Chăm sóc trẻ sơ sinh, những khác biệt giữa ở Nhật và Việt

Trang Dimple

New member
Xu
38
Chăm sóc trẻ sơ sinh, những khác biệt giữa ở Nhật và Việt
3738_nguyen_thi_thu.jpg

Lần đầu sinh con, lại sinh ở Nhật chỉ có bà ngoại qua giúp nên mình mới có cơ hội so sánh sự khác nhau giữa cách chăm trẻ sơ sinh kiểu Nhật và kiểu Việt Nam. Vì tâm lí không có người thân ở bên giúp đỡ nên mình cố gắng tìm hiểu thật kỹ về cách chăm sóc em bé thông qua những cuốn sách hướng dẫn được trình bày vô cùng tỉ mỉ và hướng dẫn của bác sĩ, y tá. Có những điều mình làm theo kiểu Nhật, có cái thì làm theo kiểu Việt Nam từ kinh nghiệm mẹ mình dạy lại để có thể Đông - Tây, hiện đại - truyền thống kết hợp. Mình xin liệt kê những điều nho nhỏ dưới đây để các mẹ tham khảo. Mình không dám nói điều nào là đúng là sai vì mỗi người có một cách nuôi dạy và chăm con khác nhau tùy vào điều kiện và hoàn cảnh gia đình, cũng như bản thân các bé nữa.

1. Dùng nước khoáng (độ cứng nhỏ hơn 60) hoặc nước máy đun sôi để pha
sữa
Mình đã từng đọc trên một trang web về nuôi dạy trẻ của Việt Nam có đề cập rằng “không được dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ sơ sinh”-Nhưng điều này lại không chính xác. Bạn vẫn có thể dùng nước khoáng có độ cứng <60 (có nguồn thì nói là < 100) để pha sữa cho trẻ. Nước khoáng có hàm lượng khoáng chất quá cao thì cơ thể trẻ sơ sinh chưa thể hấp thụ những chất đó nên sẽ có hại cho bé. Nhưng hàm lượng khoáng chất của nước khoáng thiên nhiên có độ cứng <60 thì hoàn toàn bình thường với trẻ.

Ở Nhật thì hầu hết toàn bộ các nước khoáng (ミネラルウォーター) đều là nước khoáng mềm có độ cứng thấp hơn 60. Những nước khoáng được bày bán ở siêu thị như nguồn nước khoáng lấy từ núi Phú Sĩ, Yamanashi thì hầu như độ khoáng đều trong khoảng 30-40 nên hoàn toàn ok. Nhà mình thích dùng nước khoáng 南アルプス.

Hàm lượng khoáng phụ thuộc vào địa chất và thời gian nước ngầm lưu lại trong lòng đất. Ở Châu Âu thì nước khoáng có hàm lượng khoáng cao >60, bởi vì Châu Âu là lục địa già nên thời gian nước ngầm chảy trong lòng đất cho đến khi lộ ra bề mặt hay đổ ra biển phải hàng trăm năm, tốc độ chảy của nước ngầm rất chậm, lại thêm địa chất chủ yếu là đá vôi (lime stone) có hàm lượng Canxi cao khiến cho nồng độ khoáng chất tan vào nước ngầm cũng nhiều hơn so với những nơi có địa hình là đảo như Nhật. Ở Nhật thì địa chất chủ yếu là đá mác ma dễ thẩm thấu, lại thêm địa hình dốc và hẹp nên tốc độ chảy của nước ngầm trong lòng đất nhanh khiến cho thời gian lưu lại trong lòng đất cũng ngắn hơn nên hàm lượng khoáng ít hơn. Còn ở Việt Nam mình chưa có điều kiện tìm hiểu nên chưa dám nói về độ khoáng.



2. Không đi bao tay, bao chân

d11c29_a37beaa03a564050a82107dbe85e98a5~mv2.webp
Mình không đeo bao tay, mũ cho Bon nhưng luôn để Bon nắm lấy ngón tay mình và trò chuyện


Mình thấy hầu như mọi trẻ sơ sinh ở Việt Nam đều được đi bao tay, bao chân, đội mũ. Nhưng mình thì không đi bất kỳ cho bé thứ gì từ khi bé mới sinh ra. Việc đi bao tay có thể vì mọi người sợ bé cào mặt nhưng nếu mình cắt móng tay (tuần 1 lần) cho bé thì sẽ tránh được việc đó. Sở dĩ mình không đi bao tay hay bao chân vì mình nghĩ bao tay sẽ làm cản trở sự phát triển về xúc giác của bé cũng như cử động các ngón tay. Bởi vì với trẻ sơ sinh thì hành động sờ, chạm các đồ vật bằng tay để cảm nhận sự vật và cảm nhận này sẽ giúp bé phát triển về xúc giác.
d11c29_fa4531031b14486dab2e79f161010dcb~mv2.webp

Hai bố con rất tích cực trò chuyện
Ngoài ra điều quan trọng hơn đó là trẻ sơ sinh cần phải được luyện cử động các ngón tay, luyện cho bé dỗi các ngón tay, cầm nắm mọi vật là một vận động quan trọng giúp bé kích thích trí não. Con người tiến hóa hơn các loài khác là vì con người biết sử dụng thành thạo 5 ngón tay hơn các loài khác. Vì vậy các nhà giáo dục khuyến khích rằng nhỏ từ 0 đến 2-3 tuổi cần được luyện tập để sử dụng thành thạo 5 ngón tay càng sớm càng tốt thông qua các trò chơi như cầm nắm đồ vật, cầm bút, cầm đũa, luồn hạt qua dây để luyện cho trẻ sử dụng thành thạo bằng 5 ngón tay, rồi dần dần là 3 ngón, 2 ngón tay. Trẻ sơ sinh thì cần luyện cách cầm nắm như nắm ngón tay của mẹ chẳng hạn. Nếu đi bao tay thì vận động này lại bị hạn chế đi rất nhiều.

3. Không quấn khăn bó chặt tay chân

4. Không dùng gối, chỉ lót khăn mỏng thấm mồ hôi

5. Không dùng gối chèn người khi bé ngủ

6. Không đội mũ nếu không ra ngoài trời

Trong bài viết “Phương pháp giúp trẻ ăn ngon và không khóc đêm” mình có đề cập đến việc vì sao trẻ lại cựa mình, là vì nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh chưa ổn định, khả năng hô hấp bằng phổi còn yếu nên hành động này cùng với hành vi khóc sẽ giúp trẻ điều chỉnh thân nhiệt cũng như rèn luyện khả năng hô hấp. Do đó nếu bó quá chặt tay chân bé không cựa quậy được thì sẽ làm cản trở khả năng này của bé. Ở bệnh viện các bác sĩ không quấn chặt tay, không dùng gối chèn để cho bé dễ cựa quậy. Trẻ sơ sinh không cần gối nên chỉ cần khăn mặt lót để thấm mồ hôi cho bé là đủ. Nếu trong nhà không lạnh thì cũng không cần đội mũ.
7. Vỗ lưng sau khi cho bú để trẻ không trớ
Sau khi bé bú xong các y tá dạy mình là vác bé lên vai rồi vỗ vỗ vào lưng phần gần gáy bé để bé ợ hơi ra ngoài thì bé sẽ không bị trớ. Cách này khá hiệu quả khiến bé ít bị trớ hơn.
8. Tắm nắng
d11c29_dbd71a51cb1a4fc99daf5a5ca81a6bb5~mv2.webp

Hai cha con tắm nắng
Trẻ được 1 tháng tuổi thì có thể đưa ra ngoài đi dạo. Nhưng trước đó thì nên luyện tập cho bé quen dần với không khí bên ngoài trước bằng cách mỗi ngày cho bé tắm nắng từng chút một. Ví dụ ngày đầu chỉ tắm chân trong vòng 5-7 phút, 2-3 ngày sau thì đến tắm thân mình 10 phút, rồi 2-3 này sau thì tắm cả người trong vòng 15 hútp (tránh để ánh nắng chiếu vào đầu và mắt). Đến khi bé quen dần với không khí bên ngoài thì cho bé ra ngoài.



d11c29_15b2dab46b0341d28cff83be454faf75~mv2.webp

Từ hơn 2 tháng tuổi Bon đã cùng gia đình đi chơi khắp nơi ở Tokyo

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top