ngan trang
New member
- Xu
- 159
Một chiến thắng hão huyền
Tháng 6 là tháng của niềm tự hào và chiến thắng cuối cùng của chế độ. Lo sợ trước những triển vọng cách mạng từ cuộc khủng hoảng tháng 5, cử tri đã bỏ phiếu cho đa số vào các ngày 23-6 đến 30-6-1968.
Đa số nhận được 10 triệu phiếu và 3/4 số ghế trong Quốc hội: với 294/485 ghế, phe De Gaulle đã có đa số tuyệt đối mà thậm chí không cần tới những lá phiếu của liên minh Cộng hòa-Độc lập. Phe đối lập Cộng sản, Xã hội và trung hữu đã mất một số lượng rất lớn phiếu bầu và ghế trong Quốc hội.
Tướng De Gaulle có thể cho rằng ông đã chiến thắng và đã đẩy lùi được cuộc khủng hoảng chế độ. Song, chiến thắng của ông rất mong manh. Đa số áp đảo sau bầu cử đã mang đến cho nền Cộng hòa đệ Ngũ một “Quốc hội khó thấy”, bảo thủ hơn và phản cách mạng hơn De Gaulle. Tướng De Gaulle đã nhanh chóng cảm thấy những hạn chế của chiến thắng này sau khi “Cơn lốc tháng 5” qua đi, ông có ý định tái thiết đất nước.
Để làm điều này, ông cho là cần phải thay đổi bộ máy cầm quyền và trước sự ngạc nhiên của mọi người, ông đã thay Thủ tướng Georges Pompidou, người có công đáng kể trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng vừa qua, bằng Maurice Couve de Murville . Trên thực tế, dường như Tổng thống muốn khẳng định lại quyền lực của mình bằng cách tách biệt khỏi một người đã chinh phục được lòng dân, người xuất hiện như người đứng đầu đa số và người mà các Nghị sĩ được bầu hồi tháng 6 cảm thấy rất gắn bó.
Tuy nhiên, ông đã giảm nhẹ việc cách chức Thủ tướng bằng những lời ca ngợi và tuyên bố sự thay thế này là “để dành cho nền Cộng hòa”.
Người ta đồn rằng Georges Pompidou sẽ biết khéo léo tận dụng cơ hội để nhanh chóng làm cho mọi người biết, trong một chuyến thăm Roma tháng 1/1969, rằng ông ấy sẽ ra tranh cử Tổng thống khi thời cơ đến. Dù người đứng đầu nhà nước rất cáu trước những lời đồn này, song rõ ràng là chủ nghĩa De Gaulle từ nay có thể dựa trên một người kế nhiệm đã được chỉ định và người đã chứng tỏ khả năng của mình.
Nhưng trong khi chờ đợi, tất cả các mối quan tâm của Tướng De Gaulle đều hướng tới một chính sách mới mà ông muốn ưu tiên và trong đó ông sẽ tìm ra câu trả lời cho cuộc khủng hoảng tháng 5. Mấu chốt của chính sách này là một cuộc cải cách cơ cấu cho phép người dân Pháp tham gia các công việc điều hành. Tuy nhiên, ông đã nhanh chóng gặp phải sự phản đối của đa số bảo thủ sau cuộc bầu cử tháng 6.
Lĩnh vực đầu tiên trong kế hoạch cải cách là trường đại học vốn chỉ còn là một đống đổ nát và các cơ chế cũ của nó tỏ ra không còn phù hợp nữa. Edgar Faure đã chuẩn bị một đạo luật định hướng giáo dục đại học dựa trên tính đa ngành và tự quản lý. Được bầu vào Quốc hội tháng 10/1969, nhưng sau đó bà đã khiến nhiều Nghị sĩ do dự vì họ cho rằng bà quá cấp tiến và khiến một số giáo viên đại học cảm thấy khó chịu vì bị tước đi một số đặc quyền.
Quan trọng hơn trong tư tưởng của Tướng De Gaulle là sự cần thiết phải khôi phục tính hợp pháp của mình bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Chủ đề trưng cầu sẽ là vấn đề tổ chức vùng và tính đại diện của các hoạt động xã hội nghề nghiệp.
Ông đã giao cho Bộ trưởng Jean-Marcel Jeanneney chuẩn bị một dự luật nhằm trao cho các vùng qui chế đơn vị hành chính địa phương được phân quyền và thành lập các hội đồng vùng bao gồm các Nghị sĩ, đại biểu của các Hội đồng địa phương và trung ương và thành viên do các tổ chức xã hội nghề nghiệp tiêu biểu chỉ định.
Cuối cùng, ở trung ương, Hội đồng Kinh tế và Xã hội và Thượng nghị viện đã được thay thế bằng một Thượng nghị viện tư vấn gồm các Thượng nghị sĩ do các đại biểu của các đơn vị hành chính địa phương bầu và các Thượng nghị sĩ do các tổ chức kinh kế, xã hội và văn hóa chỉ định. Vì vậy toàn bộ dự án này đã dẫn tới việc sửa đổi Hiến pháp.