổ-kim-thủy. Bây giờ người ta gọi là thể thống nhất với nhiều mắt xích xâu chuỗi lại với nhau tác động qua lại có tính kế thừa, chứ không bó buộc chỉ là năm yếu tố nữa. Và trong thể thống nhất đó luôn có một mắt xích đóng vai trò quyết định. Thể thống nhất của nghành giáo dục:
...-Giáo viên- học sinh- phụ huynh- dư luận xã hội- quốc hội- bộ giáo dục -sở- phòng- giáo viên- học sinh -...
Trong thể thống nhất này thì mắt xích học sinh đóng vai trò quyết định.
Mỗi sự vật hiện tượng là một thể thống nhất của các mối liên hệ cụ thể. Một người ở trong nhà là cha,đến cơ quan anh ấy là thầy giáo,đi câu lạc bộ là hội viên dưỡng sinh...Những chức danh đó liên hệ xâu chuỗi lại thành một thể thông nhất trong con người anh ta. Và tuỳ vào liên hệ cơ bản và liên hệ không cơ bản mà biết đâu là mặt quyết định nhất,bản chất nhất trong con người đó.
Một cái cốc nó dùng để đựng nước,khi khác dùng để dề giấy tờ...Như thế mặt nào có tính quyết định trong nội tại có thể thay đổi theo hoàn cảnh bên ngoài,đó là nguyên lí "âm - dương đổi chỗ ". Nhưng bản chất của cái cốc vẫn là đựng nước vài quan hệ của nó với người dùng để uống nước vẫn là cơ bản xuyên suốt.

Như vậy , với nhiều người tôn sùng thuyết âm sương đã ăn sâu vào tư duy nếp nghĩ bao đời nay sẽ cho rằng Phật giáo phi lí,ngược truyền thống. Nhưng Phật giáo chỉ xuất ra ngoài càn khôn,âm dương ngũ hành chứ không phản lại quy luật tạo hóa,họ vẫn nằm trong quy luật phát triển khách quan song đi trước chúng ta nhiều bậc.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tinh túy của triết học Phật giáo hội tụ ở "tính không". Thuyết "tính không" nếu ai không hiểu cặn kẽ sẽ không thể tin và coi đó là phi lí,phi khoa học không đúng quy luật tự nhiên vì "không" ở đây chính là không âm-không dương. Đó là trạng thái không còn sự phân biệt,chênh lệch tất cả được hòa nhập làm một,mâu thuẫn được giải quyết dứt điểm,thoát ra khỏi vòng quay vận động của biến hóa...

Một đạo sư yoga ngồi thiền nhập định. Ông ta tập trung vào hơi thở thông qua sự phồng lên xẹp xuống ở vùng bụng nơi có huyệt đan điền,quá trình hô hấp giống như đứa trẻ sơ sinh. Quá trình hô hấp cứ chậm dần,chậm dần và dừng hẳn. Thế giới bên trong con người và bên ngoài môi trường đã hoàn toàn như nhau không còn sự phân chia,chênh lệch nên sự tương tác qua lại cũng tắt hẳn. Nhu cầu ăn uống cũng giảm dần rồi dừng ,nhịp tim huyết áp cũng thế...Một sự vô lí,ngược đời khó hiểu. Người ta nói con người văn minh có ý thức thì tự giác phân biệt mình với tự nhiên đơn giản như mặc quần áo. Nhưng theo quy luật phát triển có tính chu kì thì sự vật hiện tượng thành cái đối lập với nó rồi lại như quay về lúc đầu. Con người đang có xu hướng quay về với tự nhiên,quay về với trạng thái nguyên thủy không có sự phân hóa,biến loạn.

Ngày nay áp dụng vào những vấn đề vĩ mô thời sự thì thuyết tính không càng được củng cố. Xã hội vẫn chia giai cấp giàu nghèo,chiến tranh bệnh dịch,ô nhiễm môi trường,mâu thuẫn chỉ được tạm hòa hoãn xoa dịu chứ không được giải quyết triệt để...
Nhân loại cùng nền văn minh khoa học của mình vẫn ở đằng sau chân lí của Phật giáo.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top