- Xu
- 16,068
Trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, tác giả Thép Mới có viết: “Cây tre là người bạn thân của nông thôn Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Quả thật cây tre đã vô cùng gắn bó trong cuộc sống của con người Việt Nam. Để hiểu hơn về những phẩm chất cao quý và sự gắn bó của cây tre chúng ta cùng đi tìm hiểu bài "Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới nhé!
“Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới
-Ngoài viết báo, ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
– Thể loại: Kí
– Đại ý: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của cây tre và sự gắn bó của nó với nhân dân Việt Nam trong đời sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất và trong chiến đấu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
– Bố cục: 4 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến “chí khí như người” Cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất rất đáng quý.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến “chung thuỷ”: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động.
+ Đoạn 3: tiếp theo đến “Tre, anh hùng chiến đấu”: Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương.
+ Đoạn 4: còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và trong tương lai.
– Dáng tre mộc mạc,màu tre nhũn nhặn,…
– Thân tre cứng mà lại dẻo dai, vững chắc …
⇒ Nghệ thuật nhân hóa → Tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người.
– …Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp….giúp người trăm công nghìn việc khác nhau….là cánh tay của người nông dân….xay nắm thóc….là người nhà…chẻ lạt…nguồn vui duy nhất của tuổi thơ….
– Gắn bó chung thủy từ lúc lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay
– …tre lại là đồng chí của ta….vì ta mà đánh giặc….tre là vũ khí…chống lại sắt thép quân thù…xung phong vào xe tăng, đại bác…giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồn lúa chín…hi sinh để bảo vệ con người
→ Nhân hóa ⇒ Tre gắn bó với con người Việt Nam trong cuộc sống lao động và trong chiến đấu. Tre là biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre.
– Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
– Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
– Sử dụng thành công phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
“Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Thép mới
Thép mới (1925-1991), tên khai sinh: Hà Văn Lộc, quê: Hà Nội.-Ngoài viết báo, ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ : là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.– Thể loại: Kí
– Đại ý: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của cây tre và sự gắn bó của nó với nhân dân Việt Nam trong đời sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất và trong chiến đấu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
– Bố cục: 4 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến “chí khí như người” Cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất rất đáng quý.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến “chung thuỷ”: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động.
+ Đoạn 3: tiếp theo đến “Tre, anh hùng chiến đấu”: Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương.
+ Đoạn 4: còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và trong tương lai.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Những phẩm chất cao quý của cây tre:
– Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt,…– Dáng tre mộc mạc,màu tre nhũn nhặn,…
– Thân tre cứng mà lại dẻo dai, vững chắc …
⇒ Nghệ thuật nhân hóa → Tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người.
2. Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt Nam:
– Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn…– …Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp….giúp người trăm công nghìn việc khác nhau….là cánh tay của người nông dân….xay nắm thóc….là người nhà…chẻ lạt…nguồn vui duy nhất của tuổi thơ….
– Gắn bó chung thủy từ lúc lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay
– …tre lại là đồng chí của ta….vì ta mà đánh giặc….tre là vũ khí…chống lại sắt thép quân thù…xung phong vào xe tăng, đại bác…giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồn lúa chín…hi sinh để bảo vệ con người
→ Nhân hóa ⇒ Tre gắn bó với con người Việt Nam trong cuộc sống lao động và trong chiến đấu. Tre là biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
3. Tre trong hiện tại và tương lai
– Tre xanh vẫn là bóng mát…vẫn mang khúc nhạc tâm tình…..là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.III. Tổng kết.
1. Giá trị nội dung:Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre.
2. Giá trị nghệ thuật:
– Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.– Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
– Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
– Sử dụng thành công phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
_Chúc các bạn học tốt!_