Trang Dimple

New member
Xu
38
Khi con chào đời cũng là lúc mẹ bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ. Ban đầu, cả mẹ lẫn bé đều chưa quen nên có thể sẽ khá vất vả, nhưng khi bé đã bú quen hơn thì lúc cho bé bú cũng chính là khoảng thời gian tiếp xúc da và giao tiếp vô cùng quan trọng đối với cả hai mẹ con.

Dù vậy, khi mới bắt đầu cho con bú chưa được bao lâu, hầu hết các bà mẹ thường gặp những vấn đề như ống dẫn sữa (tuyến vú) giúp vận chuyển sữa mẹ tới đầu vú vẫn chưa được mở rộng đủ, hoặc sữa mẹ bị tắc khiến ngực bị căng tức do mất cân bằng giữa lượng sữa mẹ tiết ra với sức bú hay cách bú của bé...

Sữa mẹ bị tắc lâu ngày dẫn đến bị viêm sẽ khiến bầu ngực trở nên vô cùng căng tức, nổi cục và bị nóng ở bên trong, thậm chí có thể dẫn đến “Viêm tuyến vú cấp tính do tắc tia sữa”. Để mặc cho tình trạng này tiếp diễn có thể dẫn đến “Viêm tuyến vú cấp tính do nhiễm khuẩn” và khi đó bạn cần phải đi khám để được điều trị thích hợp.

Do đó, để tránh cho bầu ngực bị căng tức hoặc bị đau, tốt nhất là bạn nên cho con mình bú mẹ càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng tức khiến cho mặt ngoài bầu vú bị căng cứng lại thì có thể sẽ khiến bé khó bú. Bởi vậy, khi cảm thấy con khó bú, bạn có thể thử “vắt sữa” cho nhẹ bớt đi trước khi cho bé bú.

< Cách vắt sữa >

(1) Rửa tay thật sạch sẽ.

(2) Đặt ngón cái và ngón trỏ lên bên ngoài bầu vú ở vị trí đối xứng nhau và cách đầu vú khoảng 2cm, rồi vừa bóp vừa ấn nhẹ về phía trước giống như đang khép ngón cái và ngón trỏ lại với nhau. Bạn có thể điều chỉnh vị trí cho đến khi sữa mẹ chảy ra.

(3) Sau khi đã vắt ở 1 vị trí được khoảng 10 lần thì bạn nên thay đổi vị trí đặt ngón tay và lặp lại động tác. Vắt sữa theo nhiều hướng khác nhau sẽ giúp tình trạng tắc ống dẫn sữa được cải thiện một cách đồng đều hơn.

Có không ít bà mẹ lo lắng về việc chăm sóc bầu ngực sau sinh, và bằng chứng là ở Nhật Bản có hẳn những nơi chuyên tư vấn về chăm sóc bầu ngực cho các sản phụ sau sinh gọi là “Phòng tư vấn hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ” hay các phòng tư vấn “Tư vấn về sữa mẹ ngoại trú” nằm trong khoa sản của các bệnh viện.

Sau đây, tôi sẽ giới thiệu với các bạn “cách chăm sóc bầu ngực” mà các bà mẹ xung quanh hoặc ngay chính bản thân tôi đã từng được bác sỹ giới thiệu khi đến những nơi tư vấn đã đề cập ở trên.

・Cho con bú theo nhiều hướng và góc độ khác nhau

Do thói quen bế con hoặc thói quen cho con bú của mình, nhiều bà mẹ thường để con bú một hướng cố định như chỉ cho bú bên trái hay chỉ để đầu con hướng từ phía ngoài vào trong ngực mẹ... Tuy nhiên, điều này sẽ dễ khiến cho ống dẫn sữa bị tắc. Bởi vậy, bạn nên thường xuyên thay đổi cách bế con và cho con bú cân bằng cả hai bên.
11788-026-2.jpg


・Làm ấm cơ thể để thúc đẩy lưu thông máu bằng cách tắm bồn

Có không ít bà mẹ cảm nhận rõ rệt “Việc làm ấm cơ thể và thúc đẩy lưu thông máu khiến sữa tiết ra nhiều hơn”. Cách nhanh nhất để làm ấm cơ thể chính là tắm bồn. Thư giãn ngâm mình trong bồn nước ấm và mát xa ngực hoặc vắt bớt sữa sẽ giúp cho ngực của bạn đỡ căng tức hơn.

・Tránh các món ăn có nhiều mỡ

Các bà mẹ sẽ dễ bị tắc sữa nếu ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu calo có chứa nhiều đường hay chất béo. Trước đây ở Nhật Bản, mọi người thường khuyên các sản phụ sau khi sinh nên ăn bánh giầy để ra nhiều sữa. Lý do là vì sữa sẽ được tiết ra nhiều khi người mẹ ăn các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng việc sữa ra quá nhiều trong khi ống dẫn sữa bị tắc sẽ khiến tình trạng tắc ống dẫn sữa trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên chú ý theo dõi tình trạng bầu ngực của mình khi hấp thu các loại thức ăn trong thời kỳ sau sinh.

Nguồn :World Mommy
 
Chào các bạn, tôi là Ogawa Nozomi. Vì mới sinh con nên hiện tại tôi dành hầu hết thời gian của mình để chăm sóc cho cậu con trai sắp được 3 tháng tuổi.

Như các bạn đã biết, trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ thay đổi rất nhiều. Trong số những biến đổi đó, chứng phù chân khi mang thai chắc hẳn đang khiến không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng.

Bản thân tôi cũng vậy, lúc mang thai được khoảng 9 tháng, vào một buổi sáng khi vừa tỉnh giấc và đang định ngồi dậy, tôi cảm thấy đau kinh khủng ở bắp chân và không thể nào đứng dậy nổi. Tôi vội vàng đi đến phòng khám nắn chỉnh xương cốt thì được chẩn đoán là chân bị sưng phù nặng khiến cho dây thần kinh bị chèn ép.

Bởi vậy, trong bài viết này, thông qua những kinh nghiệm của bản thân, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách xử lý trong trường hợp bị phù chân khi mang thai.

Mát xa chân
Bạn có thể tự mát xa tại nhà bằng cách bôi kem dưỡng thể rồi mát xa từ cổ chân lên đầu gối theo hướng từ dưới lên trên sau khi tắm xong… Hoặc bạn cũng có thể sử dụng miếng dán giảm đau chuyên dụng để dán lên bắp chân.

Càng gần đến những tháng cuối thai kỳ, bụng của bạn sẽ càng trở nên to hơn, bởi vậy sẽ rất khó để bạn có thể tự mát xa cho mình. Vào lúc này, bạn có thể nhờ chồng mát xa giúp và tranh thủ trò chuyện với chồng trong lúc mát xa. Cách làm này cũng sẽ giúp hai vợ chồng bạn trở nên thân mật hơn.

Vận động điều độ, thích hợp


Bạn cũng có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hàng ngày, nhưng chú ý không nên vận động quá sức. Nhờ đi bộ, sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ tăng lên và máu huyết cũng sẽ lưu thông tốt hơn. Bởi vậy, trong thời gian mang thai, tôi thường đi bộ khoảng 30 phút để mua thức ăn ở siêu thị gần nhà và cũng là để kết hợp vận động luôn.
img_af95a880d06117348891a0fb8361566d145907.jpg

Ngoài đi bộ, bạn cũng có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc các động tác yoga dành cho bà bầu tại nhà. Trên một số trang chia sẻ video trực tuyến có giới thiệu các bài tập dành cho các bà bầu, bạn có thể tham khảo và tập theo các bài tập này. Tuy nhiên, cần lưu ý không vận động quá mạnh hay tập quá sức, đồng thời nên trao đổi với bác sỹ khi tập các động tác này hay ngay khi cảm thấy có vấn đề không ổn.

Từ khoảng tháng thứ 8 trở đi, bụng của bạn sẽ trở nên to hơn khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn. Do đó, vào lúc này, bạn nên tập một số bài tập nhẹ nhàng để chuẩn bị thể lực cho thời điểm sinh bé.

Uống thật nhiều nước

Dù sợ bị phù chân khi mang thai nhưng nếu bạn không uống nước đầy đủ thì cơ thể sẽ có xu hướng tích nước và ngược lại khiến chân càng bị phù nặng hơn. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Sản phụ trong thời kỳ mang thai được cho rằng cần bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Tuy vậy, bạn không nên uống một lượng lớn nước ngay một lúc, mà chỉ nên uống từng ít một mà thôi. Tôi thường cho nước uống vào chai 1 lít để uống dần vì cách này giúp tôi có thể nắm được lượng nước mà mình đã uống.

Các loại đồ uống có chứa cafein như cà phê hay trà xanh thường có tác dụng lợi tiểu nên sẽ khiến lượng nước hấp thụ được dễ dàng bị bài tiết ra bên ngoài. Không những thế, việc hấp thụ quá nhiều cafein có thể khiến bạn trở nên khó ngủ hay cảm thấy bức bối, khó chịu trong người, cũng như khiến thai nhi bị động hấp thu cafein. Bởi vậy, trong thời kỳ mang thai, bạn không nên uống các loại đồ uống có chứa cafein. Thay vào đó, bạn có thể uống các loại đồ uống như nước khoáng, trà lúa mạch hay trà thảo dược dành cho bà bầu.

Không nên cố sức quá


Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ thường dễ cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, bạn nên nghỉ ngơi khi cảm thấy quá sức hoặc khi cơ thể không thể chịu được nữa. Bản thân tôi cũng từng có thời điểm quá bận rộn và đến khi nhận ra thì tôi đã mệt mỏi rã rời. Khi đó, tôi liền dành cả một ngày để nằm nghỉ thì thấy khỏe hơn nhiều.

Thêm vào đó, sau khi sinh, cuộc sống của người mẹ thường tập trung vào đứa con thân yêu của mình. Chính vì vậy mà nhiều khi bạn muốn nghỉ ngơi nhưng lại chẳng có thời gian để nghỉ.

Bởi vậy, dù bận rộn với công việc hay việc nhà đến đâu chăng nữa thì bạn cũng đừng quên để ý đến cơ thể của bản thân. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ và tận hưởng khoảng thời gian khi mang bầu đầy vui vẻ và thoải mái nhé.

Nguồn:World Mommy
 
Phụ nữ luôn bắt đầu chuẩn bị làm mẹ ngay từ ngày biết mình mang thai. Và rồi, kể từ ngày đó đến tận khi em bé được sinh ra, các bạn sẽ trải qua những ngày tháng “tuy hai mà một” cùng với bé nhà mình. Bởi vậy, bạn cần tìm hiểu những thông tin chính xác về sự thay đổi của cơ thể mẹ trong quá trình mang thai cũng như quá trình phát triển của các bé khi còn trong bụng mẹ, và chuẩn bị một cách kỹ càng để có thể an tâm sinh bé.
img_f75b50fe440e6ae8812e6b196eed7484248547.jpg


Dưới đây là những thay đổi của cơ thể mẹ bầu cần biết khi mang thai

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ đầu mang thai
Ốm nghén - Dấu hiệu của một sinh mệnh mới
Khi bắt đầu mang thai, rất nhiều sự biến đổi sẽ ghé thăm cơ thể người mẹ. Và điều mà bạn thường gặp phải là “ốm nghén”. Thời kỳ xuất hiện ốm nghén khác nhau tùy vào thể chất của từng người, những bà bầu bị ốm nghén sớm có thể có những triệu chứng ốm nghén từ khi mới mang thai được 2 tháng, nhưng thường thì những triệu chứng này sẽ dần dần giảm đi khi các bà bầu mang thai trên 4 tháng. Triệu chứng và mức độ ốm nghén của mỗi người mỗi khác, có người chỉ cảm thấy không thèm ăn như mọi khi, nhưng những bà bầu bị ốm nghén nặng có thể cảm thấy buồn nôn khi nhìn thấy bất kỳ món ăn gì và thậm chí không thể ra khỏi nhà. Cùng lúc đó, sở thích ăn uống của các bà bầu cũng thường thay đổi một cách đáng kể “Tôi chỉ có thể ăn cà chua bi”...

Không chỉ bị ốm nghén, các bà bầu còn gặp nhiều sự thay đổi cơ thể khác như lượng dịch âm đạo tăng, chân bị phù, hơi tí là buồn ngủ..., nhưng tất cả những điều này đều là dấu hiệu cho sự thích ứng của cơ thể người mẹ để tiếp nhận một sinh mệnh mới. Và dù những triệu chứng này có nặng đến thế nào đi chăng nữa thì kiểu gì nó cũng sẽ có lúc dừng lại, do đó bạn cứ yên tâm đi. Tuy nhiên, nếu bạn bị giảm trên 5 kg hay bị ốm nghén nặng đến mức nước cũng không uống được thì cần phải đi khám ngay.

Sự phát triển của bé trong thời kỳ đầu mang thai
Tay chân của bé bắt đầu thành hình và hình dáng cơ thể bé dần trở nên rõ ràng
Khi vừa mới mang thai, chúng ta chỉ có thể biết đến sự tồn tại của bé thông qua mạch đập của người mẹ, nhưng khi người mẹ mang thai được 3 tháng, tay chân và mắt mũi của bé sẽ thành hình và hình dáng cơ thể bé sẽ dần trở nên rõ ràng. Lúc này bé sẽ có chiều cao khoảng 4 - 8 cm và thể trọng vào khoảng 20 - 30 g. Tất cả các hệ thống cơ quan chính như não bộ, các dây thần kinh... của bé sẽ phát triển một cách nhanh chóng, và sẽ bắt đầu xuất hiện sự lưu thông máu trong cơ thể bé. Đây là thời kỳ vô cùng quan trọng để cơ thể bé hình thành nên những cơ năng tối thiểu của một sinh vật sống. Khi các mẹ khó ở do ốm nghén thì các bé cũng đang cố gắng hết sức để lớn lên.

Những điểm cần chú ý trong sinh hoạt vào thời kỳ đầu mang thai
Thư giãn bằng cách mặc những loại trang phục thoải mái
Bạn không nên mặc những loại trang phục ôm sát người mà chỉ nên chọn mặc những loại trang phục rộng rãi và thoải mái. Điều này sẽ giúp làm giảm sự khó chịu khi ốm nghén, đồng thời thúc đẩy sự lưu thông máu trong cơ thể - hoạt động cần thiết cho sự phát triển của bé.
Tránh chất cồn và hút thuốc
Do chất cồn có thể thông qua máu truyền đến thai nhi trong bụng bạn, bởi vậy nếu uống rượu bạn chỉ nên nhấp môi thôi. Bên cạnh đó, hút thuốc sẽ làm giảm lượng oxy trong máu, điều này có thể khiến thai nhi bị rơi vào trạng thái thiếu oxy. Do đó, để bé có thể phát triển một cách hoàn chỉnh, bạn cần đặc biệt chú ý tránh hút thuốc trong khi mang thai. Thêm vào đó, nếu xung quanh bạn có người hút thuốc, hãy chú ý để tránh hít phải khói thuốc một cách thụ động.
Không tự ý uống thuốc
Một số thành phần có trong những loại thuốc như thuốc cảm hay thuốc đau đầu có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi, bởi vậy bạn chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên tránh siêu âm quá nhiều khi khám thai tại các bệnh việ
Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai trung kỳ
Bước vào thời kỳ ổn định và cảm nhận được thai máy
Khi mang thai đến tháng thứ 5, bụng của bạn sẽ dần dần lộ ra và lúc này mọi người có thể dễ dàng nhận thấy bạn là một bà bầu. Lúc này, thời kỳ ốm nghén cực nhọc cuối cùng cũng đã rời đi và bạn bắt đầu bước vào thời kỳ ổn định cả về sinh lý và tâm lý. Cùng với sự trưởng thành của thai nhi, thể trọng của bạn cũng sẽ tăng lên, cũng có những bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy khi mang thai đến tháng thứ 5.

Bước sang tháng thứ 6, bụng của bạn sẽ phình to đến mức mà bạn bắt đầu cảm thấy nặng nề. Bầu ngực của bạn cũng trở nên to hơn, có bà bầu thậm chí bắt đầu tiết sữa lỏng ngay từ lúc này.

Sang tháng thứ 7, tử cung của bạn sẽ bắt đầu di chuyển lên vị trí phía trên rốn, điều này có thể khiến bạn cảm thấy bị đè nặng, hay phải hơi ngửa người ra sau để lấy cân bằng. Vào thời kỳ này, bạn còn dễ bị chuột rút ở bắp chân. Nếu bị chuột rút quá thường xuyên, bạn nên đi khám.

Sự phát triển của bé trong thời kỳ mang thai trung kỳ
Da và cơ bắp cũng bắt đầu phát triển, cử động của bé cũng trở nên hoạt bát
Đến khoảng tháng thứ 5, cơ bắp của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển, bé sẽ trở nên cực kỳ hoạt bát và không ngừng cử động trong bụng của bạn. Cơ thể bạn sẽ cảm nhận được những cử động này thông qua hiện tượng thai máy. Móng tay sẽ bắt đầu mọc trên đầu ngón tay bé, lông mi và lông mày cũng sẽ dần mọc lên.

Vào khoảng tháng thứ 6, thính giác của bé sẽ bắt đầu phát triển, bởi vậy vào thời kỳ này có thể bé đã bắt đầu nghe được bố mẹ trò chuyện. Và cũng chính vào khoảng thời gian này, chúng ta mới có thể phân biệt được giới tính của bé.

Đến khoảng tháng thứ 7, bé đã lớn hơn với chiều cao khoảng 35 - 40 cm và cân nặng đạt khoảng 1000 - 1200 g. Bạn cũng bắt đầu có thể nhìn thấy khuôn mặt của bé trên màn hình của máy siêu âm, và chắc rằng các bạn sẽ trò chuyện không biết chán “Chắc nó giống mẹ”, “Sống mũi giống ông thế”...

Những điểm cần chú ý trong sinh hoạt vào thời kỳ mang thai trung kỳ
Quản lý cân nặng để không bị tăng cân quá nhiều
Bạn có xu hướng trở nên cực kỳ thèm ăn và dễ ăn quá nhiều vào thời kỳ mang thai trung kỳ, đây có lẽ là phản ứng ngược của thời kỳ ốm nghén mà bạn phải chịu đựng trước đó. Tất nhiên là bạn cũng cần hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng vì sức khỏe của cả bạn và bé, nhưng chú ý đừng để bị tăng cân quá mức. Tăng thể trọng quá mức sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén (Bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai).
Chú ý điều chỉnh tư thế để phòng tránh bị đau hông
Khi bụng dần dần to ra, tử cung sẽ di chuyển lên phía trên, do đó nhiều bà bầu thường hơi ngửa người ra sau để lấy cân bằng. Nhưng trên thực tế đây là chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau hông, bởi vậy bạn cần luôn chú ý giữ thẳng lưng hết sức có thể. Nếu bụng của bạn nặng đến mức hông cảm thấy khó chịu thì có thể dùng đai quấn quanh phần xương chậu.
Thực hiện các biện pháp phòng rạn da khi mang thai
Bụng to lên khiến phần da ở bụng của bạn không kịp thích nghi và sinh ra những vết rạn. Những vết rạn này đặc biệt dễ xuất hiện ở phần bụng phía dưới, và đôi lúc chúng còn xuất hiện cả ở phần bầu ngực nữa. Tốt hơn là bạn không nên chú ý quá mức đến chúng, tuy nhiên bạn cũng có thể phòng chống một cách hiệu quả bằng việc mát xa những vùng da này với các loại kem và dầu dưỡng để bảo vệ sự đàn hồi của da.
Chữa sâu răng ngay từ lúc này
Các nhà khoa học cho rằng khi mang thai cơ thể của bạn sẽ bị lấy đi những chất dinh dưỡng để hình thành phần khung xương của thai nhi, bởi vậy răng của bạn trong thời kỳ mang thai sẽ trở nên yếu đi. Ngoài ra, sau khi sinh bạn sẽ chẳng có thời gian rảnh rỗi để đi khám răng đâu vì còn phải chăm sóc bé nữa. Thêm vào đó, trong quá trình sinh con có thể bạn cần cắn chặt răng để lấy sức. Vậy nên hãy đi khám răng ngay từ bây giờ đi nhé

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai hậu kỳ
Xuất hiện hiện tượng táo bón hay chán ăn do nội tạng bị tử cung chèn ép
Bước vào giai đoạn mang thai hậu kỳ, bụng của bạn sẽ càng ngày càng to ra, lúc này tử cung sẽ chèn ép dạ dày và ruột, điều này khiến bạn cảm thấy chán ăn, bị táo bón hay khó thở... Ngoài ra khi sắp sinh, những cơ ở gần khu vực cổ tử cung bắt đầu mềm đi, nên các bà bầu đôi lúc còn có thể không kiểm soát được việc đi vệ sinh nữa.

Không chỉ thế, do bụng trở nên nặng hơn nên cử động của bạn sẽ trở nên chậm chạp hơn, thậm chí đôi lúc không thể thực hiện được những cử động mà trước kia bạn có thể dễ dàng hoàn thành. Bởi vậy, đừng cố làm những việc mà bản thân không thể, lúc này bạn chỉ nên duy trì những động tác hay tư thế không khiến mình bị mệt hay khó chịu thôi nhé. Khi ngủ bạn cũng nên nằm nghiêng sang một bên chứ đừng nằm ngửa, điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn đấy.

Đến tháng thứ 10 hay còn gọi là “tháng cuối thai kỳ”, bụng của bạn sẽ nhô hẳn về phía trước và trở nên lớn hơn bao giờ hết. Nếu thấy xuất hiện dịch nhầy và nước ối thì có nghĩa là bạn bắt đầu sinh rồi đấy.

Sự phát triển của bé trong thời kỳ mang thai hậu kỳ
Vào nửa cuối tháng thứ 8, bé sẽ có chiều cao khoảng 40 cm và cân nặng vào khoảng 1500g. Kể từ thời điềm này cho đến hai tháng tiếp theo, cân nặng của bé sẽ nhanh chóng tăng lên gấp đôi. Khi bước vào giai đoạn mang thai hậu kỳ, bộ não, nội tạng và hệ thần kinh... của bé đã được định hình và phát triển hoàn thiện, bởi vậy vào giai đoạn này lớp mỡ dưới da của bé sẽ tăng lên, và bé sẽ dần lớn lên thành một bé con bụ bẫm chờ đến ngày ra mắt mọi người.

Vào tháng thứ 10, khả năng miễn dịch của cơ thể mẹ sẽ được truyền qua cơ thể bé, nhờ đó bé sẽ có sức đề kháng với các căn bệnh. Khi gần đến ngày sinh, bé sẽ tụt dần về phía khung xương chậu và tần số thai máy cũng sẽ giảm dần.

Những điểm cần chú ý trong sinh hoạt vào thời kỳ mang thai hậu kỳ
Phòng Bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai

  • Trong số những bệnh mà phụ nữ mang thai thường mắc phải, Bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai (Nhiễm độc thai nghén) được cho là có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con. Bệnh thường có những triệu chứng như cao huyết áp, thừa protein trong nước tiểu, phù thũng... Để phòng chống căn bệnh này, bạn nên tránh ăn quá nhiều muối, tăng cân quá độ và thiếu ngủ.
Vận động một cách thích hợp để duy trì thể lực
  • Tuy vào thời kỳ mang thai hậu kỳ bụng của bạn sẽ trở nên rất nặng và hành động của bạn trở nên cực kỳ chậm chạp, nhưng bạn cần rèn luyện thể lực để chuẩn bị cho việc sinh sản. Do đó, bạn nên tích cực thực hiện những vận động giúp duy trì sức lực của các cơ bắp như tập thể dục hay đi bộ với lượng thích hợp. Tuy nhiên, bạn cần luôn chú ý để không bị vấp ngã. Bạn nên ngồi hẳn xuống khi muốn đi giày và chú ý để bụng không bị gập.
Chuẩn bị từ sớm để luôn sẵn sàng nhập viện sinh con
  • Bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai hậu kỳ, bạn có thể sinh bất kỳ lúc nào, bởi vậy bạn cần chuẩn bị sẵn mọi thứ để có thể nhập viện ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị từ sớm cho những ngày tháng sau khi sinh con để đến lúc đó không bị cập rập. Những thứ dùng nhiều như bỉm, sữa bột... cần được mua từ sớm vì sau khi sinh bạn sẽ không thể ngay lập tức ra ngoài mua, bởi vậy bạn nên tích trữ từ trước cho an tâm nhé.
Nguồn Tham khảo :World Mommy
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top